Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Thu giữ 234 kg phụ phẩm bò thối suýt lên bàn ăn

Sáng ngày 29/2, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp Đội CSGT Rạch Chiếc tuần tra trên QL1 hướng từ Đồng Nai về TP HCM phát hiện xe khách giường nằm Phước Thành BS 69B – 001.88 với nhiều biểu hiện nghi vấn nên dừng xe kiểm tra.

Tại thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện trong khoang hành lý xe khách này có hai bao tải chứa 234 kg phụ phẩm bò. Tất cả số phụ phẩm nói trên đều không giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc và bốc mùi hôi thối. 
Theo ông Nguyễn Tấn Khoa (43 tuổi, quê Tiền Giang – tài xế xe khách), số phụ phẩm bò thối nói trên ông nhận chở thuê từ TP Biên Hòa (Đồng Nài) về Cần Thơ tiêu thụ.
Tang vật bị cơ quan chức năng thu giữ.
Tang vật bị cơ quan chức năng thu giữ.
Theo Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, 234 kg phụ phẩm bò nói trên đều bốc mùi hôi thối, nhiễm khuẩn nặng. Đồng thời cơ quan này cũng đưa ra nhận định, nếu vận chuyển trót lọt, toàn bộ số tang vật trên sẽ được bán vào các quán phở, lẩu bò, rất nguy hiểm cho người ăn phải.
Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức lập biên bản xử phạt hành chính và buộc tiêu hủy toàn bộ số phụ phẩm này



Cờ bạc lừa đảo công nghệ cao ngày càng phát triển

Với thủ đoạn tinh vi và ngày càng công khai như thể cờ bạc là một lĩnh vực kinh doanh hợp pháp.

Clip "giới thiệu sản phẩm" cờ bạc lừa đảo.
Vấn nạn cờ bạc ngày một nhiều và các thủ đoạn lừa đảo, gian lận cũng từ đó ngày một phát triển và trở nên tinh vi hơn trước. Gần đây trên mạng xã hội liên tiếp xuất hiện những website, fanpage ngang nhiên rao bán các thiết bị điện tử và các phương thức lừa đảo, bịp bợm cờ bạc.
Fanpage rao bán đồ cờ bạc bịp.
Fanpage rao bán đồ cờ bạc bịp.
Trang fanpage với hơn 34.000 người thích rao bán đồ cờ bạc bịp trên mạng xã hội Facebook.
Website rao bán đồ cờ bạc bịp.
Website rao bán đồ cờ bạc bịp.
Những website này không chỉ ngang nhiên rao bán thậm chí cung cấp luôn cả địa chỉ, số điện thoại kèm theo những dịch vụ hết sức chuyên nghiệp như: Tư vấn, lắp đặt thiết bị, dạy nghề...
Ngang nhiên quảng cáo các dịch vụ và liên hệ.
Ngang nhiên quảng cáo các dịch vụ và liên hệ.




Siêu thị Việt bán tràn lan sản phẩm Johnson & Johnson gây ung thư?

Mới đây, Tập đoàn Johnson & Johnson của Mỹ phải bồi thường 72 triệu USD cho gia đình một phụ nữ đã qua đời vì ung thư sau khi sử dụng phấn rôm của hãng trong nhiều năm.Trước thông tin này, nhiều bà mẹ tại Việt Nam đang rất hoang mang, lo sợ.

Nguời tiêu dùng hoang mang, lo sợ
Ghi nhận tại một số siêu thị lớn Hà Nội như: siêu thị Kinh Đô, Fivimart, Big C… không khó để bắt gặp các sản phẩm của Johnson & Johnson được bán.
Với thương hiệu uy tín, cùng nhiều dòng sản phẩm khác nhau như: phấn rôm, sữa tắm, kem dưỡng da… sản phẩm Johnson &Johnson là một trong những sản phẩm được nhiều gia đình sử dụng, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ.
Trong đó, dòng sản phẩm phấn rôm “Johnson’s baby powder” của Johnson & Johnson với trọng lượng từ 200g - 500g được không ít người tiêu dùng “lựa chọn” bỏ vào giỏ mua sắm.
Tuy nhiên, cũng có nhiều khách hàng, xem qua rồi lại bỏ đi.
Người tiêu dùng đang cân nhắc khi mua sản phẩm phấn rôm “Johnson’s baby powder” của Johnson & Johnson (Ảnh Thanh Huyền).
Người tiêu dùng đang cân nhắc khi mua sản phẩm phấn rôm “Johnson’s baby powder” của Johnson & Johnson (Ảnh Thanh Huyền).
Chị Nguyễn Thị Lan Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: “Đa phần mình thường sử dụng các sản phẩm của Johnson & Johnson vì thấy rất phù hợp. Thường thì mình vẫn dùng phấn rôm Baby Powder của Johnson & Johnson để thoa cho bé vì sợ bé bị hăm”.
Chung quan điểm với chị Lan Hương, chị Thanh Nga (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cũng chia sẻ: “Mấy hôm nay thấy tivi, báo đài nói nhiều về sự nguy hại của sản phẩm Johnson & Johnson thành ra cũng thấy lo bởi bé nhà mình sử dụng các sản phẩm này thường xuyên. Tạm thời, mình đang ngừng sử dụng các sản phẩm của Johnson & Johnson cho bé”.
Gây ung thư từ các sản phẩm Johnson & Johnson
Trao đổi với Pháp Luật Plus, bà Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa Nhi bệnh viên Xanh Pôn, Hà Nội cho biết: “Thực tế, nhiều bà mẹ đang nhầm tưởng về công dụng của sản phẩm phấn rôm “Johnson’s baby powder” của Johnson & Johnson.
Sản phẩm này, chỉ có tác dụng hỗ trợ, chứ không có tác dụng điều trị rôm, hăm cho bé như nhiều bà mẹ vẫn nghĩ. Nếu lo ngại về sản phẩm của Johnson & Johnson, tốt nhất là nên ngừng sử dụng”.
Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: “Trách nhiệm của nhà sản xuất kinh doanh là phải sử dụng nhãn phụ cho những sản phẩm có thể gây hại tới sức khỏe con người. Nhưng theo kết luận của tòa, sản phẩm Johnson & Johnson không có những cảnh báo dù sản phẩm này đã biết trước nhiều năm”.
Các sản phẩm của Johnson & Johnson được bày bán tràn lan trên thị trường (Ảnh Thanh Huyền).
Các sản phẩm của Johnson & Johnson được bày bán tràn lan trên thị trường (Ảnh Thanh Huyền).
Được biết thành phần chính trong phấn rôm  của Johnson & Johnson là bột Talc. Đây là khoáng chất có trong tự nhiên chứa các thành phần như silic, magie, hydro và oxy.
Chất bột này thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, giấy, gạch men, lốp cao su… Trong phấn rôm, bột Talc có tính năng hút ấm, khử mùi.
Trên thực tế, sản phẩm của Johnson & Johnson từng có không ít vụ bê bối về chất lượng sản phẩm, đã có nhiều quốc gia tiến hành thu hồi những sản phẩm có vấn đề của hãng này.
Pháp Luật Plus sẽ tiếp tục thông tin.



Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

Bảo mẫu 'chui' làm trẻ ngã chấn thương sọ não


Mặc dù không có nghiệp vụ giữ trẻ, cơ sở không được cấp phép nhưng bà Trinh vẫn nhận giữ trẻ cho các gia đình xung quanh nơi mình ở. Ngày 27/3/2015, một trẻ được bà giữ bị ngã chấn thương sọ não, hầu như phải sống đời thực vật.
Bé Nông Ngọc Minh Thư hầu như phải sống đời thực vật vì chấn thương sọ não quá nặng.Bé Nông Ngọc Minh Thư hầu như phải sống đời thực vật vì chấn thương sọ não quá nặng.
Ngày 26/2, TAND huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Lan Trinh (49 tuổi, ngụ xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) 1 năm tù giam về tội “vô ý gây thương tích hoặc làm tổn hại sức khỏe của người khác”.
Theo cáo trạng, bà Trinh có trình độ học vấn 4/10, không có nghiệp vụ giữ trẻ nhưng vẫn tự mở cơ sở giữ trẻ không phép tại nhà.
Chiều ngày 27/3/2015, bà Trinh vừa dỗ cháu Nông Ngọc Minh Thư (1 tuổi, ngụ khu phố 4, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai), cho cháu ngồi cạnh mình, vừa cho các cháu khác uống sữa.
Lúc này, cháu Thư nghịch quấy, bật người lên thì bị ngã ra phía sau, đập đầu vào nền gạch. Bà Trinh bế cháu lên thì phát hiện vết bầm đỏ trên đầu cháu nên xoa dầu cho cháu đỡ đau và ẵm cháu lên giường ngủ.
Khoảng 1 giờ sau, bà Trinh bế cháu Thư dậy cho uống sữa nhưng cháu nôn mửa liên tục. Bà Trinh liền gọi điện cho mẹ cháu là chị Khắc Thị Thủy, cho rằng bé bị trúng gió vì cứ uống sữa vào là ói.
Khi chị Thủy đến nhà trẻ thì thấy con mình bị hôn mê nên đưa vào bệnh viện Nhi Đồng Nai cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoán cháu Thư bị tụ máu dưới màng cứng bán cầu não trái và được chuyển lên bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) để phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, cháu Thư được chuyển về lại bệnh viện Nhi Đồng Nai để tiếp tục điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, do khả năng phục hồi rất thấp nên gia đình đã đưa cháu về nhà để chăm sóc.
Theo kết luận trưng cầu giám định, cháu Nông Ngọc Minh Thư bị chấn thương sọ não, tỷ lệ tổn thương là 93%.



Mua nguyên liệu trôi nổi để chế thực phẩm chức năng giả

Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh (PC46) vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với bị can Trần Thị Thanh Ly (36 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh) về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” với vai trò chủ mưu, cầm đầu. 
Đặc biệt, khi “ổ” sản xuất thực phẩm chức năng (TPCN) giả này đã bị cơ quan Công an triệt phá, đang trong quá trình điều tra mở rộng, Ly vẫn không lo sợ, tiếp tục hành vi phạm tội mới.
Qua công tác nắm tình hình, Phòng PC46 Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện Dương Minh Tiến (ngụ đường Trần Văn Thành, phường 8, quận 8) sử dụng xe gắn máy chở 1 thùng carton từ nhà số C7B/55 Phạm Hùng, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Tổ công tác yêu cầu Tiến dừng xe để kiểm tra, nhưng bất ngờ đối tượng không chấp hành mà nhanh chóng lên xe máy tẩu thoát, bỏ lại thùng hàng.
Kiểm tra bên trong thùng hàng chứa 144 chai thủy tinh màu nâu không nhãn mác, mỗi chai chứa 30 viên thuốc hình con nhộng, tổ công tác đã lập biên bản sự việc. Bảo vệ cho biết Dương Minh Tiến có để hàng trong phòng trọ 2A nhà số C7B/55 Phạm Hùng, và thường có mặt ở đây để xuống hàng từ xe tải loại trọng tải 500kg.
Tiến hành khám xét khẩn cấp tại 2 địa điểm chứa hàng của Tiến, kết quả, tại phòng trọ 2A nhà số C7B/55 Phạm Hùng, lực lượng kiểm tra thu giữ hơn 2.000 lọ thủy tinh không nhãn mác chứa thuốc viên hình con nhộng và một số lượng lớn lọ thủy tinh, bao bì, vỏ hộp, tem nhãn nhiều nhãn hiệu TPCN nổi tiếng. 
Khám xét tại nhà của Dương Minh Tiến trên đường Trần Văn Thành, phường 8, quận 8, lực lượng kiểm tra  tiếp tục thu giữ một số lượng lớn lọ nhựa và TPCN thành phẩm giả cùng 1 máy đóng hạn sử dụng, 1 máy sấy màng co, 10kg tem nhãn, vỏ hộp, bao bì, tem chống hàng giả, giấy hướng dẫn sử dụng... các nhãn hiệu TPCN.
Kết quả điều tra ban đầu xác định: Khoảng  đầu tháng 4-2015, Trần Thị Thanh Ly thuê phòng trọ 2A nhà số C7B/55 Phạm Hùng và thuê Dương Minh Tiến thực hiện việc sản xuất TPCN giả các hiệu của công ty dược phẩm nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam. 
Trần Thị Thanh Ly (phải) và một bị can trong đường dây sản xuất TPCN giả tại cơ quan điều tra.
Nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất TPCN giả các nhãn hiệu trên, Ly khai đặt mua của đối tượng tên Phong  (không rõ lai lịch) người gôc Hải Phòng. Phong chuyển hàng từ Bắc vào TP Hồ Chí Minh bằng tàu hỏa. 
Sau đó hàng được vận chuyển bằng xe tải đến khu vực đường Phạm Văn Chí, quận 6, đồng thời Phong báo cho Ly biết số xe, điện thoại tài xế xe tải để Ly nhận hàng. Ly điện thoại hoặc nhắn tin cho Tiến để liên lạc với tài xế dẫn đường cho xe về kho hàng tại phòng trọ số 2A C7B/55 Phạm Hùng, xuống hàng cất giấu. Ly còn đặt mua của đối tượng tên Dương và tên Vân (không rõ lai lịch). Riêng các máy đóng hạn sử dụng, máy sấy màng co, Ly mua tại cửa hàng ở đường Hàn Hải Nguyên, quận 11, TP Hồ Chí Minh.
Mua nguyên liệu xong, Ly hướng dẫn Tiến sản xuất TPCN giả với quy trình như sau: Số TPCN mà Tiến nhận về đều là bán thành phẩm, chưa dán nhãn. Tiến đóng hạn sử dụng vào chai, dán nhãn, cho chai vào hộp kèm tờ hướng dẫn sử dụng và dán tem chống giả trên vỏ hộp cho ra thành phẩm. Khi có khách đặt mua hàng, Ly điện thoại hoặc nhắn tin cho Tiến. 
Địa điểm giao hàng không cố định, thường là ở ngoài đường. Tiến là người trực tiếp lấy hàng đi giao và thu tiền mặt về đưa cho Ly. Ly trả công cho Tiến 6-10 triệu đồng/tháng tùy theo số lượng hàng bán được nhiều hay ít. Kết quả giám định các mẫu TPCN thu giữ của đối tượng Ly cho thấy: Một số mẫu  giám định không có các hoạt chất chính theo như thành phần cấu tạo trong các bản công bố phù hợp ATTP của công ty dược phẩm nhập khẩu. Một số khác là hàng không rõ nguồn gốc.
Ngày 2-10-2015, cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can Ly và Tiến tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm”. Tiến bị bắt tạm giam để điều tra mở rộng vụ án. Ly đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên cơ quan điều tra đã không bắt tạm giam mà ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Tuy nhiên, trong thời gian được tại ngoại, Ly lại tiếp tục hành vi phạm tội mới.
Ngày 7-1-2016, trên đường Nguyễn Biểu (quận 5), tổ công tác của Phòng PC46 - Công an TP Hồ Chí Minh phát hiện Nguyễn Hồng Tân đang giao 250 chai TPCN nghi là giả cho Nguyễn Văn Sang. Trong xe gắn máy của Sang cũng có 20 hộp TPCN nghi là giả. Toàn bộ số TPCN này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Tiến hành khám xét nơi ở của Tân tại quận 7, lực lượng Công an thu giữ một số lượng lớn thực phẩm chức năng giả các nhãn hiệu nổi tiếng. Tân khai nhận là người làm thuê cho Trần Thị Thanh Ly. Ly giao Tân đi nhận hàng ở quận 3 (ngã tư Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo) tổng cộng 6 thùng hàng, sau đó mang về phòng trọ của Tân trên đường Trần Xuân Soạn (quận 7) để dán nhãn vào chai rồi cho sản phẩm, tờ hướng dẫn sử dụng vào hộp giấy. Sau đó, dán nhãn phụ tiếng Việt, tem chống giả Bộ Công an và tem niêm phong công ty trên từng vỏ hộp. Khi Tân đang giao hàng cho Sang thì bị cơ quan chức năng bắt giữ.



Bộ Y tế đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm X-Men


Sản phẩm X-Men Xịt khử mùi Active . Ảnh: TL
Cục Quản lý Dược cho biết, căn cứ kết quả kiểm tra hậu mại đối với Công ty cổ phần sản xuất gia dụng Quốc tế (Bình Dương), Cục đã thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 2 sản phẩm mỹ phẩm do công ty trên sản xuất và chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.
Theo đó, 2 sản phẩm bị đình chỉ lưu hành và thu hồi là X-Men Xịt khử mùi Active (Deo body spray-active) có số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Sở Y tế Bình Dương cấp là 07/13/CBMP-BD ngày 28/12/2012 và sản phẩm mỹ phẩm X-Men Xịt khử mùi for boss gold (For boss gold perfumed deo spray) có số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Sở Y tế Bình Dương cấp là 342/11/CBMP-BD ngày 2/12/2011. Lý do thu hồi, mỹ phẩm vi phạm về ghi nhãn.
Cục Quản lý Dược yêu cầu Công ty cổ phần sản xuất hàng gia dụng Quốc tế phải gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng sản phẩm nêu trên. Tiến hành thu hồi toàn bộ các lô mỹ phẩm không đáp ứng quy định, gửi báo cáo thu hồi các sản phẩm trên về Cục trước ngày 15/3 tới.
Đồng thời, yêu cầu Sở Y tế tỉnh Bình Dương kiểm tra, giám sát việc thu hồi các mỹ phẩm nêu trên của Công ty cổ phần sản xuất hàng gia dụng Quốc tế, báo cáo kết quả về Cục.
Cục cũng yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn tiến hành thu hồi các sản phẩm trên, kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện./.



Sữa chua Le Petit Plaisir liên tiếp bị tố mốc đen khi còn hạn sử dụng

Vừa qua, đường dây nóng của Báo Kinh doanh và Pháp luật nhận được phản ánh của chị Trần Thu Mến, trú tại số 2B Lương Yên - Hai Bà Trưng, Hà Nội về tình trạng sữa chua Le Petit Plaisir có hiện tượng mốc đen khi vẫn còn hạn sử dụng.
“Tôi cho con ăn sữa chua này từ lúc cháu 2 tháng…”
Theo chị Mến, số sữa chua này được chị mua tại cửa hàng thực phẩm sạch Đồng Xanh: Số 5 lô 4B Trung Yên - Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch gần cơ quan của chị nên chị hay mua cho con chị sử dụng. Bé nhà chị Mến sử dụng sữa chua Le Petit Plaisir (hãng sữathương hiệu Đức, do Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhất Lâm nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam) từ lúc hơn 2 tháng, đến thời điểm này cháu bé đã hơn 2 tuổi.
Phản ánh với PV Báo Kinh doanh và Pháp luật, chị Mến bày tỏ lo ngại có thể trước đó con chị đã nhiều lần ăn phải sữa chua mốc do anh chị bận đi làm tối ngày, việc ăn uống của các con chị đều nhờ cả vào ông bà 2 bên nội ngoại. “Lần này là do tôi phát hiện ra, chứ những lần trước đó có thể ông bà cho cháu ăn sữa chua nhưng không biết sữa chua bị mốc. Ông bà mắt kém, nhìn những vết mốc có khi lại tưởng là những miếng hoa quả nên vẫn cho cháu ăn… Tôi cũng không biết nếu ăn phải sữa chua mốc, con tôi có bị ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này không”, chị Mến chia sẻ.
Một lốc sữa chua Le Petit Plaisir bị phát hiện mốc xanh

Một lốc sữa chua Le Petit Plaisir bị phát hiện mốc xanh

Cũng theo chị Mến, lo ngại đến vấn đề sức khỏe của con, chị đã phản ánh thông tin sữa chua mốc đến cửa hàng thực phẩm sạch Đồng Xanh, đồng thời tìm hiểu thông tin trên mạng về sữa chua Le Petit Plaisir thì tá hỏa khi biết rất nhiều người tiêu dùng khác cũng gặp trường hợp này.
Cửa hàng thực phẩm sạch vẫn tiếp tục kinh doanh loại sữa chua này
Theo tìm hiểu của PV, đây không phải là lần đầu tiên thương hiệu sữa chua Le Petit Plaisir của Đức bị tố có hiện tượng mốc xanh, dù hạn sử dụng ghi trên sản phẩm còn kéo dài tới mấy tháng. Một người bạn của chị Mến cũng từng gặp trường hợp này. Rải rác trên các diễn đàn, nhiều người tiêu dùng cũng phản ánh về tình trạng sữa chua Le Petit Plaisir mua ở các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch bị mốc xanh khi còn hạn sử dụng.
Gần đây nhất, anh Đào Xuân Hùng, trú tại 107 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng phản ánh tình trạng sữa chua hãng này bị mốc xanh, dù vẫn còn hạn sử dụng. Theo phản ánh của anh Hùng, anh đã nhiều lần mua sữa chua Le Petit Plaisir tại siêu thị Bibo Mart trên đường Phạm Văn Đồng, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, nhưng tới lần này anh mới trực tiếp phát hiện sữa chua này bị mốc.
Trước đó, phản ánh của anh Hùng đã được Đại diện siêu thị Bibo Mart tiếp nhận thông tin, sau quá trình rà soát, kiểm tra chất lượng sản phẩm, lãnh đạo Bibo Mart đã cho dừng việc kinh doanh sản phẩm sữa chua Le Petit Plaisir. Tuy nhiên, phía cửa hàng thực phẩm sạch Đồng Xanh, sau khi tiếp nhận phản ánh của chị Mến, cửa hàng này vẫn kinh doanh sản phầm này bình thường.
Trước thông tin phản ánh của người tiêu dùng, báo Kinh doanh và Pháp luật đã liên hệ tới Công ty TNHH Thương mại và Xuất nhập khẩu Nhất Lâm, yêu cầu công ty có trả lời về việc sữa chua hãng Le Petit Plaisir bị mốc bằng văn bản. Nhưng, cho đến thời điểm này, báo Kinh doanh và Pháp luật chưa nhận được trả lời chính thức nào từ phía công ty.
Thiết nghĩ, một thương hiệu sữa nước ngoài liên tiếp bị tố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ngoài trách nhiệm trực tiếp của đơn vị nhập khẩu, các đơn vị phân phối, cũng rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc, kiểm tra, rà soát chất lượng sản phẩm và quyết định có nên tiếp tục nhập khẩu hay dừng sản phẩm sữa chua Le Petit Plaisir, để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.




Thứ Tư, 24 tháng 2, 2016

Hiểm họa từ những nén hương không rõ nguồn gốc

Sau Tết, mùa lễ hội bắt đầu diễn ra cùng với đó là nhu cầu sử dụng hương (nhang) rất lớn cho việc đi lễ chùa của người dân. Nhiều loại hương không rõ thành phần nguyên liệu, không có địa chỉ sản xuất được bày bán tràn lan.

Thị trường tràn ngập nhang không rõ nguồn gốc
Trên phố Đồng Xuân, phố Hàng Chiếu (Hà Nội) và nhiều cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ đang bày bán rất nhiều hương thắp đa dạng về mẫu mã, chủng loại. Tuy nhiên những bó hương, hộp hương vòng đều không có nhãn mác, không thành phần nguyên liệu, loại khác thì không đầy đủ thành phần, hoặc có địa chỉ nơi bán mà không có địa chỉ nơi sản xuất.
Hương không rõ xuất xứ bày bán tràn lan
Phóng viên thắc mắc về nơi sản xuất thì nhiều người bán hàng đều ngập ngừng. Cô Thơm, một người bán hương trên phố Hàng Chiếu khẳng định đây đều là hương được nhập từ những làng nghề nổi tiếng. Nhưng khi được hỏi đây là sản phẩm của làng nghề nào thì người bán hàng không trả lời.
Hương được bán ngay vỉa hè cạnh những bao thuốc lá
Trong khói hương có nhiều thành phần gây hại
Rất nhiều chuyên gia đã khẳng định, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương cũng chứa các chất độc hại như Benzen, Toluene, xylenes... có thể dẫn tới ung thư hoặc tử vong. Ngoài ra nếu tiếp xúc quá lâu hoặc đốt quá nhiều hương có thể gây ngạt thở, dị ứng cho những người bị mẫn cảm với thành phần nguyên liệu của hương.
Bạn Bình chia sẻ, là sinh viên nhưng rất hay đi chùa những ngày rằm, mồng một, và các lễ hội lớn ở đền, am thờ nhưng điều e ngại nhất khi tới  những nơi đó là mùi khói hương quá nồng. Mỗi lần phải tiếp xúc với quá nhiều khói hương Bình đều bị đau đầu và khá choáng váng.
Sản phẩm hương vòng không có địa chỉ sản xuất rõ ràng có giá 15 ngàn đồng/ hộp
Đối với các loại hương không rõ nguyên liệu, không có xuất xứ rõ ràng lại càng nguy hiểm,  không ai biết thành phần tạo nên hương  là gì. Trong khi đó những loại hương này lại có giá rẻ giao động từ 3 - 15 ngàn đồng. Bằng mắt thường quan sát có thể thấy nén hương ko mịn, mà có bề mặt sần sùi khi được đốt thì mùi hương khá nồng rất khó chịu.
Người tiêu dùng nên chọn những sản phẩm hương có nguồn gốc, xuất xứ và thành phần nguyên liệu rõ ràng, tránh mua những loại hương có giá rẻ, kém chất lượng. Khi sử dụng hương cần tạo không gian thoáng, tránh tiếp xúc với khói hương quá lâu, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Hãy chọn nhang truyền thống

Theo các nghệ nhân, để làm ra loại nhang vừa cuốn tàn, vừa thơm hương thơm của thảo mộc tự nhiên rất cầu kỳ. Người làm phải chọn lấy phần cật cây nứa, ngâm dưới dòng nước chảy 3 tháng cho hết chất hữu cơ rồi phơi khô và chẻ thủ công bằng tay (vì sau khi ngâm, nứa nhẹ và giòn, không chẻ được bằng máy). Khi làm nhang cũng phải làm từ 5h sáng tới 2h chiều vào ngày nắng, để nhang được phơi trong một ngày mới có thể cuốn tàn.

Còn thảo mộc thì đại hồi lấy ở Lạng Sơn, quế ở Yên Bái, ngâu ở Thái Bình, trầm ở Quảng Nam... Thảo mộc được thu hoạch vào mùa xuân để có nhiều tinh dầu và tạo nên hương thiên nhiên tốt nhất. Đây chính là những nguyên liệu “phần hồn” tạo nên nét đặc trưng của hương. Nén nhang theo kinh nghiệm dân gian kỳ công và tinh hoa đến như vậy./.
Nhận biết hương hóa chất độc hại?
Hương hóa chất độc hại là hương được ngâm, tẩm thêm các loại hóa chất trong thành phần cấu tạo que hương (tăm hương, bột hương). Một số đặc điểm nhận diện như sau:

- Giá cả: rất rẻ (theo như các báo điện tử đưa tin thì 1 lít hóa chất sử dụng cho hương với giá mười mấy nghìn đồng có thể dùng để sản xuất hàng vạn que hương).

- Mùi hương: do tẩm hóa chất nên que hương khi chưa đốt cũng đã có mùi rất thơm, khi đốt lên có nhiều mùi khác nhau tùy theo loại hóa chất tạo mùi được sử dụng, mùi hương đậm đặc, thơm nồng, đặc biệt là thơm rất lâu.

- Màu hương: để tạo các màu sắc bắt mắt  nhà sản xuất tẩm thêm bột màu để tạo màu như ý (vàng, đỏ…)

- Khói hương: nhiều khói, tiếp xúc trực tiếp gây cay mắt, khó thở.

- Tăm hương: que tăm khi bóc đi phần bột hương có màu xỉn tối do ngâm hóa chất.

- Tàn hương: hương đậu tàn (tàn cong) là do tăm được ngâm với axit H3PO4, khi cháy tạo nên P2O5 cực kỳ độc hại ; tàn hương màu trắng tinh là do trộn thêm CaCO3 tạo màu.




Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

Sa bẫy đa cấp Liên kết Việt vì lòng tham


Theo lời giới thiệu của bạn bè, ông Đỗ Văn D. (60 tuổi, trú ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng tham gia vào mua 46 mã hàng. Ông D. cho biết, số tiền dành dụm khoảng 400 triệu ông đầu tư hết vào mua mã hàng ở Công ty Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt).
Ông D. không biết, Công ty Liên Kết Việt hoạt động theo mô hình đa cấp, cái lý đơn giản của ông là thấy lãi suất cao gấp nhiều lần gửi tiền tiết kiệm nên ông tham gia. Ban đầu ông mua 20 mã, sau đó mua thêm 26 mã nữa. Mỗi mã hàng giá 8,6 triệu đồng, số tiền dành dụm khoảng 400 triệu đồng, ông đổ hết vào Công ty Liên Kết Việt.
sa bay da cap lien ket viet vi long tham hinh 0
Các đối tượng thường mặc quân phục nhằm tạo lòng tin với người tham gia Công ty Liên Kết Việt.
Ông D. bảo, đang cần một số tiền tương đối để cải thiện cuộc sống cho gia đình, nghĩ tham gia 1 năm, với lãi suất cao như thế ông sẽ đủ kinh phí trang trải cho dự tính của mình, nhưng ai ngờ số tiền dành dụm của ông bị tiêu tan vì chút lòng tham.
Mở đầu tham gia Công ty Liên Kết Việt, qua lời giới thiệu của bạn bè, ông D. cũng đi tham dự hội thảo tổ chức rất hoành tráng tại khu vực Láng – Hòa Lạc. Ông tin rằng, chắc chắn thành công vì Công ty Liên Kết Việt giới thiệu là thuộc Bộ Quốc phòng.
Tham gia từ tháng 7/2015, chưa đầy 1 tháng, ông đã được trả lợi tức 30 triệu đồng. Ông D. bảo, ngoài ra, Công ty Liên Kết Việt còn có rất nhiều loại thưởng hoa hồng cho người tham gia. “Mình nộp tiền không cũng có hoa hồng”, ông D. cho hay.
Theo lời giới thiệu tại hội thảo mà ông được tham gia, cứ mỗi người ông D. giới thiệu gia tham Công ty Liên Kết Việt, lợi tức của ông sẽ được tăng lên. Ông D. ví dụ: Nếu giới thiệu một người mua 100 triệu đồng tiền mã hàng, ông có thể rút số tiền vốn mình bỏ vào với số tiền tương đương, nhưng lợi tức không hề giảm.
Tham gia được khoảng 1 tháng, ông D. thấy nhiều vấn đề phát sinh, báo chí cũng bắt đầu lên tiếng về mô hình bán hàng đa cấp, trong đó có Công ty Liên Kết Việt có trụ sở tại Hải Phòng, nhưng lúc này rút ra lại không kịp. Nén tiếng thở dài ông D. bảo: “Đấy là số tiền chắt bóp cả đời. Thấy lợi nhuận cao thì mình tham gia, tất cả cũng do lòng tham thôi”.
Cũng như ông D., chị Nguyễn Thị H. (trú tại Đống Đa, Hà Nội) khi nói đến Công ty Liên Kết Việt, chị muốn quên. Chị H. bảo, đầu tư vào cả đống tiền giờ xác định là mất trắng. “Đừng nhắc đến Liên Kết Việt nữa, giờ tôi chỉ muốn tập trung vào buôn bán thôi”.
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Xuân Giang (trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên kết Việt và Nguyễn Thị Thủy - Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Được biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 7/2015, với hình thức kinh doanh đa cấp, Giang và Thủy cùng đồng phạm đã gom được khoảng 1.900 tỷ đồng của 45.000 bị hại. Khi cơ quan điều tra vào cuộc xác minh thì tài khoản của Lê Xuân Giang chỉ còn hơn 45,5 tỷ đồng.
Để tạo dựng lòng tin, Công ty Liên Kết Việt còn mạo danh là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng. Các đối tượng còn tổ chức hoành tráng sự kiện đón Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, treo nhiều ảnh lãnh đạo Công ty Liên kết Việt mặc trang phục quân đội chụp hình với một số đồng chí lãnh đạo cao cấp.
Cơ quan chức năng đã xác định ảnh và Bằng khen mà Công ty Liên kết Việt đón là giả, vì theo hồ sơ lưu trữ tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ không cấp bằng khen cho Công ty Liên kết Việt./.