Để được 1kg thịt gà thành 3 kg ruốc, các đối tượng đã dùng phụ gia tẩm trộn bột mì và để tạo thành sản phẩm ruốc, nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện ra.
Ngày 17/12, Đội Quản lý thị trường số 11- Chi Cục QLTT Hà Nội đã phát hiện hai chiếc xe tải mang BKS 29C-189.05 và 34C-105.82 đang sang hàng tại khu vực đường cao tốc Pháp Vân thuộc khu vực huyện Phú Xuyên. Trước những biểu hiện nghi vấn lực lượng QLTT đã tiến hành kiểm tra phát hiện số hàng trên xe là 80 bao tải ruốc gà.
Tổ công tác yêu cầu lái xe Nguyễn Quang Điệp (SN 1982) xuất trình giấy tờ nguồn gốc hàng hóa, tuy nhiên không có. Lái xe Điệp khai nhận, lô hàng trên do Nguyễn Văn Thịnh (SN 1983), ở TP Hồ Chí Minh chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. Để làm ra số ruốc nói trên, các đối tượng đã mua thịt gà, lợn trôi nổi trên thị trường với giá 40.000 đồng/kg sau đó mang về chế biến, lọc thịt- xương riêng rẽ.
Các đối tượng đã liên kết với một số cơ sở chế biến bột nêm, hàng phở để bán xương, da và nước luộc với giá 20.000 đồng/1 can 20 lít. Riêng phần thịt dùng để chế biến ruốc thành phẩn. Để được 1kg thịt gà thành 3 kg ruốc, các đối tượng đã dùng phụ gia tẩm trộn bột mì và để tạo thành sản phẩm ruốc, nhìn bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện ra.
Ruốc vừa thả vào nước tan ngay thành bột. (Ảnh: An ninh Thủ đô). |
Tại trụ sở Đội QLTT số 11, đối tượng Nguyễn Văn Thịnh khai nhận mới đưa “công nghệ” này ra Hà Nội để làm ruốc, tuy nhiên chưa có nhà xưởng nên không được cơ quan chức năng cấp giấy phép hoạt động. Để tiêu thụ những sản phẩm trên các đối tượng chủ yếu thông qua giao dịch bằng điện thoại với nhà hàng, siêu thị. Giá ruốc được bán ra thị trường là 55.000 đồng/kg.
Hiện 4 tấn ruốc thành phẩm đang tạm giữu tại Đội QLTT số 11 để giám định thành phần độc hại và đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Trước đó, ngày 20/10 vừa qua, đoàn kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh ập vào kiểm tra cơ sở sản xuất ruốc (chà bông) ‘chui’ nằm sâu trong hẻm trên đường Sư Đoàn 9 (ấp 3, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP.HCM).
Với nguyên liệu đầu vào làm ruốc thịt chà bông là thịt gà giá rẻ, cơ sở độn thêm 2 lần bột mì để tăng trọng lượng để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Đáng chú ý, cơ sở còn sử dụng đường hóa học (sodium cyclamate) do Trung Quốc sản xuất mà không có hóa đơn chứng từ đầu vào. Đoàn Kiểm tra cho biết đây là phụ gia tạo vị ‘siêu ngọt’ được các chủ cơ sở ưu tiên sử dụng để giảm giá thành, bất chấp đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Hay như, ngày 1/10/2014, đoàn Kiểm tra liên ngành phòng chống dịch gia súc, gia cầm huyện Bình Chánh (TP HCM) bất ngờ kiểm tra tại địa chỉ F7/1C ấp 6 (hẻm đường Vĩnh Lộc), xã Vĩnh Lộc B phát hiện tại đây đang tổ chức sản xuất chà bông quy mô lớn nhưng không có giấy phép và điều kiện vệ sinh cơ sở không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Đây là lò chuyên sản xuất chà bông gà bỏ mối cho các điểm bán xôi, bánh mì, bánh ngọt trên địa bàn huyện Bình Chánh và Bình Tân. Mỗi ngày cơ sở cho ra lò khoảng 100 kg thành phẩm.
Chủ cơ sở là bà Đỗ Thị Tân (SN 1984) cho biết tùy theo đặt hàng mà cơ sở sản xuất cho ra các giá bán khác nhau nhưng không quá 100.000 đồng/kg. Dù quy trình sản xuất rất mất vệ sinh nhưng thành phẩm lại có màu rất bắt mắt.
Ghi nhận tại hiện trường, la liệt thành phẩm và bán thành phẩm được để trong khay dưới nền nhà mặc cho chó tự nhiên qua lại. Cơ sở còn sử dụng dụng cụ hốt rác để xúc bột trộn vào chà bông.
Thịt gà ở khu nguyên liệu đã bốc mùi hôi thối. |
Đáng chú ý khi đoàn kiểm tra đang làm việc phía trước thì chủ lò âm thầm chỉ đạo nhân viên và người nhà tẩu táng tang vật, tuồn cả chục bịch chà bông bằng cửa sau rồi đem giấu dưới lùm cây bên hông nhà.
Ông Nguyễn Hồng Triệu, Phó trưởng Trạm thú y huyện Bình Chánh, trưởng đoàn liên ngành, cho biết cơ sở không có giấy phép kinh doanh, nhân viên không khám sức khỏe, không tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật cơ sở cung cấp không khớp địa chỉ sản xuất,…
Đoàn Liên ngành đình chỉ hoạt động sản xuất tại cơ sở trên, đồng thời yêu cầu chủ cơ sở tạm ứng hơn 24,5 triệu đồng gồm tiền phạt vi phạm hành chính và tiêu hủy lô hàng.
Bên cạnh đó, để tăng lợi nhuận, ngoài việc dùng nguyên liệu không tươi ngon, rẻ tiền, một lượng lớn ruốc bán trên thị trường hiện nay còn được pha trộn thêm bã sắn dây. Loại ruốc này không những không mang lại lợi ích dinh dưỡng mà chúng còn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏekhông những không mang lại lợi ích dinh dưỡng mà chúng còn chứa đựng nhiều nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe của người sử dụng.
Ruốc làm từ bã sắn dây vốn làm từ loại chất xơ bỏ đi có thể bị nhiễm khuẩn khi người làm phải dùng tay để nhào, bóp bã sắn dây. Bên cạnh đó, để bã sắn dây có mùi vị và hương thơm như ruốc thịt thật, người sản xuất phải cho thêm các phụ gia như phẩm màu, bột hương thịt lợn… Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng ruốc từ bã sắn dây có thể cản trở hấp thu chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa.
Cách nhân biết ruốc kém chất lượng
Cách nhận biết ruốc làm từ sắn dây
Để nhận biết ruốc thật và ruốc giả, người tiêu dùng chỉ cần dựa vào các đặc điểm của sợi ruốc, màu sắc và mùi vị của nó. Ruốc thật có sợi ruốc nhỏ, và tơi vừa phải. Ruốc ngon màu màu vàng ươm tự nhiên của thịt tươi (như màu thịt rang). Có mùi thơm, vị béo đặc trưng của thịt lợn và có vị ngọt của thịt luộc. Khi cho vào nước hoặc lấy tay xoa xoa sẽ thấy ruốc rời ra, nhưng không chuyển màu mà vẫn giữ được sắc vàng của thịt và lộ rõ sợi thịt.
Còn với ruốc giả, sợi ruốc to tròn, không bông tơi. Màu sắc nhợt nhạt hơn, vàng nhờ nhờ. Khi ngửi, ruốc làm bằng bã sẵn dây không có mùi thơm của thịt tươi như ruốc thật. Khi ăn, ruốc làm bằng bã sắn dây có vị hơi chát hoặc ngọt lợ của hương liệu và mì chính.
Khi cho vào nước, các sợi ruốc làm từ bã sắn dây sẽ bị trương lên, sờ thấy mềm nhũn, chuyển màu sang màu trắng bợt của bã sắn dây.
Ngoài ra, để nhận biết nhất giữa ruốc thật và ruốc giả, người tiêu dùng có thể nếm. Ruốc thật dễ tan và có mùi vị thơm ngon khác hẳn với ruốc giả, càng nhai càng dai hơn và không có mùi vị thơm ngon của thịt tươi.
Ruốc nhận biết ruốc kém chất lượng
Ngoài ruốc làm từ sắn dây, trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại ruốc kém chất lượng làm từ thịt gà hoặc thịt nguyên liệu bẩn. Có thể nhận biết các loại ruốc kém chất lượng này qua màu sắc, mùi vị sợi ruốc.
Với ruốc gà, không nên mua loại có màu vàng ruộm, sợi ngắn, vụn, không dai và không thơm. Với ruốc lợn, nên tránh các loại có màu vàng ươm (như thịt rang), sợi ruốc dài hơn và không mùi vị thơm của thịt lợn. Đối với các loại ruốc làm từ các nguyên liệu kém chất lượng khác, chúng thường có màu sắc nhợt hơn, sợi ruốc ngắn và bở hơn do nguyên liệu đã bị ôi thiu trước khi chế biến.
Ngoài ra, cách bảo quản ruốc cũng ảnh hưởng đến chất lượng ruốc. Vì vậy, các bà nội trợ nên bảo quản ruốc trong lọ thủy tinh, hoặc lọ nhựa đậy nắp kín. Tốt nhất là nên bảo quản trong tử lạnh, nơi khô ráo, tránh ẩm ướt.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Trả lờiXóaeva air
ve may bay eva di houston
hang hang khong korean
đặt vé máy bay đi mỹ ở đâu
đặt vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch