Trước tình trạng thực phẩm bẩn bán tràn lan các chợ, siêu thị có lẽ là nơi duy nhất còn lại để người tiêu dùng “vớt vát” niềm tin. Tuy nhiên, với nhiều vụ lình xình liên quan đến thực phẩm không đảm bảo chất lượng bán tràn lan trong siêu thị bị phanh phui gần đây, thật khó để trở thành “người tiêu dùng thông thái”.
Thịt heo có mủ, gà thải loại được bán vô tư
Scandal liên quan đến thực phẩm “bẩn”, không rõ nguồn gốc mới nhất bị phanh phui trong siêu thị là vụ siêu thị Big C bán thịt lợn nghi nhiễm bệnh gạo. Tối 10/3, một khách hàng đã mua khoảng 2 kg thịt tại siêu thị Big C Gò Vấp về để trong ngăn đá tủ lạnh ăn dần.
Tuy nhiên, trong lúc phân loại thịt, khách hàng này phát hiện giữa tảng thịt có một cục màu trắng to, bên trong toàn bột màu trắng đục như mủ. Nghi ngờ thịt mắc bệnh lợn gạo, người này đã mang trả lại siêu thị.
Đại diện siêu thị Big C đã hoàn trả tiền cho khách hàng, nhưng vẫn khẳng định toàn bộ sản phẩm thực phẩm tươi sống vào Big C đều có giấy kiểm dịch thú y. Lô thịt nghi nhiễm bệnh được nhập vào ngày 10/3 cũng có giấy chứng nhận kiểm dịch thú y do cơ quan thú ý Đồng Nai cấp.
Tảng thịt lợn nghi nhiễm bệnh mua tại siêu thị Big C Gò Vấp. (Ảnh: Vietnamnet)
|
Siêu thị này đã đưa mẫu thịt đi xét nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh, và ngày 13/3, cơ quan xét nghiệm đã công bố kết quả không phát hiện ký sinh trùng hay nhiễm bệnh trong mẫu kiểm định.
Chiều 14/3, lãnh đạo Chi cục Thú y Đồng Nai cũng công bố kết quả xét nghiệm mẫu thịt nói trên, cho thấy lợn bị áp-xe (một dạng nhiễm trùng) cục bộ trong quá trình tiêm chích khi chăn nuôi. Đốm trắng xuất hiện trên miếng thịt này thực chất là những nang nhỏ của vết thương bị nhiễm trùng, sau đó hóa thành vôi.
Về nguyên tắc, khi thấy miếng thịt bị áp-xe thì phải lọc, cắt bỏ đi và không nên ăn miếng thịt này. Vậy mà, không hiểu sao miếng thịt trên vẫn được siêu thị bán cho khách hàng?
Đây không phải lần đầu xảy ra hiện tượng thịt bán trong siêu thị không đảm bảo chất lượng. Năm 2013, người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Hà Nội đã hoang mang trước thông tin sản phẩm gà dai nhập khẩu Hàn Quốc được hệ thống siêu thị Big C và Metro kinh doanh có nguy cơ tồn dư lượng chất kháng sinh.
Loại gà dai này được nhập bằng con đường chính ngạch, qua một công ty xuất nhập khẩu có quan hệ đối tác với Hàn Quốc và được bán trong siêu thị với giá chưa đến 50.000 đồng/kg. Sau khi có nghi vấn về nguy cơ tồn dư kháng sinh trong thịt gà và khuyến cáo từ các nhà nông nghiệp về việc loại “gà dai” này thực chất là gà thải loại từ các trại chăn nuôi, không đủ chất dinh dưỡng để làm thực phẩm cho người. Đại diện siêu thị đã trình ra các giấy tờ kiểm soát chất lượng như: giấy chứng nhận kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Gà thải loại Hàn Quốc từng được bán tràn lan trong siêu thị. (Ảnh: Vietq)
|
Trong năm 2013, các cơ quan chức năng liên quan đã tiến hành xét nghiệm và công bố kết quả mức độ an toàn, dư lượng kháng sinh nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng giá trị dinh dưỡng thực của loại gà thải này có đủ làm thức ăn cho người hay không thì không được đề cập đến.
Rau, nấm trôi nổi đội lốt “an toàn”
Không chỉ thịt, rau củ quả không an toàn cũng coi siêu thị như một “bãi đáp” lý tưởng để tiêu thụ với giá cao. Trong tháng 1/2014, đoàn kiểm tra liên ngành VSATTP số 1 của thành phố do Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã phát hiện một số siêu thị có bán “rau an toàn” không rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.
Theo kiểm tra, từ năm 2013, hệ thống siêu thị Minh Hoa, hệ thống siêu thị Le’s Mart, siêu thị Citimart Indochina Plaza... đã nhập mặt hàng rau củ quả từ Công ty TNHH sản xuất tiêu thụ rau an toàn số 5 Thôn Đầm (Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội) với cái mác “rau an toàn” để bán cho người tiêu dùng với giá cao.
Nhưng trên thực tế, phần lớn các mặt hàng “rau an toàn” này được mua ở chợ Vân Trì và một số nguồn trôi nổi trên thị trường rồi đóng gói, dán tem giả, “hô biến” thành rau an toàn. Đại diện phía nhà cung cấp còn tiết lộ, khi các siêu thị có nhu cầu mua các loại rau trái vụ, họ còn nhập cả hàng Trung Quốc về, và vẫn với quy trình đóng gói, gắn tem, số rau này đã trở thành “rau an toàn” có xuất xứ Việt Nam.
Người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng “rau an toàn” bán trong các siêu thị trên đã bị “móc túi” trong một thời gian dài mà không hề biết những thực phẩm mình đã mua chẳng khác gì rau ngoài chợ cóc, chợ tạm, bởi nhà cung cấp cũng không chắc rau mình cung cấp cho siêu thị có dùng thuốc tăng trưởng, hôm nay phun hôm sau đã hái hay không. Trong khi đó, các siêu thị cũng viện cớ để phủ nhận trách nhiệm, cho rằng mình là “nạn nhân”.
Cú sốc “rau an toàn” vừa qua thì người tiêu dùng lại hãi hùng trước thông tin nhiều siêu thị như Fivimart, BigC...đang bán nấm ăn không rõ xuất xứ “đội lốt” hàng sản xuất tại Việt Nam. Nhóm phóng viên VTV đã có loạt phóng sự điều tra một số loại nấm cao cấp như nấm kim châm, nấm đùi gà được công bố là do một cơ sở sản xuất ở Lạng Sơn trồng và phân phối, nhưng thực tế lại không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Nấm không rõ xuất xứ đội lốt hàng Việt.
|
Qua điều tra được biết, những loại nấm cao cấp nói trên của cơ sở này được dán mác địa chỉ tại Lạng Sơn, nhưng không hề được trồng mà được mua gom về đây, sau đó đưa về Gia Lâm đóng gói, dán mác công ty và đưa vào phân phối tại siêu thị.
Điều đáng nói là, cơ sở này có giấy Chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất do một số cơ quan chức năng của Lạng Sơn cấp khi họ không đủ nguồn lực để kiểm tra thực tế cơ sở trên. Hệ quả, là những cây nấm không rõ nguồn gốc đội lốt hàng sản xuất tại Việt Nam ngang nhiên bày bán trong các siêu thị lớn.
Tin vào siêu thị, rước kem dởm, bánh bao mốc, táo thối
Trước đó, năm 2013, người ta cũng phát hiện nhiều scandal liên quan đến thực phẩm “bẩn” trong siêu thị. Tại Metro, siêu thị lớn bậc nhất trong hệ thống siêu thị hiện tại, từ trung tuần đến cuối tháng 6 năm 2013 vừa rồi đã bị Đội Quản lý thị trường số 15 phát hiện tại Chi nhánh Hoàng Mai bán nhiều sản phẩm hết hạn sử dụng, thậm chí còn bán kem Tràng Tiền dởm.
Cũng trong đợt kiểm tra này, Đội quản lý thị trường đã phát hiện ra mặt hàng bánh bao Malai chưa hết hạn sử dụng, vẫn đang được bảo quản ở nhiệt độ đúng như khuyến cáo (dưới 5oC) được bán trong siêu thị này vẫn bị mốc đen. Khi nhà sản xuất bị chất vấn, họ trả lời rất chung chung: “Nếu bánh không được bảo quản đúng nhiệt độ trong vòng 1-2 giờ là có thể bị hỏng ngay” và không kèm thêm một lời xin lỗi nào. Đại diện của siêu thị Metro cũng không lên tiếng nhận trách nhiệm trong vụ việc trên.
Tương tự, năm 2013, tại hệ thống siêu thị Big C cũng xảy ra những lình xình liên quan đến thực phẩm. Hệ thống siêu thị này bị người tiêu dùng tố cáo bán táo Mỹ (giảm giá) bên ngoài có vẻ tươi ngon nhưng bên trong đã thối đen, bán xôi gà ôi thiu hay gà Yên Thế dởm.
Ở siêu thị này cũng từng xảy ra vụ bê bối bán thực phẩm kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Sản phẩm nho xanh được bán tại đây được quảng cáo là có xuất xứ Ninh Thuận, Việt Nam nhưng đồng thời được dán cờ nước ngoài.
Nho xanh “Việt Nam” dán cờ nước ngoài (Ảnh: Người Lao động)
|
Đại diện siêu thị “cãi chày cái cối”, cho rằng đó là sự nhầm lẫn của người dán nhãn mác (nhãn quốc kỳ trên sản phẩm được coi như bằng chứng về xuất xứ của sản phẩm đó) và nho xanh đích thị được nhập từ một công ty ở Ninh Thuận. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã xác minh, số nho này được siêu thị mua ở… chợ đầu mối Long Biên và Big C đã bị xử phạt 35 triệu đồng.
Những vụ lình xình thực phẩm bẩn trong siêu thị bị phát hiện trong thời gian qua không khỏi khiến người tiêu dùng lo lắng, hoang mang. Trong hoàn cảnh này, sẽ không còn cách nào khác là người tiêu dùng phải gồng mình phó mặc số phận hay"nát óc" tự tìm cách thức riêng để tiêu dùng thông minh.
Theo Trí Thức Trẻ
Trả lờiXóaeva air ticket
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
korean air việt nam
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu tiền
vé máy bay đi canada giá rẻ
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Kien Thuc Du Lich