Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Phát hoảng với kho chứa thịt ngoại trôi nổi

Ngày 30/3, Chi cục Thú y TP HCM vẫn đang xác định nguồn gốc hơn 11 tấn sản phẩm động vật vừa phát hiện tại kho lạnh trên địa bàn huyện Hóc Môn.

Trước đó, Phòng Thanh tra chuyên ngành của Chi cục Thú y TP HCM phối hợp với cơ quan chức năng huyện Hóc Môn kiểm tra tại địa chỉ 1/95 ấp Nhị Tân 1, xã Tân Thới Nhì, phát hiện 2 kho lạnh chứa thịt trâu đông lạnh, xương bò đông lạnh nhập khẩu và nhiều phụ phẩm khác như: chân, gân, gan, phổi trâu bò không có giấy chứng nhận kiểm dịch.

Kho thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc bị phát hiện Ảnh: Ngọc Minh
Kho thịt đông lạnh không rõ nguồn gốc bị phát hiện Ảnh: Ngọc Minh
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Đoàn kiểm tra ghi nhận khu vực xung quanh kho chứa hàng không bảo đảm vệ sinh thú y, chân bò còn nguyên lông đựng trong bao tải. Khu vực tổ chức sơ chế phụ phẩm trâu bò phía sau nhà bốc mùi hôi thối.
Dù chứa lượng thịt “khủng” nhưng cơ sở lại không có giấy phép kinh doanh, không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Kiểm kê lượng hàng thực tế vi phạm tại kho ghi nhận có trên 11 tấn sản phẩm động vật các loại, nhiều nhất là thịt trâu đông lạnh với 372 thùng (tương đương gần 6,7 tấn); hơn 3,1 tấn chân trâu bò; 600 kg phổi trâu bò; 300 kg gan trâu bò; còn lại là xương bò đông lạnh và gân trâu bò.
Trao đổi với lãnh đạo Cơ quan Thú y vùng VI về quản lý sản phẩm động vật nhập khẩu, vị này cho hay theo quy định thịt nhập khẩu phải còn hạn sử dụng trên 2/3 thời gian thì mới được cấp phép nhập khẩu. Quá trình thịt nhập lưu thông trên thị trường phải được quản lý chặt chẽ của thú y địa phương và lực lượng quản lý thị trường, hàng khi xuất bán phải có giấy chứng nhận kiểm dịch đi kèm.
Tuy nhiên, theo những người hoạt động lâu năm trong ngành thực phẩm, do nhiều nơi mua hàng không cần giấy chứng nhận kiểm dịch như các điểm bán lẻ vỉa hè, dịch vụ ăn uống hè phố nên nhiều loại thịt bẩn, thịt hết hạn sử dụng vẫn được tồn trữ để bán làm thức ăn cho người thay vì phải chuyển mục đích sử dụng.
Theo Ng.Ánh
Người Lao động

Phụ gia thực phẩm làm tăng bệnh viêm đại tràng, béo phì và chuyển hóa

Tạp chí Nature của Mỹ công bố nghiên cứu của nhóm chuyên gia ở Viện nghiên cứu Y sinh thuộc ĐH Georgia Mỹ (GSU) phát hiện thấy phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng có thể làm thay đổi thành phần và phân bố các loại vi sinh vật đường ruột, làm tăng nhóm bệnh viêm đường ruột và hội chứng chuyển hóa. Bệnh viêm đường ruột (IBD) gồm cả bệnh Crohn, viêm loét đại tràng. Còn hội chứng chuyển hóa là nhóm các loại bệnh liên quan đến béo phì, thủ phạm dẫn đến bệnh tiểu đường týp 2 bệnh tim mạch và bệnh gan. Cả hai nhóm bệnh này có tỷ lệ tăng mạnh từ giữa thế kỷ 20.
Phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng
Phụ gia thực phẩm, đặc biệt là các chất nhũ hóa (emulsifiers) được bổ sung khá phổ biến vào thực phẩm để tăng hương vị, màu sắc và kéo dài thời gian sử dụng
Thuật ngữ gut microbiota (Hệ vi sinh vật ruột) đề cập đến cộng đồng trên một nghìn tỷ khuẩn khác nhau sống trong đường ruột con người, thủ phạm gây ra hai nhóm bệnh nói trên. Theo tiến sĩ Benoit Chassaing, trưởng nhóm nghiên cứu ở GSU, sự gia tăng các chất phụ gia thực phẩm trong những năm gần đây đã làm thay đổi cấu trúc vi khuẩn đường ruột. Ngoài cái lợi ai cũng biết thì chính các chất nhũ hóa này đã làm thay đổi vị trí sinh sống trên các tế bào biểu mô, gia tăng nhóm bệnh viêm nhiễm cho con người.
Các chất phụ gia được sử dụng cho các loại bánh kẹo, nước ngọt, bim bim để có màu sắc đẹp, bảo quản được lâu
Các chất phụ gia được sử dụng cho các loại bánh kẹo, nước ngọt, bim bim để có màu sắc đẹp, bảo quản được lâu
Kết luận của GSU dựa vào nghiên cứu trên chuột. Các nhà khoa học đã cho chuột chuyển gen ăn hai chất nhũ hóa thường được dùng trong thực phẩm là polysorbate 80 và carboxymethylcellulsose ở liều có thể phát hiện thấy biến chứng. Kết quả, các chất nhũ hóa này làm thay đổi thành phần hệ sinh vật đường ruột rất nhanh, làm tăng quá trình tiền viêm nhiễm. Vi sinh vật thay đổi tuy làm tăng khả năng tiêu hóa nhưng nó lại thâm nhập sâu hơn trong lớp nhầy đường ruột, gần các biểu mô hơn là ở những vị trí chùng cần có mặt. Sự thay đổi này làm cho vi khuẩn có nhiều flagellin và lipopolysaccharide, gây kích hoạt biểu hiện gen, và cuối cùng phát sinh viêm nhiễm. Qua thử nghiệm, những thay đổi về vi khuẩn đã làm gia tăng bệnh viêm đại tràng mạn tính ở chuột do hệ thống miễn dịch bất thường của cơ thể chúng gây ra. Ngay ở loài chuột có hệ thống miễn dịch bình thường, các chất nhũ hóa cũng có thể làm tăng bệnh viêm đường ruột ở thể nhẹ và hội chứng chuyển hóa, béo phì tăng đường huyết và phát sinh hiện tượng kháng insulin.
Phụ gia thực phẩm làm tăng bệnh viêm đại tràng, béo phì và chuyển hóa
Hiện nay nhóm nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia ở con người. Nếu kết quả giống nhau thì chất phụ gia chính là thủ phạm gây ra hàng loạt căn bệnh nan y, kể cả đại dịch béo phì và các chứng bệnh viêm nhiễm liên quan đến nhóm bệnh IBD mãn tính. Trong khi chờ kết quả chính thức, các nhà khoa học khuyến cáo mọi người nên hạn chế, tránh ăn thực phẩm có quá nhiều chất phụ gia, bảo quản đồng thời các cơ quan chức năng cần có những quy định cụ thể trong việc sử dụng các chất phụ gia trong thực phẩm để hạn chế những căn bệnh nan y do các loại hóa chất này gây ra cho con người.

Khắc Nam (Theo Medicalxpress- 3/2015)

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Những thực phẩm giả nguy hiểm ở Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đông dân nhất thế giới, nhưng đây cũng là quốc gia “nổi tiếng” sản xuất ra nhiều loại hàng nhái, hàng giả nhất, trong đó cả thực phẩm cũng bị làm giả.

Mặc dù Chính phủ Trung Quốc đã và đang áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để giảm tình trạng làm giả, làm nhái hàng hóa, nhưng dường như các biện pháp đó là chưa đủ. Vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, người ta sẵn sàng sử dụng những nguyên liệu độc hại để sản xuất hàng hóa.
Nguy hại hơn đó là những thực phẩm con người ăn hàng ngày, nó tác động trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người làm gia tăng bệnh tật, đặc biệt những căn bệnh như ung thư xuất hiện ngày càng nhiều đã trở thành gánh nặng đối với xã hội.
Gạo làm từ nhựa
Nhiều người cho rằng nếu có một loại thực phẩm không thể làm giả, nó sẽ là gạo. Nhưng thực tế là tại Trung Quốc đã xuất hiện một loại gạo được làm từ.... nhựa. Nó được làm từ khoai tây, khoai lang và nhựa tổng hợp đúc thành hình dạng của hạt gạo. 
Một trong những cách người sản xuất thường làm để đánh lừa người tiêu dùng là sử dụng hương có mùi gạo, nhưng thực tế nó là hóa chất tạo mùi giống với gạo.
Ngay cả khi được nấu chín, loại gạo này vẫn rất cứng, không thể tiêu hóa được và đặc biệt khi ăn loại gạo này nó cực kỳ độc hại đối với cơ thể.
Thịt cừu giả làm từ thịt chuột
Cảnh sát Trung Quốc đã bắt hàng trăm người có liên quan trong chiến dịch truy quét các cở sở làm giả thịt cừu. Họ đã “hô biến” thịt chồn, cáo hay thậm chí là thịt chuột để làm giả thịt cừu.
Để làm được điều này những người sản xuất đã sử dụng các loại hóa chất như nitrate, gelantin và nhiều hóa chất khác để cho ra những sản phẩm giống cả hương vị, màu sắc của thịt cừu thật. Thậm chí trên trang mạng lớn nhất của Trung Quốc thời gian đó đã đăng tải những cách thức để người tiêu dùng có thể phân biệt được 2 loại thịt này.
Đậu phụ


Một món ăn dân dã tưởng như đã quá rẻ tiền để làm giả cũng bị đưa vào sản xuất. Họ đã sử dụng đạm đậu nành với bột mì, bột màu và nước để làm đậu phụ giả. Ngoài ra trong thành phần của đậu phụ giả còn có các hóa chất như rongalite, một chất tẩy trắng công nghiệp đã được cho là nguyên nhân gây ung thư, để làm đậu phụ mềm và trắng hơn.
Tiết vịt
Đây là món ăn bổ dưỡng phổ biến ở Trung Quốc, nhưng nó cũng không nằm ngoài danh sách các thực phẩm bị làm giả ở đất nước này. Thay vì dùng tiết của vịt, người ta lấy tiết lợn, trâu sau đó pha trộn với formaldehyde làm thành loại đặc sản ở Trung Quốc. Việc sử dụng tiết vịt giả rất phổ biến ở Trung Quốc.
Trung Quốc đã từng nhận nhiều chỉ trích của thế giới về sự lộng hành của hàng giả, hàng kém chất lượng và thậm chí là cho ra đời những sản phẩm độc hại, nhất là trong ngành dịch vụ ăn uống. Chính bản thân người Trung Quốc đã và đang hàng ngày đầu độc người dân của chính mình.
Mật ong giả


Trung Quốc là nước sản xuất mật ong lớn nhất thế giới chủ yếu dùng để xuất khẩu. Cách làm giả cũng đủ mọi thể loại như pha trộn một phần mật thật hoặc làm giả hoàn toàn. Người sản xuất thường trộn vào mật thật siro làm từ đường, gạo hoặc củ cải hay chế ra mật ong từ nước, đường phèn và phẩm màu nhân tạo. 
Chất lượng mật không được đảm bảo thậm chí còn gây hại cho người tiêu dùng do được sử dụng nhiều phụ gia và phẩm màu nhân tạo đánh lừa người tiêu dùng. Sản phẩm mật ong giả của Trung Quốc xuất hiện cả trên thị trường Mỹ và Pháp.
Nước đóng chai cũng có hàng "fake"
Từ năm 2002, cảnh sát Trung Quốc đã phát hiện ra hàng loạt các vụ sản xuất nước đóng chai được làm giả. Chi phí sản xuất ra một chai nước giả chỉ 3 NDT trong khi nó được bán với giá lên tới 10 NDT. Lợi nhuận quá lớn làm xuất hiện rất nhiều những người sẵn sàng mạo hiểm sản xuất ra nước đóng chai không đảm bảo chất lượng.
Qua điều tra người ta đã phát hiện ra các loại vi khuẩn như e-coli hay nấm có hại cho sức khỏe trong những chai nước trôi nổi trên thị trường. Đó là những chai nước được làm từ nước máy hay cả từ những nguồn nước không đảm bảo vệ sinh sinh hoạt.
Bún, phở, mỳ giả
Người ta đã sử dụng gạo hỏng, kém chất lượng trộn cùng các chất phụ gia có khả năng gây ung thư như sulfur dioxide đề làm ra các sản phẩm bún phở- những món ăn thông dụng của người châu Á. 
Một số nơi còn làm bún, phở từ tinh bột như bột ngô và không thể thiếu các hóa chất tạo mùi, tẩy trắng khác. Trong các cuộc điều tra, khi người ta cho lợn ăn các loại bún, phở giả này, những chú lợn đã mắc một số bệnh như yếu cơ.
Thịt lợn tạo nạc


Một thời gian người tiêu dùng từng “tẩy chay” sử dụng thịt lợn vì lo ngại lợn được nuôi bằng hóa chất tạo nạc. Nó có tên gọi clenbuterol- đây là một chất phụ gia được thêm vào thức ăn chăn nuôi có khả năng đốt cháy chất béo ở động vật, làm tỷ lệ nạc nhiều hơn mỡ, tuy nhiên hóa chất này có thể gây bệnh tim, đổ mồ hôi, chóng mặt ở người.
Ở Trung Quốc đã cấm sử đụng phụ gia này từ năm 2002 nhưng nó vẫn được sử dụng chui, thậm chí ở các trang trại lớn. Một vụ scandal thịt lợn tạo nạc chấn động Trung Quốc, khiến công ty Shuanghui phải thu hồi 2.000 tấn thịt lợn. Đến nay thị trường chất tạo nạc còn mở rộng ra rất nhiều, đã phát hiện được khoảng 18 loại chẩt tạo nạc có nguồn gốc từ clenbuterol.
Rượu giả
Theo truyền hình trung ương Trung Quốc, một nửa số rượu bán trên thị trường Trung Quốc là giả, dễ làm giả nhất là các loại rượu vang. Phổ biến nhất là cách thu mua vỏ các chai rượu đắt tiền rồi đổ đầy những loại rượu rẻ tiền vào. Giá trị những phi vụ làm giả rượu vang lên tới hàng chục triệu USD. Riêng trong năm 2012, cảnh sát đã bắt tới 350 vụ làm rượu vang giả ở Thượng Hải.
Theo Sức khỏe và Đời sống

Một tấn giấy ăn, 'ướp' 9kg hóa chất?

Mỗi lần đi ăn, dăm cái...tặc lưỡi
Chị Nguyễn Hà Thủy (Ngõ Trạm, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: “Chưa cần điều tra nguồn gốc, xuất xứ những gia vị mà các cửa hàng ăn đặt lên bàn cho khách (như: dấm tỏi, tương ớt, gia vị, giấy ăn, chanh, quất...) mà chỉ cần nhìn vào cách họ bày biện đã thấy không vệ sinh. Hầu hết các lọ đựng đều mở nắp. Ruồi, nhặng, bụi bẩn… có thể sa vào đó bất cứ lúc nào. Còn giấy ăn thì mới đặt lên ngang miệng đã thấy có mùi nồng nồng, hôi hôi… rất khó tả. Nhiều khi biết là bẩn mà vẫn phải dùng. Mỗi lần đi ăn, dăm cái tặc lưỡi”.
Một tấn giấy ăn, 'ướp' 9kg hóa chất?
Phần lớn các loại giấy ăn tại các quán ăn bình dân đều không rõ nguồn gốc sản xuất. Ảnh: Chí Cường
“Vì thích ăn cay nên nhiều khi biết tương ớt ở hàng ăn không vệ sinh nhưng tôi vẫn phải ăn để có cảm giác ngon miệng. Giấy vệ sinh đương nhiên là không ổn, lôi giấy trong hộp lên thấy bụi giấy bay đầy, lau thấy bở bùng bục, lại có mùi hôi hôi. Nhưng không dùng thì không được vì có cảm giác bị dính đồ ăn ở quanh miệng, khó chịu lắm”, anh Tạ Văn Thành (phố Nguyễn Công Trứ, phường Phố Huế, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ.
Khi chúng tôi hỏi về vấn đề vệ sinh, đồ dùng phục vụ thực khách, bà Hoàng Thị Bích, chủ cửa hàng phở N. (phố Kim Liên, Hà Nội) thẳng thắn bày tỏ: “Quán ăn bình dân, lấy lãi có hạn mới có khách nên không thể đầu tư nhiều vào bát, đũa, tương ớt, giấy ăn… được. Giấy ăn chỉ 10.000 đồng/bịch, đựng trong túi nilon loại 5kg mà ngày nào nhà tôi cũng phải lấy 5 bịch để khách dùng cả sáng và chiều. Tương ớt cũng mất 2 lít/ngày, sáng đổ đầy bình, chiều đã cạn xuống đáy. Giá không cao, chỉ 15.000 đồng/lít nhưng mỗi thứ mất một ít thì không lấy đâu ra lãi”.
Cũng theo bà Bích thì cửa hàng của bà không thể dùng cốc sành sứ, thủy tinh cho khách được vì bị vỡ liên miên, mà yêu cầu khách đền tiền thì không hay vì sợ lần sau họ sẽ không đến nữa nên phải dùng cốc nhựa 20.000 đồng/10 chiếc. Bát, đũa, thìa… cũng vậy, chỉ chọn hàng bình dân. “Bát, đĩa dùng đồ Trung Quốc cũng không sao vì mình luôn rửa sạch, miễn là giá cả phải chăng”, bà Bích bảo.
Quan sát túi giấy ăn mới nhập về ở góc cửa hàng thì thấy đúng như bà Bích nói. Giấy ăn sản xuất thủ công, không có tem nhãn, được bọc trong chiếc túi nilon xanh loại 5kg mà các cửa hàng vẫn dùng để bỏ đồ cho khách. Đũa dùng một lần cũng được xếp trong túi nilon không có địa chỉ sản xuất. Hai can tương ớt 5 lít xếp ở góc nhà cũng không có tem nhãn… Chúng tôi thắc mắc thì bà Bích bảo: “Mình mua bao nhiêu thì người bán rót sang, hoặc người bán rót sẵn trong can nhựa rồi mình đến lấy. Đây là cơ sở sản xuất quen của tôi nên yên tâm về chất lượng”.
Dễ hỏng hệ hô hấp, da, mắt và phủ tạng
Ông Nguyễn Hà Sinh, chủ một cơ sở sản xuất giấy đã giải nghệ ở Phong Khê, huyện Phong Khê (Bắc Ninh) tiết lộ: “Giấy ăn giá rẻ đều được tái chế từ nguồn giấy phế phẩm vì lấy đâu ra nhiều gỗ, tre, trúc mà sản xuất. Dù bột giấy có đen, xanh, đỏ, tạp chất thế nào thì khi hòa hóa chất hỗn hợp gồm xút, javen... bột giấy thải loại cũng trắng phau”.
Theo ông Sinh, thường 1 tấn giấy phế phẩm tẩy trắng phải mất 9kg hóa chất xút và 35 lít javen. Còn giấy viết, sách, giấy photo tài liệu... thì tốn 10kg xút và 40 lít javen. Ở chỗ ông, không ai là không biết cách pha hóa chất tẩy trắng bột giấy.
Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng, việc dùng giấy sản xuất thủ công để lau miệng khá nguy hiểm vì không hợp vệ sinh. Nhất là hiện nay nhiều cơ sở sản xuất giấy thủ công lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Việc dùng loại giấy này lau miệng có thể bị dính mủn giấy, bị ảnh hưởng hóa chất tẩy trắng, tăng trắng... nhiễm độc gây hại cơ thể. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, da và mắt.
Còn theo BS Nguyễn Xuân Mai, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Y tế công cộng TPHCM thì, giấy ăn nhìn bằng mắt thường phải đảm bảo các tiêu chí như mịn, không chứa ánh bạc của hóa chất trên mặt giấy, không có vết đen hay bẩn phía trên, khi đưa tay chà mạnh có độ dẻo, khó rách. Giấy kém chất lượng sẽ xuất hiện bụi khi kéo giấy, lau miệng dễ mủn, vò nhẹ sẽ vỡ vụn, có vết bẩn... Nếu dùng giấy ăn không đảm bảo vệ sinh, các vi khuẩn cầu trùng, e.coli... có trong giấy ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người sức đề kháng yếu.
Vì vậy, tốt nhất là người tiêu dùng nên nói “không” với những gia vị, giấy ăn không đảm bảo vệ sinh. Dù không gây ra những vụ ngộ độc cấp tính, nhưng hóa chất bên trong những gia vị, đồ dùng này ngấm dần vào cơ thể người, gây ra những bệnh mạn tính và cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới ung thư hay nhiều bệnh liên quan đến nội tạng nguy hiểm khác.
Bát đĩa giá rẻ có chứa hàm lượng chì cao
Thông tin từ Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng sản phẩm (Bộ KHCN) cho biết, bát, đĩa, cốc thủy tinh… giá rẻ xuất xứ Trung Quốc có chứa hàm lượng chì rất cao, gấp hàng nghìn lần mức cho phép. Đũa dùng một lần cũng có mức độ độc hại không kém vì để đảm bảo về độ trắng, không bị ẩm mốc chúng được tẩm hóa chất và loại đũa này cũng đã bị cơ quan chức năng phát hiện chứa hoá chất sodium sunfite và sulfure dioxide với hàm lượng vượt quá nhiều lần mức cho phép.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

Những sản phẩm dùng một lần gây hại


Hiện nay, vì tính tiện dụng mà rất nhiều sản phẩm dùng một lần được ra đời. Trong đó, rất nhiều sản phẩm độc hại, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của người tiêu dùng.
Bao tay dùng một lần chứa chất độc gây tổn thương thần kinh


Hầu hết các sản phẩm nilon dùng một lần đều được làm từ nilon tái chế, chính vì vậy, độ an toàn của nó cần có rất nhiều lưu ý. Dù vậy nhưng trên bao bì của rất nhiều loại bao tay nilon đều không có những lưu ý khi sử dụng cho người tiêu dùng.



Bao tay nilon thường xuyên được các chủ cửa hàng ăn uống sử dụng để tiếp xúc với thức ăn có nhiệt độ cao.


ThS Đoàn Khang, chuyên gia sinh hóa, cho biết “Những loại nilon tái chế thường có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là đối với nhiệt độ.


Khi sử dụng loại nilon tái chế này ở nhiệt độ cao sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, ngoài ra có thể sẽ hòa tan một số chất độc hại trong nilon vào thực phẩm nếu sử dụng nilon tiếp xúc với trực tiếp với thực phẩm ở nhiệt độ cao. Nhất là đối với những loại nilon tái chế để sử dụng một lần, vì đó là những loại nilon chứa nhiều chất độc hại hơn các loại nilon khác.

Đặc biệt trong các loại nilon tái chế có chứa các chất hóa dẻo, đây được xem là có yếu tố gây độc nhiều nhất. Điển hình là chất hóa dẻo TOCP (Triorthocresylphosphat) là loại hóa chất rất độc hại, nó sẽ làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống, chất BBP (một chất phthalate) có thể gây độc cho tinh hoàn và gây ra một số dị tật bẩm sinh nếu tiếp xúc với nó…”.

ThS Đoàn Khang cũng chia sẻ thêm, hiện nay, các cửa hàng bán đồ ăn thường xuyên sử dụng bao tay nilon, chủ yếu là các loại bao tay dùng một lần.


Chính vì vậy, cần phải lưu ý trong khi tiếp xúc với thực phẩm, vì hầu như các quán ăn đều có những thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ thường và sử dụng bao tay nilon trong suốt cả một ngày dài, khi sử dụng đi sử dụng lại, bao tay nilon cũng là nơi tích tụ nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người sử dụng thực phẩm.
Hộp xốp dùng một lần

Thực phẩm ở trên 700C hoặc đồ ăn chua để trong hộp xốp dùng một lần sẽ bị nhiễm chất gây ung thư hoặc rối loạn chứ năng gan, thận.

Theo cảnh báo mới nhất của Cục An toàn thực phẩm, đũa dùng một lần có thể tồn dư chất bảo quản chống mốc, còn hộp xốp dùng một lần có nhiễm chất gây ung thư, rối loạn chức năng gan, thận... nếu đựng thực phẩm ở nhiệt độ trên 700C hay đồ ăn chua.

Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compzit, Viện Khoa học Vật liệu thuộc Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cảnh báo, trước thói quen dùng hộp xốp đựng thực phẩm vô tộ vạ của người dân hiện nay.



Hộp xốp dùng một lần được sử dụng rất phổ biến. Ảnh minh họa.


Theo Kỹ sư Cảnh, nguyên liệu chính để chế tạo hộp xốp không an toàn là một loại nhựa nhiệt dẻo có tên là Polystiren phân tử thấp, do vậy nó chỉ được dùng để đựng thức ăn nguội, còn đựng thức ăn nóng là điều tối kỵ.


Vì nhiệt từ thức ăn nóng sẽ khiến loại nhựa này giải phóng ra một chất độc có tên là monostyren, ngấm vào thức ăn, ăn vào sẽ cực hại cho gan, cũng như gây ra nhiều bệnh khác.

PGS.TS Đỗ Văn Kháng, trưởng phòng công nghệ polyme (Viện Hóa học), ở nhiệt độ 70-80 độ C là một số phụ gia trong nhựa bắt đầu hòa tan vào thực phẩm. Nếu là loại kém chất lượng, có thể chứa chất dioctin phatalat, ảnh hưởng trực tiếp tới giới tính.

Theo đó, nếu bị nhiễm chất này lâu dài, chất này có thể ảnh hưởng về giới tính của trẻ em, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm. Vì thế, người ta khuyến cáo chỉ nên dùng hộp nhựa đựng đồ ăn nguội, chớ dại múc cả canh, cơm đang nóng hôi hổi vào hộp nhựa, có thể sinh ra các chất độc hại cho cơ thể.
Cốc, bát dùng một lần

Thị trường các loại cốc, bát, đĩa, thìa… dùng một lần ngày càng phong phú, nhiều mẫu mã, kích thước, kiểu dáng đa dạng, đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng.

Ghi nhận thị trường cho thấy, nhiều loại cốc, đĩa, bát giấy dùng một lần vẫn chưa có hướng dẫn sử dụng cụ thể, không có tên, tuổi, địa chỉ công ty sản xuất. Số ít còn lại, bên cạnh tên tuổi nhà sản xuất có thêm một tem, nhãn phụ ghi chất liệu chủ yếu từ nhựa PP và PS; nhiệt độ dùng từ 5-800C.



Cốc, bát dùng một lần phải được sử dụng đúng cách mới tiện dụng và an toàn. Ảnh minh họa.


Nhận định chung về chất lượng các loại cốc, bát, đĩa giấy dùng một lần, PGS.TS Nguyễn Gia Điền, Trưởng phòng Công nghệ Hóa chất Sinh học, Viện Hóa học Việt Nam cho hay nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng có thể dùng cho cả nóng và lạnh.


Do vậy, nguyên liệu cũng như quy trình làm các loại cốc, bát, đĩa này, đặc biệt là lớp tráng chống thấm phải đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe. Do đó, tốt nhất là nếu mua thì người tiêu dùng nên chọn mua các loại có nguồn gốc xuất xứ và hướng dẫn sử dụng rõ ràng.

Còn theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội) thì không nên sử dụng các loại cốc, bát, đĩa dùng một lần để đựng các đồ nóng vượt quá 700C.


Nguyên nhân do trong quá trình sản xuất, các loại đồ dùng này thường được trộn phụ gia chống thấm nước có sử dụng keo chứa phenol và melamin. Nếu đựng thực phẩm nóng quá ngưỡng trên, lớp màng chống thấm có thể bị chảy ra, hòa tan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.






Theo Bách Nhi - Người tiêu dùng

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Rao bán sữa mẹ qua mạng: Ai dám dùng

Ngày nay, các bà mẹ đều hiểu tầm quan trọng của sữa mẹ đối với con trẻ. Đó cũng là một phần lý do khiến “thị trường” mua bán sữa mẹ tự phát trên mạng ngày càng hoạt động rầm rộ. Liệu đây có phải là nguồn dinh dưỡng thích hợp cho trẻ?
Trên Tạp chí y khoa Anh, các nhà khoa học mới đây đã cảnh báo, việc mua sữa mẹ trên mạng cho con bú đôi khi có thể rước bệnh cho trẻ sơ sinh. Cần có những xét nghiệm, kiểm tra gắt gao đối với một số bệnh nguy hiểm, như viêm gan siêu vi B, siêu vi C, HIV, giang mai… Nhiều kết quả nghiên cứu trước đó chỉ ra rằng, sữa mẹ được mua bán trên các trang mạng thường là môi trường cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi vì thiếu quá trình diệt khuẩn cần thiết, cũng như không đảm bảo được quy trình đóng gói, vận chuyển đúng cách.
sữa-mẹ
Các bà mẹ được khuyến khích cho con bú trực tiếp
Trong số 101 mẫu sữa mẹ ngẫu nhiên bán trên mạng được xét nghiệm, chỉ chín mẫu không có vi khuẩn. Ngoài ra, một xét nghiệm khác với 102 mẫu sữa cho kết quả, 75% số sữa được đựng trong những túi, chai không thể giữ được độ lạnh cần thiết, thậm chí đã nhiễm một số loại vi khuẩn hoặc hóa chất.
Desiree Espinoza (người Anh) vừa sinh con được hai tháng. Cô có nguồn sữa dồi dào đủ để nuôi ba đứa trẻ cùng lúc. Thế là cô tận dụng sữa dư của mình, rao bán trên trang Only the Breast. Ngay lập tức có người tìm đến mua với giá 2-4 USD cho mỗi 30ml sữa. Desiree Espinoza tính nhẩm, nếu tiếp tục duy trì mỗi ngày bán khoảng 1 lít sữa dư thì mỗi năm, cô có thể kiếm được 20.000 USD.
Hiện có Human Milk 4 Human Babies và Eats on Feets là hai tổ chức kết nối với hàng ngàn bà mẹ tình nguyện cho sữa. Nếu việc rao bán các loại dịch, máu, mô, thận, gan, các bộ phận cơ thể khác bị kiểm soát chặt chẽ thì việc mua bán sữa khá thoải mái. Một số trang mạng mua bán sữa hoặc tổ chức tập trung những người tình nguyện cho sữa chỉ ý thức rằng họ đang làm công việc phục vụ cộng đồng hơn là kinh doanh. Việc xét nghiệm nguồn sữa, đối với họ là khá hiếm hoi.
sữa-mẹ
Sữa mẹ được bảo quản đúng cách bằng những túi, bình trữ sữa chuyên dụng - Ảnh: indianapublismedia.org

Cũng có một số tổ chức hoạt động như ngân hàng sữa, thu gom sữa mẹ từ nhiều nguồn, sau đó xử lý diệt khuẩn rồi bán đến các bệnh viện. Nguồn sữa này được chuyển đến những đứa bé thiếu sữa mẹ với giá ở Mỹ là 4 USD/30ml.
Ở Trung Quốc, mỗi tháng, chi phí sữa công thức “ngốn” khoảng 300 USD/bé, trong lúc chi phí mua sữa mẹ “trôi nổi” lên đến 750 USD. Phần lớn hoạt động mua bán diễn ra trên các trang mạng xã hội như facebook hoặc các diễn đàn. Ngân hàng sữa sạch đầu tiên ở Trung Quốc được đặt ở Trung tâm y tế Bà mẹ và trẻ em Quảng Châu. Tất cả sữa được trao tặng đều qua quá trình kiểm tra kỹ lưỡng và được đông lạnh tức thời. Tuy nhiên, mô hình này khá mới mẻ và chưa được phổ biến. Wangyan Liu, bác sĩ ở Bắc Kinh nói rằng, sữa mẹ rất tốt cho trẻ nhưng sữa mẹ bị nhiễm khuẩn thì vô cùng độc hại. Ông tha thiết mong chính quyền ban hành luật mua bán sữa mẹ để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch cho trẻ sơ sinh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, trẻ nên bú sữa mẹ ít nhất trong sáu tháng đầu đời để có được khả năng phát triển tối ưu. Thế nhưng, hiểu chưa đúng hoặc chưa đủ thông tin trên có thể dẫn đến tình huống ngoài ý muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, các chuyên gia cho rằng, những tình nguyện viên phổ biến kiến thức về sữa mẹ cũng nên trình bày rõ tác hại của nguồn sữa chưa qua xét nghiệm, diệt khuẩn hoặc bảo quản trong điều kiện kém.
Các bà mẹ ở Việt Nam cũng trao đổi sữa
Không công khai mua bán sữa mẹ trên mạng như nhiều nước khác, ở Việt Nam, hoạt động này mang hình thức chia sẻ giữa các bà mẹ. Các bà mẹ thường gửi một khoản “bồi dưỡng” người mẹ mình xin sữa, hoặc xin sữa từ người thân quen. Một số bà mẹ chủ động mua túi trữ sữa. Một số khác thì đơn giản là đem theo chai nhựa đã qua sử dụng để đựng sữa, rồi đông lạnh để dùng dần hoặc cho bà mẹ khác. Thực tế, dù có vệ sinh kỹ nhưng những chai này vẫn không đáp ứng điều kiện bảo quản. Hơn nữa, nếu không duy trì nhiệt độ đủ để làm lạnh sữa thì dù có cất trữ bằng bao bì chuyên dùng, sữa vẫn có thể nhiễm khuẩn.
(Theo Guardian, SCMP, CNN/ PNO)

Sữa "khoác áo mới", giá còn tiếp tục tăng!?

Giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới giảm nhưng giá sữa trong nước vẫn chưa giảm, thậm chí công bố giá trần sản phẩm mới của Bộ Tài chính giá có thể còn tiếp tục tăng.

Sữa khoác áo mới, giá còn tiếp tục tăng!?
Sau khi được nhà sản xuất thay đổi mẫu mã, bổ sung thêm một số thành phần, một số dòng sản phẩm sữa sẽ có giá cao hơn so với cũ.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi rà soát, tiết giảm các khoản chi phí hình thành giá thành, giá bán sản phẩm và kịp thời giảm giá bán khi các khoản chi phí trong cơ cấu giảm.
Thông tin từ Bộ này cho biết, trên thị trường thế giới, giá sữa nguyên liệu những tháng đầu năm 2015 giảm trên 50% so với cùng kỳ năm 2014. Cùng với đó, chi phí quảng cáo, khuyến mãi của sữa dành cho trẻ từ 24 tháng trở xuống được cắt giảm. Tuy nhiên, giá sữa vẫn chưa giảm. Thậm chí, công bố giá trần sản phẩm sữa mới của Bộ Tài chính với nhiều mặt hàng sữa mới đây, giá còn tiếp tục tăng.
Đơn cử như 10 mặt hàng sữa mới được công bố áp giá trần từ 1/4 tới đây được biết đều là những sản phẩm mới, có mẫu mã mới và được bổ sung một số vi chất. Còn các sản phẩm cũ "chưa được cải tiến" của những sản phẩm này hiện được bán trên thị trường thấp hơn so với giá bán lẻ khuyến nghị mới trên dưới 50.000 đồng/hộp.
Ví dụ như giá hộp sữa Dutch Baby Step 1 Gold 0-6 tháng (900g) của hãng Friesland Campina Việt Nam hiện được các cửa hàng bán với mức giá 280.000 - 320.000 đồng/hộp. Theo bảng giá trần mới công bố, sản phẩm cải tiến mới là Dutch Baby Mau lớn Gold có giá bán buôn tối đa hơn 305.000 đồng/hộp và giá bán lẻ khuyến nghị lên tới 339.000 đồng/hộp, cao hơn giá bán lẻ của mặt hàng cũ nhiều nhất lên tới khoảng 60.000 đồng/hộp. Điều này cũng xảy ra tương tự với các mặt hàng khác trong những sản phẩm mới này.
Mặc dù hầu hết vẫn chưa có nhiều thông tin từ nhà phân phối về việc sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm mới này, "tuy nhiên, nếu nhà phân phối áp dụng chính sách giá mới cho sản phẩm mới thì chúng tôi cũng sẽ chấp hành theo", chủ một cửa hàng nằm trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) khẳng định. Như vậy, rất có thể giá các mặt hàng sữa sau khi được "thay mẫu" này sẽ được các đại lý điều chỉnh theo hướng tăng lên so với mặt hàng cũ trong những ngày tới. Kéo theo đó, không loại trừ các hãng khác "tát nước theo mưa" tăng giá sản phẩm lên.
Một thực tế nữa cũng cần phải kể tới là giá nhiều mặt hàng sữa hiện tương đối cao so với thu nhập của đại đa số người dân và có sự chênh lệch rất lớn giữa các hãng. Ví dụ một hộp sữa bột dành cho trẻ trên 24 tháng khối lượng 900g của Nestle khoảng 430.000 đồng/hộp, dòng sản phẩm cho đối tượng tương tự tại các hãng khác có thể lên tới 550.000-600.000 đồng, hoặc thấp hơn một chút đối với các hãng sữa nội.
"Làm một phép tính đơn giản, với nhu cầu trung bình của con bạn hết khoảng 4 hộp sữa/tháng, mỗi tháng bạn phải chi khoảng trên dưới 2 triệu đồng. Tuy khá khập khiễng, nhưng nếu so sánh với thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chưa tới 1.500 USD/năm (khoảng 30 triệu đồng/năm) có thể thấy, không phải vị phụ huynh nào cũng đáp ứng được điều đó", một vị chuyên gia trong ngành chia sẻ.
Giá sữa tại Việt Nam cao có nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp sữa đã đổ quá nhiều tiền vào quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị, vượt mức quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp. Một nghiên cứu của Bộ Công Thương từng xác nhận, chi phí quảng cáo và tiếp thị, mức chiết khấu của hãng sữa luôn cao hơn 1,5-2 lần mức quy định và đều được tính vào giá thành sản phẩm.
Giá cả cao và tăng nhanh, đặc biệt là với những mặt hàng thiết yếu là điều mà không một người tiêu dùng nào mong muốn. Chung tâm lý này, chị N.M.H (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng: "Việc giá sữa cao ảnh hưởng rất nhiều tới cân đối chi tiêu trong gia đình, nhất là khi đồng lương thu nhập eo hẹp. Gia đình tôi có 2 con nhỏ, cả 2 đều đang sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa, mỗi khi các hãng sữa thông báo tăng giá, tôi lại rất lo lắng bởi điều đó đồng nghĩa các khoản chi tiêu sẽ bị đội lên trong khi thu nhập tăng không kịp".
Một người tiêu dùng khác thì lại chia sẻ "vừa vui vừa buồn" rằng: "Chắc chỉ còn cách là các bà mẹ hãy cố gắng ít lệ thuộc vào sữa bò, chúng ta cho con bú sữa mẹ và tự nấu những món ăn cho những đứa con yêu của mình mà vẫn đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng. Đừng để các hãng sữa, các nhà phân phối bắt tay nhau móc túi mình!".
Phương Dung

Hà Nội: "Cơn sốt" với shisha trà chanh vỉa hè

Không còn chỉ bó hẹp trong những bar, karaoke sang trọng, thời điểm này shisha (thuốc lào Arập) - một trong những thú chơi thời thượng hiện nay - đã len lỏi ra tận các quán trà chanh vỉa hè. Và, đêm dường như chỉ tưng bừng nếu như có shisha kèm những "gia vị" khác…

Nhiều người Hà Nội vô tư vượt đèn đỏ dưới hệ thống camera giám sát
Nhiều người Hà Nội vô tư vượt đèn đỏ dưới hệ thống camera giám sát


Phố Đào Duy Từ và rất nhiều con phố khác ở Hà Nội, khi đêm buông không khí đặc quánh mùi khói shisha. Những quán trà chanh shisha hay cà phê shisha được mọc lên san sát. Dọc hai bên dường đặc kín các đôi nam có nữ thưởng ngoạn shisha, bên cạnh bia và trà chanh.
Không biết từ khi nào giới trẻ lại coi shisha như là một thú vui thưởng ngoạn không thể thiếu mỗi khi ngồi vỉa hè. Giá của một bình shisha ở đây cũng rẻ bất ngờ, trung bình từ 150 nghìn đến 200 nghìn. Có lẽ đây là một trong những lý do mà rất đông bạn trẻ tới đây.
Nhân viên phục phụ quán làm không hết việc, hết tốp này ra tốp kia lại vào, shisha là thứ không thể thiếu trong thực đơn. 
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, người hút shisha hít nhiều độc chất gây ung thư gấp 100 lần so với hút thuốc lá. Nguy cơ gây nghiện từ hút shisha còn tàn khốc hơn so với hút thuốc lá. Làn sóng hút shisha đang lan theo cấp số nhân ở các thành thị trong giới trẻ.

Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

gười buôn bán mỹ phẩm tự chế sẽ bị xử phạt

Ngày 24/3, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế - cho biết, các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm phải có giấy phép; đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm.
Sử dụng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc gây hại cho da.
Sử dụng mỹ phẩm giả, không rõ nguồn gốc gây hại cho da.
Cụ thể, đội ngũ nhân sự phải có kiến thức chuyên môn; hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng đầy đủ; xây dựng nhà xưởng… Các sản phẩm đưa ra thị trường phải được cơ quan có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; được ghi nhãn có đầy đủ nội dung theo quy định. Vì thế, các hành vi tự pha chế, bán mỹ phẩm mà không được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật, sẽ bị xử phạt theo quy định.
Tùy theo mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt theo nghị định 176 của Chính phủ. Trong đó, hành vi không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường sẽ bị phạt tiền 20-30 triệu đồng. Hành vi sản xuất mỹ phẩm không đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản về Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm của Hiệp hội các nước Đông Nam Á hoặc có chất cấm… sẽ bị phạt 30-40 triệu đồng.
Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức kinh doanh mỹ phẩm khi chưa thực hiện công bố sản phẩm sẽ bị phạt tiền 5-10 triệu hoặc 10-20 triệu đồng tùy theo tổng giá trị lô hàng vi phạm. Tất cả sản phẩm vi phạm sẽ bị buộc tiêu hủy.
Phó giáo sư Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho biết, mỹ phẩm ở nước ta phần lớn theo thống kê không đạt tiêu chuẩn, có loại làm trá hình, hết hạn. Ngoài ra, mỹ phẩm không được bảo quản trong điều kiện đúng tiêu chuẩn, bán ngoài đường phố, cửa hàng không có điều hòa, phơi nắng, để dưới tác động của môi trường… chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Hầu như tháng nào khoa cũng tiếp nhận các ca dị ứng mỹ phẩm. Nhẹ thì chỉ sẩn ngứa vùng da bôi mỹ phẩm, viêm da dị ứng; nặng hơn thì có thể gây lở loét, thậm chí lan ra cả vùng không bôi thành phản ứng toàn thân.
Người tiêu dùng được khuyến cáo sử dụng mỹ phẩm đúng chỗ, đúng thời điểm, đúng loại. Mỹ phẩm cũng là một loại hóa chất, có thể gây dị ứng. Sản phẩm chính hãng chất lượng cao cũng có thể gây dị ứng nhưng mỹ phẩm rởm, chất lượng kém thì còn gây dị ứng nặng nề hơn.

Phương Trang

Sữa rởm, sữa kém chất lượng: Nguy hại khôn lường và cách nhận biết

Tại Việt Nam, hy vọng những bi kịch này một lần nữa sẽ đánh thức lương tâm của những kẻ kinh doanh phi đạo đức, đừng vì chút lợi ích trước mắt mà đánh cắp đi cả một thế hệ mai sau.
Ngày 21/3, Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP HCM (PC46) cho biết vừa triệt phá một cơ sở sản xuất sữa giả dành cho bà bầu, trẻ em trên đường Nhật Tảo (quận 10).
Ông Hồ Bảo Sơn (62 tuổi, người sản xuất sữa giả) khai nhận thường tới các vựa phế liệu mua những vỏ, lon của những nhãn hiệu sữa nổi tiếng dành cho bà bầu và trẻ em mang về làm sạch, sau đó mua những loại sữa rẻ tiền, bán trôi nổi trên thị trường về đóng gói, dập nắp như mới rồi mang bán cho các đại lý, cửa hàng để kiếm lời. Sữa giả được gắn với nhãn hiệu nổi tiếng như Ensure gold, Ensure grow, Gluncerna…
Được biết năm 2012, đối tượng Sơn đã từng bị Tòa án Nhân dân TP tuyên phạt 3 năm tù về tội sản xuất sữa giả. Vừa mới ra tù, Sơn tiếp tục tái phạm.
Trước đó vào tháng 6/2014, Công an huyện Bình Chánh (TP HCM) khám xét và bắt giữ Lê Tấn Phước (33 tuổi) cũng liên quan đến việc tiêu thụ nhiều loại sữa bột không rõ nguồn gốc. Kiểm tra, lực lượng chức năng đã thu giữ gần 700 lon sữa thành phẩm (loại 900 gr và 400 gr), hàng chục bao bột lớn có xuất xứ Trung Quốc, máy đóng gói, hàng nghìn lon và hộp sữa mang các nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina Milk…
Được biết, công thức sản xuất sữa gồm đường lạt, đường ngọt, bột sữa, chất tạo béo và thêm vài muỗng hương liệu, tất cả đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sau khi cho máy trộn đều, các nhân công đóng vào lon, dán các nhãn hiệu Physogrow, Pigo, Gina Milk… do chủ đặt in. Hơn nữa dù giới thiệu, cung cấp nhiều loại sữa dinh dưỡng cho trẻ 1-15 tuổi, cho bà bầu, canxi dành cho người già, tăng chiều cao… nhưng chỉ áp dụng một công thức. Thành phần chất bổ ghi trên nhãn, Phước thừa nhận copy… từ các hộp sữa ngoại.
Thông tin về sữa giả được đóng lon mang nhãn hiệu nổi tiếng khiến nhiều các bà mẹ giật mình.
Thông tin về sữa giả được đóng lon mang nhãn hiệu nổi tiếng khiến nhiều các bà mẹ giật mình. Ảnh minh họa.
Hiện nay, dù đã được báo chí thông tin nhiều về các loại sữa giả, sữa kém chất lượng làm nguy hại đến sức khỏe của nhiều người, đặc biệt là trẻ em nhưng không ít người vẫn bị nhầm lẫn đáng tiếc. Một số kiến thức sau đây sẽ hữu ích cho mẹ khi mua sữa cho con:
Phân biệt sữa tốt và sữa kém chất lượng
Theo PGS.TS Nguyễn Công Khẩn, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng để phân biệt chất lượng sữa tốt-kém, các mẹ có thể căn cứ theo những điểm sau:
- Sữa bột ngon khi mở nắp ra sẽ tỏa mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể có được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.
- Nếu muốn kiểm tra kỹ hơn thì có thể áp dụng một trong các cách sau: Cho một thìa sữa bột ra cốc và đổ nước nguội vào. Sữa bột kém chất lượng hoặc giả sẽ lắng ngay xuống đáy và tan nhanh dù chưa hề khuấy. Trong khi đó, sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng, không tan nếu chưa khuấy lên. Tương tự, khi đổ nước sôi vào cốc có sữa bột, sữa bột giả hoặc kém chất lượng sẽ tan ngay và không còn màu sắc tự nhiên của sữa. Sữa bột tốt sẽ nổi lơ lửng và vón lại nếu chưa khuấy lên.
Dấu hiệu sữa bột đang dùng không hợp với con bạn
Với quan sát bằng mắt thường, việc phân biết được sữa thật hay giả là rất khó, đôi khi "đòi được vạ thì má đã sưng". Vì vậy khi thấy trẻ có dấu hiệu tiêu chảy, nôn trớ, cân nặng giảm hoặc không lên cân, xì hơi nhiều, có vấn đề về đường hô hấp... thì các mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Nếu mẹ thấy con có những triệu chứng này, nghi là do sữa bột thì cần dừng sữa hoặc cho trẻ đi kiểm tra sức khỏe. Trường hợp trẻ mắc bệnh liên quan tới sữa rất dễ trở nên nghiêm trọng, đặc biệt là những bé nhũ nhi vì nó dẫn tới mất nước, giảm chức năng thận, thậm chí tử vong.
Cách an toàn nhất là mua hàng chính hãng
Mỗi loại sữa ngoại khi nhập khẩu vào Việt Nam đều có 1 công ty phân phối chính thức. Vì thế, cách tốt nhất và an toàn khi chọn sữa cho con là nên mua hàng chính hãng. Hiện nay, không ít các bà mẹ thích mua hàng xách tay tại các cửa hàng bán lẻ hoặc những cá nhân bán hàng online trên mạng. Với xu hướng chuộng hàng ngoại, nhiều người đã mắc bẫy của những người kiếm lợi từ sữa giả, sữa kém chất lượng nhưng bán với giá cao.

Mẹo phân biệt nước hoa thật giả

Mẹo phân biệt nước hoa thật - giả
Nước hoa giả có nhiều loại, có thể là hàng thật bị pha nhưng phổ biến nhất là loại nhái (fake) hoàn toàn theo mẫu mã của hàng thật (chia theo mức độ tinh vi là fake loại 1 – giả cực giống, fake loại 2...). Vì vậy, bạn nên lưu ý một số mẹo phân biệt nước hoa thật với nước hoa giả để tránh mất tiền lại chuốc lấy bực mình.
1. Dựa vào giá cả
Giá cả là điều nhận biết đầu tiên để đánh giá chất lượng nước hoa. Nếu chai nước hoa có giá rẻ bất ngờ thì 90% đó là nước hoa giả hoặc nhái. Thông thường nước hoa thật dù là chai dùng thử, xách tay từ nước ngoài tầm 5 ml thì giá cũng khoảng 170.000 đồng trở lên, chai mini 20-30 ml tầm trên 500.000 đồng, thậm chí 1 triệu đồng.
Trước khi mua nước hoa, nên tham khảo giá ở các trang web của hãng rồi tính ra tiền Việt. Giá nước hoa cùng loại ở Việt Nam sẽ cao hơn khoảng 10%-30% so với giá ở nước ngoài do còn tính thuế, chi phí vận chuyển. Nếu các bạn thấy nơi nào bán giá bằng ½ hoặc thậm chí 1/3 giá nước ngoài thì rất có thể đấy là hàng giả.
Mặc dù vậy vẫn có nhiều nơi bán hàng giả với … giá hàng thật. Khi đó cần thêm các dấu hiệu nhận biết khác dưới đây.
2. Hình dáng và bao bì sản phẩm
Bao bì: Chai nước hoa thật có màu sắc tươi sáng, các đường nét in trên vỏ cũng rất sắc sảo. Trong khi chai nhái thì màu xỉn, các dòng in nổi cũng thô, chữ in bị nhòe, không sắc nét hoặc sai chính tả.
Kí hiệu: Trên chai nước hoa giả, một số kí hiệu có thể in thiếu hoặc sai lệch vị trí.
Thân chai: Chai nước hoa thật được làm bằng thủy tinh trong veo, thiết kế tinh xảo, không lồi lõm, không thấy đường giáp mí.
Hãy cố gắng ghi nhớ màu sắc, hình dáng của chai nước hoa thật mà mình từng thấy. Tốt nhất là nên mang theo để đối chiếu (vỏ hộp hoặc vỏ chai), sẽ không sợ bị lầm.
3. Mùi hương
Thông thường, nhái vỏ chai hay nhãn mác thì dễ hơn so với nhái mùi hương. Nếu thử nước hoa mà thấy mùi khác so với mùi mà bạn đã biết thì không nên mua.
Mẹo phân biệt nước hoa thật - giả
4. Độ lưu hương
Cũng có một số loại nước hoa nhái (không nhiều) tinh vi tới mức mùi hương ban đầu cũng gần tương tự nước hoa thật. Tuy nhiên vì người ta sử dụng nguyên liệu rẻ tiền và nồng độ cồn cao nên độ lưu hương sẽ không lâu bằng hàng thật.
Nếu đi mua nước hoa, luôn hỏi người bán xem có được thử hay không. Nếu họ không cho thử hoặc tỏ vẻ khó chịu thì tốt nhất là đi tìm cửa hàng khác. Nếu chỗ nào vui vẻ cho thử, bạn đừng ngại xịt lên cổ tay hoặc khủyu tay, đợi chừng 30 phút xem còn mùi hay không (bảo với người bán sẽ quay lại sau rồi đi xem cửa hàng khác). Trong hầu hết trường hợp, nước hoa giả sẽ bay hết không còn lưu lại chút mùi nào.