Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Loạn giá tôn: Đổi trắng thay đen để kiếm lời

Ngoài việc lũng đoạn thị trường bằng tôn giả, nhái, kém chất lượng, thì các cở sở kinh doanh tôn lợp còn gian lận, đánh lừa người tiêu dùng bằng việc đôn dem tôn để ăn lãi lớn.

Gian lận “đôn dem tôn”


Ngày 19/11/2014 vừa qua, Đội QLTT số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra “nóng” mặt hàng tôn tại Công ty TNHH Ngọc Dần (KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) có 5 mẫu tôn có dấu hiệu định lượng sai so với định lượng đã công bố. Tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Lan Sáu (ngõ 176 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), qua kiểm tra, nhiều sản phẩm tôn không phù hợp với độ dày trên tờ khai.

Ngày 20/11/ 2014 Đội QLTT số 14 tiếp tục kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôn trên địa bàn TP.Hà Nội thì phát hiện 3 cơ sở vi phạm chất lượng. Trong đó, phát hiện số lượng lớn tôn nguyên liệu và tôn thành phẩm của Công ty TNHH Mỹ Hoa, KCN Lai Xá ( Kim Chung, Hoài Đức) không đạt chuẩn như ghi trên sản phẩm, cũng như trên giấy tờ. Công ty TNHH Mỹ Hoa nhập thép cuộn của Trung Quốc rồi cán thành tôn lợp, sau đó bán ra thị trường. Trên bao bì và nhãn gốc đều thể hiện độ dày của sản phẩm là 0,35 mm nhưng trên thực tế độ dày của tôn chỉ đạt 0,22 mm, tức chưa đạt 70%...

Hiện tượng này được gọi là đôn dem tôn. Thông thường, khi khách hàng yêu cầu mua tôn lợp có độ dày 0.35mm, giá khoảng 80.000 đ/mét, để cạnh tranh, các cơ sở sản xuất tôn sẽ báo giá 75.000 đ/mét, nhưng giao hàng tôn chỉ có độ dày 0.30mm. Đây là hình thức lừa dối khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh tôn hiện nay.

Theo tính toán, một cuộn tôn dài 2.000 m, giảm độ dày dày 0,05 mm, thì mỗi mét tôn sẽ có lãi gần 13.000 đồng, nếu tính giảm giá cho khách 5.000 đồng/m, vẫn lãi 8.000 đồng/m và cả cuộn 2.000 m sẽ có lãi 16 triệu đồng. Tại các cửa hàng kinh doanh tôn ở Hà Nội, hiện tượng gian lận này rất phổ biến.

Việc làm này hoàn toàn không có gì khó khăn với các cơ sở sản xuất hay chủ cửa hàng. Do độ dày của tôn được tính bằng milimet, nên người tiêu dùng không dễ kiểm tra đúng, đủ hay không vì phải có thước đo độ dày chuyên dụng, chứ không thể dùng thước thông thường. Tại một cửa hàng trên đường Trường Chinh (Hà Nội), có nhiều sản phẩm tôn lợp ghi độ dày 0,35mm nhưng khi bí mật đo bằng thước đo chuyên dụng chỉ đạt 0,28mm. Tuy nhiên, thông tin về độ dày trên tấm tôn vẫn có thể được thay đổi nếu chủ cửa hàng muốn.

ss
Ảnh: ANTĐ

Nhưng không phải cửa hàng nào cũng trưng các sản phẩm này một cách thoải mái cho khách hàng đo. Với nhiều cửa hàng, để tránh bị phát hiện, các cơ sở kinh doanh loại tôn kiểu này thường chỉ trưng hàng chuẩn, đúng độ dày. Khách hàng đến hỏi mua thì chủ cơ sở đưa ra hàng chuẩn. Nhưng tới khi tính tiền hàng xong xuôi đâu đấy, họ nói mình về trước, đợi tới chiều hoặc sáng hôm sau sẽ cho xe đưa tôn tới tận nhà hoặc công trình. Trong thời gian này, họ cho nhân viên đi lấy tôn thiếu đem giao hàng, một khách hàng khi đi mua tôn cho biết. Không chỉ vậy với các công trình, mua số lượng lớn, thường các cơ sở kinh doanh sẽ trà trộn tôn có độ dày không đúng tiêu chuẩn vào cùng với tôn có độ dày đúng tiêu chuẩn khiến cho việc kiểm tra phát hiện rất khó khăn.

Người tiêu dùng chịu thiệt hại
Mua phải tôn mỏng không chỉ mất tiền mà còn chịu nhiều thiệt hại. Tôn không đủ độ dày theo yêu câu các công trình sẽ gây tiếng ồn lớn, khả năng chịu gió mưa giảm, dễ bị rách, nứt khi vào mùa bão và như vậy sẽ làm thấm dột, làm xuống cấp công trình nhanh chóng, hư hại các thiết bị ,dồ dùng gây ra nhiều thiệt hại to lớn.

Trong trường hợp công trình như nhà, xưởng, kho bãi… việc tôn bị gỉ sét làm dột nước mưa có thể làm hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu trữ, gây tổn thất về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong khi đó, để khắc phục hậu quả, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí để sửa chữa tình trạng hư hỏng này, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.

Theo quy định, tất cả các sản phẩm của DN đưa ra thị trường đều phải công bố chất lượng, trong đó sẽ có tên của hàng hóa, chỉ tiêu chất lượng, kích thước (độ dày, độ mỏng), kể cả hàm lượng thành phần trong sản phẩm đó…Nếu sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng trên bao bì không đúng thực tế, chẳng hạn như tôn ghi độ dày là 0,35mm, nhưng thực tế đo chỉ đạt 0,3mm hoặc mỏng hơn thì đây là hàng giả chất lượng.

Việc gian lận độ dày, mỏng, của sản phẩm tôn tấm lợp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, đánh vào khả năng khó nhận biết của khách hàng, sẵn sàng “đổi trắng thay đen” để kiếm lời bất chính, đang gây ra những thiệt hại to lớn cho người tiêu dùng và xã hội. Đây là vấn đề lớn diễn ra từ lâu, trên diện rộng nhiều tỉnh, thành phố và dường như có sự thỏa thuận ngầm trong giới kinh doanh mặt hàng tôn. Các cơ quan quản lý của nhà nước, cần phải khẩn trương vào cuộc, điều tra xác minh để xử lý.
Tấn Tài

1 nhận xét: