Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2015

Cần lập tòa án chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng

Người tiêu dùng ở Canada than phiền về việc “thắng kiện cũng như không” bởi cơ chế của tòa án xét xử các khiếu nại của người tiêu dùng ở đây bị cho là lỏng lẻo. Trong khi đó tại những quốc gia “non trẻ” hơn như Malaysia, Nam Phi, Ấn Độ, định chế tòa án bảo vệ người tiêu dùng xem ra có nhiều điều đáng tham khảo.

Vụ kiện điển hình
Cần lập tòa án chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng
Bà Yannick Labelle, chuyên gia phân tích của Hiệp hội Người tiêu dùng Quebec.
Stefan Kambiz Behfar thắng kiện nhưng chưa biết bao giờ mới nhận được bồi thường và ông cũng không chắc mình sẽ nhận được hay không.
Hồi đầu năm 2015, người đàn ông Canada này kiện một công ty phát triển bất động sản về tội “hứa lèo”. Sau nhiều tháng dây dưa thực hiện thỏa thuận, công ty này cuối cùng tuyên bố hủy bỏ việc mua mảnh đất của ông ở Point Saint Charles. Behfar cho rằng mình bị thiệt hại thời gian, tiền bạc do mất cơ hội bán đất cho những người khác nên khởi kiện đòi bồi thường 15.000 đô la Canada, con số tối đa để vụ án có thể được xử theo trình tự rút gọn dành cho những vụ kiện dân sự đơn giản.
Ban đầu Behfar tin rằng thủ tục xét xử rút gọn sẽ giúp ông giải quyết khiếu kiện nhanh hơn, ít rắc rối hơn vì tránh được nhiều thủ tục tố tụng rườm rà và dĩ nhiên là đỡ tốn tiền hơn. Quả thực, dù bị đơn không có mặt tại tòa thì vị thẩm phán vẫn cứ xét xử và tuyên bố rằng công ty bất động sản nọ phải bồi thường cho Behfar hơn 6.610 đô la Canada, đã bao gồm cả tiền lãi.
Tới đây, Behfar mới ngã ngửa: “Tôi nghĩ bất kỳ ai cũng phải tôn trọng quyết định của thẩm phán chứ”, ông chủ đất phàn nàn. Như rất nhiều người khác, Behfar tin rằng một khi tòa đã xử ông thắng kiện thì ông sẽ tự động nhận được tiền bồi thường.
Thế nhưng khi ông nhắn tin vào máy của người chủ công ty nọ để đòi tiền bồi thường thì nhận được câu trả lời chọc tức: “Vui quá há. Ông muốn làm gì tùy thích. Gọi luật sư đi !”
Luật sư cho Behfar biết rằng: “Nếu có khiếu nại với tòa thì cũng như không. Trước năm 1995, tỉnh Quebec có thuê một đội ngũ chấp hành viên thi hành án với tổng quỹ lương hơn nửa triệu đô la Canada nhằm thực hiện các bản án được tuyên theo thủ tục rút gọn. Tuy nhiên thời gian sau này, vì lý do thắt chặt chi tiêu nên chính quyền không mướn họ nữa. Nguyên đơn nào chẳng may gặp phải những bị đơn cứng đầu đành móc tiền túi ra làm tất cả các thủ tục để đòi nợ.”
Cực chẳng đã, Behfar tự chịu phí tổn để có được phong tỏa lệnh bắt giữ tài sản, rồi thuê chấp hành viên đến thu hồi động sản của con nợ ở hai địa chỉ khác nhau. Khổ nỗi, một nơi thì trống rỗng, chẳng có tí gì, nơi kia (tức văn phòng bán hàng của công ty nọ) chỉ còn lơ thơ ít bàn ghế, tủ kệ, chả đủ số tiền cần thu hồi.
Vị chấp hành viên thi hành án khuyên Behfar thuê thám tử dò xem công ty nợ còn địa chỉ nào khác không. “Tôi không thể làm thế vì không biết sẽ phải tiêu bao nhiêu nữa. Tôi đã chi hơn 7.000 USD rồi”, Behfar bày tỏ.
Thế nhưng “vận xui” của ông chủ đất kia chưa dừng lại. Tháng 10/2015, Tòa án thông báo cho Behfar rằng bị đơn vừa yêu cầu hủy phán quyết đã tuyên vì họ có lý do chính đáng để không có mặt tại tòa theo giấy triệu tập. Luật sư của bên bị nói công ty không có ý định tránh né và sẵn sàng trả tiền nếu phiên tòa mới ra quyết định như vậy. Tòa án đã chấp nhận xử lại vào năm 2016.
Tuy nhiên, Behfar nói ông cảm thấy mình đang quay lại điểm bắt đầu như hai năm trước đây, khi mà bên hứa mua đất của ông cũng nói thế. “Tôi không thấy hy vọng là mình sẽ nhận được tiền”. Behfar mất niềm tin vào công lý và nói rằng không chắc ông sẽ có mặt tại tòa lần nữa.
Cần lập tòa án chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng
Trụ sở một tòa án ở Pháp chuyên xét xử các khiếu nại của người tiêu dùng.
Thông lệ & tiền lệ
Mỗi năm có khoảng 20.000 vụ kiện được tòa án tỉnh Quebec xử theo thủ tục rút gọn. Các bên kiện tụng trực tiếp tham gia tố tụng, không có luật sư xuất hiện. Nhìn chung, các vụ kiện nhỏ liên quan đến mua bán, thuê đất đai, nhà cửa, xin tuyên bố phá sản, tranh chấp mua bán của người tiêu dùng... đều được xử theo thủ tục rút gọn.
Bộ Tư pháp Canada tuy thống kê số lượng trát thi hành án xét xử theo thủ tục rút gọn nhưng không có con số án được thi hành đầy đủ theo pháp luật.
Trong khi đó, Hiệp hội Người tiêu dùng Quebec (The Union des Consommateurs) nhiều lần yêu cầu chính quyền quay trở lại hệ thống tòa thuê chấp hành viên như trước đây, tuy nhiên chính quyền Quebec cho biết họ không có kế hoạch đó.
Bà Yannick Labelle, chuyên gia phân tích của Hiệp hội Người tiêu dùng Quebec, khuyến cáo nên học một số quốc gia khác như Malaysia chẳng hạn, lập hẳn một tòa án chuyên biệt (tribunal) để bảo vệ người tiêu dùng. Tòa Khiếu nại Người tiêu dùng Malaysia (TCCM) là một tổ chức độc lập được lập ra theo điều 85, phần XII của Luật Bảo vệ Người tiêu dùng ban hành năm 1999 và có hiệu lực từ ngày 15/11/1999.
TCCM có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và ít nhất 5 thẩm phán do Bộ trưởng Bộ Nội thương, hợp tác xã và tiêu thụ bổ nhiệm. Ở các địa phương, TCCM có chi nhánh (branch) và chi nhánh phụ (sub branch). Hiện tại TCCM có tất cả 16 chi nhánh và 23 chi nhánh phụ.
Với chủ trương đơn giản, ít tốn phí và nhanh, tòa này cung cấp thêm cho người tiêu dùng một kênh, bên cạnh các tòa dân sự theo thủ tục rút gọn, giải quyết các tranh chấp liên quan đến hàng hóa và dịch vụ được cung cấp.
TCCM có thẩm quyền xét xử các vi phạm chiếu theo Luật Bảo vệ người tiêu dùng mà có trị giá khiếu nại không quá 25.000 rupee Malaysia hoặc các khiếu nại liên quan tới hàng hóa và dịch vụ mà việc bồi thường liên quan chưa được ấn định trong các luật khác. Thời hiệu xử lý các vi phạm của TCCM là 3 năm.
Thủ tục khởi kiện khá đơn giản, chỉ cần tải về mẫu đơn, điền và nộp 4 bản với lệ phí 5 rupee Malaysia. Trong vòng 40 ngày kể từ khi nhận đơn kiện, tòa sẽ tổ chức xét xử công khai do một thẩm phán chủ tọa.
Trong quá trình xét xử, thẩm phán sẽ giúp các bên liên quan thương lượng để có thể đi tới một thỏa thuận. Mọi phán quyết của tòa cũng như thỏa thuận thương lượng đều là bắt buộc đối với tất cả các bên. Phán quyết của TCCM được coi như một án lệ của tòa án có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự có khung hình phạt không quá 10 năm.
Bên liên quan nào không thực hiện phán quyết của tòa trong vòng 14 ngày kể từ khi nó được công bố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chịu phạt không quá 5.000 rupee hoặc/và ngồi tù tối đa 2 năm. Nếu vẫn tiếp tục không thực hiện có thể bị phạt 1.000 rupee/ngày kể từ khi phán quyết được công bố.
Nếu bên nào không thỏa mãn với phán quyết của TCCM có thể nộp hồ sơ lên tòa cấp cao (tòa này ở vị trí thứ 3 theo cấp bậc từ trên xuống, đứng sau Tòa Liên bang, Tòa Phá án. Malaysia có 2 tòa cấp cao khu vực) xin xét lại.
Cần lập tòa án chuyên biệt bảo vệ người tiêu dùng
Một phiên xét xử tại Tòa Khiếu nại Người tiêu dùng Malaysia (TCCM).


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: