Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Phở nước béo mỡ thối, thịt xiên nướng tẩm gia vị Tàu

Người tiêu dùng tuần qua không khỏi hoang mang khi liên tiếp có những thông tin về mất vệ sinh an toàn thực phẩm như nước béo bún phở được làm từ mỡ bò thối, xương mau nhừ nhờ bột siêu tốc, thịt xiên nướng dậy mùi, đẹp mắt nhờ gia vị Tàu...
Nước béo bún phở làm từ mỡ bò thối

Nước béo làm từ mỡ bò thối vừa được phát hiện ở một cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật ở TP HCM. Mỡ dưới da đã hôi thối dùng làm nước béo.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Nơi chế biến mỡ nhếch nhác, hôi thối.
Đây là điểm thuộc da trâu bò, ngoài sản phẩm chính là da trâu bò muối còn có sản phẩm phụ là mỡ và tóp mỡ cung cấp cho các quán ăn để làm phần “nước béo” trong nước lèo. Cơ sở sản xuất nước béo làm từ mỡ bò thối này hoạt động trong điều kiện dơ bẩn, bốc mùi hôi thối ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, nguyên liệu sử dụng không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
Xương mau nhừ với bột siêu tốc
Trước đây, để nấu được một nồi nước lèo ngọt nước, xương mau nhừ thì người bán phải nấu trong nhiều giờ, mất rất nhiều thời gian và chi phí.
Nhưng hiện nay, trên thị trường, đã xuất hiện một chất làm mềm thịt, hay còn gọi là soda. Và để sử dụng chất này, thịt hay giò sẽ trở nên hấp dẫn mà không mất quá nhiều thời gian, tiết kiệm chi phí. Loại bột ninh nhừ siêu tốcnày đã được các quán ăn sử dụng phổ biến. Song, tác hại của nó thật khủng khiếp.

Thịt xiên nướng dậy mùi, đẹp mắt nhờ gia vị Tàu

Thị trường gia vị giá rẻ, gia vị không rõ nguồn gốc ngày càng hỗn tạp, từ gia vị thịt kho, gia vị bò kho, cà ri kho, đến gia vị nấu phở, lẩu hay gia vị bột nghệ, bột gừng, bột tỏi, gia vị tương đậu, tương ớt, sa tế... Tất nhiên, những gia vị này có hương vị rất giống với gia vị tự nhiên nhưng cực rẻ.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Một gói gia vị tẩm thịt nướng toàn chữ Trung Quốc
Theo Một thế giới, chỉ cần vài bịch gia vị thơm lừng, trộn cùng thịt xắt nhỏ, xiên que, chao qua lửa, các chủ quán thịt nướng đã phù phép thịt kém chất lượng trộn gia vị Tàu thành món ăn thơm, ngọt, mềm kích thích đầy đủ vị giác, khứu giác của thực khách.

Trứng gà đông như thạch rau câu 

Gần đây, trên mạng Internet lan truyền clip trứng gà, vịt đông cứng nghi làm bằng nhựa. Người đăng tải clip trên là anh Trần Quang Tùng và chị Nguyễn Thị Hương (Hà Đông, Hà Nội).

Chị Hương cho biết, mẹ chồng mua hơn 30 quả trứng gà, vịt ở một cửa hàng thực phẩm sạch trên phố Tô Hiệu (Hà Đông), rồi để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau hơn 10 ngày, vợ chồng chị lấy ra để chế biến thì thấy trứng đông như thạch rau câu. Vợ chồng chị Hương dùng bật lửa đốt thì thấy cả lòng đỏ và trắng của quả trứng đen lại, có mùi khét.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Hình ảnh trứng gà với lòng trắng đông như thạch, lòng đỏ keo dính. Ảnh cắt từ clip.
Tuy nhiên, ông Trần Quang Trung, nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm, cho rằng, nhiều khả năng, trứng đông cứng do chưa được bảo quản đúng cách.
Ống hút, hộp sữa chua tái chế từ rác thải y tế nguyên máu
Theo quy định, nhựa tái chế sẽ không được dùng để sản xuất đồ nhựa phục vụ cho ngành ăn uống, thực phẩm, thế nhưng, hiện tượng mua bán trái phéprác thải y tế nguy hại và tái chế chúng thành những thứ đồ nhựa vẫn diễn ra hàng ngày.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Rác thải được xử lý và tái chế thành nguyên liệu nhựa rồi đem bán cho các cơ sở sản xuất đồ đựng thực phẩm – (Ảnh cắt từ clip)
Theo điều tra mới đây của Chuyển động 24h, mỗi ngày, hàng nghìn kg rác thải y tế thuộc loại nguy hại, cần tiêu hủy, thậm chí còn cả dịch máu vẫn được tiếp tục tái sinh, quay vòng trở thành những đồ đựng thực phẩm như cốc, ống hút, hộp sữa chua...

Nghi án thương lái Trung Quốc mua sầu riêng non để ngâm hóa chất

Một số địa phương miền Nam đang xảy ra hiện tượng thương lái ồ ạt mua sầu riêng non với mức giá cao gấp 3 lần so với cùng thời điểm năm ngoái, để nhập cho các đầu mối Trung Quốc.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Sầu riêng non được nhúng thuốc chỉ sau 2 ngày là chín vàng, ngon
Không ai biết họ nhập những thứ đó để làm gì, kể cả những thương lái người Việt Nam. Song nhiều chuyên gia nhận định rằng, rất có thể những trái sầu riêng non đó sẽ được thương lái Trung Quốc dùng thuốc ép cho chín, rồi lại tuồn ngược về Việt Nam. Hoặc khi giá sầu riêng non được đẩy lên cao hơn nữa, thì chính thương lái Trung Quốc sẽ đẩy ngược lượng hàng đã mua đó trở lại, bán cho thương lái Việt rồi… biến mất.
Cơn sốt thạch găng của bà nội trợ Hà thành 

Thạch găng vốn là món ăn vặt dân dã vào mùa hè ở những vùng nông thôn, nay bỗng dưng xuất hiện tại Hà Nội khiến không ít bà nội trợ thích thú tìm mua bột về làm cho cả gia đình ăn giải nhiệt.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế
Các bà nội trợ đua nhau làm món thạch găng siêu rẻ
An toàn, dễ làm, giá bình dân... chỉ cần 10.000 - 15.000 đồng là các bà nội trợ có thể làm ngay được món thạch găng giải nhiệt mát lạnh ngày hè. Theo đó, dịch vụ bán bột thạch găng cũng được dịp “hốt” bạc.
Siêu thị bán sữa đắt hơn cả trăm ngàn?
Theo khảo sát, tại nhiều cửa hàng sữa ở Hà Nội, giá sữa bán lẻ vẫn thất thường, mỗi nơi một giá. Thậm chí, hai cửa hàng cách nhau chưa đầy 10m mà giá sữa bán đã khác.
Cùng là sữa P. số 1 loại 900g, các cửa hàng trên phố bán từ 370.000-379.000 đồng thì tại siêu thị B. giá lại cao ngất ngưởng, lên đến 475.000 đồng/hộp. Bất chấp các biện pháp bình ổn, giá sữa bán lẻ cho trẻ dưới 6 tuổi vẫn loạn.

Nước mía bán theo lít hút khách
Để kích cầu và cạnh tranh với các hàng khác, một quán nước mía ở Hà Nội chào bán đồ uống này theo lít với giá 25.000 đồng.
phở bò, nước phở, mỡ thối, gia vị, hàng Tàu, Trung Quốc, sầu riêng, trứng gà, ống hút, nước mía, thạch găng, tái chế, phở-bò, nước-phở, mỡ-thối, gia-vị, hàng-Tàu, Trung-Quốc, sầu-riêng, trứng-gà, ống-hút, nước-mía, thạch-găng, tái-chế

Trong khi các hàng nước giải khát mọc nhan nhản, cạnh tranh từng nghìn lẻ thì hình thức bán dạng này giúp quán nước nói trên thu hút được một lượng lớn khách online. Vì thế, giá sản phẩm được hạ thấp nhất có thể để lấy công làm lãi. 


A QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Tiêu hủy hơn 1 tấn mận, đào Trung Quốc "đội lốt" Sapa

Theo thông tin từ UBND huyện Sa Pa ( tỉnh Lào Cai), Đội quản lý thị trường số 3 huyện Sa Pa vừa phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương tiêu hủy 1.080 kg quả mận, đào của Trung Quốc nhập lậu, đưa lên Sapa tiêu thụ. 


Đào, mận Trung Quốc bày bán tràn lan các chợ trong tỉnh Lào Cai với giá từ 40 - 70 ngàn đồng/ kg.
Đào, mận Trung Quốc bày bán tràn lan các chợ trong tỉnh Lào Cai với giá từ 40 - 70 ngàn đồng/ kg.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Cụ thể, ngày 19/6/2015 tại khu vực cổng chợ du lịch Sa Pa nằm trên địa bàn đường N1, tổ 3B, thị trấn Sa Pa ( huyện Sa Pa ), lực lượng công tác của Đội quản lý thị trường số 3 huyện Sa Pa đã phối hợp với công an huyện Sa Pa cùng các ngành hữu quan khác của huyện kiểm tra xe ô tô do ông Đinh Văn Long trú tại thành phố Lào Cai điều khiển vận chuyển một lượng khá lớn đào, mận cho bà Đỗ Thị Hương là chủ hàng trú ở phường Phố Mới, thành phố Lào Cai lên Sa Pa tiêu thụ.

Qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện 15 hộp xốp dựng quả đào tươi, mỗi hộp trọng lượng 40 kg, tổng số là 600 kg quả đào tươi, 6 hộp xốp đựng tổng số 240 kg quả mận tươi  vỏ màu tím, 6 hộp xốp đựng tổng số 240 kg quả mận hậu tươi vỏ màu xanh nõn chuối.

Tổng trọng lượng đào, mận vận chuyển trên xe là 1080 kg, nhưng chủ hàng không có bất cứ một loại giấy tờ gì chứng minh xuất xứ hàng hóa (quả mận, đào) vận chuyển trên xe và giấy kiểm dịch thực vật qua biên giới.

Đội quản lý thị trường số 3 huyện Sa Pa đã quyết định thu giữ và tổ chức tiêu hủy toàn bộ 1.080 kg quả đào mận tươi nhập lậu này, đồng thời xử phạt hành chính chủ hàng 3 triệu đồng theo quy định pháp luật.

Đây là số đào, mận nhập lậu bị thu giữ và tiêu hủy lần đầu tiên trên địa bàn huyện Sa Pa và tỉnh Lào Cai sau khi có thông tin xuất hiện đào, mận Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam sau đó một số người mập mờ dán nhãn mác "đào, mận Sa Pa" bán cho người tiêu dùng trong nước với giá cao ngất ngưởng...



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

Báo động sự “biến tướng” của hàng Tàu gắn mác hàng Việt

Như căn bệnh trầm kha chưa có thuốc đặc trị, hàng Trung Quốc gắn mác Việt không chỉ lừa phỉnh người tiêu dùng, đe dọa doanh nghiệp Việt mà nguy cơ những mặt hàng này sẽ giả hàng Việt để xuất khẩu. Đây là hệ quả khôn lường đối với kinh tế…
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả, hàng nhái Việt Nam. Tại Tọa đàm Xây dựng và Bảo vệ thương hiệu, đấu tranh chống hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ được tổ chức mới đây, thống kê bước đầu, các cơ quan chức năng cho biết, 5 tháng đầu năm, đã có 8.800 vụ hàng giả bị bắt giữ. 
M
Một số mặt hàng trong lô hàng xuất xứ từ Trung Quốc nhưng đều mang các thương hiệu sản xuất trong nước với dòng chữ "Made in Vietnam"
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Đáng quan ngại nhất, ngoài các vụ hàng giả được sản xuất trong nước, hàng giả các sản phẩm có thương hiệu nước ngoài thì có rất nhiều hàng giả từ Trung Quốc có in tem, bao bì, nhãn mác và xuất xứ tại Việt Nam.
Các mặt hàng bị làm giả đa dạng, từ hoa quả, thịt động vật, bánh kẹo, phụ liệu chế biến món ăn, thuốc đến các sản phẩm mũ bảo hiểm, mỹ phẩm, đồ điện tử, hàng công nghiệp như máy lọc nước, thép tôn, inox không gỉ…. của các thương hiệu trong nước.
Chỉ riêng trong tháng 1/2015 ba địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh và Lạng Sơn, các lực lượng chức năng đã thu giữ nhiều hàng hóa Trung Quốc đưa về Việt Nam. Khi kiểm tra các kiện hàng được đóng gói bằng chữ Trung Quốc, lực lượng chức năng đã phát hiện các thương hiệu bột ngọt, vàng, phụ tùng xe đạp đều ghi được sản xuất tại Việt Nam (made in Vietnam). Các mặt hàng này đang trên đường vận chuyển về tiêu thụ tại các tỉnh phía Bắc.
Đầu tháng 3/2015, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Hồ Chí Minh phát hiện lô hàng hơn 3.000 sản phẩm gồm các loại quần áo, giày, ví da mang các thương hiệu ngoại như Nike, Gucci, Versace… được ghi rõ sản xuất tại Việt Nam.
Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về phòng chống hàng giả cũng đã gióng lên hồi chuông cảnh báo, nguy cơ hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc tuồn về Việt Nam qua các cửa khẩu phía Bắc ngày một nhiều. Đặc biệt, xu hướng hàng Trung Quốc gắn mác giả hàng Việt không suy giảm mà còn gia tăng do có sự cấu kết của các cá nhân, tổ chức từ Việt Nam, khiến các lực lượng chống buôn lậu, truy quét hàng giả gặp nhiều khó khăn.
Hay như mới đây nhất, ngày 21/6, cơ quan chức năng đã bắt tạm giam bị can Nguyễn Huy Thọ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo bản cáo trạng, Thọ sang Trung Quốc đặt sản xuất các Bếp từ; bếp điện từ, bếp điện hồng ngoại, lò vi sóng… mang thương hiệu “Romal” hoặc “Kucy” của Italy, Đức và Malaysia… Sau đó, đối tượng này nhập hàng, bóc tem, nhãn của ghi sản xuất tại Trung Quốc - “Made in China” để thay bằng dòng chữ "Made in Italy" hay "Made in Germany", "Made in Maylaysia" để bán với mức giá cao gấp 5 lần giá nhập từ Trung Quốc
Ngày 17/6, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và thu giữ hơn 6.076 ván gỗ sàn được làm giả hàng nhập khẩu từ Đức nhưng có nguồn gốc từ Trung Quốc ở 1 công ty tại Thanh Xuân, Hà Nội. Tại đây, lực lượng chức năng cũng thu giữ 2.500 tem nhãn giả mạo để chuyên “phù phép” hàng giả mạo.
Theo ông Nguyễn Văn Cẩn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ngoài đánh lừa người tiêu dùng Việt, phá hoại thị trường trong nước, có hiện tượng móc nối của các thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc với các cá nhân Việt Nam để đưa các mặt hàng này trở thành hàng xuất khẩu của Việt Nam ra các thị trường thế giới, nơi mà Việt Nam đang được ưu đãi thuế suất 0%.
Với xuất xứ không rõ ràng, chất lượng thấp những đơn hàng này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến thương hiệu, uy tín chất lượng của hàng Việt trong mắt người tiêu dùng nước ngoài. Nguy cơ bị kiện và mất thị trường rất cao.
“Khả năng và công nghệ làm giả, Trung Quốc là số 1 thế giới. Thế giới từng rất e sợ khả năng làm hàng nhái, hàng giả của Trung Quốc. Hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc còn ra đời nhanh hơn cả hàng thật. Hàng Việt bị làm giả đa phần là những mặt hàng có thị trường, có thương hiệu. Bên cạnh đó, là những mặt hàng người tiêu dùng quan tâm, mua nhiều như các mặt hàng xách tay của thương hiệu nổi tiếng thế giới. Sống trong hoàn cảnh như vậy, nếu hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc vào nhiều hơn, DN Việt Nam khó sống lắm”, ông Cẩn nói.
 
Đứng về góc độ kinh tế, theo các chuyên gia hiện có hai mặt trận hàng giả, hàng lậu mà Việt Nam phải chống là: hàng lậu được sản xuất tại Trung Quốc và hàng giả Trung Quốc nhái Việt Nam hoặc thương hiệu nổi tiếng trên thế giới.
TS Lê Đăng Doanh, nguyên Phó Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết: “Chúng ta đã thành công khi cảnh báo người tiêu dùng về chất lượng và uy tín của hàng chất lượng thấp, giá rẻ của Trung Quốc đến sức  khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Người tiêu dùng, thị trường Việt Nam đã cảnh giác với hàng chất lượng kém xuất xứ từ Trung Quốc và chuyển sang tin vào hàng Việt, chất lượng Việt. Chính vì tâm lý “bài” hàng Trung Quốc khiến các tư thương nước này quay sang chú trọng hơn vào làm hàng giả mang thương hiệu Việt để tranh thủ thị trường và phá hoại nền sản xuất trong nước”.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317

"Mục sở thị" cơ sở làm bim bim "bẩn"

Gần 300 kg phụ gia dùng tại xưởng do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 3,6 tấn bim bim thành phẩm có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh ATTP.

"Muc so thi" co so lam bim bim "ban"Dây chuyền chế biến bim bim có dấu hiệu không đảm bảo VSATTP
Đội Quản lý Thị trường số 14 - Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận hồ sơ để điều tra, làm rõ hành vi vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại một cơ sở sản xuất bim bim trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.
"Muc so thi" co so lam bim bim "ban"Khoảng 3,6 tấn bim bim thành phẩm tại xưởng có dấu hiệu không đảm bảo VSATTP
Trước đó, ngày 24/6, Tổ công tác liên ngành của Đội 5, Phòng PC49 - Công an TP Hà Nội (Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường) phối hợp với Đội Quản lý Thị trường số 14 - Chi cục Quản lý Thị trường TP Hà Nội bất ngờ kiểm tra cơ sở sản xuất bim bim của Công ty TNHH Xây dựng Thương mại và Dịch vụ Vinh Tài tại thôn Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.
"Muc so thi" co so lam bim bim "ban"Hàng trăm kg phụ gia tại xưởng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Tại đây, Tổ công tác phát hiện 270kg phụ gia dùng cho việc sản xuất bim bim do nước ngoài sản xuất không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ; 245 thùng bánh bim bim thành phẩm với tổng trọng lượng 3,6 tấn có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 
Tại thời điểm kiểm tra, trong xưởng có 3 lao động người Trung Quốc đang tham gia vào dây chuyền sản xuất bim bim nhưng không mang găng tay và bảo hộ lao động.
Tổ công tác đã lập biên bản đưa 3 mẫu bim bim đi giám định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bàn giao hồ sơ cùng toàn bộ lô hàng cho Đội Quản lý Thị trường số 14 tiếp tục điều tra, làm rõ.





NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ



Gọi cho chúng tôi 0902233317


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Đột kích “lò” sản xuất bột nêm giả cực lớn

Bột nêm có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc với giá tiền rẻ, các đối tượng cho đóng gói vào các bao bì, nhãn mác của các nhãn hàng có thương hiệu rồi đem bán ra thị trường. 

Không chỉ tiêu thụ ở trong nước, lượng hàng giả này còn được xuất sang Lào. Lò sản xuất hàng giả này vừa được công an Thừa Thiên-Huế triệt phá.
 
Nguyễn Tất Hùng bên lượng lớn bột nêm giả làm từ bột nêm Trung Quốc
Nguyễn Tất Hùng bên lượng lớn bột nêm giả làm từ bột nêm Trung Quốc
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
Từ những dấu hiệu khả nghi

Theo các trinh sát trong Ban chuyên án thì đây là một vụ làm giả bột nêm và bột ngọt lớn nhất từ trước đến nay xảy ra ở Thừa Thiên-Huế. Phải mất nhiều tháng nắm địa bàn và lần theo các thông tin mong manh, các trinh sát mới có thể phục kích bắt quả tang và phá vụ làm hàng giả lớn này. Ông Nguyễn Công Chung, một trong những khách hàng thân thiết của xưởng sản xuất bột nêm giả này cho biết nhãn mác và mọi thứ đều giống y như hàng thật nên quan sát bằng mắt thường không tài nào nhận ra được. Giá bán của loại bột nêm giả này lại thấp hơn thị trường rất nhiều nên khách hàng tiêu thụ đông. 

Xưởng sản xuất bột nêm giả cực lớn này là xưởng Hay Hùng do Nguyễn Tất Hay (63 tuổi, trú tổ 5, phường Thủy Phương, TX Hương Thủy, Thừa Thiên-Huế) là chủ cơ sở. Theo khai nhận của Hay thì xưởng này của ông cũng mới chỉ thành lập được hơn nửa năm nhưng lượng hàng giả làm ra và xuất ra thị trường đã lên đến gần 2 tấn. Tuy xưởng hoạt động rất rầm rộ, nhưng Hay không hề khuếch trương. Ban đầu Hay có treo biển nhưng sau này thì hạ xuống vì các mối khách quen đã có nhiều rồi nên Hay chỉ cần đến tận nơi giao hàng hoặc khách hàng tự tìm đến với cơ sở của Hay.

Không chỉ làm hàng giả để phân phối trên địa bàn Thừa Thiên-Huế mà xưởng Hay Hùng còn xuất cả sang Lào và nhiều tỉnh khu vực Nam Trung bộ khác miễn là có đơn đặt hàng. Chính vì thế nên cơ sở Hay Hùng càng ngày càng hoạt động mạnh. 

Từ những ngày sau Tết Ất Mùi, các trinh sát công an TX Hương Thủy phát hiện ra một số dấu hiệu khả nghi là nhiều cửa hàng ở Hương Thủy bán các loại hạt nêm nổi tiếng nhưng nhiều người phản ánh dùng không có nhiều tác dụng và mùi rất khác lạ. Hơn nữa, loại hạt nêm này chỉ cần để ít ngày là chuyển sang màu vàng vàng ngay. Các cửa hàng nhập loại bột nêm này giá còn rẻ hơn cả giá bán sỉ của công ty bán ra cho những đại lý cấp 1 của mình. Thấy có nhiều thông tin không bình thường, các trinh sát đã bám địa bàn nhiều ngày và lần ra đầu mối cung ứng chính là xưởng sản xuất Hay Hùng. Các trinh sát tiếp tục theo dõi nhiều ngày, sau đó thành lập ban chuyên án triệt phá xưởng sản xuất hàng giả cực lớn này.

Phục kích bắt quả tang
Sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin liên quan đến xưởng sản xuất Hay Hùng, giữa tháng 6-2015, Công an Hương Thủy quyết định phục kích bắt quả tang cơ sở sản xuất hàng giả lớn này. Từ nhiều người dân xung quanh xưởng cung cấp thông tin cho biết có những lúc xưởng hoạt động xuyên cả đêm nhưng không cho người ngoài vào. Hàng xuất đi chủ yếu do Hay giám sát. Nếu số lượng ít thì Hay sẽ đích thân bỏ hàng vào các bao tải và chở bằng xe máy đi giao cho khách còn nếu khách hàng ở xa thì đóng vào các thùng các tông và gửi xe khách đi. 

Tất các các lịch trình này đều được các trinh sát ghi nhận. Ngày 17-6 như thường lệ, có đơn đặt hàng một bao tải bột nêm Knor và bột ngọt Ajinomoto nên Hay điều khiển xe máy chở hàng từ nhà đi hướng TP.Huế. Khi đi qua địa bàn Hương Thủy và chỉ còn chừng 10km nữa là đến địa điểm giao hàng thì một mũi trinh sát ập vào kiểm tra số hàng của Hay. Qua kiểm tra, công an phát hiện gần 30kg bột ngọt nhãn hiệu Ajinomotor và gần 20kg bột nêm nhãn hiệu Knor. Qua giám định và xác minh từ các công ty có các nhãn hàng nói trên thì tất cả các số hàng này đều là hàng giả. 

Cùng lúc này, một mũi trinh sát đã phục kích sẵn ở xưởng Hay Hùng và ập vào bắt quả tang Nguyễn Tất Hùng (là con trai của Hay) đang trực tiếp cùng với một công nhân khác chế biến và làm bột nêm Knor giả. Theo lời khai của Nguyễn Tất Hay thì số hàng này Hay đang đi giao cho vài cửa hàng bán lẻ ở khu vực Huế. Những cửa hàng này thường xuyên lấy hàng của ông vì ông bán rẻ hơn thị trường rất nhiều. Còn hai bao hàng nữa chuẩn bị xuất đi Lào, Hay sẽ liên hệ để gửi xe khách lên đến biên giới  sẽ có người bên Lào sang để lấy. 

Cha lập xưởng, con điều hành làm giả
Theo Hay thì từ khi lập xưởng đến nay xưởng của Hay đã sản xuất được gần 2 tấn hàng giả hạt nêm Knor và một số bột ngọt Ajinomotor. Sau khi thành lập xưởng, Hay phân công cho con trai lớn của mình là Nguyễn Tất Hùng điều hành chính việc sản xuất còn Hay thì đi tạo các mối hàng chứ ít khi trực tiếp để sản xuất hàng này. 

Sau khi bị bắt quả tang, tại xưởng Hay Hùng, tang vật thu giữ gồm 1 máy dán ép, 3 chiếc cân trọng lượng, gần 4 nghìn vỏ bao bì giả các loại bột ngọt hiệu Ajinomotor, bột nêm Knor và hơn 5 tấn bột đã được đóng gói thành phẩm để chuẩn bị xuất hàng đi các nơi. Với con số này thì lời khai của Hay rằng từ khi lập xưởng mới sản xuất có gần 2 tấn hoàn toàn không hợp lý. 

Theo khai nhận của bố con Hay thì cha con Hay - Hùng đặt hàng tận biên giới Trung Quốc các loại bột của Trung Quốc, hương liệu và một số tạp chất khác sau đó mang về nhà chế biến rồi mua các loại bao bì, nhãn mác của những loại hạt nêm, bột ngọt nổi tiếng sau đó đóng gói lại và xuất đi cho khách hàng. 

Chất phụ gia dùng trong công nghiệp
Những chất phụ gia tìm thấy trong hạt Knor giả của xưởng của Hay chỉ được dùng trong công nghiệp chứ không được dùng trong thực phẩm, nhất là các thực phẩm có thể dùng trực tiếp như bột nêm. Những chất phụ gia này chính Hay cũng biết có hại cho sức khỏe nhưng vẫn sản xuất. Mức tiền lời từ việc sản xuất bột nêm giả, bột ngọt giả này là rất lớn. 

Theo khai nhận của Nguyễn Tất Hùng, một bao tải bột lẫn hương liệu của Trung Quốc được đưa từ biên giới về giá chưa đầy 300 nghìn đồng nhưng khi chế biến thành hạt nêm Knor và phân chia đóng gói, dán nhãn vào thì bán được trên 3 triệu đồng. Nghĩa là lời gấp chục lần. 

Một trong những nhược điểm của loại hạt nêm giả và bột ngọt này là không để được lâu, nếu để lâu sản phẩm sẽ biến đổi màu ngay do các tạp chất. Còn về mẫu mã bên ngoài thì hoàn toàn giống các loại hàng thật. Hùng khai nhận khâu khó nhất đó là đóng gói, các đường viền sao cho phải thật giống hàng thật. Cùng với đó là khâu pha bột cùng các hương liệu vào để khách hàng có thể không phân biệt được so với mùi vị của các loại hạt nêm thật.

Ban chuyên án đang tiếp tục mở rộng điều tra đối với xưởng sản xuất hàng giả cực lớn này. 
 
Theo Huy Hoàng - Phạm Thị
An ninh Thủ đô