Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 21 tháng 12, 2015

Lợn "nhiễm" chất cấm "qua mắt" cơ quan chức năng bằng cách nào?

Theo đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lợn “nhiễm” chất cấm bị trà trộn vào các loại lợn khác nên khó truy xuất nguồn gốc và nhiều chủ trang trại không thừa nhận.
Lực lượng chức năng vừa phát hiện 1 công ty buôn bán chất cấm Sabutamol và 2 cơ sở giết mổ lợn sử dụng chất cấm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đây là thông tin được ông Phạm Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trao đổi trên báo VOV.
Ông Phạm Tiến Dũng cho biết, nhận được tin báo của dân qua đường dây nóng, ngày 16/12 vừa qua, kiểm tra đột xuất 2 cơ sở giết mổ gia súc là Út Hảo và Tân Bình trên địa bàn tỉnh Bình Dương, lực lượng chức năng phát hiện lợn đưa vào giết mổ có sử dụng chất cấm Salbutamol.
Tại các cơ sở này, hàng trăm con lợn đang chuẩn bị được đưa đi giết mổ. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, lực lượng thanh tra chuyên ngành phát hiện 5 trong tổng số 10 mẫu dương tính với chất cấm Salbutamol, đặc biệt là có trường hợp lợn vừa được sử dụng salbutamol xong đã đưa ngay vào giết mổ, khiến tỉ lệ salbutamol có trong sản phẩm vượt hơn 171 lần ngưỡng cho phép.
Qua đấu tranh khai thác, nguồn lợn giết mổ từ 2 cơ sở này được thu mua từ các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Trung bình mỗi ngày mỗi cơ sở giết từ 130 đến gần 400 con.
Đáng lưu ý là trước đó 1 tuần, cũng từ nguồn báo của quần chúng, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan chuyên ngành phát hiện công ty Minh Anh trụ sở địa bàn tỉnh Bình Dương sử dụng Salbutamol đậm đặc tới 98% bán cho cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi.
Chủ cơ sở Minh Anh khai trong 2 năm 2014 - 2015 đã nhập tới hơn 3 tấn Sanlbutamol, nguồn nhập từ Ấn Độ, sau đó bán chất cấm cho một số công ty khác.
“Ngày 7/12, đoàn thanh tra đã phát hiện công ty Minh Anh bán Sabutamol cho công ty Sea Bird, chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi mà không có chức năng về kinh doanh hóa dược. Qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện 1 thùng chứa Salbutamol 98% dạng nguyên chất ở công ty Sea Bird, trọng lượng 25kg đang dùng dở, trong đó có 7,5kg đã được sử dụng, nguồn cung cấp, nhập khẩu phân phối của công ty Minh Anh. Như vậy, một trong nguồn cung cấp Sabutamol ra thị trường hiện nay là do bên dược, y tế cho nhập khẩu, xuất bán ra ngoài nhưng chưa quản lý được”, ông Dũng nói.

Việc xử lý lợn được nuôi bằng TACN có chất cấm vẫn chưa được tiến hành triệt để, vì thế vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. (Ảnh minh họa).

Ông Phạm Tiến Dũng cũng cho biết thêm, qua thực tiễn đấu tranh và ý kiến của nhiều cơ sở chăn nuôi, các thương lái trong quá trình thu mua còn nói thẳng với người chăn nuôi, nếu lợn có chất tạo nạc, sẽ mua với giá 45.000 – 46.000 đồng/kg và có bao nhiêu sẽ được thương lái mua hết.
Ngược lại nếu nuôi lợn không có chất tạo nạc, giá thu mua chỉ từ 42.000 – 43.000 đồng/kg nhưng vẫn bị thương lái từ chối không mua, hoặc nếu mua sẽ ép giá xuống rất thấp.
Trao đổi với báo Dân trí, ông Dũng cũng cho biết, trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng đã thanh tra và phát hiện hàng chục cơ sở sản xuất TACN có sử dụng chất tạo nạc Salbotamol và chất tạo màu công nghiệp Auramine vào TACN.

Các cơ sở vi phạm đã bị phạt tiền và buộc phải ngừng sản xuất sản phẩm vi phạm từ 1-3 tháng. Các doanh nghiệp (DN) cũng buộc phải thu hồi và tiêu hủy TACN bị phát hiện có chất cấm.
Tuy nhiên, ông Dũng cũng thừa nhận điều này mới chỉ là xử lý được phần ngọn. Ngay như trong vấn đề thu hồi và tiêu huỷ, hiện vẫn chưa giám sát được DN có thu hồi hay không.
Như vậy, việc DN có thu hồi toàn bộ TACN có chất cấm hay không vẫn đang bị bỏ ngỏ và tùy thuộc vào mức độ tự giác của DN. "Mà nói cho cùng, nếu DN có ý thức và nghĩ đến lợi ích của cộng đồng thì họ đã không sử dụng chất cấm trong TACN", ông Dũng chia sẻ.
Điều đáng lo ngại là việc xử lý lợn được nuôi bằng TACN có chất cấm vẫn chưa được tiến hành triệt để, vì thế vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
“Theo quy định, khi phát hiện có chất cấm trong nước tiểu lợn thì số lợn đó phải được theo dõi sau 7 ngày sẽ kiểm tra lại, nếu nước tiểu không còn dương tính với chất cấm thì được giết mổ. Tuy nhiên, Salbutamol không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Chất cấm này tồn dư trong thịt nạc, trong xương và không thể thải hết ra nước tiểu nên rất nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng,” ông Dũng khẳng định.
Hiện, lợn có chất cấm phải đưa vào trại giết mổ 5 tiếng trước khi giết mổ. Những con lợn sử dụng chất cấm trông rất yếu, mệt mỏi và thở dốc. Tuy nhiên, lợn “nhiễm” chất cấm bị trà trộn vào các loại lợn khác nên khó truy xuất nguồn gốc và nhiều chủ trang trại không thừa nhận.
“Ở Đồng Nai có 14 chủ trang trại sử dụng chất cấm nhưng chỉ 2 chủ trang trại công nhận hành vi này, còn lại lợn của các cơ sở khác không biết được tiêu thụ ở đâu. Vì thế, truy xuất lợn có chất cấm đang gặp rất nhiều khó khăn” ông nói.
Ông Dũng cũng nhấn mạnh rằng: Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hủy diệt sức khỏe con người là tội ác và phải xử lý hình sự thì mới có tính răn đe. Hiện nay chỉ phạt hình sự nên người vi phạm không sợ.
Để xử lý triệt để hành vi vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, ông Dũng cho rằng, cần có sự vào cuộc của cơ quan công an, chính quyền địa phương, các lực lượng chuyên ngành và các đoàn thể... Người sản xuất TACN và người chăn nuôi cần phải ký cam kết không sử dụng chất cấm để nâng cao hiểu biết và có trách nhiệm với sức khỏe của cộng đồng.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: