Làm mới quần áo bằng chất tẩy cực mạnh
Đến chợ đồ cũ nhiều người lầm tưởng sẽ mua được hàng đẹp với mức giá rẻ. Nhưng thực chất, nhiều khi họ lại là người đi tiêu thụ hàng “rác thải” và hàng kém chất lượng. Một số tiệm bán đồ cũ khá tinh nhậy trong việc làm mới sản phẩm đồ da như: túi xách, giày dép, áo khoác…Người tiêu dùng chỉ ngã ngửa, biết mình bị hớ khi sử dụng sản phẩm ở một khoảng thời gian ngắn. Hầu hết đồ "sida" đều dễ rách và nhanh chóng bị mục do quá trình sử dụng chất tẩy cực mạnh để làm mới đồ cũ.
Khi tham gia các buổi “xổ hàng” đồng giá tại các chợ bán đồ cũ, người mua luôn có tư tưởng, “giá quá bèo” ngại chi suy nghĩ. Nhưng thực chất họ vẫn sử dụng sản phẩm với giá đắt đỏ so với thực tế.
Mỗi kiện hàng quần áo tùy theo chủng loại thường có giá xê dịch trong khoảng 2 triệu đến 3 triệu. Trong mỗi thùng hàng có hàng trăm mẫu trang phục và khi được sắp xếp gọn gàng, mỗi sản phẩm nếu được bán đồng giá 50.000 đồng thì người kinh doanh cũng đã lãi lớn. Trong các buổi khui hàng, phần vì tâm lý ham của rẻ, nhiều người nháo nhào lựa chọn các món hàng mình thích vì sợ dị ứng, ngứa ngáy do đồ cũ nên vài người hiếm khi thử đồ. Điều này dẫn đến, khi mang quần áo về nhà lại không thể sử dụng bởi kích thước không vừa và phát hiện ra nhiều lỗi trên quần áo.
Một số bà nội trợ từng có bài học “đau đớn” từ việc sử dụng hàng "sida" chia sẻ, một số mẫu áo quần chỉ mặc trong thời gian ngắn đã bị rách, bị mục do quá trình tẩy rửa làm sạch của đồ cũ. Và khi đi lựa đồ second-hand nếu không tinh ý sẽ tốn tiền mua nhầm nguồn áo có vết bẩn khó giặt sạch và quần áo bị thủng, rách, hư khóa kéo…
Nhiều người háo hức với các buổi "sổ hàng" đồng giá nhưng khi mua quần áo về nhà lại không sử dụng được bởi phát hiện nhiều lỗi trên trang phục |
Chiêu thức “luộc” đồ cũ
Nhiều cửa hàng sẽ nhập những kiện hàng chất lượng và thực hiện các thao tác phân loại và “nâng cấp” sản phẩm. Với những mặt hàng còn mới, chúng sẽ được ủi phẳng phiu, xếp ngay ngắn, xịt nước khử mùi thơm phức. Sau đó chủ các cửa hiệu sẽ trang trí thêm cho mẫu đồ cũ của mình với các bao bì sản phẩm, kẹp kim, tem mác giả… và được đặt trong tủ kính một cách sang trọng. Từ hình thức sáng sủa có được qua quá trình phân loại, chọn lựa và hóa trang nhiều mặt hàng đã qua sử dụng sẽ lên đời và được bán với giá cao.
Ở nhiều shop đồ cũ, chủ tiệm luôn có những mánh khóe "mông má" sản phẩm để nâng giá và kiếm lãi lớn từ những khách hàng quá ngây thơ |
Tâm lý khách hàng luôn thích của rẻ, khi nhận được chiếc áo hàng hiệu với giá chỉ bằng ½ thậm chí là 1/3 áo mới họ lập tức rút ví để sở hữu chúng. Tuy nhiên chính họ lại là nạn nhân của những trò lừa gạt tại các tiệm bán hàng hiệu giá rẻ.
Theo sự chia sẻ của một số người tiêu dùng sành và am hiểu các mặt hàng "sida" tại Tp. Hồ Chí Minh, hầu hết hàng hiệu đã qua sử dụng đều từ Campuchia vận chuyển sang và đa phần là hàng cứu trợ của các nước phát triển cho người Camphuchia. Nhiều món hàng hiệu còn mới thường được giới trong nghề gọi là hàng nước một và nó được nhiều shop thời trang hàng hiệu sida ở Thành phố Hồ Chí Minh yêu thích. Bởi nhờ nguồn hàng này mà họ thu lãi nhanh chóng vì lựa được nhiều nam thanh nữ tú mê hàng hiệu có giá cả “ngọt”.
Nhiều quý cô văn phòng yêu hàng hiệu nhưng lại không đủ tài chính để chi trả cho các khoản mua sắm. Họ tìm đến các tiệm bán hàng hiệu đã qua sử dụng, người may mắn thì tìm được chiếc túi chính hãng cũ, kẻ xấu số mua phải hàng giả. Việc sử dụng hàng giả, lại còn là hàng cũ quả thực không phải việc làm hay ho.
Cũng theo thông tin từ những nạn nhân từng bị lừa ngoạn mục trong chuyện mua hàng hiệu "sida", phần lớn hàng hiệu giá rẻ được bán tại các shop chuyên kinh doanh hàng đã qua sử dụng đều là hàng giảm giá của các nhãn hiệu nổi tiếng chủ yếu là hàng lỗi (giá giảm nhiều ít tuỳ mức độ lỗi), hàng tồn kho thanh lý cuối năm.
Nhiều quý cô đi chợ sida vì muốn dùng hàng hiệu giá rẻ, tuy nhiên không ít người bị lừa bởi việc đánh tráo hàng giả, hàng lỗi |
Sử dụng hàng "sida" – những sản phẩm kém chất lượng không chỉ gây huy hại đến sức khỏe của bản thân và người xung quanh mà còn là hành vi tiếp tay cho kẻ xấu. Bên cạnh các khu chợ bán đồ cũ với các kiện hàng được chuyển từ nước ngoài, một số cửa hàng đồ cũ, đồ đã qua sử dụng cũng mọc lên. Nguồn hàng ở một số của hiệu này đa phần là do quá trình trộm cướp mà ra. Giữa việc bỏ hàng trăm triệu để mua túi xách, giày dép hàng hiệu thì chỉ cần vài triệu đã có được mặt hàng tương tự chắc chắn nhiều người sẽ chọn phương án thứ 2. Ngoài việc thu gom được hàng hiệu chất lượng đã qua sử dụng từ những quý cô sành điệu, đa phần những người chuyên đi săn hàng cũ đều chia sẻ hàng có được là do trộm cướp mà ra.
Thời trang "sida" tưởng chừng như mang lại nguồn lợi lớn cho người tiêu dùng, bởi mức giá rẻ hơn rất nhiều so với hàng mới. Nhưng khi sử dụng, cũng đồng nghĩa với việc bạn sống chung với những nguy cơ bệnh dịch. Những chất tẩy rửa và làm mới hàng cũ là tác nhân chính ảnh hướng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Nguy hiểm hơn nữa, việc trưng dụng thời trang đã qua sử dụng đôi khi là hành động tiếp tay cho phường trộm cắp và dễ bị hạ điểm về hành vi đạo đức.
(Theo Khám phá)
Trả lờiXóađặt vé eva airline
ve may bay eva di houston
hãng máy bay korean airline
cách mua vé máy bay đi mỹ
mua vé máy bay đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich