Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

"Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế!"

Đánh giá tình trạng lạm dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm, đại biểu Trần Ngọc Vinh truy trách nhiệm Bộ trưởng Cao Đức Phát trước hàng chục nghìn cái chết được báo trước xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc.

Phát biểu tại phiên chất vấn chiều 16/11, đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đánh giá, trong thực hiện Nghị quyết Quốc hội và tiếp thu ý kiến cử tri, đại biểu, một số bộ ngành vẫn chưa đạt được yêu cầu, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, cơ quan nào để xảy ra yếu kém, tồn tại.
Ông Vinh cho biết, tại kỳ họp thứ 2 và kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII, nhiều đại biểu Quốc hội đã đặt vấn đề với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về trách nhiệm của Bộ trong việc kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trừ sâu, sử dụng chất cấm trong sản xuất, chế biến nông sản và chăn nuôi không đảm bảo an toàn thực phẩm, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sai phạm.

Đại biểu Trần Ngọc Vinh.
Đại biểu Trần Ngọc Vinh.
Bộ trưởng Cao Đức Phát đã hứa khắc phục tình trạng này, tuy nhiên, qua thực tế cuộc sống hàng ngày và phản ánh của cử tri, ông Vinh nhận xét “tôi nhận thấy vấn đề này không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hiểm”.
Vị đại biểu lấy ví dụ: thịt lợn thì chứa chất cấm, chuối ngâm ủ trong thùng hóa chất chứa thuốc trừ sâu, rau quả có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức quy định cho phép.
“Có thể nói con đường từ dạ dày đến nghĩa địa của mỗi người chúng ta chưa bao giờ lại trở nên ngắn và dễ dàng đến thế!” – Phát biểu của đại biểu Vinh đã gây xôn xao hội trường.
“Xin Bộ trưởng cho biết, tại sao Bộ đã thực hiện nhiều giải pháp như báo cáo của Bộ đã nêu, song tình trạng này không giảm mà vẫn còn chiều hướng gia tăng? Nguyên nhân của vấn đề này là gì?” – ông Vinh truy vấn.
Đại biểu Vinh đặt vấn đề: “Phải chăng do chính sách chưa đủ răn đe hay do sự thiếu quyết tâm của Bộ? Trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng và ngành Nông nghiệp Phát triển Nông thôn trước cử tri cả nước như thế nào khi hàng năm có hàng chục nghìn cái chết được dự báo trước xuất phát từ thức ăn bị nhiễm độc?”.
Mặc dù vấn đề “nóng” về vệ sinh an toàn thực phẩm được các đại biểu đặt ra khá nhiều song chưa nhận được câu trả lời cụ thể của Bộ trưởng Cao Đức Phát.
Một số đại biểu cũng tỏ ra lo ngại với “sức khỏe” của ngành nông nghiệp khi Việt Nam ngày một hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, đặt ra những yêu cầu về cạnh tranh và năng suất lao động.
Trong phần trả lời chất vấn của tư lệnh ngành nông nghiệp nông thôn về những vấn đề khó khăn của ngành, ông Phát cho rằng, khó khăn lớn nhất ngành nông nghiệp Việt Nam dựa vào sản xuất hộ gia đình (gần 10 triệu hộ) với quy mô rất nhỏ.
Nguồn lực của cả nhà nước và nông dân rất hạn chế. Muốn sản xuất hàng hóa lớn, áp dụng công nghệ cao nhưng hầu hết các hộ gia đình nông dân vốn ít, muốn vay thì lại không có thế chấp mà vay.
Trong khi đó, nguyên nhân chủ quan là việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn chậm, còn tới 16 địa phương chưa triển khai mạnh chủ trương này.


1 nhận xét: