Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Gạo nghi là hạt nhựa có mùi khét sau khi rang

Sau một bữa cơm gia đình anh P. V ăn thì có nhặt được 5 đến 7 viên sạn màu trắng nghi là hạt nhựa. Sau khi rang những hạt gạo trở nên vàng và chuyển sang đen... vì cháy. Điều đáng nói, những hạt gạo này khi cháy đã bốc khói nghi ngút và có mùi khét như mùi nhựa. Đặc biệt, những viên gạo cháy quyện vào nhau như những cục nhựa kết dính.
Ngày 29/9 vừa qua trên trang cá nhân của anh P.V có chia sẻ một clip nghi vấn gạo gia đình anh mua có trộn lẫn những hạt nhựa. Sau khi clip đăng tải đã có gần 200.000 lượt xem và bình luận. Đa phần ý kiến đều tỏ ra bức xúc và lo lắng về những gì đã được thấy trong đoạn clip trên.
Theo chủ nhân của clip, đây là sự việc có thật và việc quay lại quá trình kiểm tra gạo giả được thực hiện ngay tại nhà. "Tôi muốn làm clip này để các bạn bè của tôi có thể xem và chia sẻ với nhau để có thêm thông tin chứ không vì mục đích gì khác", anh P.V viết.
Theo nội dung được chia sẻ, sau một bữa cơm gia đình anh P. V ăn thì có nhặt được 5 đến 7 viên sạn màu trắng nghi là hạt nhựa. Sau đó gia đình này đã bỏ thùng gạo ra kiểm tra, sau khi sàng lọc thì phát hiện nhiều hạt gạo như màu nhựa, nửa đục nửa trong.
Sau khi lựa được một phần gạo được cho là gạo giả, gia đình anh P.V đã cho phần gạo đó lên chảo nóng rang đều. Sau khi rang những hạt gạo trở nên vàng và chuyển sang đen... vì cháy. Điều đáng nói, những hạt gạo này khi cháy đã bốc khói nghi ngút và có mùi khét như mùi nhựa. Đặc biệt, những viên gạo cháy quyện vào nhau như những cục nhựa kết dính.
gạo giả, gạo nhựa, Trung Quốc, cao su, tin đồn, gạo-giả, gạo-nhựa, Trung-Quốc, cao-su, tin-đồn,
Hình ảnh được cho là gạo giả khi rang cháy kết dính như nhựa và có mùi khét. Ảnh cắt từ Clip
"Trước đây tôi đã từng nghe đến chuyện gạo giả được làm bằng nhựa hoặc các chất khác, tuy nhiên tôi không nghĩ đó là có thật. Nhưng cho đến hôm nay, khi chứng kiến tận mắt những hạt gạo kết dính với nhau và có mùi khét như nhựa, tôi cảm thấy rất lo lắng và không thể hiểu nổi chúng tôi đã phải ăn cái gì', anh P.V chia sẻ.
Trong rất nhiều bình luận về nội dung đăng tải trong clip, bên cạnh việc lo lắng, hoang mang cho rằng đây là một hành động đáng lên án của những kẻ hám lợi thì cũng không ít ý kiến cho rằng, việc đưa thông tin này lên mạng xã hội là chưa thấu đáo. Có ý kiến còn bày tỏ sự bức xúc và đưa ra những chỉ trích đối với chủ nhân clip trên, cho rằng không có chuyện có gạo giả và có thể thông tin này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thị trường gạo tại Việt Nam, đặc biệt ảnh hưởng đến người sản xuất mà phần lớn trong số đó là rất nghèo khó. Việc đưa thông tin chưa được kiểm chứng sẽ có thể gây phản ứng không tốt của người tiêu dùng đối với mặt hàng chủ đạo này.
Trao đổi trên báo Chất lượng Việt Nam, PGS - TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm (Đại Học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, không có chuyện có gạo giả tồn tại trên thị trường.
"Việc đầu tư công nghệ sản xuất gạo giả rất tốn kém, thậm chí gấp mấy chục lần gạo thật. Vậy người ta sản xuất gạo giả để làm gì, nếu vì lợi nhuận thì với chi phí sản xuất như vậy, giá gạo giả lớn gấp mấy lần gạo thật thì ai mua? Còn việc xuất hiện một số hạt trong gạo có màu khác thường so với những hạt gạo còn lại không có gì đáng lo ngại, đó chỉ là những hạt gạo cá biệt. Trên thế giới này không tồn tại gạo giả bằng chất dẻo", PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết.
Cùng quan điểm, đại diện Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cũng cho hay, thông tin về "gạo giả" đã từng xuất hiện vào các năm 2011, 2012, tuy nhiên tại thời điểm đó, qua xác minh của các cơ quan chức năng, thông tin đó là không chính xác. Đơn vị này cho biết, sẽ tiến hành phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và sẽ có thông tin sớm nhất đến cộng đồng nếu phát hiện trường hợp bất thường về gạo đang tiêu thụ trên thị trường.
Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý người dân không nên hoang mang và đề nghị trong quá trình kinh doanh, tiêu dùng gạo, nếu phát hiện những nghi ngờ, bất thường cần thông báo ngay cho các cơ quan chức năng liên quan.
Trước đó, khoảng giữa tháng 8, một thành viên mạng cũng bất ngờ đăng tải bài viết cùng hình ảnh chia sẻ về một hiện tượng khá "lạ", đó là cơm rang sau khi để qua một đêm bỗng dưng chảy thành nhựa. Suy đoán rất có thể mua phải "gạo nhựa", thành viên này đã chia sẻ lên trang facebook cá nhân và khiến cho không ít người tiêu dùng cảm thấy lo lắng.
gạo giả, gạo nhựa, Trung Quốc, cao su, tin đồn, gạo-giả, gạo-nhựa, Trung-Quốc, cao-su, tin-đồn,
Bài chia sẻ của facebook-er H.U về món cơm rang nghi làm từ "gạo nhựa" khiến cộng đồng mạng xôn xao.
Trên trang cá nhân của mình, chị H.U chia sẻ: "Em rang cơm buổi tối ăn rất ngon nhưng để đến sáng hôm sau thì chảy ra thành nhựa như thế này. Vậy cái loại gạo em ăn gần tháng nay làm bằng cái gì thế này, có đúng là "Gạo nhựa" đây không? Thấy kinh khủng quá, rồi từ nay cho cái gì vào miệng cũng phải hết sức cẩn thận. Đã đọc báo nói nhiều về loại thực phẩm giả này mà không ngờ mình cũng đang dùng".
Cùng với thông tin cảnh báo, chị H.U đăng tải hình ảnh của món cơm rang nghi từ "gạo nhựa" này. Theo những hình ảnh được chụp lại, món cơm rang trước đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, sau khi để qua đêm, những hạt cơm bỗng vón cục và dính với nhau bởi chất dính như keo, dùng đũa kéo lên xuất hiện từng sợi, co dãn như nhựa.
Về hiện tượng này ông Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết: "Cơm rang nếu để lâu sẽ bị nhiễm khuẩn và thành cơm thiu. Cơm bị thiu sẽ có hiện tượng chảy nhựa ra nên hình ảnh người dân đăng lên là hiện tượng bình thường.
Theo ông Thịnh, không có chuyện người dân mua phải "gạo nhựa". "Tôi khẳng định không có gạo nhựa. Bởi khi nấu trong nhiệt độ cao, nhựa sẽ chảy ra. Chỉ có chuyện gạo thường người ta pha trộn thêm gì đó để thành gạo thơm thôi", ông Thịnh lý giải.
Qua đây, ông Thịnh cũng đưa ra lời khuyên: "Nếu rang cơm thì mọi người nên ăn luôn hoặc cho vào hộp nhựa bảo quản trong môi trường lạnh thì mới có thể để được vài tiếng. Còn không nếu để môi trường bên ngoài rất dễ bị hỏng, thiu cơm, ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe".
(Theo ĐSPL)



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

Kinh hoàng bảo quản hải sản bằng thuốc Trung Quốc

Nhìn những mớ cá, tôm, mực… tươi ngon bày bán ở chợ, ít ai biết rằng tất cả đã tẩm ướp bằng các loại hóa chất như: thuốc tẩy trắng, đạm urê và thậm chí là thuốc của Trung Quốc.

Bảo quản hải sản bằng chất cấm
Theo thông tin từ báo Hà Tĩnh, vào khoảng 16g chiều 29/9, phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh (PC49) vừa phát hiện một cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện Lộc Hà có hành vi sử dụng một loại thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc. Khi lực lượng PC49 tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản tại Cảng cá Cửa Sót (xã Thạch Kim, Lộc Hà) do ông Nguyễn Thanh Trung (SN 1975, ở xã Thạch Kim) làm chủ thì phát hiện các nhân viên ở đây đang hòa một loại thuốc dạng ống vào nước để bảo quản sò biển.
Qua khám xét, lực lượng PC49 thu giữ 1 hộp thuốc ống thủy tinh màu trắng, bên ngoài ghi chữ Trung Quốc. Được biết, đây là một loại thuốc kháng sinh dùng để kéo dài thời gian bảo quản hải sản có tên đầy đủ là Chloramphenicol đã bị Bộ NN&PTNT đưa vào danh sách cấm sử dụng tại Thông tư số 08 ngày 25/2/2014. Theo khai nhận của ông Nguyễn Thanh Trung, loại thuốc này được một bạn hàng ở Móng Cái mua giúp, sau khi bảo quản thủy sản xong sẽ chuyển hàng ra Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Hải sản ngâm vào trong nước có pha chất cấmHải sản ngâm vào trong nước có pha chất cấm. Ảnh minh họa
Các chợ cũng tấp nập bán hải sản ngâm... hóa chất!
4g sáng, chợ cá Bến Đình, phường 5, TP.Vũng Tàu đã khá tấp nập người mua, kẻ bán. Tại đây, các vựa thu mua hải sản bắt đầu giao mối cho những người bán lẻ tại các chợ trong thành phố. Theo chân chị Phan Thị Hằng, một người bán cá tại chợ Vũng Tàu, trong vai người phụ việc, PV báo Bà Rịa - Vũng Tàuđã tận mắt những thủ thuật bảo quản hải sản rợn người. 
Tới hàng tôm, chị Hằng mách nhỏ: “Số tôm đang nằm trong các bì, sọt kia là hàng lấy từ các tàu cá xuống. Một chút nữa sẽ được chủ vựa cho vào chậu nước có chứa urê để ngâm, sau đó mới cân cho mối”. Theo chị Hằng, ngâm tôm với urê giữ được màu sắc tươi lâu hơn. Chị cũng cho biết thêm, hầu hết các loại cá đều được “tráng đạm” trước khi mang ra chợ. Công nghệ “tráng đạm” này rất đơn giản, toàn bộ cá được các đầu nậu đưa từ biển về được nhúng vào thùng nước đá có pha đạm urê, sau đó vớt ra sạp bán cho khách hàng.
Rất khó phân biệt hải sản ngâm hóa chất bằng mắt thườngRất khó phân biệt hải sản ngâm hóa chất bằng mắt thường. Ảnh minh họa
Còn những loại cá vận chuyển lên TPHCM, các tỉnh xa các đầu nậu phải rắc thêm đạm urê vào trong đá cây. Nhờ đó, 4-5 ngày sau, thậm chí cả tuần cá vẫn tươi. Chỉ tay vào sọt cá bạc má, khi nghe chị Hiền (một người bán cá ở chợ) chê “hàng không được ngon”, một chủ vựa vội đon đả: “Chuyến này biển động nên tàu ở lại lâu, nhưng em yên tâm, chị làm hàng rất kỹ rồi, dù không được ngon nhưng để đến ngày mai vẫn được, giá lại rẻ hơn so với thứ khác”.
Theo chị Hiền, các loại cá như: cá thu, cá dứa, cá ngừ… là bị ngâm urê ít nhất là 2 lần. Chưa kể, khi đi bán lẻ, bị ế buộc người bán phải ngâm thêm urê lần nữa. Tuy nhiên, so với việc ngâm hải sản bằng urê, thì việc dùng thuốc tẩy Javen, thuốc Trung Quốc để ngâm hải sản còn rợn người hơn.
Nhìn đống mực, bạch tuộc lấy từ ghe lên... đen thui một màu, nhìn chẳng muốn mua. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút, dưới bàn tay của các đầu nậu bỗng trở nên trắng nõn, nhìn rất bắt mắt. Anh Nguyễn Văn Hoàng, một thợ gánh thuê cho biết, do trong con mực có mật đen nên nếu rửa bằng nước lã rất khó sạch, rửa nhiều lần “hàng” sẽ không đẹp, nên các chủ vựa chỉ cho rửa qua vài lần rồi “ngâm” bằng thuốc tẩy, sau đó vớt, rửa qua nước và giao mối chở đi bán.


Thứ Ba, 29 tháng 9, 2015

Quy trình nhuộm hóa chất gà vàng ươm

Chủ lò mổ gà khai nhận mua hóa chất ở chợ Kim Biên trộn với dầu hôi rồi nhúng gà vào. Sau khi được "tắm" hóa chất, con gà nhợt nhạt sẽ có màu da vàng ươm bắt mắt.
Rạng sáng 27/9, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an TP HCM cùng lực lượng chức năng huyện Hóc Môn ập vào kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn do anh Võ Văn Diệp (32 tuổi) làm chủ.
Tại đây, lực lượng liên ngành phát hiện hơn 300 con gà đã qua giết mổ cùng nhiều dụng cụ liên quan. Đặc biệt, công an phát hiện nhiều dụng cụ chứa hóa chất nguy hiểm được sử dụng trong việc giết mổ.
gà, hóa chất, tẩm gà, an toàn thực phẩm, gà tẩm hóa chất, thực phẩm bẩn, quản lý thị trường, tiêu dùng, người tiêu dùng
Gà sau khi giết mổ, người làm trong cơ sở ông Diệp nhúng vào hóa chất mua ở chợ Kim Biên sẽ có lớp da màu vàng ươm. Ảnh: T.N
Diệp khai nhận, cơ sở hoạt động không phép, mỗi ngày giết mổ hàng trăm gia cầm đưa ra thị thường. Diệp cho biết mua hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim từ chợ Kim Biên, rồi pha với dầu hôi làm dung dịch có màu như hóa chất tạo màu trên đồ gỗ.
Da gà được nhúng vào hóa chất này sẽ chuyển từ trắng, nhợt nhạt thành màu vàng ươm, rất bắt mắt, dễ bán.
Lực lượng chức năng đã lấy mẫu hóa chất đi kiểm định để xác định mức độ nguy hiểm khi người tiêu dùng sử dụng thịt gà bị tẩm hóa chất từ cơ sở của Diệp.

Rau xanh khan hiếm: Hà thành liều mình ăn hàng Tàu...




RAU XANH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐANG KHAN HIẾM NÊN TĂNG GIÁ MẠNH, MỖI NGÀY MỘT GIÁ KHIẾN KHÔNG ÍT NGƯỜI PHẢI CHUYỂN SANG MUA CÁC LOẠI RAU CỦ QUẢ CÓ NGUỒN GỐC TRUNG QUỐC, MẶC DÙ BIẾT RÕ CHÚNG CHƯA CHẮC ĐÃ ĐẢM BẢO AN TOÀN.

