Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Vấn nạn ăn bẩn độc: Họ bất chấp, giết người không gươm

Vấn đề an toàn thực phẩm đã trở nên nhức nhối trong xã hội song giải quyết vẫn nhỏ giọt, chưa được rốt ráo. Liệu có móc nối, tay trong, ăn tiền?

PGS.TS. Bùi Thị An chuyên ngành hóa - lý, Chủ tịch Hội hóa học Hà Nội, Viện trưởng viện Tài nguyên, môi trường và phát triển cộng đồng, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Hà Nội nêu nhận xét.
PV: Vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành một vấn đề bất cập và nan giải ở nước ta. Từ việc quản lý chồng chéo giữa 5 Bộ mà 3 Bộ trong đó đã có các cơ quan riêng chủ quản về vấn đề này. Cho đến việc chồng chéo trong quy định các hóa chất được nhập khẩu như chất cấm trong chăn nuôi, Sabutamol được dùng trong Y tế.Vậy bà nhận định thế nào về hậu quả của cách quản lý hay quy định này?
PGS.TS. Bùi Thị An: Thực tế cho thấy là cả xã hội đang bất an về vấn đề an toàn thực phẩm. Đây không còn chỉ là vấn đề đời sống xã hội thông thường mà còn liên quan tới tính mạng con người.
Sau đấy là vấn đề phát triển kinh tế, xã hội. Khi tính mạng con người báo động thì đó đầu tiên trở thành một vấn đề kinh tế mà sau đó sẽ còn ảnh hưởng tới các vấn đề xã hội. Vì con người, gia đình là một tế bào của xã hội. Vấn đề này chắc chắn phải được quan tâm hết mức và phải được chú trọng đầu tiên.
Theo tôi, có 2 vấn đề lớn được đề cập tới xung quanh các vụ việc về an toàn thực phẩm như sau:
Thứ nhất là phải rà soát lại toàn bộ cách quản lý, quy định về an toàn thực phẩm như chất cấm trong chăn nuôi, chất cấm nhập khẩu vượt kiểm soát của cơ quan chủ quản, chất cấm được cho vào thức ăn chăn nuôi, hay hiện tượng heo chết heo thối, nội tạng thối được vận chuyển từ tỉnh này tới tỉnh khác đưa đi tiêu thụ bằng nhiều con đường là phải làm rõ ai chịu trách nhiệm.
Van nan an ban doc: Ho bat chap, giet nguoi khong guom
Kẽ hở trong quản lý nhập khẩu chất cấm gây nên tình trạng đưa chất cấm vào thức ăn chăn nuôi.
Thứ hai, tới đây xin yêu cầu chất cấm hay hóa chất nhập khẩu chỉ có 1 Bộ quản lý thôi, bất kể là hóa chất ấy phục vụ cho Bộ nào.
Ví dụ, Bộ Y tế muốn nhập loại hóa chất gì, lượng là bao nhiêu, cho những lĩnh vực nào, vì sao cần nhập thì phải có tờ trình và chịu trách nhiệm về tờ trình của mình. Người ra lệnh cho phép nhập khẩu hóa chất này chỉ có 1 Bộ thôi. Cơ quan này có thể là Bộ Công Thương. Còn các Bộ khác vẫn được phép nhập khẩu song phải quản lý được lượng hóa chất mình muốn nhập và quản lý khi đã được cho phép và đã nhập về.
Khi chúng ta chỉ quy về một đầu mối như vậy thì mới có thể kiểm duyệt được, tránh được tình trạng "Cha chung không ai khóc", Bộ này đẩy cho Bộ kia và cuối cùng không ai chịu trách nhiệm cả. Khi đó, nếu có xuất hiện tình trạng nhập quá lượng cho phép hay đăng ký nhập thì Bộ Công thương sẽ phải là người chịu trách nhiệm.
Như vậy, khi chế tài của chúng ta đã trao quyền rõ ràng, Bộ nào chịu trách nhiệm về khâu nào, Bộ nào làm sai thì Bộ đó phải chịu trách nhiệm và mức xử phạt phải rất nặng mới có sức răn đe.
PV: Thực tế đã có các danh sách chất cấm, quy định cấm nhập nhưng các hóa chất vẫn xuất hiện ở Việt Nam. Ở đâu cũng nói mất vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng xử lý thì nhỏ giọt không ngăn chặn được tình trạng người dân liên tục buôn bán trái phép hàng bẩn, hàng thối, hay chất cấm chăn nuôi được sản xuất. Hoặc việc 1 công ty nhập khẩu chất cấm trái phép 2 năm nay mới bị phát hiện. Vậy theo nhận định của cô, có tình trạng lót tay hoặc móc nối, dây dưa ăn tiền với nhau hay không?
Trách nhiệm của các cơ quan chức năng tới đâu và họ phải chịu nhận hình phạt gì? Hay chỉ nghiêm khắc cảnh cáo, nhắc nhở, phê bình, khiển trách?
PGS.TS. Bùi Thị An: Như đã trao đổi ở trên, chính việc quản lý và các quy định của chúng ta có vấn đề. Chồng chéo và không đủ sức răn đe.
Đối với các hình thức xử phạt, nếu liên quan tới tính mạng con người tôi nghĩ phải tử hình. Có chế tài răn đe mạnh mẽ như vậy thì mới làm cho những người cố tình buôn bán những chất cấm, thực phẩm bẩn, bệnh lo sợ mà dừng lại.
Nếu chúng ta chỉ xử phạt kinh tế không thì vẫn không hiệu quả. Bởi 100 triệu, 200 triệu không là gì khi lợi nhuận của họ quá lớn. Có thể lợi nhuận đó lớn hơn rất nhiều so với tiền phạt. Có thể nhận phạt rồi vẫn tiếp tục quay trở về làm nghề cũ vì chỉ có công việc này mới nhanh kiếm được tiền. Khi đó, họ sẽ bất chấp để làm dù có thể biết việc làm đó có thể giết người không gươm, không giáo.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: