Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Cách nhận biết tôm, bò, gà bơm hoá chất

Mua phải thịt ôi thiu hay ngâm hoá chất luôn là nỗi lo lắng của rất nhiều chị em khi đi chợ, nhất là những bà mẹ đang chọn đồ để chuẩn bị một bát cháo ngon cho con ăn dặm. Tuy nhiên, chỉ cần một chút tinh ý quan sát, mẹ có thể tránh khỏi những thực phẩm kém chất lượng này.
Xin mách cách nhận biết tôm, bò, gà bơm hoá chất, không nên mua cho con ăn dặm
Tôm bơm hoá chất
Hiện nay tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu đang ngày càng tinh vi và khó bị phát hiện. Theo công bố được đưa ra trong Quyết định số 177/QĐ-BNN-QLCL của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra tạp chất trong tôm nguyên liệu, biểu hiện của tôm có tạp chất thường là:
- Phù đầu,
- Đuôi xoè,
- Thân hơi căng hoặc căng tròn rất đẹp mắt chứ không như tôm bình thường: thân mềm, cong và hơi phẳng.
 - 1Tôm có tạp chất nhô đầu (ảnh Bộ NN và PTNT)
 - 2Tôm có tạp chất: xoè đuôi(ảnh Bộ NN và PTNT)
 - 3Tôm có tạp chất: gai vểnh(ảnh Bộ NN và PTNT)
Với tôm sú, mẹ nên chọn tôm có vỏ bóng, thịt gắn chắc vào vỏ. Tôm sắt không nên chọn tôm có màu hồng đậm, đây là loại tôm để lâu, đã ươn, không đảm bảo chất lượng.
Cách tiếp theo là dành cho tôm đông lạnh hoặc đã hấp, bạn hãy bắt tôm lên, cầm phần đầu và phần đuôi tôm để kéo thẳng tôm ra. Nếu các khớp nối giữa các đốt tôm khít thì là tôm mới, còn nếu các khớp này rộng ra tức là tôm đã bị để đông lạnh quá lâu.
Để "chắc ăn" nhất, khi mua tôm cho con, mẹ nên tìm mua tôm còn tươi, "nhảy tanh tách", không rớt chân, càng. Đây là loại tôm khoẻ và tốt nhất cho trẻ ăn dặm.
 - 4
Thịt lợn sề "phù phép" thành thịt bò
Tình trạng thịt lợn sề "đội lốt" thịt bò không mới nhưng vẫn gây hoang mang cho các bà mẹ khi lựa thịt cho con. Bằng cảm quan khi đi mua thịt, mẹ có thể phân biệt như sau:
Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm,thớ thịt nhỏ, mỡ vàng. Thịt lợn giả thịt bò sẽ có thớ thịt to và ngắn hơn, không mịn, phần mỡ màu trắng đục. Ngoài ra khi ấn nhẹ vào miệng thịt, thịt bò thật dẻo hơn, ít tính đàn hồi, cảm giác thịt dính theo tay. Nếu là thịt lợn giả thịt bò ấn vào sẽ thấy mềm bở, thịt không dính theo tay.
 - 5
 - 6
Thịt bò thật có màu đỏ au hoặc hồng đậm, thớ thịt nhỏ, mỡ vàng. (ảnh minh hoạ)
Thịt gà bơm nước
Một số người buôn bán gà vịt hay mách nhau: nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm. Do đó khi chọn gà nấu ăn dặm cho con, mẹ nên quan sát hai bên đùi và lườn con gà. Nếu thấy căng bóng, thớ thịt dày, to thì không nên mua. Nếu còn nguyên con, chị em cầm dốc ngược con gà, vịt lên, nếu thấy nó biến dạng nhiều thì đã bị bơm nước.
Cũng chia sẻ kinh nghiệm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Phòng Quản lý Chất lượng, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội cho hay, nếu nhận thấy con vịt, gà quá béo, chị em chỉ cần lấy dao hoặc vật nhọn chọc thủng lớp da, nếu bị bơm nước thì nước sẽ chảy ra.
 - 7Nếu bơm nước, người bán thường chọn hai vị trí đùi và lườn để bơm (ảnh minh hoạ)
Theo Anh Minh - Khám phá

Cherry 'ngoại' tiền triệu: Đột biến màu, nứt toác

Cư dân mạng đang xôn xào về thông tin quả cherry nhập khẩu giá đắt đỏ, lên đến 1,2 triệu đồng/kg, nhưng về ngâm rửa thấy phai màu, nước đỏ như phẩm, quả thì nứt toác.

Thành viên có nickname Vịt Già ở Hải Phòng chia sẻ trên Facebook cá nhân, rằng anh là tín đồ của cherry (anh đào), mỗi lần ăn đều vài ký. Trước đây, anh cũng đã nghi ngờ loại trái cây này có ngâm thuốc hóa học để bảo quản, bởi vài lần anh bị đầy bụng. Song, anh nghĩ chắc do mình ăn quá nhiều, không tiêu hóa được nên bỏ qua. Lần khác anh ăn thì bị nôn và cũng chỉ nghi là do cảm.
Tuy nhiên, đến tối 26/5, anh thực sự phát hoảng. Bởi, một hộp cherry nhập khẩu anh vừa mua quả bóng bẩy, to tròn chín mọng, khi cho vào rửa ngâm nước với một chút xíu muối thì quả biến màu, nứt toác. Nước ngâm cherry chuyển sang màu đỏ như phẩm màu, mùi hôi hôi.
cherry, quả cherry, nhập khẩu, cherry Mỹ, cherry Úc, Trung Quốc, nứt toác, phai màu, ngộ độc, quả-cherry, nhập-khẩu, cherry-Mỹ, cherry-Úc, Trung-Quốc, nứt-toác, phai-màu, ngộ-độc
Quả cherry thành viên Vịt Già mua với giá 1,2 triệu đồng/kg về ngâm thấy phai đỏ màu nước như phẩm và nứt toác
Sợ quá, anh chia sẻ ảnh trên Facebook, tuyên bố cạch mặt loại quả này đến già và khuyên mọi người cẩn thận khi ăn cherry.
Nickname này cho hay cherry anh mua là loại nhập từ Úc, giá 1,2 triệu đồng/kg.
Nga khi thông tin được đăng tải, cộng đồng mạng xôn xao bởi đây là loại quả thuộc hàng "sang chảnh", siêu đắt đỏ mà mọi người đều muốn được nếm thử và mua về ăn.
Thành viên Vũ Minh Thi chia sẻ: "Mình đã hai lần ngộ độc cherry nôn thốc nôn tháo và xuất huyết bao tử. Món này mình đã cạch mặt từ lâu không dám ăn nữa". Thành viên này cũng cho biết, cherry rất nhanh hỏng. 
Mẹ cô đi Mỹ mua ăn ngay, quả vừa hái xuống mấy giờ sau đã có dấu hiệu hỏng thì đừng bao giờ tin rằng cherry đến miệng mình ăn ở Việt Nam lại không có thuốc, nhất là hàng Trung Quốc lại càng không phải nghĩ.
Tương tự, nhiều thành viên khác cũng tỏ ra hốt hoảng, cảm thấy lo lắng bởi cherry là món khoái khẩu mà họ thường ăn.
cherry, quả cherry, nhập khẩu, cherry Mỹ, cherry Úc, Trung Quốc, nứt toác, phai màu, ngộ độc, quả-cherry, nhập-khẩu, cherry-Mỹ, cherry-Úc, Trung-Quốc, nứt-toác, phai-màu, ngộ-độc
Theo thành viên Vịt Già, cherry này là hàng nhập khẩu từ Úc
Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng cần bình tĩnh để xem xét lại vấn đề. Đơn cử, thành viên Vân Nhi chia sẻ: Mọi người cần suy nghĩ kỹ, đừng có cái gì cũng ngâm thuốc để rồi bỏ qua quả ăn vô cùng tốt. 
Theo thành viên này thì cherry thuộc loại quả mọng, nhiều nước, trái căng tròn và bóng, nhìn lúc nào cũng kiểu sắp vỡ ra được. Cherry Mỹ bây giờ đang đầu mùa trái rất to và căng, kể cả khi không rửa nước để ngoài một lúc cũng bị nứt ra.
"Tớ có người nhà làm hải quan, hàng được mua trực tiếp ở sân bay chưa qua bất kỳ một nhà phân phối nào để có thể bị tẩm thuốc cả mà cũng bị như thế. Quả cherry ngọt nên có kha khá calo, ăn nhiều đầy bụng là đương nhiên. Mọi người vào các cửa hàng uy tín mua là yên tâm nhé", thành viên này cho hay.
Một số thành viên khác cũng cho biết, quả cherry không được ngâm nước, nếu ngâm nước sẽ bị nứt toác hết hay quả này nếu mà thu hoạch vào mùa mưa hoặc dính nước mưa thì cũng bị nứt.
Theo Bảo Hân - VnExpress

Shisha độc hơn thuốc lá

Hút shisha trong 1 giờ, lượng khói hít vào cơ thể tương đương với hút 100 điếu thuốc lá. Các chất gây ung thư, tắc nghẽn phổi mạn tính... đều cao hơn thuốc lá có khi đến hàng trăm lần.

"Sự lầm tưởng hút shisha ít độc hại hơn thuốc lá đã khiến tình trạng hút loại thuốc gây nghiện mới này ngày càng ở mức báo động" - PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Hô hấp (BV Bạch Mai), cảnh báo tại hội thảo khoa học hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá do Bộ Y tế, chương trình Phòng chống tác tại thuốc lá tổ chức sáng 27/5 tại Hà Nội.
Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra một quán cà phê có bán shisha Ảnh: NGỌC GIANG
Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kiểm tra một quán cà phê có bán shisha - Ảnh: Ngọc Giang
Theo PGS.TS Chu Thị Hạnh, nhiều người quan niệm rằng hút shisha qua nước sẽ giảm bớt độc tố, không ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc chỉ hút ít, hút chơi chốc lát sẽ không gây nghiện. 
Tuy nhiên, mỗi lần hút shisha thường kéo dài từ 40 phút đến vài giờ. Khói shisha được hít vào phổi của người hút hoặc thải ra phòng khiến nhiều người cũng hít khói thuốc thụ động.
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Ung thư Mỹ cho thấy hút shisha trong vòng 1 giờ, lượng khói hít vào cơ thể tương đương với khi hút 100 điếu thuốc lá, (khoảng 0,1 - 1 lít khói). 
Tỉ lệ nicotin ngấm vào cơ thể khi hút shisha cao hơn 70% so hút thuốc lá. Các chất gây ung thư, gây tắc nghẽn phổi mạn tính... đều cao hơn việc hút thuốc lá vài chục đến hàng trăm lần.
Do vậy, hút shisha có thể dẫn đến các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, sinh con nhẹ cân, các bệnh tim mạch và gây nghiện. Ngoài ra, việc nhiều người dùng chung một ống hút có thể lây nhiễm các bệnh như lao, viêm gan, các bệnh răng miệng...
Cũng theo bà Hạnh, nhiều người lợi dụng việc hút shisha là một chất gây nghiện hợp pháp để sử dụng các chất ma túy, các chất gây nghiện bất hợp pháp. 
Do đó, cần có những quy định chặt chẽ để quản lý sản phẩm này giống như thuốc lá về cấm quảng cáo, cấm bán thuốc shisha cho trẻ dưới 18 tuổi... Thực tế cho thấy khi đã nghiện shisha thì có các biểu hiện không khác gì nghiện thuốc lá.
Bà Phan Thị Hải, Chánh Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá của Bộ Y tế, khẳng định trong tháng 6 tới, Bộ Y tế sẽ tiến hành một cuộc tổng điều tra về tình trạng hút thuốc lá trong cộng đồng, kể cả hiện tượng hút shisa trong giới trẻ, để đề xuất Chính phủ, Quốc hội ban hành các biện pháp quản lý loại thuốc này.
"Việc hút shisha ngoài thuốc lá có thể còn được trộn những chất gây nghiện, ma túy đã tẩm nhiều loại hóa chất, hương liệu khác. Bộ Y tế sẽ đưa ra các tác động nguy hại cho sức khỏe khi sử dụng thuốc shisha nhưng vấn đề quản lý cần sự vào cuộc của các bộ, ngành khác" - bà Hải nhấn mạnh.
Triển khai cai nghiện thuốc lá toàn diện
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế, khẳng định dù tỉ lệ hút thuốc lá đã giảm từ 56,4% còn 47,4% ở nam giới và từ 1,8% còn 1,4% ở nữ giới nhưng tác hại của thuốc lá vẫn rất khủng khiếp.
Tại Việt Nam, lần đầu tiên, Bộ Y tế chính thức triển khai mô hình cai nghiện thuốc lá toàn diện bao gồm cả tư vấn và điều trị tại cơ sở đầu tiên là Bệnh viện Bạch Mai. Tiếp đó, chương trình cai nghiện thuốc lá toàn diện sẽ được triển tại các bệnh viện: Phổi Trung ương, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Trung ương Huế và Nhân dân Gia Định (TP.HCM).
Tại Hà Nội, người dân có thể điện thoại đến tổng đài 18008066 để được tư vấn hoặc đến bệnh viện để được tư vấn, hỗ trợ cai nghiện toàn diện.
Theo Ngọc Dung - Người lao động

Gạo giả - Mối nguy hại từ Trung Quốc

Các chuyên gia về ẩm thực cho rằng, mỗi bữa ăn 3 bát cơm nấu từ loại gạo tổng hợp này tương đương với việc nuốt một túi nhựa vào dạ dày.

Với dân số trên 1,4 tỷ người, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lúa gạo lớn nhất thế giới. Cho đến nay, nông nghiệp Trung Quốc đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về gạo, nhưng do vấn đề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nạn làm hàng giả, hiện nay Trung Quốc đang phải nhập gạo của nước ngoài vì người Trung Quốc cũng không dám ăn gạo của chính họ làm ra. Không những vậy, một số nước khác cũng bị vạ lây vì gạo giả, gạo độc hại có xuất xứ Trung Quốc...
Gạo giả - Mối nguy hại từ Trung Quốc
Các bao gạo giả cảnh sát Indonesia thu được

Indonesia náo động vì "gạo tổng hợp Trung Quốc"
Ngày 25/5/2015, các báo chính thống xuất bản ở Indonesia đều đưa tin: Ngày 20/5, cảnh sát nước này khi lục soát một cửa hàng gạo ở quận Bantargebang phía Đông Thủ đô Jakarta đã phát hiện một số lượng rất lớn gạo giả có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trước đó, tin đồn về gạo giả Trung Quốc bán trên thị trường đã gây xôn xao dư luận một số nước Đông Nam Á.
Khi bị các nhà báo chất vấn về sự xuất hiện của loại sản phẩm độc hại này trên thị trường, ông Rachmat Gobel, Bộ trưởng Thương mại khẳng định: "Chúng ta không nhập khẩu gạo, vì vậy chúng tôi cần có thời gian để điều tra và có biện pháp xử lý". Ông cho biết, đã chỉ đạo Tổng cục Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tiến hành điều tra và giám sát vụ việc.
Ông Widodo, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng cũng khẳng định: Bộ Thương mại không hề cấp giấy phép nhập khẩu gạo vì theo quy định, giấy phép chỉ được cấp khi có yêu cầu của Bộ Nông nghiệp. 

Ông cho biết, những kẻ nhập khẩu phi pháp loại gạo này vào Indonesia đã phạm tội, chúng sẽ bị đưa ra xét xử vì vi phạm Pháp lệnh lương thực.
Theo cảnh sát, những thương gia bất lương đã trộn loại "gạo tổng hợp Trung Quốc" này vào gạo sản xuất trong nước rồi bán. 

Cơ quan điều tra ngày 21/5 đã công bố kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần loại "gạo tổng hợp Trung Quốc" này gồm có bột khoai tây và nhựa PVC - thứ nhựa độc hại dùng để sản xuất ống nhựa và vỏ dây điện, ngoài ra còn có một số hóa chất độc hại khác.
Các chuyên gia về ẩm thực cho rằng, mỗi bữa ăn 3 bát cơm nấu từ loại gạo tổng hợp này tương đương với việc nuốt một túi nhựa vào dạ dày. Tuy chúng vẫn gây cảm giác no bụng nhưng nguy cơ đau dạ dày và mắc bệnh ung thư là rất cao. Hiện các cơ quan hữu quan của Indonesia đã lập chuyên án và tiến hành điều tra thủ phạm cùng đường dây vận chuyển lậu loại gạo độc hại này từ Trung Quốc vào đất nước họ.
Người Trung Quốc không dám ăn gạo Trung Quốc vì nhiễm độc
Vấn đề ô nhiễm đất nông nghiệp ở Trung Quốc đã đến mức báo động đỏ. Theo số liệu do Bộ Bảo vệ môi trường và Bộ Tài nguyên đất đai công bố tháng 4/2014, có tới 16,1% diện tích đất trồng trọt bị ô nhiễm kim loại nặng, chủ yếu là cadimi; hàm lượng cadimi (Cd) trong đất đai đã gia tăng trong phạm vi toàn quốc, mức tăng lớn nhất ở vùng Tây Nam và ven biển - tới 50%, vùng Hoa Bắc, Đông Bắc và miền Tây cũng ở mức từ 10-40%. Điều đó có nghĩa là lúa gạo trồng ở khu vực nào cũng bị nhiễm độc Cd.
Tỉnh Hồ Nam từ xưa đến nay được coi là vựa lúa gạo của Trung Quốc, được đặt tên là "Kho lương Cửu Châu", lượng lúa gạo do Hồ Nam làm ra mấy năm qua luôn chiếm 16% tổng sản lượng cả nước. Điều bất hạnh là giờ đây, "quê hương lúa gạo" Hồ Nam cũng lại là "quê hương kim loại màu".
Trên thực tế, Hồ Nam là một trong số các tỉnh có sản lượng kim loại màu cao nhất Trung Quốc. Do việc khai thác và sản xuất quy mô lớn, bất chấp các quy định pháp luật nên đã gây nên tình trạng ô nhiễm cadimi đất đai nghiêm trọng. Kết quả phân tích cho thấy, lượng Cd trong gạo Hồ Nam đã lớn hơn tiêu chuẩn quốc gia cho phép tới 21 lần.
Cadimi đã bị cơ quan nghiên cứu bệnh ung thư quốc tế liệt vào danh sách chất tác nhân gây ung thư lớn hàng đầu. Nếu người ta ăn gạo có chứa chất này hàm lượng cao trong thời gian dài sẽ rất hại cho sức khỏe và nguy cơ bị ung thư rất cao. Do cơ thể người có cơ chế trao đổi chất, hàm dư lượng cadimi tích tụ khoảng 10-30 năm sẽ tàn phá các cơ quan nội tạng như thận, gây chứng nhức xương, thậm chí gây hại đến thế hệ sau.
Theo Đông phương Nhật báo, khoảng hơn 10% diện tích đất trồng lúa của Trung Quốc đã bị ô nhiễm kim loại nặng, mỗi năm vùng đất ô nhiễm này sản xuất 12 triệu tấn gạo; cũng tức là 1/10 số gạo của Trung Quốc bị nhiễm độc kim loại, vì vậy một số lượng không nhỏ người Trung Quốc đang gặp nguy cơ về sức khỏe từ bữa cơm hàng ngày.
Tân Hoa xã: Mỗi năm trên thị trường có 9 triệu tấn gạo đặc sản rởm
Ở Trung Quốc gạo sản xuất ở Ngũ Thường, tỉnh Hắc Long Giang là loại đặc sản nổi tiếng dẻo, ngon, được người tiêu dùng cả nước ưa chuộng, trở thành thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, theo Tân Hoa xã ngày 26/5, hiện nay 90% lượng gạo bán trên thị trường là đồ dởm. 
Phóng viên Tân Hoa xã qua điều tra phát hiện: sản lượng gạo sản xuất ở Ngũ Thường cao nhất là 1,05 triệu tấn/năm, nhưng hiện nay trên thị trường mỗi năm bán tới 10 triệu tấn mang nhãn "Ngũ Thường đại mễ".
Theo Thu Thủy - Sức khỏe và Đời sống

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Khăn ướt giá "rẻ như cho" bán tràn lan đường phố Sài Gòn

Nhiều loại khăn ướt giá rẻ bất ngờ được bày bán trên đường phố Sài Gòn. Tuy nhiên, hầu hết đó là những sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc hàng nhái kém chất lượng.

Các loại khăn ướt giá rẻ đang được bày bán tràn lan trên các con đường Sài Gòn với rất nhiều mã, nhãn hiệu.
“Sợ rẻ quá, không ai dám mua”
Tại TP.HCM, từ sáng sớm đến tận tối khuya, trên vỉa hè những tuyến đường Hoàng Văn Thụ, Phan Văn Trị, Phạm Văn Đồng, Quang Trung… la liệt những hộp khăn ướt được bày bán với đủ thương hiệu bằng tiếng Anh lạ lẫm, na ná giống nhau nhưng bắt mắt về ngoại hình như Happy, Baby Wipes, Baby Smile, Lyly Wipes, Baby Care, Teen Care…
Đủ thương hiệu nhưng giá cả lại giống nhau, chỉ từ 7 ngàn đồng/bịch 20 khăn đến 18 ngàn đồng/bịch 80 khăn. Trong khi ở siêu thị, khăn ướt cùng các thương hiệu này được bán với giá cao hơn nhiều, từ 10 – 50 ngàn/bịch.
khăn ướt, giá rẻ, trẻ em, hàng lậu, rước bệnh, mỹ phẩm, hóa chất, gây bệnh, khăn-ướt, giá-rẻ, trẻ-em, hàng-lậu, rước-bệnh, mỹ-phẩm, hóa-chất, gây-bệnh
Dễ dàng bắt gặp những chồng khăn ướt được bày bán ngay trên lề đường. Hình ảnh trên đường Phan Văn Trị (Q.Gò Vấp).
Tại một điểm bán khăn ướt trên đường Hoàng Văn Thụ, người bán hàng cho biết những loại khăn này được lấy từ đại lý với giá 6 ngàn đồng cho loại 20 khăn (bán 8 ngàn đồng) và 13 ngàn đồng cho bịch 80 khăn (bán 18 ngàn đồng). Ở một địa điểm khác, người bán cũng chỉ lấy mối 12 ngàn và bán 15 ngàn với bịch 80 cái.
Trên đường Phan Văn Trị (Quận Gò Vấp), Ngọc Long (một người bán hangquê Thanh Hóa) cho biết: “Chúng em có thể lấy giá rẻ hơn nữa như chưa đến 10 ngàn đồng cho bịch 80 khăn. Nhưng em sợ nếu bán bịch lớn với giá rẻ quá vậy lại không ai dám mua vì 'của rẻ là của ôi' mà. Đấy là em còn lấy từ đại lý chứ không phải tận nguồn”.
Khi hỏi nguồn ở đâu thì Long bảo không biết và chỉ nói được một đại lý giao cho bán. “Họ còn chia sẻ cách bán là để bảng giá 7.000 đồng sẽ dễ thu hút tâm lý ham rẻ của người đi đường. Loại 80 khăn em bán chạy hơn vì rẻ mà số lượng nhiều, có người còn mua nhiều về để bán tạp hóa nữa”, Long chia sẻ. Kiểm tra kĩ sản phẩm T.K đều nhận thấy loại này đã bị “rút ruột” số lượng để tăng tính cạnh tranh. Mặc dù bao bì ghi rõ gồm 80 miếng nhưng thực chất chưa đến 60 miếng.
khăn ướt, giá rẻ, trẻ em, hàng lậu, rước bệnh, mỹ phẩm, hóa chất, gây bệnh, khăn-ướt, giá-rẻ, trẻ-em, hàng-lậu, rước-bệnh, mỹ-phẩm, hóa-chất, gây-bệnh
Trên đường Hoàng Văn Thụ (Q.Tân Bình), những loại khăn ướt này được bán với giá rất rẻ.

khăn ướt, giá rẻ, trẻ em, hàng lậu, rước bệnh, mỹ phẩm, hóa chất, gây bệnh, khăn-ướt, giá-rẻ, trẻ-em, hàng-lậu, rước-bệnh, mỹ-phẩm, hóa-chất, gây-bệnh
Sản phẩm khăn ướt với nhiều loại thương hiệu na ná nhau.
Khi PV thử liên hệ với số điện thoại in trên bao bì trên hãng khăn ướt B.B.W với lý do được một đại lý quen giới thiệu thì có một người đàn ông bắt máy. “Nếu mua sỉ từ 5 - 7 thùng, tôi (120 bịch/thùng) sẽ giao tận nơi. Khăn ở đây giá rẻ, cạnh tranh lắm. Như hộp 10 khăn tôi bỏ 3 ngàn đồng, em bán 5 ngàn đồng; hộp 20 cái tôi bỏ 4 ngàn đồng thì em bán 7 ngàn đồng, còn hộp 80 khăn thì giá gốc là 10 ngàn đồng”. Khi hỏi nguồn để đến trực tiếp thì người đàn ông cho biết chỉ giao hàng tận nơi vì “kho hàng bên tôi ở xa lắm, được giao hàng thì tiện hơn mà”.
Khăn ướt chứa chất cấm, sản xuất tại nhà vệ sinh
khăn ướt, giá rẻ, trẻ em, hàng lậu, rước bệnh, mỹ phẩm, hóa chất, gây bệnh, khăn-ướt, giá-rẻ, trẻ-em, hàng-lậu, rước-bệnh, mỹ-phẩm, hóa-chất, gây-bệnh
Một sản phẩm trong thành phần có chứa chất cấm Methylisothiazolinone được in trên bao bì.
Cả khăn ướt bán lề đường hay trong siêu thị cũng có những loại có bao bì, nhãn mác sơ sài, không ghi cụ thể hoặc ngày sản xuất bị in mờ. Có loại thông tin trên bao bì chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, chỉ cơ sở sản xuất được ghi bằng tiếng Việt và dán trên bao bì thay vì in trực tiếp lên. Thông tin nơi sản xuất cũng mập mờ, không có website hoặc nếu có cũng không rõ ràng. Ví dụ như sản phẩm Teen Sunny, khi truy cập vào trang web in trên bao bì thì lại ra logo của công ty tin ấn và phải kéo đến dòng cuối mới thấy sản phẩm khăn ướt với đúng một loại duy nhất!
Ngoài ra, cuối tháng 5/2015, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa kiểm tra đột xuất Công ty TNHH đầu tư và phát triển Twin Lotus VN (đường An Dương Vương, phường An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) chuyên sản xuất các loại khăn giấy ướt và tạm giữ hàng ngàn sản phẩm, bao bì do nghi vấn giả mạo các thương hiệu nổi tiếng trên thị trường.
khăn ướt, giá rẻ, trẻ em, hàng lậu, rước bệnh, mỹ phẩm, hóa chất, gây bệnh, khăn-ướt, giá-rẻ, trẻ-em, hàng-lậu, rước-bệnh, mỹ-phẩm, hóa-chất, gây-bệnh
Hình ảnh khăn giấy ướt của công ty Twin Lotus được sản xuất với dây chuyền sơ xài, với nguồn nước lấy từ nhà vệ sinh. Ảnh: Báo Lao Động
Tại trụ sở công ty là căn nhà thuê, cơ quan chức năng đã phát hiện cả hệ thống pha chế, đóng gói khăn ướt, sản xuất mỹ phẩm… hoàn toàn thủ công, với nguồn nước cấp từ trong nhà vệ sinh. Rất nhiều thùng chứa nước, hóa chất, thùng các tông, ống dẫn nước, nguyên – phụ liệu đặt ngổn ngang từ trong nhà vệ sinh ra đến bên ngoài.

Các bà mẹ lo lắng
Trên một diễn đàn dành cho các bà mẹ, nhiều người tỏ ra lo lắng khi những sản phẩm họ đang dùng hàng ngày chứa chất bảo quản có hại cho con mình. Một bà mẹ nó nick name mèo mun chia sẻ: “Có lần em đi đường thấy khăn ướt rẻ lại tiện nên mua về lau cho bé. Em xài liên tục một tuần thì thấy da bé bị mẩn ngứa, nổi đỏ. Em lo qua phải ngưng dùng ngay lập tức. Các mẹ nên mua những sản phẩm chất lượng, tuy đắt tí nhưng ăn toàn”.
Văn bản Bộ Y tế nêu rõ, các sản phẩm có chứa 5 loại paraben chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015. Còn đối với sản phẩm sử dụng chất bảo quản Methylisothiazolinone được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.
Theo đó, trên thế giới đã có nhiều báo cáo về các trường hợp viêm da tiếp xúc khi dùng các sản phẩm có chứa Methylisothiazolinone ở các nước châu Âu và Mỹ. Còn các parabens có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da.

Túi bọc ma thuật: Biến quả xanh thành vàng ở miền Tây

Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL dùng một số sản phẩm bao trái “Made in Taiwan” làm cho trái cây chuyển từ màu xanh sang vàng, bóng sáng đẹp mắt. Nhưng chính người trồng cũng không dám ăn.

Bà L.T.N (ngụ xã An Hữu, huyện Cái Bè, Tiền Giang), chủ một đại lý bảo vệ thực vật cho biết: "Tôi nhập nhiều loại bao trái như: bao xoài, bao chuối… từ Đồng Tháp về bán lại cho nhiều nhà vườn trong xã, giá từ 600 đến 1.200 đồng một bao. Tôi cũng không rõ loại bao này xuất xứ từ đâu và có ảnh hưởng đến chất lượng trái hay không”.
Nơi cung cấp loại bao trái này có xuất xứ từ Đồng Tháp và TP HCM. Trên bao bì có in dòng chữ “Made in Taiwan” và tiếng Hoa giới thiệu công dụng.
hóa chất, túi bọc, trái cây, hoa quả, nhuộm màu, miền Tây, thương lái, hóa-chất, túi-bọc, trái-cây, hoa-quả, nhuộm-màu, miền-Tây, thương-lái
Nhà vườn sử dụng bao trái để bọc xoài nhưng chính họ cũng không dám ăn.
Ông H.V.P (ngụ ấp 1, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè) chia sẻ: “Tôi có mua bao trái màu trắng và một số loại bao đen 'Made in Taiwan' về bao hàng trăm cây xoài đang ra trái. Kết quả, trái xoài bóng, đẹp mắt. Riêng chỉ có bao đen làm cho trái xoài chuyển sang màu vàng khi trái chưa chính. Nhưng loại bao này rất hôi, vợ tôi ngửi mùi mà đã nôn ói”. Ông P. thừa nhận, ông cũng không dám ăn những trái xoài đã được bao lại vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ nên chỉ đem bán.
Ông Trần Văn Trung, Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất xoài tứ quý vàng Thuận Thành (huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) nói: “Loại bao trái này có chất liệu như giấy dầu, không tan trong nước và có thể sử dụng khoảng 3 vụ xoài. Thấy nhiều nhà vườn sử dụng nên mùa Tết vừa qua, các tổ viên cũng có mua hơn 2.000 bao để bọc xoài lại”.
Theo PGS.TS. Trần Văn Hậu (Khoa Nông nghiệp và sinh học ứng dụng, ĐH Cần Thơ) loại bao trái mà nhà vườn đang sử dụng sẽ làm cho trái không hấp thu được ánh sáng, bị mất đi diệp lục tố nên làm cho trái có màu vàng. Tuy nhiên, Viện Cây ăn quả miền Nam cho rằng, hiện nay trên thị trường có nhiều loại bao trái chưa được kiểm định chất lượng. Do đó, các ngành chức năng cần có sự điều tra để cảnh báo cho người dân biết.
(Theo Người Lao Động)

Tiên dược collagen: Không nhãn mác, bảo quản gầm giường

Vài năm gần đây, collagen được truyền tai nhau như một bí quyết gối đầu trong việc giữ gìn nhan sắc của chị em. Tuy nhiên, dù có một niềm tin “sắt đá” về công dụng “thần thánh” của Collagen nhưng hầu như chị lại hiểu biết hết sức sức mơ hồ về sản phẩm mà mình “chọn mặt gửi vàng”. Bởi thế, nhiều người bởi lợi nhuận đã “nước đục thả câu”, chế xuất, bán sản phẩm Collagen kém chất lượng bất chấp sức khỏe cũng như tính mạng của người tiêu dùng.
Hàng xách tay… siêu “xịn”
Quyết định chọn một địa chỉ rao bán Collagen trên mạng với những lời giới thiệu có cánh về chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm ở Bình Chánh (TP.HCM) tôi tìm đến thực mục sở thị. Sau cả giờ hỏi thăm, len lỏi qua những khu chợ tự phát chật cứng người, cuối cùng tôi cũng tìm đến được ngôi nhà của chị T., chủ trang web bán Collagen nổi tiếng trên mạng xã hội.
Không như sự tưởng tượng, địa chỉ tôi tìm đến là một ngôi nhà cấp bốn lụp xụp nằm sâu trong ngách nhỏ của khu dân nghèo. Dù đã cố gắng nhìn quanh khắp lượt, tôi cũng không thể nhìn thấy nơi chủ nhân trưng bày sản phẩm. Ngó quanh chỉ thấy một bộ dàn máy tính đã có phần già nua, cũ kĩ đang nhấp nháy hiện lên hình ảnh những sản phẩm Collagen chủ nhân ngôi nhà đang rao bán.
ma trận, tiên dược, làm đẹp, chị em, rước họa, thẩm mỹ, hàng xách tay, ma-trận, tiên-dược, làm-đẹp, chị-em, rước-họa, thẩm-mỹ, hàng-xách-tay, Collagen
Một cửa hàng bày bán khá nhiều sản phẩm ghi có chứa collagen ở chợ Kim Biên (Quận 5. HCM)
Dường như đoán được băn khoăn của khách, chị T. cười giả lả ra dấu cho tôi ngồi xuống chiếc ghế nhựa gần cửa ra vào rồi quầy quả khuất sau tấm ri đô ngăn giữa ngôi nhà. Chưa đầy 5 phút sau, người phụ nữ này xách ra một chiếc túi dứa màu xanh in logo của một siêu thị lớn trong thành phố. Loay hoay lôi những chai, những lọ lỉnh kỉnh trong túi bày ra đất, chị T. vừa thao thao giới thiệu cho tôi về công dụng của từng loại sản phẩm, đồng thời liến thoắng khẳng định mặt hàng của mình uy tín, chất lượng hơn rất nhiều so với những địa chỉ rao bán hàng trên mạng khác.
Như để lấy lòng tin của khách, chỉ đống sản phẩm đang bày la liệt dưới đất, chị T. bảo: “Gia đình chị có người nhà định cư bên Mỹ nên gửi hàng về thường xuyên. Em yên tâm, ở đâu có hàng giả, hàng nhái chứ chỗ chị đảm bảo những sản phẩm xách tay ở đây tất cả là hàng xịn. Tuy chúng không còn nguyên vẹn vỏ hộp, nhãn mác nhưng cam kết tất cả đều vô cùng… chất lượng em nhé!”.
Cầm trên tay một chiếc lọ màu xanh có hình cô gái cười duyên dáng, chị T. giới thiệu đó là Collagen dạng viên nén. Tiếp đó là mấy hộp giấy màu trắng một vài chỗ đã bung vỏ, người phụ nữ này giới thiệu đó là Collagen dạnh bột, còn mấy chai bằng thủy tinh là Collagen dạng nước.
ma trận, tiên dược, làm đẹp, chị em, rước họa, thẩm mỹ, hàng xách tay, ma-trận, tiên-dược, làm-đẹp, chị-em, rước-họa, thẩm-mỹ, hàng-xách-tay, Collagen
Túi bột collagen này được chúng tôi mua với giá 50 nghìn đồng
Theo chị T., mỗi loại đều có những ưu điểm, thế mạnh khác nhau. Collagen dạng nước thì dễ hấp thụ và có kết quả nhanh hơn nhưng vận chuyển khó, giá thành cao. Collagen bột và dạng viên tuy hấp thụ chậm hơn nhưng có lợi thế về giá thành và đại trà hơn. Cũng theo lời chị T. vì là hàng xách tay nên giá hơi “chát” so với giá các loại Collagen được sản xuất ở Việt Nam hoặc hàng của các công ty nhập khẩu. Theo đó, giá của những sản phẩm trên dao động từ 500 nghìn đến trên 3 triệu đồng tùy từng sản phẩm.
Khi tôi có ý muốn xem hóa đơn mua hàng cũng như mọi giấy tờ cần thiết để chứng minh những sản phẩm trên là… hàng “xịn” thì chị T. có phần lúng túng. “Em biết đấy, hàng của chị là người nhà mua rồi gửi về chứ chị đâu có trực tiếp mua mà có hóa đơn với chứng từ. Với lại, mấy thứ đó đâu có gì quan trọng, chị không để ý đâu!”.
Câu trả lời có phần vô trách nhiệm của chị T. cộng với hình ảnh đống chai lọ lộn xộn, ngổn ngang, méo mó không còn nguyên vẹn trước mắt thì đã đủ hiểu chất lượng của sản phẩm bạc triệu đó “xịn” đến mức nào. 
“Ma trận” tiên dược làm đẹp
Tìm đến chợ thuốc chuyên bán sỉ thuốc tây trên đường Nguyễn Giản Thanh (Q. 10, TP. HCM), nơi cung cấp hầu hết các loại thuốc, TPCN, dụng cụ y tế cho các nhà thuốc trong thàn phố và các tỉnh lân cận, tôi đã như lạc vào “mê cung”, “ma trận” bởi các sản phẩm có chứa Collagen bày bán la liệt. Có đến đây mới biết được trường thực phẩm chức năng phục vụ cho nhu cầu làm đẹp của chị em vô cùng phong phú, đa dạng. 
Theo quan sát của tôi, mặt hàng Collagen hầu như được bầy bán ở tất cả các quầy thuốc trong khu chợ. Chỉ cần nhìn lướt qua những tủ quầy đựng thuốc, chúng ta có thể thấy hàng chục những mẫu mã, chủng loại.
ma trận, tiên dược, làm đẹp, chị em, rước họa, thẩm mỹ, hàng xách tay, ma-trận, tiên-dược, làm-đẹp, chị-em, rước-họa, thẩm-mỹ, hàng-xách-tay, Collagen

ma trận, tiên dược, làm đẹp, chị em, rước họa, thẩm mỹ, hàng xách tay, ma-trận, tiên-dược, làm-đẹp, chị-em, rước-họa, thẩm-mỹ, hàng-xách-tay, Collagen
uy không có bất kỳ nhãn mác gì nhưng theo lời chủ hàng thì được rất nhiều cơ sở mua về để “phù phép” thành các sản phẩm collagen ngoại
Chọn một cửa hàng vắng khách nằm tận cuối chợ, trong vai một chủ tiệm Spa đang muốn muốn mua hàng, tôi được nhân viên quầy thuốc hào hứng giới thiệu cho rất nhiều mặt hàng TPCN như nhau thai cừu, sữa ong chúa, collagen. Tỏ ra là một nhân viên chuyên nghiệp, P., cô nhân viên quầy thuốc đưa ra khá nhiều dòng Collagen từ cao cấp đến bình dân. 
Sau khi phân tích cho tôi hiểu về nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng với từng loại sản phẩm, Phương ghé tai tôi nói nhỏ: “Chị mở Spa ở tỉnh, đối tượng khách không “vip” nên hàng cao cấp không phù hợp đâu! Chị lấy hàng bên em, em để giá mềm cho chị đảm bảo giá cạnh tranh nhất chợ”.
Nói đoạn, P. thoăn thoắt chọn ra gần chục loại sản phẩm mà theo cô rất phù hợp với những người tiêu dùng bình dân. Theo như lời Phương giới thiệu đó là những loại Collagen “giá mềm” chỉ từ 100 nghìn đến 300 nghìn/hộp với giá sỉ. Cũng theo lời Phương, với những sản phẩm này khi bán ra thị trường có thể nâng giá lên gấp 2 đến 3 lần tùy từng cơ sở tiêu thụ.

Giải đáp thắc mắc của tôi về nguồn gốc xuất xứ, công dụng cũng như thành phần có trong sản phẩm, Phương cười bí hiểm: “Chị cũng là dân trong nghề nên biết rồi đấy, tiền nào thì của đấy thôi. Với giá cả một hai trăm nghìn thì đương nhiên chất lượng không thể bằng những loại đắt tiền được. Hơn nữa, em nói thật, bây giờ những sản phẩm như thế này “vàng thau lẫn lộn” có tiền cũng chưa chắc mua được hàng tốt mà dùng. Các chị chuyên về bên làm đẹp thì thừa hiểu điều đó còn gì!”.

Lo thịt bẩn ung dung lên bàn ăn

Nếu bỏ bớt một hàng rào kiểm soát, thịt bẩn, thịt hết đát sẽ dễ dàng chui vào các cơ sở chế biến và leo lên bàn ăn.

Đặc biệt, đối với các sản phẩm thịt đông lạnh nhập khẩu đang tràn về ồ ạt thì việc nới lỏng quản lý sẽ khiến thị trường quay lại thời kỳ bát nháo trước đây, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng và bất lợi cho ngành chăn nuôi.
Bất an thịt ngoại
Trưa 22/5, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh, TP HCM trong lúc tuần tra đã phát hiện một xe máy chở 10 thùng thịt trâu đông lạnh không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Đáng nói, trên nhãn thùng hàng ghi rõ điều kiện bảo quản là âm 18 độ C nhưng thực tế lô thịt đang được “phơi” dưới cái nắng xấp xỉ 40 độ C ngoài trời. “Theo quy định, thịt đông lạnh phải vận chuyển bằng xe bảo ôn, khi rã đông phải chế biến ngay nhưng lô thịt trâu này có khả năng sẽ được tái cấp đông, chế biến dần làm giảm giá trị dinh dưỡng. Chưa kể, dọc đường thịt rất dễ bị nhiễm vi sinh, tạp chất” - lãnh đạo Trạm Thú y huyện Bình Chánh nhận định.
Lo thịt bẩn ung dung lên bàn ăn
Thịt trâu đông lạnh được vận chuyển bằng phương tiện không bảo đảm, nhiệt độ cao thường dễ hỏng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng
Với 10 triệu dân, TP HCM là thị trường tiêu thụ lớn các loại thịt và sản phẩm động vật từ các tỉnh và nhập khẩu vì tỉ lệ sản xuất tại TP HCM rất thấp (chỉ 10,3% thịt heo và 0,76% thịt gia cầm). Từ đầu năm 2015 đến nay, trung bình mỗi tuần có khoảng 3 triệu kg (tăng trưởng 2 con số so với cùng kỳ năm 2014) sản phẩm động vật các loại, gồm thịt trâu, bò, dê, cừu, heo, gà và phụ phẩm nhập về các kho lạnh trên địa bàn TP HCM.
Sau sự cố hàng loạt kho thịt đông lạnh hết hạn sử dụng, thịt nhiễm khuẩn được cho chiếu xạ đem bán cho người tiêu dùng bị phát giác làm rúng động dư luận cách đây vài năm, TP HCM đã thiết lập và duy trì được hệ thống giám sát thịt nhập khi lưu thông trên thị trường thông qua công cụ là giấy chứng nhận kiểm dịch, bên cạnh “hàng rào” thứ nhất là kiểm dịch nhập khẩu.
Theo đó, thịt khi nhập về kho lạnh và xuất bán đều phải khai báo với cơ quan thú y địa phương, các lô hàng khi vận chuyển, kinh doanh phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đi kèm. Từ đó, xác định được các lô hàng hết hạn sử dụng hoặc cận hạn sử dụng, ngăn chặn tình trạng tuồn vào các cơ sở chế biến thực phẩm hoặc thay đổi bao bì gốc để tiếp tục bán làm thức ăn cho người hoặc rã đông bán như hàng tươi.
Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Tấn Phát, Chi cục phó Chi cục Thú y TP HCM, hệ thống giám sát trên có nguy cơ bị phá vỡ khi dự thảo Luật Thú y (dự kiến được Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp này) không còn quy định về kiểm dịch vận chuyển nội tỉnh. Thịt ngoại sẽ thoải mái lưu thông, mọi sự phụ thuộc vào “tùy tâm” của doanh nghiệp vì ngành thú y không còn đủ công cụ để quản lý!” - ông Phát lo ngại.
Thịt nội: Vẫn chưa yên tâm
Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, qua công tác kiểm dịch nội thành mà TP HCM đã phát hiện 942 trường hợp vi phạm. Trong đó, đáng chú ý là 13 trường hợp giết mổ động vật mang bệnh dịch nguy hiểm và 121 trường hợp sản xuất, kinh doanh, chế biến sản phẩm động vật ôi thiu, biến chất… Nhờ vậy, TP HCM và các tỉnh lân cận đã nâng tỉ lệ cơ sở giết mổ tập trung cao nhất nước (gần 95%). Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn sản phẩm thịt được giết mổ không qua kiểm soát, chứa đầy nguy cơ về dịch bệnh cũng như mất kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm. Với thịt nội, sau “hàng rào” là trạm kiểm dịch đầu mối giao thông, vẫn còn một lượng thịt “bẩn” lọt vào TP và sẽ tiếp tục được kiểm soát bởi các đoàn kiểm tra liên ngành, thú y cơ sở (nhà hàng, quán ăn, chợ, cơ sở chế biến…). Giấy kiểm dịch theo lô hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng, là cơ sở để phân biệt nguồn thịt đã qua kiểm soát và thịt trôi nổi. Nếu bỏ qua “hàng rào” này thì không còn cơ sở pháp lý để phân biệt nguồn gốc lô thịt vì không thể biết đâu là thịt nội tỉnh, đâu là thịt nhập từ nước ngoài.
Ông Phan Minh Báu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, địa phương cung cấp lượng lớn thịt heo cho TP HCM, thừa nhận các cơ sở giết mổ tập trung, hiện đại, hợp vệ sinh đang sống ngoắc ngoải vì cạnh tranh không nổi với giết mổ lậu. “Khi kêu gọi đầu tư, chính quyền hứa dẹp giết mổ lậu nhưng thực tế nhiều nơi không dẹp được. Nghịch lý là thịt có kiểm soát hay không kiểm soát đều bán được như thường” - ông Báu nêu thực tế.
Ông Huỳnh Tấn Phát cho rằng việc bãi bỏ quy định kiểm dịch vận chuyển trong tỉnh cần có lộ trình, chỉ phù hợp khi trình độ chăn nuôi phát triển, khi các doanh nghiệp sản xuất khép kín, đăng ký mã vạch để truy xuất nguồn gốc, tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình. Còn hiện nay, 65%-70% vẫn chăn nuôi nhỏ lẻ, giết mổ, vận chuyển, kinh doanh manh mún thì việc duy trì kiểm dịch nội tỉnh là cần thiết để kiểm soát được dịch bệnh và an toàn thực phẩm.
 
Cần 1,5 triệu USD để nâng cấp 2 “cổng gác”
Ông Trần Phương Đông, Phó Giám đốc dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm (Lifsap) TP HCM, cho biết cần 1,5 triệu USD để đầu tư 2 trạm kiểm dịch đầu mối giao thông Thủ Đức (phía Đông) và Bình Chánh (phía Tây) nhằm kiểm soát chất lượng nguồn hàng trước khi đưa vào các cơ sở giết mổ và chợ trên địa bàn TP. Số tiền trên bao gồm đầu tư cơ sở vật chất và 2 máy kiểm nghiệm hiện đại để kiểm tra nhanh các chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Khi phát hiện lô hàng không đạt, sẽ có hệ thống kho lạnh và khu tạm giữ động vật sống bảo đảm tiêu chuẩn bảo quản chờ kết quả kiểm nghiệm chính thức.
Đề nghị hỗ trợ kinh phí trên hiện đã được gửi cho Ngân hàng Thế giới cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét.

 
Theo Ngọc Ánh
Người Lao động

Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật

Hốt hoảng vì chất lượng nước

Những người thường xuyên đến bể bơi công cộng để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, oi bức hẳn sẽ không khỏi giật mình khi biết thông tin: Sau đợt kiểm tra rà soát đầu tháng 5 vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã đưa ra cảnh báo 100% bể bơi trên địa bàn Hà Nội vi phạm quy định đảm bảo an toàn.
Theo tiêu chuẩn nước bể bơi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, các bể bơi phải thay nước, cọ rửa và khử trùng nước ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
Đối với các bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể và hút cặn, bơm bù đủ nước. Hàm lượng chất vẩn đục không lớn hơn 2 mg/l đối với bể bơi ngoài trời, không lớn hơn 1 mg/l cho bể bơi trong nhà; hàm lượng Amoniac, Clorua không lớn hơn 0,5 mg/l…
Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật - ảnh 1

Loại bột giúp bể bơi trông trong xanh, sạch sẽ (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều bể bơi đã không tuân thủ các quy định này. Để giảm thiểu chi phí cho việc vệ sinh bể bơi, có bể cả tháng không thay nước và chỉ làm sạch nước bằng cách rắc hóa chất, sục khí Clo. Nguy hiểm hơn, để tiết kiệm, nhiều nơi thậm chí còn sử dụng cả hóa chất rởm hoặc những hóa chất độc hại.
Các hóa chất thường được sử dụng để diệt tảo xanh, rêu, diệt khuẩn, làm xanh nước bể bơi là Cloramin B, Clo, sunfat đồng… Đây là đều là những chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng liều lượng.
Bên cạnh đó, trong nước bể bơi còn tồn tại các chất hữu cơ, mồ hôi, tóc, da, các loại mỹ phẩm trang điểm, kem chống nắng, thậm chí cả nước tiểu… từ người bơi. Các tạp chất này khi kết hợp với các chất khử trùng có thể tạo ra sự biến đổi về mặt hóa học và chuyển thành các chất độc hại đối với cơ thể.

Nguy cơ nhiễm bệnh từ bể bơi công cộng

Chất Cloramin B nếu dùng với nồng độ cao, sử dụng không đúng cách sẽ gây kích ứng da, mắt. Khi uống phải nước có Cloramin B, sẽ bị nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Chất Clo được các nhà khoa học chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn gấp 6 lần. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu nếu tiếp xúc nhiều với các hóa chất dùng làm sạch nước có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của thai nhi. Trẻ sinh ra dễ nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm như hen suyễn, eczema…
Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật - ảnh 2

Hồ bơi công cộng tiềm ẩn nhiều nguy hại sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Đặc biệt, một nghiên cứu đăng trên chuyên san Environmental Health Perspectives cho biết, nguy cơ ung thư ở những người thường xuyên bơi ở bể bơi được khử trùng bằng Clo là rất cao.
Trong khi đó, tiếp xúc với bột sunfat đồng quá nhiều dễ dẫn đến lở loét miệng, mắc bệnh da liễu, hỏng võng mạc, đau mắt đỏ. Sunfat đồng khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và viêm đường hô hấp.
Ngoài các hóa chất độc hại, tình trạng quá tải thường xuyên ở các bể bơi công cộng còn dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Do đó, bể bơi công cộng cũng chính là môi trường rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm như bệnh da liễu, đau mắt đỏ, viêm hạt mắt, viêm tai…
Trong quá trình bơi lội, nếu nuốt phải nước bẩn, người bơi có thể mắc các bệnh tiêu hóa như nhiễm lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp.
Mặc quần áo ướt và ngâm mình lâu trong nước bẩn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập bàng quang, âm đạo và gây nhiễm trùng. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tử cung, tắc vòi trứng… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.