Cụ thể, tại chợ Đại Từ, chợ Mai Động trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), giá rau muống là 7.000-9.000 đồng/mớ, tăng 2.000 đồng/mớ; rau cải mơ, rau mùng tơi, rau ngót đều 10.000 đồng/mớ, tăng từ 4.000-6.000 đồng/mớ, tùy loại; cải ngồng 25.000 đồng/kg, tăng 5.000 đồng/kg so với cách đây một tuần, còn nếu so với thời điểm trước đợt mưa to, loại rau này tăng 12.000 đồng/kg; cải chíp cũng tăng 10.000 đồng, lên 25.000 đồng/kg,...
Chị Lê Thị Hằng, chủ một sạp rau tại chợ Đại Từ, cho biết, vừa qua Hà Nội có mưa to, sau đó nắng cũng to làm diện tích rau ngập úng và bị thối nát rất nhiều. Vì thế, rau xanh khan hàng, giá tăng liên tục.
“Tôi đi lấy rau mà thấy mỗi ngày tăng thêm một giá. Nhiều loại rau tăng giá mạnh quá như rau cải mơ, hôm nay tôi không dám lấy vì quá đắt”, chị Hằng nói.
Chị Hà, nhà ở Long Biên, Hà Nội có ít đất để trồng rau. Chị bảo, tuần trước trời mưa to nên rau thối hết, không có hàng để bán. Sáng nay, chị bó vét được 20 mớ cải mơ cuối cùng, đến chợ Bồ Đề để bán lẻ thì tiểu thương mua buôn hết, giá 7.000 đồng/mớ. “Họ mua về bán lại ít cũng 10.000 đồng/mớ”, chị Hà nói.
Giá rau xanh đã rục rịch tăng khoảng 1 tuần nay, song 3 ngày nay thì tăng mạnh. Duy nhất chỉ có các loại củ quả là giá vẫn ổn định, có nhích nhẹ nhưng không đáng kể. Đặc biệt, các mặt hàng rau, củ của Trung Quốc đổ về chợ nhiều hơn, như bắp cải, khoai tây, cà rốt, cà chua, cải thảo, xúp lơ,...
“Rau xanh đắt đỏ nên nhiều người chuyển sang mua rau củ Trung Quốc. Giá các loại rau này ổn định hơn, như bắp cải giá vẫn 14.000 đồng/kg, cải thảo 20.000 đồng/kg, khoai tây 15.000 đồng/kg,...”, chị Hằng cho hay.
Hai ngày nay, chị Hoàng Thùy Dung ở Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai) đành phải mua các loại bắp cải, khoai tây về ăn mặc dù biết đó là hàng Trung Quốc, để tránh thâm hụt vào khoản tiền đi chợ hàng ngày. “Biết là chất lượng rau củ Trung Quốc chưa chắc đã an toàn, hai năm nay không dám mua về ăn. Song, mua các loại rau kia đắt quá, lại còn dập nát, có mua về lúc nhặt cũng bỏ hết nên đánh liều ăn tạm rau củ Trung Quốc”, chị Dung nói.
Trao đổi với PV. VietNamNet, ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã rau Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, đợt mưa lớn kết hợp với nắng to vừa rồi khiến diện tích rau bị thiệt hại nặng nề. Toàn hợp tác xã có 250 ha trồng rau nhưng có tới 150 ha bị tàn phá vì mưa lớn rồi nắng to, khiến rau bị ngập úng thối nát rất nhiều. Đặc biệt, với một số loại như cải ngồng, cải mơ, cải ngọt, bầu, mướp,... là thiệt hại nặng nhất do dễ thối hỏng.
“Rau bị thối dẫn đến nguồn cung khan hiếm, giá rau theo đó tăng lên khá cao, có những loại giá đã tăng lên gấp đôi, song, dân vẫn không có rau để mà bán”. Ông Đức nói rằng, để phục hồi diện tích rau phải mất ít nhất từ 20 ngày cho đến 1 tháng, khi đó nguồn cung sẽ ổn định và giá rau mới có thể giảm.


Hô biến bánh trung thu ế thành bánh kẹo "xịn"

SAU TẾT TRUNG THU, CÁC QUẦY BÁNH TRUNG THU TRÊN KHẮP CÁC THÀNH PHỐ THỊ TỨ ĐÃ DỌN DẸP XONG, VƯỜN HOA, HÈ PHỐ ĐÃ ĐƯỢC TRẢ LẠI VẺ THÔNG THOÁNG. BÁNH Ế, BÁNH HẾT “ĐÁT” ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA ĐI CHẾ BIẾN THÀNH BÁNH KẸO MỚI!

Đối với những công ty bánh kẹo lớn, sau mỗi mùa Trung thu họ đều thực hiện việc thu hồi lại bánh ế nhằm giữ giá và uy tín thương hiệu cho năm sau. Theo đó, sau khi thu hồi sẽ được bỏ hộp, bóc mác và bán cho các nhân viên trong công ty có nhu cầu. Tuy nhiên, sau khi kết thúc Trung thu năm ngoái đã có không ít bánh Trung thu dạng này được các nhân viên mua thanh lý, rồi đem bán ra thị trường với giá chỉ từ 15.000- 20.000 đồng/chiếc.
Tuy vậy, dù đã bao mùa Trung thu qua, nhưng bí mật về việc xử lý “bánh ế” ra sao cũng ít khi được tiết lộ. Ngoài những cách bán hàng thanh lý cho nhân viên, số lượng bánh còn lại không hề có thông tin nào về cách xử lý số lượng bánh còn lại. Tuy nhiên, cũng chưa thấy nhà sản xuất nào công bố việc tiêu hủy bánh rầm rộ vì họ không dễ gì tự tay hủy đi tiền bạc, tài sản của mình dễ đến thế.
Năm ngoái, tại phố Trương Định hàng loạt bánh Trung thu ế, gồm những loại bánh được quảng cáo hàng công ty đã bóc nhãn và cả những sản phẩm của các xưởng sản xuất nhỏ chủ yếu tại Xuân Đỉnh, La Phù đều được bán với giá rẻ mạt chỉ từ 2.000- 15.000 đồng/chiếc. Bánh hình heo, cá… chỉ khoảng 2.000 đồng/chiếc mua 10 tặng thêm 1-2 chiếc. Tuy nhiên, người mua cũng chỉ biết chọn lựa những chiếc bánh nhìn mới và “ngon mắt” chứ không rõ những chiếc bánh này có còn hạn sử dụng hay có đảm bảo hay không.

Bánh Trung thu ế được các lò bánh kẹo mua lại để sản xuất ra bánh kẹo mới. Ảnh: An Ninh Thủ Đô
Bánh Trung thu ế được các lò bánh kẹo mua lại để sản xuất ra bánh kẹo mới. Ảnh: An Ninh Thủ Đô
Nhưng đáng ngại nhất là sau mỗi mùa Trung thu thì nhiều lò bánh kẹo tìm mua những sản phẩm bánh Trung thu ế để đem về bóc vỏ, nhân và chế biến lại thành các dạng bánh kẹo khác. Những sản phẩm bánh kẹo chế biến lại này sẽ chủ yếu được bán ở vùng nông thôn hay miền núi. Những loại bánh kẹo chế biến từ bánh Trung thu không rõ nguồn gốc, không được bảo quản, dễ bị quá hạn, ẩm mốc… thì khó có thể đảm bảo chất lượng.
Theo báo An Ninh Thủ Đô, các chủ lò bánh kẹo cho công nhân gỡ bánh ra, vỏ để riêng, các loại nhân để riêng. Vỏ bánh dẻo sẽ được thêm bột tẻ, bột sắn để làm lại thành các loại bánh dẻo rẻ tiền, nhân, vỏ bánh nướng làm bánh chả, bánh nướng nhỏ. Có thể nói nguồn bánh Trung thu đã cung cấp một lượng lớn nguyên liệu “cao cấp” để các lò thủ công cung cấp hàng trăm tấn bánh kẹo rẻ tiền cho các vùng nông thôn, miền núi vùng cao.

Bánh Trung thu ế được sản xuất thành bánh chả. Ảnh minh họa
Bánh Trung thu ế được sản xuất thành bánh chả. Ảnh minh họa
Nhưng đáng lo hơn cả chính là khâu vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến lại. Hầu hết các bánh Trung thu ế, các chủ hàng đều bóc các vỏ hộp để lại dùng mùa sau, toàn bộ quá trình mua bán, vận chuyển đều để trần, đựng trong các thùng nhựa, thùng cát tông bẩn thỉu. Bánh mốc, bánh quá hạn không phân biệt riêng rẽ, tất cả đều được chế biến lại theo kiểu thủ công.
Hầu hết các lò bánh kẹo thủ công ở các vùng nông thôn và ngay cả trong các làng nghề không được kiểm tra kiểm soát các nguyên liệu đầu vào cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra. Hiện nay tại các chợ bán buôn cũng như các hàng bán lẻ tại các chợ nông thôn, vùng sâu vùng xa vẫn tràn lan các loại bánh kẹo không nhãn mác, không có công bố thành phần nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm. Đó chính là kẽ hở cho việc tiêu thụ các hàng ế, hàng quá hạn, hàng kém chất lượng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.