Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 15 tháng 12, 2015

Vệ sinh an toàn thực phẩm: Cần một cơ quan quản lý độc lập!

Chưa khi nào, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) trở nên nhức nhối như thời điểm này với hàng loạt vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, phun thuốc trừ sâu độc hại cho rau, củ. Làm sao giảm thiểu tình trạng này?

   
Dân Việt đã trao đổi với ông Nguyễn Tử Cương – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh và thú y thuỷ sản (Bộ NNPTNT).
ATTP đang là vấn đề được Bộ NNPTNT coi là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành những năm qua và cả thời gian tới. Theo ông, vì sao đến giờ vấn đề này vẫn nhức nhối, chưa giải quyết triệt để được?
ve sinh an toan thuc pham: can mot co quan quan ly doc lap! hinh anh 1
Cán bộ Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc dùng bộ test nhanh kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.  Ảnh: VPIT
- Đúng là vấn đề ATTP hiện còn nhiều tồn tại, từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao mất ATTP. Bản thân tôi là người từng làm quản lý về lĩnh vực này và có kiến thức, có thực tế, nhưng không phải lúc nào cũng có thời gian để nhận biết và lựa chọn thực phẩm kỹ lưỡng. Ngoài ra, còn rất nhiều vấn đề mất ATTP phải qua kiểm nghiệm của máy móc mới phát hiện được nên hầu hết người tiêu dùng đành “phó mặc” cho người bán thực phẩm và người sản xuất ra thực phẩm.
Rất nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân dẫn đến việc mất vệ sinh ATTP nằm ở khâu quản lý của Nhà nước. Theo ông, việc quản lý hiện nay gặp khó khăn gì?
- Đúng là vấn đề quản lý chất lượng ATTP của chúng ta vài năm gần đây suy giảm nhiều so với trước đây. Bằng chứng là các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa các thông tin, trong quá trình trồng trọt và chăn nuôi, nhiều người sử dụng các chất  cấm, chất gây ngộ độc... Tôi đồng quan điểm với đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đã phát biểu: “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa chưa bao giờ ngắn đến thế”. Với tình trạng mất ATTP như hiện nay, ý kiến của ông Vinh rất có lý.
Rất nhiều hành động không yêu cầu trong quy trình sản xuất cũng được thực hiện, như phun chất kích thích tăng trưởng cho rau, đưa thuốc diệt cỏ và ủ cho chuối chín đều, cho vàng ô vào chăn nuôi để tạo màu vàng cho da gà, cho salbutamol vào để lợn tạo nạc, tăng trọng nhanh...
Hiện việc quản lý ATTP ở nước ta đang rất chồng chéo khi có tới 3 Bộ: Y tế, NNPTNT, Công Thương cùng kiểm soát. Điều này theo ông có gây lãng phí, chồng chéo không?
- Về mặt pháp lý, hiện chúng ta có Luật ATTP, dưới luật là Nghị định 38 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện luật, mỗi bộ lại có các thông tư hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, với mỗi thông tư lại có nội dung và cách viết khác đi, không hề giống nhau. Chỉ vì “lợi ích nhóm” nên mới dẫn tới chuyện không làm theo luật, khi triển khai có sự chồng chéo, không hiệu quả, khi xảy ra sự cố chẳng ai chịu trách nhiệm.
 "Hiện nay, vấn đề quản lý ATTP đang xảy ra tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”, ngay như ở mảng nông nghiệp ở các địa phương đang thành lập Chi cục Chăn nuôi - Thú y, một bên chỉ lo nuôi, một bên chỉ lo kiểm soát, nên không có sự thống nhất”.
Ông Nguyễn Tử Cương 

Để giải quyết những tồn tại trên, hiện nay, các nước trên thế giới 3 xu hướng khác nhau để giải quyết. Đối với các nước ít sản xuất mà chủ yếu nhập khẩu thực phẩm về sử dụng là chính, họ giao Bộ Y tế quản lý tất cả vấn đề liên quan tới ATTP, như ở Thụy Sĩ, Italia, Mỹ…
Đối với nước sản xuất là chính, ít nhập khẩu, họ giao quản lý ATTP cho Bộ NNPTNT, như Pháp, Canada, Indonesia; Hàn Quốc… Đối với các nước xuất khẩu và nhập khẩu thực phẩm cân bằng nhau thì họ giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ chứ không giao cho 3 bộ như nước ta. Cụ thể, Liên minh châu Âu có Tổng vụ Sức khỏe và Người tiêu dùng châu Âu; Trung Quốc cũng thành lập một cơ quan riêng để quản lý ATTP từ năm 2004 đến nay rất hiệu quả.
Như vậy, để quản lý hiệu quả vấn đề ATTP, theo ông chúng ta có cần thành lập một cơ quan như các nước đã làm? 
- Để quản lý ATTP hiệu quả, theo tôi cần thực hiện 3 nội dung cơ bản, trong đó có việc xây dựng bộ tài liệu quốc gia để đào tạo cho người sản xuất, người tiêu dùng thông thái hơn và đặc biệt là đào tạo cho các cán bộ quản lý ATTP. Các cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực ATTP phải học và thi đỗ, được cấp chứng chỉ thì mới được tham gia vào quản lý lĩnh vực ATTP.
Thứ hai đã đến lúc phải xem xét lại Luật ATTP, sửa lại luật chi tiết chứ không phải luật khung như hiện nay để tránh tình trạng khi xuống tới thông tư lại trái luật. Thứ ba, cần thành lập một cơ quan quản lý về ATTP trực thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm toàn bộ vấn đề ATTP. Cơ quan này phải được giao quyền kiểm soát ATTP từ trang trại tới bàn ăn, kiểm soát tất cả vấn đề ATTP từ xuất khẩu tới nhập khẩu…
Xin cảm ơn ông!


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: