Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Táo đỏ Việt Nam hay Trung Quốc?

Trên nhiều tuyến đường TP.HCM đang xuất hiện loại táo đỏ, nhỏ bằng nửa táo Trung Quốc thông thường, được người bán khẳng định là táo Việt Nam. Tuy nhiên, đại diện Cục Trồng trọt cho biết Việt Nam chưa trồng được loại táo này để bán đại trà.
Trước đây, người tiêu dùng dễ dàng nhận dạng ra loại táo đỏ Trung Quốc thông qua đặc điểm quả tròn, kích thước lớn, có nhiều chấm trắng mịn trên vỏ. Đặc biệt, ruột táo thường xốp, bở, khi ăn có vị ngọt lợ. Hiện nay, một số sạp trái cây ở các chợ nhỏ, xe đẩy, gánh hàng rong xuất hiện loại táo trái nhỏ, màu hồng phớt, giòn, ngọt, không bao bọc túi lưới. Đa số người bán khẳng định đây là táo Đà Lạt.
Từ hai giờ chiều, trước cổng chợ Lê Văn Quới, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân xuất hiện hàng chục xe đẩy bán loại táo nhỏ kèm các các trái cây khác. Khi hỏi xuất xứ của loại táo này, một chị bán hàng, cho biết: “Đây là táo Đà Lạt, vì mới trồng nên trái còn bé, không phải hàng Trung Quốc”. Thấy người mua lưỡng lự, chị bán hàng cầm lên hai quả táo, có vỏ trầy xước, vết sâu đen như để khẳng định ngoại hình “xấu” thể hiện đúng nguồn gốc nội địa.
táo, nhiễm độc, Trung Quốc, hàng Tàu, hoa quả
Táo đỏ xuất hiện trên phố với tên "Bom bi" .
So với táo Mỹ, New Zealand, giống táo đỏ này có giá khá mềm, chỉ từ 20.000-30.000đồng/ký. Tại khu chợ tự phát trên đường Đất Mới (Q.Bình Tân) người bán để bảng “bom bi ½ ký, giá 10.000đồng”. Để người tiêu dùng tin tưởng đây là táo Việt Nam, người bán còn bày nhiều trái táo sâu, trầy xước và lý giải do táo vườn ở Ninh Thuận chở bằng xe đò nên bị giập.
Làm quen với chị P., người chuyên bỏ sỉ trái cây tại Chợ Lớn (Q.6), chị P. cho chúng tôi hay: “Một số chủ vựa trái cây ở các chợ đầu mối cho biết táo này là của Trung Quốc, nhập qua Việt Nam không có thùng hay nhãn mác. Thông thường, chủ hàng chỉ vô bịch nilon từ 10-20kg và bỏ mối lại cho các vựa. Từ vựa, người ta xé lẻ cho các xe đẩy và các sạp trái cây nhỏ”. Ngoài nêu nguồn gốc Đà Lạt, một số người bán còn nói loại táo này xuất xứ Lạng Sơn, Hải Dương, Ninh Thuận…
táo, nhiễm độc, Trung Quốc, hàng Tàu, hoa quả
Người tiêu dùng nên cảnh giác với loại táo nhỏ này
Ông Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết: Giống táo đỏ để trồng được ở nước ta phải nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sâu bệnh… Hiện chưa có thông tin Đà Lạt trồng được táo đỏ để bán với số lượng lớn như trên. Người tiêu dùng nên đề phòng, cảnh giác với các loại táo không rõ nguồn gốc, xuất xứ này.

(Theo PNO)

1 nhận xét: