Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Dùng phẩm màu an toàn

Ngoài việc đảm bảo an toàn vệ sinh thì các chất màu tự nhiên còn cung cấp cho chúng ta nguồn dinh dưỡng và các chất vi lượng khác rất tốt cho sức khỏe.

Màu sắc thực phẩm giúp tăng cảm giác ngon miệng hơn
Theo Zing, chất lượng của một sản phẩm thực phẩm bao gồm: giá trị dinh dưỡng và giá trị cảm quan, trong đó màu sắc là chỉ số quan trọng của giá trị cảm quan ấy. Màu sắc của thực phẩm không chỉ có tác dụng về mặt hình thức mà còn làm tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm và làm tăng cảm giác ngon miệng cho người dùng...
Vì vậy, trong chế biến thực phẩm ngoài việc bảo vệ màu tự nhiên vốn có của nguyên liệu, người ta đã sử dụng các loại phẩm màu thực phẩm (các chất màu giống màu tự nhiên của sản phẩm) tạo ra các màu sắc thích hợp cho các món ăn thương phẩm.
Các phẩm màu tự nhiên được lấy từ những nguyên liệu có nguồn gốc thực vật như: màu đỏ (lấy từ quả gấc, cà chua, ớt chín, hạt điều nhuộm, rau dền, vỏ quả thanh long...), màu vàng (củ nghệ, hạt dành dành), màu tím (hoa dâm bụt chua còn gọi là dâm bụt dấm, vỏ quả nho, quả dâu, lá cẩm, sâm đại hành), màu xanh (lấy từ lá tre, lá dứa thơm, lá riềng, rau ngót)... hoặc dùng những chất liệu có sẵn trong nguyên liệu thực phẩm để tạo màu (như dùng gạch cua chưng lên để tạo màu trong món riêu cua).
Màu tổng hợp thường đẹp và bền màu, có thể dùng hỗn hợp nhiều màu pha lẫn với nhau để tạo thành một mầu mới theo từng loại sản phẩm nhưng cần nhớ rằng, màu tổng hợp không có giá trị dinh dưỡng, còn có thể gây ngộ độc nếu lạm dụng.
Dùng phẩm màu an toàn 1(Ảnh minh họa)
Nguyên tắc sử dụng phẩm màu thực phẩm
Về nguyên tắc, phẩm màu thực phẩm phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Sức khỏe và đời sống cho biết, phẩm màu sử dụng phải không gây độc hại sau một thời gian sử dụng bằng đường tiêu hóa và không qua đường tiêu hóa ít nhất là hai loài súc vật trong đó có một loài không gặm nhấm, với liều lượng thường thấy trong thức ăn. Sau khi đã quan sát suốt cả một đời con vật còn phải theo dõi ít nhất là hai thế hệ sau của loài đó.
Phẩm màu sử dụng không được là nguồn gốc gây ung thư cho người và qua thực nghiệm phải không được gây ung thư cho một loại súc vật nào đó, với bất kỳ liều lượng nào, vào cơ thể bằng bất cứ con đường nào.
Phẩm màu sử dụng phải đảm bảo đồng nhất và thuần khiết không được lẫn với những sản phẩm không cho phép, phải chứa tối thiểu 60% phẩm màu nguyên chất, chất phụ phải là các chất không độc như đường, tinh bột; Không được chứa độc chất (Crôm, thủy ngân, Cadimi, Urani...) vì trong nhiều trường hợp chính những độc chất này gây nên những hậu quả tai hại.
Ví dụ, Crôm (dưới dạng Crômat, sêlêni, urani) được coi như những chất có khả năng gây ung thư. Hoặc thủy ngân, Cadimi, Urani là những chất độc.
Nếu hấp thụ những chất đó liên tục và dài ngày ngay cả với liều lượng rất ít cũng gây hậu quả nặng nề, đặc biệt là tổn thương gan.
Thủy ngân còn có tác hại ở hệ thần kinh trung ương. Điều cần thiết nữa là phải luôn chú ý tới độc tính trường diễn đối với người, do hóa chất tuy được đưa vào hàng ngày với liều lượng thật nhỏ nhưng tích lũy lâu dài trong cơ thể và có thể nguy hại khi đạt tới một nồng độ giới hạn nào đó.
Dùng phẩm màu thế nào cho an toàn?
Để phòng ngừa tác hại của thực phẩm có nhuộm phẩm màu, người tiêu dùng cần chú ý những điểm sau: khuyến khích dùng các chất màu tự nhiên có nguồn gốc thực vật;
Không mua phẩm màu ngoài thị trường tự do, không rõ tên và nguồn gốc để chế biến thực phẩm tại gia đình; Chỉ mua các sản phẩm thực phẩm có nhãn mác và địa chỉ rõ ràng và hạn chế sử dụng các sản phẩm thực phẩm có màu sắc lòe loẹt, nhất là thực phẩm cho trẻ em.
Đối với các doanh nghiệp, khi chế biến thực phẩm nên dùng các màu tự nhiên cho các sản phẩm thực phẩm nếu có thể; Chỉ dùng các phẩm màu được phép sử dụng với liều lượng cho phép.
Đối với các sản phẩm thực phẩm dùng cho trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi cần tránh dùng các phẩm màu đã cấm sử dụng; Dùng đúng liều lượng và càng ít càng tốt, chỉ cần có màu để phân biệt các sản phẩm chứ không nên dùng màu quá đậm; Phẩm màu phải có độ tinh khiết cao và cần ghi rõ thành phần của sản phẩm thực phẩm và nhất là ghi rõ tên phẩm màu.
Theo Tú Liên - Gia đình Việt Nam

Nguy cơ khi lạm dụng phẩm màu tổng hợp

Nếu lạm dụng phẩm màu, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư.

Phẩm màu tổng hợp khó nhận biết bằng mắt thường
Trao đổi trên Pháp luật TPHCM, BS Huỳnh Văn Tú, khoa Dinh dưỡng - Vệ sinh an toàn thực phẩm (Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM - Bộ Y tế), cho biết phẩm màu dùng trong thực phẩm nhằm mục đích tạo ra hoặc cải thiện màu sắc của thực phẩm để bắt mắt hơn, gây chú ý cho người mua. Tuy nhiên, phẩm màu chỉ làm tăng cảm quan và hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng.
Phẩm màu thực phẩm có hai nhóm chính là màu tự nhiên và màu tổng hợp. Màu tự nhiên được chiết xuất từ các bộ phận của thực vật hoặc từ động vật. Còn màu tổng hợp là những hợp chất được tạo thành thông qua các phản ứng hóa học.
"Phẩm màu tổng hợp được các cơ sở chế biến thực phẩm ưa chuộng vì rẻ tiền, màu ổn định và tươi hơn. Bằng mắt thường không thể nhận biết chắc chắn một loại thực phẩm có sử dụng phẩm màu tổng hợp, kể cả những nhà chuyên môn" - BS Tú nói.
TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm Trường ĐH Nông lâm TPHCM, cho biết màu tổng hợp dùng chế biến thực phẩm chỉ an toàn trong một giới hạn sử dụng nào đó. Nếu sử dụng quá mức sẽ không tốt cho sức khỏe.
"Người tiêu dùng chỉ nhận biết các loại phẩm màu được sử dụng trong thực phẩm thông qua các thông tin khai báo trên bao bì. Tuy nhiên, đối với một số thực phẩm không bao bì như heo quay, vịt quay, bánh kẹo, mứt truyền thống… thì không thể nhận biết loại phẩm màu đã sử dụng" - TS Đồng nhận định.
Nguy cơ khi lạm dụng phẩm màu tổng hợp 1(Ảnh minh họa)
TS Đồng cho biết thêm hiện các loại bột màu được bán lẻ trên địa bàn TPHCM không có xuất xứ rõ ràng nên khó tìm mua sản phẩm an toàn. Bên cạnh đó, không ít cơ sở sử dụng bột màu công nghiệp để chế biến thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người tiêu dùng.
Nguy cơ khi lạm dụng phẩm màu tổng hợp
Ở nước ta, việc sử dụng phẩm màu trong trong chế biến thực phẩm rất phổ biến. Những thức ăn có chứa phẩm màu trong danh mục được phép sử dụng làm phụ gia thực phẩm của Bộ Y tế, dưới mức giới hạn dư lượng cho phép thì không gây ảnh hưởng cho sức khoẻ.
Tuy nhiên, nếu lạm dụng phẩm màu, hoặc chạy theo lợi nhuận, sử dụng các phẩm màu ngoài danh mục cho phép để chế biến thực phẩm (đặc biệt là các phẩm màu tổng hợp) sẽ rất hại, có thể gây ngộ độc cấp tính, tích luỹ lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
Bánh, kẹo, nước giải khát, chế biến gia súc, gia cầm... là những thực phẩm hay sử dụng và lạm dụng phẩm màu nhất.
Bên cạnh việc sử dụng các phẩm màu tự nhiên, để tạo thêm tính hấp dẫn cho sản phẩm, các nhà sản xuất còn dùng các phẩm màu tổng hợp, thậm chí còn sử dụng cả loại phẩm màu dùng trong công nghiệp để nhuộm màu cho thực phẩm hoặc che dấu cho các sản phẩm bị hư hỏng sẽ rất nguy hiểm (vì những loại phẩm màu công nghiệp này thường chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng).
Trên thực tế nhiều vụ ngộ độc thực phẩm đã xảy ra do sử dụng các chất màu này. Một số nghiên cứu cho biết khi sử dụng các chất màu tartrazine (màu vàng chanh), quinoline (màu vàng), brilliant blue (xanh), sunset yellow (vàng), carmoisine (màu đỏ), carmine (màu đỏ son), allura red AC (đỏ) kết hợp với natri benzoat thì sẽ làm cho trẻ hiếu động thái quá. 
Vì vậy, hiện ở các nước châu Âu khuyến cáo 6 chất phụ gia trên đã bị cấm dùng trong thực phẩm cho trẻ nhỏ và trẻ dưới 3 tuổi.
Nghị viện châu Âu cũng đã thông qua luật bắt buộc sau ngày 20/7/2010 các thực phẩm có sử dụng phẩm màu phải ghi trên nhãn sản phẩm dòng chữ: "Thực phẩm có sử dụng phẩm màu" để người tiêu dùng biết, chọn lựa khi sử dụng cho trẻ em.
Ngoài ra, một số chất màu có nguy cơ gây dị ứng ở người như brilliant blue (dùng trong chế biến sữa, thạch, xiro, đồ uống, kẹo) hay gây ung thư tuyến giáp như erythrosine (sử dụng trong chế biến kẹo, bánh nướng, gia vị, thực phẩm ăn nhẹ). Chất allura red (sử dụng trong chế biến thực phẩm ăn nhẹ, nước uống không cồn) có thể gây dị ứng, hen suyễn,viêm mũi ở người, chứng hiếu động thái quá ở trẻ em.
Chất tartrazine sử dụng trong chế biến thực phẩm như ngũ cốc, mứt, thực phẩm ăn nhanh, mì gói, súp, bột nước giải khát, kẹo, bánh có thể gây phản ứng dị ứng và chứng hiếu động thái quá ở trẻ em.
Hai sản phẩm rất độc hại là tương ớt có phẩm màu sudan và hạt dưa nhuộm phẩm màu đỏ Rhodamine B độc hại đã được phát hiện trên thị trường nước ta. Theo các tài liệu khoa học thì sudan (từ 1 đến 4) đều là những chất gây ung thư.
Sudan vào cơ thể sẽ tách các amine và tạo ra những chất gây đột biến gen tạo ra sự tăng sinh không kiểm soát của tế bào và gây ung thư. Đặc biệt sudan 1 gây nên đột biến gen mạnh dẫn đến tạo thành các khối u ác tính. Dùng liều cao sudan 1 sẽ gây ra các nốt tăng sinh ở gan được coi là yếu tố tiền ung thư.
Theo Tú Liên - Gia đình Việt Nam

Cảnh báo số người nhiễm khuẩn tụ cầu gia tăng do ăn đồ nướng

Đồ nướng là món ăn, món nhậu yêu thích của giới trẻ trong nuớc cũng như nước ngoài.

Tuy nhiên, theo tin tức mới đây cảnh báo về sự nguy hại của đồ nướng, ăn quá nhiều có thể gây ngộ độc do nhiễm khuẩn tụ cầu.
Vấn đề an toàn thực phẩm từ lâu đã trở thành chủ đề được rất nhiều người quan tâm, do nhu cầu ăn uống của người dân ngày càng tăng cũng như tồn tại rất nhiều vụ ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong trong suốt thời gian gần đây. 
Theo tin tức mới nhất trên tờ Food Safety News có ít nhất 30 người đã bị ngộ độc khuẩn tụ cầu Salmonella, nguyên nhân chủ yếu là ăn đồ nướng  ở vùng Dalhart, Texas. Con số này không chỉ dừng lại ở đó mà còn tăng lên theo từng ngày, từng tháng.
an toàn thực phẩm luôn là tâm điểm chú ý của mọi người, mọi nhàAn toàn thực phẩm luôn là tâm điểm của mọi người, mọi nhà
Vào tuần trước, một số nhà hàng đã  tự nguyện đóng cửa để dọn dẹp vệ sinh và kiểm dịch, sau đó các nhà hàng này đã hoạt động trở lại bình thường để phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân. 
Bộ Y tế cho biết rằng các nhà kiểm dịch vẫn chưa xác định được nguồn gốc và nguyên nhân cụ thể của  việc nhiễm khuẩn này. Liệu rằng đây có phải là vụ ngộ độc do ăn phải đồ nướng trong các nhà hàng hay không vẫn là điều bi ẩn?. Hàng loạt kết quả xét nghiệm đều âm tính với vi khuẩn tụ cầu Salmonella.
Được biết tụ cầu khuẩn là các cầu khuẩn Gram dương không tạo nha bào có đường kính khoảng 1 μm, không di động và sắp xếp theo mọi hướng và thường tạo thành cụm (tụ) trông giống như chùm nho. Salmonella là một sinh vật có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong ở trẻ em, người già yếu và những người có hệ miễn dịch kém. 
Người khỏe mạnh bị nhiễm Salmonella thường có các triệu chứng bị sốt, tiêu chảy (có thể có máu), buồn nôn, và đau bụng. Trong trường hợp đặc biệt, nhiễm Salmonella có thể dẫn đến các sinh vật vào máu và sinh bệnh nặng hơn như nhiễm trùng động mạch (tức là phình động mạch), viêm nội tâm mạc và viêm khớp.
Các chuyên gia về an toàn thực phẩm cho biết những nghi ngờ nhiễm khuẩn tụ cầu do ăn đồ nướngCác chuyên gia về an toàn thực phẩm cho biết những nghi ngờ nhiễm khuẩn tụ cầu do ăn đồ nướng
Thị trường Việt Nam cũng bày bán và tiêu thụ sản phẩm đồ nướng; tuy nhiên, vẫn số trường hợp bị ngộ độc do nhiễm khuẩn Salmonella còn rất ít. Thông tin trên cũng là một lời cảnh báo đến người tiêu dùng, hãy cảnh giác khi mua sắm bất kì sản phẩm nào kể cả sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia nổi tiếng. Mọi người nên chú ý bảo vệ sức khỏe cũng như quyền lợi của mình để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình.
Theo Kim Trang - VietQ.vn

Thứ Bảy, 21 tháng 2, 2015

Dấu hiệu nhận biết giò, chả có chứa hàn the

Giò, chả là một món ăn phổ biến không thể thiếu trong mâm cỗ của người Việt ngày Tết. Tuy nhiên, giò, chả có chứa hàn the sẽ có ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người.




Vậy làm thế nào để nhận biết được giò, chả có chứa hàn the.
Thực tế, nhiều người sản xuất đã nghĩ ra nhiều cách để làm ra khoanh giò to, ngon với giá thành giá thành rẻ hơn. Chính vì vậy, người nội trợ hãy là người tiêu dung thong thái, chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản cũng như những mẹo nhỏ trong việc chọn mua giò, chả.
Ảnh minh họaẢnh minh họa

Cách nhận biết giò chả có chứa hàn the:

Dùng giấy tẩm nghệ: Hàn the có tính kiềm nên khi tác dụng với giấy nghệ thì làm giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ. Có thể tự sản xuất giấy nghệ để phát hiện nhanh hàn the. Giã nhỏ nghệ, ngâm trong cồn từ 3 - 4 giờ, sau đó gạn lấy dung dịch nghệ. 
Tiếp đến ngâm giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1 giờ. Sau đó, vớt ra để se mặt và ngâm tiếp giấy lọc trong dung dịch nghệ khoảng 1- 2 giờ rồi vớt ra phơi khô trong gió. Cắt nhỏ thành từng miếng (1,5 - 2cm) đựng trong hộp kín dùng dần.

Muốn thử xem thực phẩm bánh đúc, giò chả,… có hàn the không, bạn có thể lấy miếng giấy nghệ ấn vào bề mặt sản phẩm thử, ví dụ như giò. Nếu mặt giò quá khô, bạn có thể tẩm ướt nhẹ giấy nghệ bằng dung dịch acid loãng trước khi đặt vào bề mặt giò. Sau một phút quan sát, nếu thấy giấy nghệ chuyển từ màu vàng sang đỏ thì kết luận giò có hàn the.

- Giò lụa ngon khi cắt ra sẽ có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, chả ngon có màu vàng tự nhiên của thịt rán. Miếng giò không hàn the sẽ mịn, cảm giác hơi ướt khi cắt ra. Bề mặt có nhiều lỗ rỗ. Do lớp không khí được bọc trong thịt xay để làm giò, khi luộc chín, lớp khí ấy sẽ tìm cách thoát ra, tạo ra những lỗ nhỏ.

Chả ngon có vỏ hơi sần sùi. Lớp chả bên trong mềm, mịn, có nhiều lỗ rỗ nhỏ giống như giò lụa ngon. Nếu không có lớp lỗ rỗi này thì chả đã bị pha bột.Nếu giòlụa bị pha thêm bột khi cắt ra sẽ không thấy có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt. Giò sống ngon sẽ được làm từ thịt nạc ngon, khi được nghiền thịt sẽ quánh dẻo lại, có màu hồng của thịt được xay nhuyễn.

- Giò ngon có mùi thơm thoang thoảng của thịt hòa quyện với mùi lá gói. Chả ngon có mùi thơm nhẹ. Nếu là chả quế, sẽ có mùi thơm thoảng thoảng của quế, rất ngon.

Giò không ngon có vị thơm nồng vì được tẩm các chất phụ gia hương vị thịt. Nếu thấy một cây giò có mùi ôi, thiu, lá gói khô, cũ, dính nhớp tay hoặc có triệu chứng của nấm, mốc thì nên bỏ qua ngay lập tức.

- Giò ngon có vị thơm ngọt, hơi giòn, mềm mềm, không dai giòn bất thường, không có cảm giác khô rắn, không bị bã và cũng không bị bở. Chả ngon, khi ăn không bị nát, không bở mà cũng không quá khô cứng. Giò pha hàn the giò sẽ giòn, dai, mịn bất thường. Giò pha bột sẽ không có mùi thơm, giò quá bở và không có lỗ rỗ trên bề mặt.

Chả pha bột sẽ rất bở, ăn không còn vị béo ngậy đặc trưng của thịt và bề mặt cũng không có lỗ rỗ, giòn, dai bất thường cũng như rất thơm.

Tác hại của hàn the

Hàn the hay còn gọi là băng sa, borax... có gốc hóa học là Natritetraborat. Đây là tinh thể không màu, có vị chua và hơi đắng, có thể hòa tan được trong nước và rượu. Các nghiên cứu về y học cho thấy nếu sử dụng nhiều hàn the sẽ có một số tác hại sau:
- Ở mức độ thấp: sử dụng 3-5g/ngày: kém ăn, khó chịu toàn thân.
- Ở mức độ cao: trên 5g/ngày: gây chậm lớn, tổn thương gan, teo tinh hoàn, giảm cân.

Khi xâm nhập vào cơ thể, sau khi được bài tiết, lượng hàn the sẽ tích tụ khoảng 15%. Như vậy nếu sử dụng thực phẩm có chứa hàn the trong nhiều ngày thì cơ thể sẽ tích lũy một lượng hàn the nguy hiểm như sử dụng thực phẩm có chứa nhiều hàn the một lần. Vì lý do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Nông lương thế giới (FAO) đã lên án gay gắt hành vi dùng hàn the trong chế biến thực phẩm.
Theo Phạm Minh - VnMedia

Phát hiện độc tố trong món cá trích thể gây tử vong

Cá trích là loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, trở thành món ăn ngon, đặc sản.

Tuy nhiên, khi ăn cá trích mọi người nên chú ý vì loài cá này có nguy cơ bị nhiễm khuẩn gây bệnh nguy hiểm cho con người.
Theo tin tức từ báo Food Safety News, mới đây Công ty Moscahlades Bros Inc của Paterson, New Jersey đã thu hồi sản phẩm cá trích xông khói vì vấn đề, do nghi ngờ sản phẩm có khả năng bị nhiễm Clostridium botulinum. 
Đây là một loại vi khuẩn gây bệnh, đe dọa tính mạng con người và có thể dẫn đến tử vong. Người tiêu dùng được cảnh báo không được sử dụng các sản phẩm này vì nguy hiểm đến tính mạng.
Cá trích xông khói có nguy cơ nhiễm khuẩn gây ngộ độcAn toàn thực phẩm là vấn đề quan trọng khi chế biến món cá trích xông khói
Cá trích xông khói đã được phân phối tại rất nhiều nơi và được tiêu thụ trong cửa hàng bán lẻ. Sản phẩm được đóng gói ở dạng chân không và trên bao bì có chứa một nhãn hiệu màu trắng. Tên thương hiệu là Hellas từ Karagounis BROS SA và nhập khẩu bởi Công ty MOSCAHLADES BROS INC.
Trong một cuộc kiểm tra định kỳ bởi Cục Y tế và Dược phẩm của Karagounis Bros SA ở Hy Lạp, kết quả cho thấy cá trích được phát hiện là có chứa độc tố gây nguy hiểm cho con người. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có bệnh nhân nào bị nhiễm độc do ăn phải sản phẩm cá trích xông khói.
Sản phẩm cá trích xông khói của hãng bị thu hồiSản phẩm cá trích xông khói của hãng Hellas bị thu hồi do vệ sinh an toàn thực phẩm kém
Người tiêu dùng đã mua cá trích xông khói của hãng Gold Hellas được khuyến khích trả lại sản phẩm tại nơi mua hàng, đồng thời nhận lại số tiền đã thanh toán. Khách hàng nếu có thắc mắc gì có thể liên hệ với tổng đài của Moscahlades Bros lnc qua đường dây nóng 973-881-1960, từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần theo giờ hành chính.
Ngộ độc là một hình thức có khả năng gây tử vong do ăn phải độc tố. Ngộ độc thực phẩm có thể gây ra các triệu chứng như thể trạng yếu, chóng mặt, và nôn mửa.
Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khó thở, suy nhược thần kinh, chướng bụng và táo bón. Những người khi bị ngộ độc thực phẩm cần được chăm sóc y tế cẩn thận và chu đáo.
Theo Kim Trang - VietQ.vn

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết

Do bảo quản không đúng cách khiến thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm hoá chất do thực phẩm không rõ nguồn gốc, lưu trữ thức ăn lâu ngày làm thực phẩm bị biến chất hoặc trong bản thân thực phẩm có chứa chất độc… nên có nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Nên làm gì để phòng tránh hiện tượng này?
Mua thực phẩm nơi đáng tin cậy
Thịt bẩn có thể trở thành tươi ngon, đỏ hồng chỉ sau vài phút ngâm hóa chất. Vì vậy, khi mua thịt lợn hoặc thịt bò, nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày TếtBảo quản thực phẩm đúng cách để phòng ngộ độc.
Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá chết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm. Các loại rau nên chọn mua tại nơi uy tín, hoa quả tươi phải đúng mùa vụ, còn cuống và lá xanh.
Nếu mua thực phẩm chế biến sẵn, nên chọn những nơi có uy tín và bảo quản hợp vệ sinh. Chọn mua đồ hộp cần chú ý hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nơi sản xuất, nhà phân phối, thành phần, phần hộp đựng không được móp méo, phồng hay rỉ sét.
Ăn chín uống sôi
Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, chần qua nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20 - 30 phút, đặc biệt là nếu dùng ăn sống.
Nhiều gia đình có thói quen ăn lẩu dịp Tết, tuy nhiên, thói quen ăn tái sống các loại thịt, hải sản, rau xanh tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn hoặc giun sán. Tốt nhất nên thực hiện ăn chín uống sôi. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống đặt lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.
Bảo quản đúng cách
Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh và hâm kỹ lại trước khi ăn. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.
Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, nhằm tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.
Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên. Tránh tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, chị em cũng cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.
Nếu không có tủ lạnh có thể bảo quản bằng cách cho vào túi nilon hoặc hộp sạch rồi ngâm vào chậu nước lạnh. Tuy nhiên cũng không nên để quá lâu.
Sơ cứu đúng cách khi ngộ độc thực phẩm
Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn. Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê.
Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nên chọn mua thực phẩm ở những nơi có uy tín và bảo quản hợp vệ sinh.
Khi thấy bệnh nhân có những biểu hiện như trên nên tiến hành sơ cứu sớm. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng. Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng thuốc điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân.
Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc. Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ấn tim. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.
Trường hợp nhẹ (chỉ nôn, tiêu chảy...) có thể điều trị tại nhà bằng cách cho uống nước bù bằng dung dịch điện giải, nhưng không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.
Theo BS Quốc Hùng - Sức khỏe và Đời sống

Cách nhận biết gà thải loại

Gà là thực phẩm không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, để chon được gà ngon, an toàn không phải ai nào cũng biết.

Vậy làm thế nào để phân biệt được gà thải loại.
Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn), 100% gà thải loại nhập lậu vào Việt Nam đều tồn dư kháng sinh và có nguy cơ lây lan dịch bệnh bởi đây là loại gà đã kết thúc giai đoạn sinh sản.

Trong quá trình sinh sản, loại gà này được tiêm rất nhiều loại kháng sinh để tăng năng suất trứng. Ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, 2 loại kháng sinh trên đã bị cấm trong chăn nuôi. Chloramphenico đã bị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm trong thức ăn chăn nuôi.

Chloramphenico gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, làm thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, gây kháng thuốc kháng sinh ở các loại vi khuẩn.

Đối với loại kháng sinh Cycline, nếu sử dụng nhiều gây ảnh hưởng tới hệ thống gan, dẫn đến suy gan. Ngoài tồn dư kháng sinh, trong gà thải loại còn nhiều tiềm ẩn nguy cơ từ vacxin phòng bệnh, đặc biệt là thuốc kích thích để gà đẻ trứng nhiều hơn.

Trên thực tế, nếu gà thải loại sau khi giết mổ được bày bán tại các chợ thì rất khó phân biệt được.
Ảnh minh họaGà thải loại có chứa kháng sinh gây hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa.
Để phân biệt gà thải loại chị em phụ nữ cần dựa vào những yếu tố sau:

- Gà càng đẻ nhiều thì càng béo, nhiều thịt nạc, lông rụng, không mượt, cựa dài, hậu môn to. Đặc biệt mào ngả sang bên, chân khô, mốc. Vì gà đẻ hay mổ nhau nên người nuôi thường cắt bớt mỏ. Vì vậy, gà đẻ nhiều có mỏ ngắn, không nhọn, quặp.

- Nếu muốn biết gà đó có kháng sinh hay không, nhìn mắt thường khó biết, chỉ có thể lấy máu, lấy mẫu thịt có thể phân tích ra.

- Gà ngon là những con gà nuôi tầm 4 tháng, lông mượt, mọc đều, mào vừa tầm, dựng, chân mượt, cựa nhỏ, không dài, hậu môn chặt.

- Khi chọn gà, nên đứng xa rồi mới lại gần. Vì nhìn từ xa, thấy gà mở mắt, mắt sáng thường là gà khỏe. Lại gần, người bán gà khua tay hoặc rung lồng thì gà sẽ mở mắt.

- Khi lại gần, sờ diều gà không quá no, quá đói, phân gà như con ốc, mào phải đỏ, dựng, ngực chắc, không có tiếng khò khè. Lông gà càng vàng, càng sáng thì da vàng và là gà ngon. Nếu có điều kiện, mua gà về nên nhốt trước khi ăn vài hôm và cho ăn gạo, thóc của gia đình, vì nếu gà đó có cho thuốc kháng sinh thì thuốc sẽ được thải ra ngoài sẽ bớt độc.

Cũng theo khuyến cáo của Cục Thú y, nhìn bằng mắt thường rất khó phân biệt gà ta và gà thải loại. Tuy nhiên, các bà nội trợ sẽ dễ nhận diện gà thải loại khi sờ trực tiếp bằng tay.

- Nếu là gà thải, do đẻ trứng trong thời gian dài nên lông ở phần cổ và phần đầu bị trụi, phần hậu môn sẽ phình to. Khi mổ, thấy buồng trứng teo nhỏ, có xuất huyết trong bụng gà.

- Theo một số người tiêu dùng có kinh nghiệm, gà Trung Quốc da thường nhăn nheo, thịt khi luộc lên có màu trắng bệch, dai, thậm chí có mùi giống như mùi thuốc kháng sinh.
Theo Phạm Minh - VnMedia

Phát hiện hạt lạ xuất hiện trong sữa Trung Quốc

Một phụ nữ Trung Quốc trong khi sử dụng sản phẩm sữa túi canxi đã phát hiện nhiều hạt màu trắng xuất hiện trong sữa, sự việc đang khiến người dân lo lắng về an toàn thực phẩm dịp Tết.

Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là một vấn đề nhận được nhiều quan tâm ở Trung Quốc. Dịp giáp Tết là thời điểm nhu cầu về các loại thực phẩm, hàng hóa của người dân đặc biệt tăng cao. Tuy nhiên nhiều sự việc liên quan đến vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm xảy ra gần đây đã khiến người dân Trung Quốc không khỏi lo lắng về chất lượng các loại thực phẩm trong thời gian này. 
Theo nguồn tin từ Tân Hoa xã, mới đây, một phụ nữ Trung Quốc trong khi sử dụng sản phẩm sữa bổ sung canxi đã phát hiện nhiều hạt lạ nhỏ màu trắng đục lẫn bên trong. Sự việc hiện đang gây nhiều xôn xao cho người dân Trung Quốc về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm sữa ở nước này.
Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung Quốc không đảm bảo khi phát hiện sữa có những hạt lạ trắng đục bên trong Vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung Quốc không đảm bảo khi phát hiện sữa có những hạt lạ trắng đục bên trong
Trao đổi với phóng viên, cô Mã cho biết, hôm 9/2, cô mua một thùng 16 túi sữa bổ sung canxi từ một cửa hàng trong thành phố. Khi mang về sử dụng, cô đã phát hiện có một số hạt nhỏ xuất hiện trong túi sữa.
"Sau khi mua sữa về, hôm sau tôi bắt đầu lấy ra sử dụng. Trong lúc đổ sữa ra uống tôi vô tình phát hiện trong cốc sữa có một số hạt nhỏ vón cục màu trắng nổi lên", cô nói. Tuy chất lượng sữa không thay đổi nhưng sự việc đã khiến cô Mã lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của những túi sữa mình mua.
Sau đó cô đã gọi điện cho nhà sản xuất để thông báo về sự việc mình gặp phải. Phía nhà sản xuất cho biết, có thể đó chỉ là những hạt váng sữa bị vón cục do sữa để lâu. Tuy nhiên cô cho biết, trên bao bì túi sữa có ghi ngày sản xuất là 24/1/2014 và hạn dùng là 1 tháng kể từ ngày sản xuất. Hơn nữa, cô mới mua sữa hôm 9/2 và sử dụng ngay khi mua về, không có chuyện để lâu xảy ra hiện tượng đó. Cô đã yêu cầu phía công ty cho người đến kiểm tra nhưng đến giờ vẫn chưa có ai.
Phóng viên đã liên lạc với nhà sản xuất và nói rằng đã nhận được sự khiếu nại từ phía cô Mã về sản phẩm sữa. Phía nhà sản xuất cho biết, đó có thể là váng sữa hoặc những hạt canxi của sữa, tuy nhiên họ vẫn chưa đưa ra được câu trả lời về nguyên nhân xảy ra hiện tượng này. Hiện sự việc vẫn đang được điều tra làm rõ.
Theo Minh Vũ - VietQ.vn

Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015

Cách nhận biết hạt dẻ cười bị tẩy trắng bằng hóa chất

Xuất hiện "hạt dẻ cười" được tẩy trắng bằng hóa chất
VTV News đưa tin,"Hạt dẻ cười" vốn được nhiều người ưa thích vì không chỉ ngon miệng mà có tác dụng giảm nguy cơ tim mạch, ngăn ngừa tiểu đường. Thế nhưng, hiện trên thị trường đang xuất hiện loại "hạt dẻ cười" được tẩy trắng có nguy cơ gây ung thư gan.
Theo nhận định chung của các chuyên gia công nghệ thực phẩm, do thị hiếu người dùng thích chọn sản phẩm bắt mắt nên nhà sản xuất sử dụng chất tẩy trắng vỏ để đáp ứng nhu cầu này.
Người ta thường tẩy trắng bằng chất Clorin. Đây là một loại hoá chất sát khuẩn mạnh gốc Clo có trong thuốc sát trùng, thuốc trừ sâu, chất độc da cam. Nếu ăn thường xuyên loại thực phẩm được tẩm chất này thì chất độc sẽ bám lại trong cơ thể, theo thời gian dư lượng ngày càng nhiều, nếu gan không lọc được thì ung thư gan là điều không tránh khỏi.
Cách nhận biết hạt dẻ cười bị tẩy trắng bằng hóa chất1
Theo các chuyên gia công nghệ thực phẩm, màu hạt dẻ càng trắng thì hoá chất tác động vào đó càng nhiều; hạt hơi vàng ngà thì hoá chất ít, an toàn hơn. Ngoài ra, người tiêu dùng cần xem xét nguồn gốc, thành phần nguyên liệu, hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Nhận biết hạt dẻ cười tẩy trắng bằng hóa chất
Theo Sức khỏe và Đời sống, người tiêu dùng có thể nhận biết loại hạt dẻ được tẩy trắng bằng:
Màu sắc: Hạt dẻ Trung Quốc bị tẩy trắng có vỏ màu trắng tinh, láng mịn, không có vết bẩn nào, ruột màu xanh bắt mắt.
Trong khi đó, hạt dẻ cười tự nhiên vỏ không màu trắng, thường là màu hơi vàng hoặc hơi nâu, thỉnh thoảng vẫn còn có một lớp vỏ màu nâu sẫm ở bên ngoài, trông bẩn, không được bắt mắt nhưng an toàn.
Kích thước: Hạt dẻ cười tự nhiên có kích thước to hơn, dài hơn loại có xuất xứ từ Trung Quốc. Hạt dẻ cười Trung Quốc thực tế thường là những loại hạt không nở, hạt bị điếc được tẩy trắng rồi kích nở để trông hấp dẫn hơn.
Mùi vị: Khi ăn, hạt dẻ cười tự nhiên có vị ngọt bùi, thơm nồng, rất ngon và không bị đắng. Trong khi đó, hạt dẻ cười Trung Quốc bị tẩy trắng thường có hương vị không được thom ngon, xen lẫn có nhiều hạt bị đắng.
Để tránh mua phải hạt dẻ cười Trung Quốc độc hại, bạn cần xem xét rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và nhất là lựa chọn địa chỉ uy tín, tin cậy. Không nên mua hạt dẻ bán theo cân tại những khu chợ, hàng bán rong vỉa hè, không đảm bảo an toàn chất lượng.
Để bảo quản hạt dẻ cười một cách tốt hơn, bạn cần lưu ý sau khi mở túi sử dụng nên đóng kỹ mép. Bảo quản hạt tốt nhất ở ngăn mát của tủ lạnh. Hạt đã được chế biến và rang rồi thì nên để trong lọ và đậy nắp kín.
Theo Trà Mi - Gia đình Việt Nam

Mối nguy hại từ nước rửa tay kém chất lượng

Tại các nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi đều được trang bị sẵn nước rửa tay. Tuy nhiên, những loại dung dịch này đang tiềm ẩn những mối nguy hại khôn lường.

Mỗi khi lui tới các nhà hàng, quán ăn nhiều người vẫn có thói quen rửa tay bằng các dung dịch mà chủ nhà hàng trang bị sẵn. Tuy nhiên, nhiều người chưa ý thức đầy đủ được mối nguy hại khôn lường khi sử dụng những loại nước rửa tay kém chất lượng. 
Việc dùng bừa bãi các loại chất rửa đem tới những nguy cơ nhiễm hóa chất có hại cho da, mà người chịu những hậu quả này không ai khác chính là những khách hàng. Nhất là trong thời điểm năm hết Tết đến, người Việt Nam thường tổ chức nhiều bữa tiệc ăn ngoài: tất niên, tân niên, hộị họp gia đình, bạn bè.
Theo khảo sát tại địa bàn Hà Nội và TP.HCM, phần lớn tại các nhà hàng, quán ăn, khu vui chơi đều có trang bị nước rửa tay. Tuy nhiên, mỗi nơi lại chọn một loại sản phẩm nước rửa tay khác nhau.
Mối nguy hại từ nước rửa tay kém chất lượng
Mỗi nhà hàng lại lựa chọn một loại dung dịch rửa tay khác nhau, khách hàng thường chỉ rửa tay theo thói quen mà không để ý đến tác hại khôn lường bên trong dung dịch (ảnh minh họa)
Có nhà hàng đựng dụng dịch trong hộp có nhãn mác nhưng cũng có nơi được cho vào một khay nhựa lắp trên tường. Dung dịch có màu tím, khách hàng chỉ biết rằng khi rửa xong sẽ có mùi thơm đem lại cảm giác tay mình đã được gột rửa sạch nhưng chưa biết thực chất bên trong nước rửa tay đó tiềm ẩn những mối nguy hại với sức khỏe.
Anh Nguyễn Nhất Linh (28 tuổi, ở Hà Nội) đi ăn tại một nhà hàng ở Giảng Võ khi được hỏi về việc sử dụng nước rửa tay cho hay: “Lâu nay tôi đi đến các khu ăn uống, giải trí đều sử dụng dung dịch nước rửa tay có sẵn nhưng cũng chưa bao giờ để ý nhiều xem nhà hàng dùng loại gì và có độc hại gì hay không!”.
Dung dịch rửa tay cho sẵn vào trong hộp nhựa gắn ở tường 
Dung dịch rửa tay cho sẵn vào trong hộp nhựa gắn ở tường 
Rất nhiều người giống như anh Linh đều chưa để ý nhiều đến vấn đề chất lượng của nước rửa tay tại khu cộng đồng. Vì luôn muốn giữ bàn tay sạch sẽ nên nhiều người đều thấy sự cần thiết phải dùng sản phẩm nước rửa tay hoặc xà phòng. Tuy nhiên nhiều sản phẩm gắn nhãn mác “rửa tay” không chỉ không giúp tay sạch hơn sau khi rửa mà còn tiềm ẩn hoạt chất nguy hại cho sức khỏe.
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng, Trưởng khoa lâm sàng 1 (BV Da liễu TP.HCM) thì đa phần các loại nước rửa tay kém chất lượng, nhãn mác trôi nổi đều chứa thành phần tạo mùi hương. Tuy nhiên chất tạo hương này thưởng ẩn chứa một danh sách dài các hóa chất có thể gây hại tới người sử dụng, trong đó có chất phthalates. Phthalates có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hoạt động của estrogen và androgen trong cơ thể con người. Ngay cả với hàm lượng thấp, phthalates vẫn có thể gây hại cho sự phát triển hệ sinh dục ở nam giới đồng thời làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ.
Với các nước rửa tay không rõ thành phần và nguồn gốc thế này thường có mùi thơm như các loại hương thơm trái cây, hương hoa nhẹ nhàng dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm và sau đó vào cơ thể người. Các thành phần của phthalates có trong các loại nước rửa tay còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh ở trẻ em nếu các bà mẹ tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm chứa chất này trong suốt giai đoạn mang thai.
Như thế một câu hỏi đặt ra: khi đến các quán ăn và có nhu cầu rửa tay nhưng lại không tìm được những sản phẩm đáng tin cậy, người tiêu dùng nên làm gì để bảo vệ mình?
Hiện nay, rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, do vậy, vệ sinh tay - được đánh giá có tác dụng tương đương với vắc-xin phòng bệnh - là việc làm cần thiết của tất cả mọi người.
Cách rửa tay đúng là theo quy trình vệ sinh tay thường quy do Bộ Y tế ban hành với 6 bước cơ bản:
Bước 1: Làm ướt bàn tay, lấy 3 - 5ml dung dịch rửa tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho xà phòng dàn đều.
Bước 2: Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ các ngón tay (từng bên).
Bước 3: Đặt lòng hai bàn tay vào nhau, chà sạch lòng bàn tay và kẽ ngón tay.
Bước 4: Móc hai bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu các ngón tay.
Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Chụm đầu các ngón tay của bàn tay này và chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước, sau đó dùng khăn sạch thấm khô tay.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

"Hóa phép" thịt heo nái thành đủ loại thịt hạng sang

Nhiều đối tượng thu mua thịt heo nái già giá rẻ về chế biến thành các loại thịt rừng hạng sang như thịt heo rừng, thịt đà điểu, thịt nhím…

Một cán bộ tham gia kiểm tra điểm kinh doanh thịt heo làm giả thịt nhím ở một điểm kinh doanh trên đường số 16, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (TPHCM) tiết lộ: “Theo trình bày của chủ lô hàng, anh ta mua thịt heo nái về cắt lát rồi rưới máu của con nhím lên để biến thành thịt nhím”.
Theo vị cán bộ trên, do tại thời điểm kiểm tra, không phát hiện có huyết nhím tại cơ sở kinh doanh sản xuất nên trong biên bản không thể hiện được thông tin này. “Chúng tôi chỉ xác định thịt được đóng gói dán nhãn thịt nhím trên bao bì là thịt heo nái. Đây là thịt mua trôi nổi, không có giấy kiểm dịch, không đảm bảo vệ sinh nên phải tịch thu tiêu hủy”, vị này giải thích thêm.
TPHCM cũng đã từng phối hợp với lực lượng thú y, phát hiện tại phường Linh Trung có ba điểm kinh doanh thịt heo nái không rõ nguồn gốc, phải tịch thu tiêu hủy.
 Thịt heo nái bẩn được chế biến thành thịt nhím cắt lát.
Thịt heo nái bẩn được chế biến thành thịt nhím cắt lát.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết trước đây tại địa bàn quận Thủ Đức, Đội 2, Phòng cảnh sát môi trường. 
“Điều bất thường là tại các điểm kinh doanh này có hơn 100 kg thịt heo được thui vàng da. Chắc chắn việc thui vàng da là nhằm mục đích làm giả thịt thú rừng. Tuy nhiên, do không có bằng chứng nên rất khó xác định hành vi làm giả thịt này”, một cán bộ tham gia buổi kiểm tra các điểm kinh doanh thịt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nói trên, nhớ lại.
Vị này cho biết, qua điều tra, thu thập thông tin để triệt phá các điểm kinh doanh “thịt đểu”, các trinh sát đều nghe nói đến chiêu thức “muốn làm giả thịt con gì thì phải rưới máu con đó lên. Tuy nhiên, cách thức chế biến cụ thể ra sao thì trước giờ chưa có đơn vị này bắt được quả tang.

Độc hại tiềm ẩn

Nhiều lần trao đổi với chúng tôi về các điểm kinh doanh thịt thú rừng ở TPHCM , ông Nguyễn Đình Cương, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TPHCM cho rằng, hầu hết đây là bán “thịt giả”. 
Ông giải thích: “Khi bán cho khách hàng thì họ nói đây là thịt heo rừng, thịt nai, thịt nhím… Nhưng khi bị bắt thì họ nói đây chỉ là thịt heo nhà, việc thui cho vàng da chỉ nhằm mục đích làm cho thịt ngon hơn. Thực tế, đó chỉ là thịt heo nên chức năng xử lý thuộc về bên cơ quan thú y”.
Thịt heo nái được thui vàng da để chế biến thành các loại thịt hàng sang.
Thịt heo nái được thui vàng da để chế biến thành các loại thịt hàng sang.
Theo ông Cương, điểm chung của những điểm kinh doanh “thịt giả” là mua thịt heo nái già, giá rẻ về thui vàng da rồi cắt thành những miếng thịt cho giống thịt của con thú này, thú kia.
Còn theo các nguồn tin từ cảnh sát môi trường, để biến thịt heo thành thịt thú rừng, các đối tượng kinh doanh chắc chắn phải có “bí quyết” trong việc chế biến. “Có thể họ dùng máu thịt thú rừng hay hóa chất để tẩm ướp vào thịt heo sao cho giống thịt thú rừng nhất. Tuy nhiên, các chất tẩm ướp này là chất gì thì đến nay vẫn chưa có đơn vị chức năng nào xác định được”, một cảnh sát môi trường, chia sẻ.
Nhiều cán bộ thú y cũng nhìn nhận, trong thời gian qua, hầu hết các vụ phát hiện làm thịt giả, cơ quan chức năng chỉ xác định được nguyên liệu là thịt heo nái không được kiểm dịch còn cách chế biến làm giả thịt ra sao thì vẫn chưa xác định.
“Hiện nay, các loại thịt thường dễ bị làm giả đó là thịt heo rừng, thịt nai, thịt đà điểu, thịt nhím… Nguyên liệu để làm các loại thịt này thường là thịt heo nái già. Thịt heo này thường mua trôi nổi với giá rẻ để chế biến bán lại giá cao, thu lợi nhiều. Các loại thịt làm giả đều không đảm bảo diều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, có nguy cơ gây độc hại cho người dử dụng”, một cán bộ thú y, nhận định.
“Nói ra có thể đụng chạm nhưng theo tôi các đơn vị liên quan chưa làm hết trách nhiệm khi phát hiện các điểm kinh doanh “thịt giả”. Đáng lẽ ra họ phải tiến hành lấy mẫu, phân tích xác định chất tẩm ướp làm giả thịt nhím, thịt nai … là chất gì, có độc hại không. 
Nếu đó là chất độc hại thì phải xử lý nghiêm chứ không dừng ở mức xử phạt hành chính, tịch thu thịt nguyên liệu đưa đi tiêu hủy”, một bác sĩ làm việc trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, nêu ý kiến.

Cách chọn hạt dưa không bị nhuộm màu hóa chất

Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp thường sáng bóng không phai kể cả khi tiếp xúc với nước. Nên chọn loại hạt đỏ nâu, hạt trắng ngà, phai màu trên tay.




Vì lợi nhuận, một số cơ sở sản xuất thay vì dùng màu thực phẩm đã sử dụng Rhodamine B để tẩm ướp hạt dưa. Trước đây, Cục An toàn Thực phẩm đã từng phát hiện một số sản phẩm hạt dưa bị tẩm Rhodamine B. Đây là chất hóa học dùng để nhuộm quần áo, vốn bị cấm tuyệt đối trong thực phẩm và thuốc. Nếu ăn hạt dưa nhuộm Rhodamine B lâu dài sẽ suy gan, thận và mắc bệnh ung thư.
Để tránh mua phải hạt dưa bị tẩm hóa chất cũng như hạt dưa kém chất lượng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên lưu ý những điểm sau:
- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu công nghiệp (dùng trong nhuộm vải sợi...) thường có màu sáng bóng, không bị phai, kể cả khi tiếp xúc với nước.
- Hạt dưa nhuộm bằng phẩm màu thực phẩm có màu đỏ nâu tự nhiên, không quá đậm, không sáng bóng, dễ bị phai, nhòe khi gặp nước nên màu rất dễ dính vào tay và da khi sử dụng. Khi để ẩm sẽ dính màu vào vải bông, vải lụa.
Vì thế, người tiêu dùng không nên chọn loại hạt có phết dầu lên vỏ bóng nhẵn. Nên chọn những loại hạt đỏ nâu, khi cầm hạt lên cắn thì tay, môi, lưỡi dính màu đỏ; hạt bên trong màu trắng ngà, có vị béo ngậy đặc trưng. Có thể thử trước khi mua bằng cách cho cả hạt vào miệng để ngấm nước bọt rồi cho vào lòng bàn tay xoa xem có bị phai màu không.
Ngoài ra, để tránh mua phải hạt dưa kém chất lượng, khi thấy hạt dưa có màu lạ, mùi hôi dầu hay hôi mốc, ăn thấy vị đắng khác lạ thì không nên dùng và không nên mua, để tránh mắc bệnh.
Theo Hoàng Anh - VnExpress

Kinh nghiệm chọn hoa quả ngon và an toàn dịp Tết

Hãy cẩn thận khi lựa chọn những loại trái cây có mẫu mã đẹp vì có thể chúng được tiêm chất kích thích, bảo quản.

1. Cách nhận biết một số loại quả Trung Quốc
Do được dùng nhiều chất kích thích, bảo quản nên hầu hết trái cây Trung Quốc có kích thước đều đặn, láng bóng và giữ được rất lâu trong môi trường tự nhiên. Để ý kỹ, người tiêu dùng có thể phân biệt trái cây Trung Quốc và trái cây xuất xứ từ các nơi khác qua những đặc điểm sau:
Táo
Thông thường táo nhập từ châu Âu, Mỹ, hay Newzeland có màu đỏ sẫm, có nhiều sọc đốm sẫm trên quả chạy theo từng thớ dọc từ cuống quả xuống dưới đáy. Còn táo Trung Quốc do được trồng ở vùng khía hậu châu Á có địa chất, thổ nhưỡng khác hoàn toàn nên màu thường có là màu phấn hồng, hồng nhạt.
Và khi bổ ra một quả táo Newzeland có mùi thơm đậm đặc, còn táo Trung Quốc gần như không có mùi gì, lòng quả táo New Zeland có màu vàng, còn táo Trung Quốc lòng có màu vàng trắng. Táo nhập từ châu Âu, Mỹ, Australia có độ ngọt, độ thơm khác hẳn, táo Trung Quốc ăn thường xốp hơn, độ ngọt có vị lợ lợ.
Qua-Tao-9285-1422951515.jpg
Táo Trung Quốc có màu hồng nhạt, ăn bở.
Cam
Cam Trung Quốc ngoài bề mặt thường có độ bóng rất cao và dính, có màu vàng sẫm, loang lổ, không đều có thể do sử dụng các hoá chất kích thích tạo màu. Trong khi đó một quả cam Australia có màu vàng đều từ đầu đến chân quả cam.
Khi bổ ra ăn, cam Australia có vị ngon, thơm, nhưng cam Australia thường bị khô ở đầu quả, ít nước hơn, lòng quả cam có màu vàng sẫm tương đương màu vỏ. Còn cam Trung Quốc khi bổ ra lòng có màu vàng nhạt, so với cam Australia có màu vàng nhạt hơn rất nhiều.
Nước được vắt từ một quả cam Australia được ít hơn rất nhiều so với nước vắt từ một quả cam Trung Quốc, thường chỉ bằng một nửa so với cam Trung Quốc. Nước vắt từ cam Australia cũng có màu vàng đậm hơn, mùi nước thơm vừa phải, vị ngọt, còn nước vắt từ cam Trung Quốc vàng nhạt, mùi hăng hắc.
Quả lê Trung Quốc là một trong những loại quả chứa nhiều thuốc hóa học nhất. Lê Trung Quốc được tiêm chất kích thích ép chín sớm hay chất tăng trọng, sau đó dùng bột tẩy, chất tạo màu (vàng chanh) để nhuộm màu cho quả. Loại lê độc này nếu ăn phải sẽ thấy nhạt, ít vị, đôi khi còn xuất hiện mùi lạ hay hôi. Loại quả này có thời gian bảo quản ngắn, rất dễ bị thối và hư hỏng.
Qua-Le-7499-1422951515.jpg
Lê Trung Quốc là loại quả chứa nhiều chất hóa học nhất.
Cherry
Cherry Trung Quốc ăn mềm, nhạt chứ không giòn và ngọt như cherry Australia. Với cherry thì khó nhận biết hơn một chút, nhưng cherry Australia có màu đỏ đậm hơn một chút, ăn giòn và ngọt, còn cherry Trung Quốc ăn có vẻ nhũn hơn, vị nhạt hơn, lợ hơn…
Quýt
Quýt Trung Quốc vào Việt Nam được quảng cáo là quýt nội tuy nhiên quýt Trung Quốc vỏ dày, bóng và khi bóc ra hai đầu múi thường bị khô, chai. Quýt Việt Nam vỏ mỏng, thường bị nám.
Lựu
Lựu Việt Nam trái nhỏ, hột nhiều, dày, màu da xanh. Lựu Trung Quốc to, tròn, vỏ mỏng, màu trắng hồng.
Nho
Nho Trung Quốc đang bán tràn lan trong các chợ và trên các sạp hàng ngoài trời. Nho Trung Quốc to tròn, có lớp vỏ màu nhạt, ăn vị chua, mềm, bở và nhiều hạt. Nho Mỹ vỏ sậm hơn, thuôn dài, vị ngọt, giòn, rất ít hoặc không có hạt. Nho Phan Rang (Ninh Thuận) quả nhỏ, chùm ngắn, màu xanh tươi.
chon-nho-1712-1423641483.jpg
Nho Trung Quốc nhìn rất bắt mắt nhưng ăn có vị chua, mềm, bở.
2. Mẹo chọn hoa quả tươi ngon
Theo kinh nghiệm của người làm vườn, phân biệt trái cây ngon không khó, chỉ cần sờ bằng tay và nhìn bằng mắt là đã có thể nhận biết được hầu hết các loại trái cây ngon hay dở.
Cam, quýt
Không nên chọn trái có màu vàng tươi đã rụng cuống. Nên chọn trái cam, quýt có màu vàng mỡ gà (chiếm ít nhất 1/3 trái), da bóng láng, có đốm thâm lộ ra, vỏ mỏng… Với cam sành không nên chọn trái lớn có da sần sùi hay vàng chóe một bên (do nám nắng), trái cam như vậy vỏ dày, bị sượng khô, ít nước, không ngọt.
chon-quyt-9542-1423641483.jpg
Quả quýt tươi ngon, vị chua ngọt tự nhiên.
Lê, táo
Vỏ mịn màng, căng phồng, nặng mới ngon.
Bưởi da xanh
Nâng trái cây trên tay, nếu thấy nhẹ là quả ít nước, xốp, khô. Nếu mua ăn trong gia đình nên chọn trái nặng trung bình 1 - 1,5 kg, da láng, màu xanh vỏ bưởi hơi ngả vàng, trái nhỏ nhưng nặng. Không chọn trái có da nhăn nhúm, xanh đậm, nhẹ.
Xoài
Chọn thứ da căng bóng, có màu vàng sáng. không lấy quả da thâm đen, vỏ nhăn, nhũn. Khúc đầu của quả xoài chín vàng và cứng, trên bụng xoài phía dưới cùng chót đuôi có một chiếc mắt nhỏ, mắt nhỏ là xoài hạt nhỏ. 
Xoài cát Hòa Lộc thường có giá cao nhất trong các loại xoài, trái nặng trung bình 300 - 350 g, dáng trái thuôn, cuống nhỏ (nhỏ hơn các giống khác) hơi lõm sâu, phần đầu trái (chóp nhọn) có khoảng lõm vào tựa "nhân trung". 
Chọn trái có màu vàng sậm, có vết thâm li ti đều trên trái, da căng láng, phần đầu trái không bị teo hoặc nhăn (do hái trái chưa già), ngửi có mùi thơm ngọt đậm.
Qua-Xoai-3688-1422951515.jpg
Nên chọn xoài da căng mịn, không bị nhăn.
Mãng cầu ta (na)
Chọn những trái mắt nở, tròn đều, màu trắng ngà, không bị thâm đen và nứt nẻ.
Dứa
Lựa chọn quả to, mắt to đều, chín vàng, dùng tay búng vào có tiếng kêu bịch bịch là có nhiều nước. Quả nào mắt nhỏ, sâu, không đều là loại dứa không ngon.
Đu đủ
Chọn quả đang chín, màu vàng hơi ngả sang đỏ, nặng tay, cuống còn tươi.
Đu đủ nên chọn quả chín cây, cuống còn tươi.
Đu đủ nên chọn quả chín cây, cuống còn tươi.
Mít
Nhìn gai mít nếu các gai dàn xa nhau, không cao, nhọn, quả không có chỗ eo, lõm, búng tay kêu bình bịch, nặng trái là ngon.
Chuối
Chọn quả tròn đều, chín lốm đốm, màu vàng tươi hay xanh đã ngả vàng, không nát, không thâm đen. Chuối già ngon là chuối quả không quá to, chuối quả to là chuối già lùn, không thơm.
Măng cụt
Chọn quả có đường kính chừng 4-5 cm, quả nhỏ hơn là măng cụt mọc cuối cành, không ngon. Cuống phải tươi, vỏ bóng vừa phải, đó là quả chín cây. Chọn trái màu nâu sậm, màu da không lốm đốm vết mủ, vỏ không dày cứng. 
Nếu trái măng cụt có vết mủ, vỏ cứng thì dễ bị sượng bên trong. Tốt nhất là nên ăn măng cụt đầu mùa, còn khi có mưa xuống, trên 50% trái măng cụt bị sượng, không ngon.
Dưa hấu
Nên chọn quả dưa hấu với phần vỏ có nhiều gân, trái tròn và nặng. Nếu trái tròn nhưng nhẹ là dưa bọng ruột vì đã quá già. Nên chọn vỏ thật cứng, với những trái có vỏ cứng, ruột dưa sẽ giòn, ngon hơn.
Dưa hấu vỏ cứng thì ruột giòn ngon.
Dưa hấu vỏ cứng thì ruột giòn ngon.
Sầu riêng
Sầu riêng ngon không nhất thiết phải là quả có mùi thơm, màu vỏ xanh hay vàng. Quả ngon là quả có gai nở tròn trịa bằng nhau, không có vết xước, thủng sâu, không bị nứt ra, lắc thử có cảm giác bên trong lỏng, rung (ngọt, béo), vỗ nghe âm trầm. 
Nếu không rành mua sầu riêng, bạn có thể yêu cầu người bán dùng que thử (ghim vào phần thịt, lấy ra ngửi có mùi thơm béo là được) hoặc tách vỏ ra luôn để đảm bảo hơn.
Nếu bạn thích ăn bơ thật béo, thơm và dẻo thì hãy chọn bơ sáp - loại bơ này khi chín quả có màu xanh sáng, hơi xù xì, lấm tấm những điểm vàng. Nên chọn những quả nặng, chắc tay, không nhũn, không ọp. 
Nếu bạn muốn mua để ăn ngay, hãy chọn những quả khi bóp nhẹ thấy hơi mềm nhưng vẫn chắc. Hoặc bạn chọn quả bơ có phần bầu chưa mềm nhưng khi bấm vào phần cuống thấy đã hơi mềm rồi, quả bơ sẽ chín dần, bạn có thể ăn sau vài ngày. 
Khi chọn bơ, bạn cũng nên lắc nhẹ và chọn quả nghe thấy hạt lăn nhẹ phía trong, đừng chọn quả có cảm giác hạt lăn rất rõ chứng tỏ quả bơ đó không dày thịt lắm. Hình dạng quả bơ cũng nên được cân nhắc: những quả bơ dáng tròn thường có hạt to; những quả thuôn dài thường chắc, dày thịt, nhưng bạn sẽ có nguy cơ gặp quả nhiều xơ.
Theo Mimi - Ngoisao.net

TPHCM: Thêm nhiều thực phẩm bẩn bị phát hiện

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu trên, đặc biệt là những ngày cận kề Tết, khi mà vô số các loại thực phẩm được đưa ra ngoài thị trường.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề quan tâm hàng đầu trên cả nước
Theo tin tức trên báo Thanh Niên, trong sáng ngày 11/2, Đội quản lý thị trường quận Bình Thạnh phối hợp cùng công an kinh tế đã kiểm tra đột xuất một số hộ, cơ sở sản xuất giò chả và chợ có kinh doanh giết mổ gia cầm để đảm bảo công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm tra tại cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện nhiều giò chả thành phẩm không nhãn mác; khu vực sản xuất không đảm bảo vệ sinh; có nhiều chất phụ gia, nguyên liệu làm giò, chả không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như không có nguồn gốc xuất xứ.
Tất cả số giò chả này đều có chứa hàn the gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.Tất cả số giò chả này đều có chứa hàn the gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng
Khi kiểm tra số giò, chả đã thành phẩm của cơ sở này, đoàn liên ngành phát hiện tất cả số giò chả này đều có chứa hàn the gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu các thành phẩm kém chất lượng cùng các nguyên liệu, máy móc sản xuất giò chả của cơ sở này
Tại khu vực chợ trên đường Tô Ký, đoàn liên ngành phát hiện nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy tờ kiểm dịch, nhiều gia cầm không có nguồn gốc xuất xứ vẫn được bán tràn lan. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, thu giữ gần 500 con gia cầm còn sống và đã qua giết mổ không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm liên tục được nâng cao
Liên quan tới thực phẩm bẩn, Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức, TPHCM mới đây đã phát hiện, bắt giữ và tiêu hủy 18.767kg phụ phẩm trâu, bò; 700kg phụ phẩm heo, 700kg thịt lợn cùng nhiều gia cầm không rõ nguồn gốc; trong đó nhiều lô hàng chứa thịt và phụ phẩm đã bốc mùi hôi thối. 
Cũng trong thời điểm này, Trạm thú y quận 9 TPHCM đã bắt giữ lô hàng 165 con lợn sữa bốc mùi hôi thối trong khi chủ xe hàng tìm cách né tránh trạm kiểm dịch; Trạm thú y quận 12 cũng phát hiện gần 300kg mỡ lợn bẩn, 14.000 trứng, hơn 100kg thịt bê không rõ nguồn gốc được vận chuyển trên địa bàn, theo Vietnamnet.
Ngoài thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thời gian gần đây một lượng lớn thịt bò, lợn bơm nước để tăng trọng lượng đã ồ ạt tuồn vào TPHCM. Vừa qua, Trạm thú y quận Tân Bình phát hiện hơn 2 tấn thịt bò bơm nước nhập từ Long An.
Măng ngâm tẩm hóa chất ngập trong các cơ sở chế biến tại TPHCMMăng ngâm tẩm hóa chất ngập trong các cơ sở chế biến tại TPHCM
Bên cạnh đó, theo ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm thú y Bình Chánh - Chi cục Thú y TPHCM, cho biết Đoàn liên ngành H. Bình Chánh kiểm tra cơ sở chế biến tóp mỡ do ông Lê Tấn Toàn làm chủ tại xã Vĩnh Lộc B, H. Bình Chánh phát hiện không có giấy phép, không đảm bảo vệ sinh.
Ông Toàn xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật cho lô mỡ tươi đang chế biến nhưng không hợp lệ. Trước đó, Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra, xử lý 3 cơ sở giết mổ gia cầm trái phép tại khu phố 7, Quận 12, TPHCM
Cả 3 cơ sở này đều hoạt động không phép, không xuất trình được giấy kiểm dịch thú y. Đoàn đã tịch thu, giao thú y địa phương xử lý tiêu hủy toàn bộ gia cầm bẩn tại các cơ sở này đồng thời mở rộng điều tra, xử lý.
Theo Ngọc Lưu - VietQ.vn

TPHCM: Phát hiện nhiều thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, an toàn

Các đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện nhiều giò chả thành phẩm ướp hàn the, nhiều gia cầm chưa qua kiểm dịch bày bán tràn lan.


Kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả
Trong sáng nay (11/2), Đội quản lý thị trường quận Bình Thạnh phối hợp cùng công an kinh tế đã kiểm tra đột xuất một số hộ, cơ sở sản xuất giò chả và chợ có kinh doanh giết mổ gia cầm.
Tại đây, đoàn liên ngành đã phát hiện nhiều sai phạm, nhiều thực phẩm không đảm bảo an toàn.
Cụ thể, đoàn liên ngành đã kiểm tra cơ sở sản xuất giò chả trên đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh. Tại cơ sở này, có 4 công nhân đang sản xuất các loại giò chả. Tuy nhiên, khi được hỏi, ông Trần Văn Sửu (sinh năm 1961, thường trú tại quận 3), chủ cơ sở này, đã không xuất trình được giấy phép kinh doanh.
Kiểm tra tại cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện nhiều giò chả thành phẩm không nhãn mác; khu vực sản xuất không đảm bảo vệ sinh; có nhiều chất phụ gia, nguyên liệu làm giò, chả không đảm bảo vệ sinh an toàn cũng như không có nguồn gốc xuất xứ.
Khi kiểm tra số giò, chả đã thành phẩm của cơ sở này, đoàn liên ngành phát hiện tất cả số giò chả này đều có chứa hàn the gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản thu các thành phẩm kém chất lượng cùng các nguyên liệu, máy móc sản xuất giò chả của cơ sở này.
Tất cả số giò chả này đều có chứa hàn the gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Tại quận 12, đoàn kiểm tra liên ngành của quận này cũng đã tiến hành kiểm tra các chợ nhỏ lẻ, tự phát.
Tại khu vực chợ Chó trên đường Tô Ký, đoàn liên ngành phát hiện nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm không có giấy tờ kiểm dịch, nhiều gia cầm không có nguồn gốc xuất xứ vẫn được bán tràn lan.
Đoàn kiểm tra đã lập biên bản, thu giữ gần 500 con gia cầm còn sống và đã qua giết mổ không đạt tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo Ngọc Thúy - Phụ nữ TPHCM

Thịt heo chết, bệnh được dùng để làm gì?

Nếu không tinh ý, không mua hàng tại những cửa hàng có uy tín, rất có thể bạn sẽ mua phải thịt heo, thịt bò, heo quay, lạp xưởng… được ‘phù phép’ từ heo chết, heo bệnh.

Hô biến heo chết, bệnh thành heo sạch
Hầu hết các chủ lò mổ đều khẳng định, công nghệ biến thịt heo chết, heo bệnh thành thịt heo sạch ngày càng tinh vi hơn, khó nhận biết hơn. Nếu không phải ‘người trong nghề’ thì khó mà phân biệt được đâu là thịt heo chết, bệnh với thịt heo sạch thông thường được bày bán ngoài chợ.
Heo chết đang được mổ phanh. Hình minh họa.
Heo chết đang được mổ phanh. Hình minh họa.
Thủ thuật để biến thịt heo chết thành thịt sạch là sau khi heo được mổ, lóc thịt, thịt này sẽ được ngâm chất chống thối, bơm nước muối, ướp hàn the để giữ tươi lâu. 
Thịt heo bệnh chết sau khi lóc sẽ được rưới huyết heo tươi lên, thoa đều rồi cho vào tủ đông trước khi đem bán. Với cách làm này, rất nhiều người tiêu dùng đã phải ‘bỏ tiền mang họa’ khi khó có thể phân biệt được đâu là thịt heo sạch, đâu là thịt heo bẩn.
Cách chọn thịt heo tươi ngon:
Thịt heo tươi, mới thường có màu hơi hồng chứ không đỏ rực. Thịt heo sạch là khối thịt rắn chắc, độ đàn hồi cao, thớ thịt đều, khi nhấn tay vào có độ dính (hít). Khi chế biến, thịt heo sạch có mùi thơm, không ra nhiều nước.
Thịt heo tươi ngon là thịt có màu hồng nhạt, độ đàn hồi cao. Hình minh họa.
Thịt heo tươi ngon là thịt có màu hồng nhạt, độ đàn hồi cao. Hình minh họa.
Thịt heo chết, thịt heo ôi thường có mùi hôi. Nếu mùi hôi đó đã được khử bằng hóa chất, có thể quan sát bằng mắt thấy màu miếng thịt thường nhợt nhạt, ngả màu xanh hoặc đỏ bầm. Cầm miếng thịt trên tay thấy nhớt, hoặc nếu đã được ngâm qua hàn the thì miếng thịt tuy khô, se nhưng lại không có độ đàn hồi, độ dính.
Khi dùng dao cắt lát, miếng thịt tươi, sạch, lát cắt khô, màu sáng. Còn ở thịt heo chết, bệnh, thịt ở lát cắt có màu tối và có nước.

‘Phù phép’ để thịt heo chết, bệnh thành thịt bò

Một đầu mối chuyên thu mua, giết mổ heo chết, bệnh ở ‘làng heo chết’ Muộn Nọ (Hưng Yên) đã từng khẳng định: Thịt heo sống hay thịt heo chết đều có thể làm giả thành thịt bò được, miễn đó phải là heo nái đã đẻ nhiều lứa.
Cũng theo người này, bình thường, một con heo chết, bệnh đem mổ thịt bán cũng lời 1 triệu đồng/con. Nhưng khi mất công làm giả thành thịt bò, thì lợi nhuận sẽ gấp đôi do một con nheo nặng 2 tạ có thể được hô biến thành 70-80 kg thịt bò.
Thịt bò thật có thớ dài và nhỏ, trong khi thịt bò giả từ thịt heo nái có thớ ngắn và lớn hơn. Hình minh họa.
Thịt bò thật có thớ dài và nhỏ, trong khi thịt bò giả từ thịt heo nái có thớ ngắn và lớn hơn. Hình minh họa.
Loại heo nói trên, sau khi được thu gom, người ta sẽ mổ phanh càng sớm càng tốt để thịt không bị hôi. Sau đó, thịt được lóc thành từng mảng, lọc sạch mỡ rồi người ta dùng dao kháy từng thớ thịt một cách tỉ mẩn. Công đoạn tiếp đó sẽ là làm làm màu và mùi cho thịt bằng cách tưới huyết lên thịt để thịt có màu đỏ thẫm.
Riêng về khoản tạo mùi bò, họ thường dùng mỡ bò rán lên, lấy mỡ nước này quét trên tảng thịt heo để chúng có mùi bò đặc trưng. Sườn heo cũng được làm thành sườn bò, thịt mông, vai làm bít tết và thịt vụn hơn thì làm thịt bóc từ bắp bò, thịt bò giả chuyên cho ăn lẩu hoặc phở.
Cách phân biệt thịt bò giả:
Thịt bò thật có màu đỏ au, thịt heo giả bò cũng màu đỏ nhưng nhạt hơn. Thớ thịt bò thường nhỏ và dài, còn thớ thịt heo lớn hơn và ngắn hơn.
Thịt heo giả bò thường được làm màu bằng cách nhuộm màu hoa hiên hoặc huyết heo. Nếu bạn miết mạnh ngón tay lên miếng thịt mà có màu lạ phai ra ngón tay thì đó chắc chắn là thịt bò giả.
Nếu trên thịt bò còn dính mỡ thì cần phân biệt rõ mỡ bò có màu vàng nhạt, còn mỡ heo màu trắng. Trong trường hợp người bán “kỹ” đến mức không để chút mỡ nào dính vào thịt thì bạn nên áp dụng theo các cách trên.
Khi ấn ngón tay vào tảng thịt, nếu là thịt heo cảm giác hơi mềm, còn thịt bò thì sẽ mềm hơn và có vẻ như dính theo tay.

Heo chết thành heo quay

Khi thịt heo đã được tẩm gia vị và quay vàng thơm, hầu như người mua rất khó nhận biết được đâu là heo sạch, đâu là heo chết, bệnh. Theo như lời khai của một số chủ lò heo bị bắt quả tang tiêu thụ heo chết, bệnh, thì heo chết, heo tai xanh tai đỏ gì đều có thể quay được hết.
 Thịt heo chết sau khi được làm màu, tẩm gia vị khó ai có thể nhận biết được. Hình minh họa.
Thịt heo chết sau khi được làm màu, tẩm gia vị khó ai có thể nhận biết được. Hình minh họa.
Các loại heo ‘bẩn’ nói trên được mua về, làm sạch, tẩm gia vị, phết màu từ một loại màu công nghiệp của Trung Quốc giá 2-5 ngàn đồng/ống rồi quay. Mỗi con heo sữa như vậy dùng hết 4-5 ống màu, màu này lên da heo rất tươi, bắt mắt.
Tuy vậy, thịt heo quay này khi ăn sẽ có cảm giác bở và nhạt nhẽo. Không có mùi thịt heo đặc trưng.
Cách chọn heo quay sạch:
Thịt heo tươi khi quay xong thường có màu vàng tự nhiên, thịt xẻ ra màu trắng hồng, khi ăn thịt dai và thơm, gia vị ngấm đều. Thịt heo tươi là thịt khi quay xong vẫn dính liền với da, không rời rạc. Phần mỡ tươi, màu trắng, không có màu vàng hay lốm đốm nốt đỏ. Tuy khi quay heo đã được tẩm gia vị, nhưng nếu tinh ý một chút, ngửi kỹ sẽ không thấy mùi bất thường trên thịt heo sạch.
Heo đã chết, bệnh, khi quay dù tẩm gia vị, làm màu kỹ đến đâu khi xắt thịt vẫn thấy màu thịt đỏ sậm (do không được cắt tiết). Da và thịt heo đã tách rời, hoặc dễ bong ra khi đụng nhẹ. Thịt heo bở, không ngọt, mùi khó chịu.
Cách tốt nhất là bạn hãy mua heo quay, thịt heo quay ở những cửa hàng uy tín, đảm bảo chất lượng.
Cách nhận biết thịt heo chết, bệnh
Thịt heo gạo: Bằng mắt thường rất dễ dàng nhận thấy nếu heo bị gạo, trong thớ thịt sẽ có kén giun màu trắng. Những đốm trắng này hình bầu dục, có khi lớn bằng hạt đậu.
Heo bị thương hàn: Bề mặt da heo có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai heo bị tím.
Heo bị bệnh tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.
Heo bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.
Heo bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.
Heo bị bệnh đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.