Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

'Chuyên gia' Trung Quốc 'truyền nghề' làm bim bim bẩn

Để tránh bị liên lụy, ảnh hưởng đến công việc làm ăn ở Việt Nam, các “chuyên gia” người Trung Quốc đến chuyển giao công nghệ sản xuất bim bim, đang hạn chế tối đa việc ăn ở tại nhà xưởng như trước đây. Họ chỉ xuất hiện chớp nhoáng vào đầu giờ sáng, khi máy móc chuẩn bị hoạt động, cần tới “bí quyết” nhào trộn nguyên liệu mang tính độc quyền.Nhan nhản bim bim “bẩn”
“Lò” sản xuất bim bim theo “công nghệ” Trung Quốc bị phát hiện lần đầu tiên cách đây tròn 1 năm. Qua 3 vụ việc tương tự được Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội phát hiện, có thể thấy vi phạm tại các cơ sở này cơ bản giống nhau: Các “lò” sản xuất bim bim hoạt động khi chưa có giấy phép đủ điều kiện về VSATTP; đều thuê người Trung Quốc đến thiết kế, lắp đặt máy móc, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công thức pha chế các nguyên - phụ liệu đặc trưng, do chuyên gia nước ngoài “xách tay” sang.
Hoạt động khi chưa đáp ứng các quy định về môi trường, VSATTP, nên các cơ sở này đều “trốn chui trốn lủi” tại những khu vực vắng người qua lại như các khu - cụm công nghiệp, cánh đồng… để tránh sự nghi ngờ của lực lượng chức năng.
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
Điển hình như xưởng sản xuất bim bim nằm xen kẽ trong Điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Chủ doanh nghiệp này thuê một khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông, lắp đặt dây chuyền, máy móc sản xuất thực phẩm “bẩn” kín đáo cả ngày. Hàng hóa hầu hết chỉ được xuất nhập vào ban đêm, hòng tránh bị phát hiện.
Sau khi 3 “lò” sản xuất bim bim không đảm bảo chất lượng theo công nghệ Trung Quốc bị phanh phui, hoạt động của các doanh nghiệp này đang có những biến đổi, theo hướng kín đáo hơn cả trước đây - Thượng úy Đỗ Mạnh Hùng, cán bộ Đội PCTP trong lĩnh vực y tế - VSATTP (Đội 6) Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết. Với các cơ sở đã bị kiểm tra, đình chỉ hoạt động, họ tìm cách di chuyển máy móc sang một địa điểm mới chờ thời cơ… tái sản xuất. Số “lò” chưa bị cảnh sát phát hiện, họ tìm đủ cách che giấu hoạt động sản xuất, nhất là với số “chuyên gia” người Trung Quốc.
Một trinh sát Đội 6 thông tin: Để tránh bị ảnh hưởng tới công việc làm ăn ở Việt Nam, các “chuyên gia” người Trung Quốc không còn ăn ở thường xuyên tại xưởng sản xuất như trước đây.
Họ chỉ xuất hiện chớp nhoáng vào đầu giờ sáng, khi máy móc chuẩn bị hoạt động và cần tới “bàn tay” nhào trộn, pha chế nguyên liệu mang tính độc quyền. Nguyên phụ liệu nhập lậu cũng không về ồ ạt, chất đống nhà kho như trước, mà chủ doanh nghiệp chuyển sang mua ít một, tránh việc bị tịch thu gây thiệt hại về kinh tế.
Chưa chủ động ngăn ngừa
Bim bim “công nghệ” Trung Quốc làm từ những nguyên liệu, phụ gia không rõ nguồn gốc đang được tiêu thụ ở đâu; còn bao nhiêu cơ sở sản xuất bim bim “bẩn” chưa bị phanh phui - là các câu hỏi đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm, cần lời giải từ phía cơ quan chức năng.
Bim bim “bẩn” được sản xuất trên địa bàn Hà Nội, đương nhiên thị trường Thủ đô phải là một trong những điểm tiêu thụ, trung chuyển hàng chính. Bằng chứng là tại “làng nghề” La Phù (xã Hoài Đức, Hà Nội), Cảnh sát PCTP về môi trường cũng từng phát hiện, thu giữ gần 200 thùng bim bim “bẩn”, do các “chuyên gia” Trung Quốc sản xuất. Với ưu thế về giá thành, loại bim bim này cũng được vận chuyển tới nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và vào Nam tiêu thụ.
Theo nhận định của lực lượng chức năng, số lượng các lò sản xuất bim bim “bẩn” như trên tại Hà Nội không nhiều, song nó đang âm thầm hoạt động, nằm xen kẽ trong nhiều khu dân cư - chủ yếu ở địa bàn các huyện ngoại thành. Một thực tế có thể nhận thấy qua các vụ bắt giữ bim bim “bẩn” thời gian qua, chính là sự thiếu chủ động trong nắm tình hình, trinh sát, phát hiện, bắt giữ loại hàng hóa này của các lực lượng chức năng cơ sở như: QLTT, Thanh tra Y tế, Cảnh sát PCTP về môi trường công an các huyện. Tất cả các vụ việc được “làm mẫu”, phanh phui thời gian qua đều do Phòng nghiệp vụ Công an Hà Nội chủ động “dẹp”.
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
Mới đây nhất, sáng 4-9, tổ công tác Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bim bim Tasty tại điểm công nghiệp Cầu Gáo, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, do anh Nguyễn Minh Phóng (SN 1981), HKTT ở huyện Đan Phượng làm chủ.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở này đang cho “ra lò” loại bim bim nhãn hiệu “Thịt hổ”, sử dụng nhiều loại phụ gia nhãn mác Trung Quốc như: bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm định chất lượng (tại huyện Đan Phượng, một cơ sở sản xuất bim bim nhãn hiệu “Thịt hổ” khác từng bị Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường phát hiện trung tuần tháng 5-2013, cách điểm trên chưa đầy 1km - PV).
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ doanh nghiệp thừa nhận hoạt động khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên trong cơ sở sản xuất, kho chứa hàng, trinh sát phát hiện, tạm giữ 75kg chất tạo ngọt nhân tạo Sodium Cyclamate; 250kg chất tạo ngọt Lotus; 600kg muối Refined; 100kg ớt bột… Toàn bộ số phụ gia trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, trên bao bì in chữ Trung Quốc. Đại diện Phòng nghiệp vụ khẳng định: Cơ sở đang cho ra lò sản phẩm bim bim “thịt hổ”, “sườn hổ” sản xuất theo công nghệ Trung Quốc, do người Trung Quốc nhào trộn, pha chế nguyên liệu.
Nhiều khả năng, sẽ giống với cơ sở sản xuất bim bim “Thịt hổ”, trong điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) bị kiểm tra cách đây vài tháng, “lò” bim bim tại điểm công nghiệp Cầu Gáo cũng chỉ bị cơ quan QLTT xử phạt hành chính tối đa khoảng 20 triệu đồng. Mức phạt được đánh giá quá nhẹ, không “thấm” vào đâu so với lợi nhuận từ việc sản xuất thực phẩm “bẩn” mang lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ, dù bị phát hiện, tiêu hủy nhiều… song vẫn “còn đất sống”.
Theo ANTĐ

1 nhận xét: