Đẹp và nhiều phải có thạch cao
Thông tin người làm đậu phụ trong quá trình làm thường cho thạch cao vào để đậu nhanh nổi váng và cho ra sản lượng đậu cao gấp đôi, gấp ba lần so với cách làm đậu phụ truyền thông đang được truyền đi một cách nhanh chóng. Thậm chí, thông tin thạch cao có thể gây nguy hại đến sức khỏe người dùng, đặc biệt gây ảnh hưởng đến gan, thận, ngộ độc, ung thư… Làm cho môt số người tỏ ra e dè, hạn chế sử dụng đậu phụ.
Trong khi đó, theo nhiều người buôn bán mặt hàng này lâu năm thì việc cho thạch cao vào đậu phụ và việc đã có từ lâu, “không có thạch cao làm sao ra đậu phụ” càng khiến người tiêu dùng kinh hãi.
Trước thông tin này, Chị Trần Thị Thu Hương ở phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa cơn của gia đình. Tuy nhiên, từ khi có thông tin đậu phụ chứa thạch cao, chị Hương rất hạn chế mua về cho gia đình ăn, hoặc nếu mua cũng chỉ mua ở những chỗ quen biết.
Trong khi đó, một số khác lại lo lắng bởi không biết phân biệt đâu là đậu phụ có chứa thạch cao, đậu là đậu phụ sạch và thạch cao được người làm cho vào đậu phụ có an toàn không?
Chị Kim Chung ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước kia đi chợ cứ thấy đậu phụ mới ra lò, sờ ấm nóng thì mua chứ chẳng để ý gì. Giờ biết đậu phụ có chứa thạch cao chị lại băn khoăn không biết thực hư như thế nào. “Người thì bảo dùng thạch cao mua ở tiệm thuốc Bắc sẽ không sao, người thì bảo thạch cao nói chung sẽ rất độc”, chị Chung hoang mang.
Trước thông tin này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết Cục An toàn thực phẩm đã giao Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM tập trung kiểm tra. Các cơ sở sản xuất lớn đều được kiểm tra, lấy mẫu xem loại phụ gia và nguyên liệu đang sử dụng, kiểm nghiệm thành phẩm xem có tạp chất để xác định loại phụ gia đang sử dụng...
Theo ông Trung, đợt kiểm tra này sẽ tập trung giúp người tiêu dùng có đủ thông tin về loại thực phẩm ưa thích đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành trên thị trường.
Nhận biết đậu phụ chứa thạch cao
Theo bà Trần Bích Lam, giảng viên Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Kỹ thuật hoá học (ĐH Bách khoa TP.HCM), thạch cao (Cacbonat canxi) là chất được cho phép sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, mỹ thuật, kim hoàn... Cacbonat canxi được sử dụng trong sản xuất đậu phụ vì là chất giúp tạo kết tủa trong sữa đậu nành.
Tuy nhiên, theo ông Lam, thạch cao dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tuỳ theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmi... Nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất cho thực phẩm sẽ gây bệnh tuỳ theo loại kim loại nhiễm phải, chẳng hạn như nhiễm chì sẽ gây ngộ độc chì, đau bụng, buồn nôn, suy gan, thận, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.
Tương tự, ông Lê Thanh Hải, giảng viên Khoa Công nghệ sau thu hoạch, đại học Hùng Vương TP.HCM cho biết, thạch cao thực phẩm là canxi sunfat (CaSO4), thường trên thị trường đa số bị ngậm nước có thể ngậm 2, 4 hoặc 6 tuỳ độ ẩm và điều này nhà sản xuất có thể tác động. Ứng dụng gần gũi nhất của CaSO4 là trong đậu phụ.
Đậu nành sau các công đoạn xử lý, lên men sẽ được ép để tạo thành hình khối, để cấu trúc đông được như vậy thì phải có thạch cao vào. Trong trường hợp này, CaSO4 có vai trò liên kết các cấu trúc phân tử, mà diễn dịch ra là liên kết đạm với nhau. Đạm của đậu nành khác đạm của động vật, bởi đạm động vật “dai”, cấu trúc dính lại với cơ vân cơ trơn; trong khi đạm thực vật không có khả năng đó, để tạo cấu trúc phải nhờ CaSO4.
Theo các chuyên gia thực phẩm, để phân biệt đậu phụ chứa thạch cao hay không, chúng ta chủ yếu dựa vào trực quan là chính.
Khi đi mua về ăn thấy miếng đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng là đậu phụ được làm theo cách an toàn, không có chứa thạch cao. Ngoài ra, đậu phụ không chứa thạch cao khi cầm lên tay thấy hơi nhẹ, miếng đậu mềm, nhìn có màu trắng kem. Còn đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay.
Các chuyên gia còn khuyên, người tiêu dùng tránh chọn mua những loại đậu phụ có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia.
Ngoài ra, theo các vị chuyên gia trong ngành, đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Nấm có thể sinh sôi rất nhanh trên những khay ép không được vệ sinh kỹ, qua tay người làm và cả trong quá trình bày bán. Vì vậy, khi chọn lựa, nên bỏ qua những miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua.
B.H (tổng hợp)
eva air vietnam
vé máy bay đi mỹ rẻ
phòng vé korean air tại tphcm
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
mua vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich