Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Chủ lò mổ chuẩn bị xẻ thịt 5 con heo bốc mùi hôi thối

Số heo chết bốc mùi hôi được Phúc chuẩn bị xẻ thịt để đưa đi tiêu thụ. Khám xét nhà người đàn ông 42 tuổi này, cảnh sát phát hiện thêm gần 400 kg thịt thối.
Ngày, Phòng Cảnh sát môi trường và Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre bắt quả tang Lê Nguyễn Phúc (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc) chuẩn bị xẻ thịt 5 con heo chết, bốc mùi hôi thối. Kiểm tra khu vực giết mổ của nhà Phúc, cơ quan chức năng phát hiện 375 kg thịt heo trong tình trạng đổi màu, mùi nồng nặc.
Phúc khai, mỗi ngày ông ta xẻ thịt 4-5 con heo chết. Thịt "bẩn" sau đó được chủ lò giết mổ mang đi tiêu thụ ở các xã, huyện lân cận.
Chủ lò mổ chuẩn bị xẻ thịt 5 con heo bốc mùi hôi thối
Phúc làm việc với công an. Ảnh: CTV.
Một cán bộ đoàn kiểm tra cho hay, Phúc không có giấy phép kinh doanh nhưng làm nghề giết mổ gia súc tại gia gần 4 năm. Heo chết chưa kịp xẻ thịt và thịt heo hôi thối tại lò của ông này đã bị lập biên bản, đưa đi tiêu hủy.
"Hành vi của Phúc tùy mức độ sẽ được cơ quan chức năng xử lý sau", vị này nói.
















































Lộn xộn khám sức khỏe: Dân biết nghe ai?

 Bà Phan Thị Lưu (sinh năm 1973, trú phường Hoa Lư, TP Pleiku, Gia Lai) đăng ký học bằng lái xe máy ở Trung tâm sát hạch và đào tạo lái xe Gia Lai lớp đầu năm 2016. Ngày 5/1, bà đến Trung tâm Giám định Y Khoa Gia Lai khám sức khỏe đóng lệ phí 86.000 đồng. Khám xong cầm giấy chứng nhận ghi “đủ sức khỏe lái xe hạng A1” đi nộp thì bị từ chối.
Trung tâm giám định y khoa Gia Lai.Trung tâm giám định y khoa Gia Lai.
Cán bộ Trung tâm sát hạch và đào tạo lái xe Gia Lai (TTSH&ĐTLX) giải thích rằng, giấy chứng nhận sức khỏe mà bà Lưu vừa được cấp không còn giá trị theo quy định hiện hành. Vài ngày sau, bà Lưu quay lại Trung tâm Giám định Y Khoa Gia Lai (TTGĐYK) đề nghị cán bộ ở đây sao toàn bộ kết quả đã khám vào mẫu mới nhưng không được. “Họ nhất định yêu cầu tôi phải thực hiện khám lại hoàn toàn theo những tiêu chí trong mẫu mới và phải nộp đầy đủ lệ phí là 175.000 đồng. Tôi chỉ đồng ý nếu tính thêm phần tiền khám cận lâm sàng, chứ bắt đóng mới hoàn toàn thì tôi không chịu!”- bà Lưu bức xúc phản ánh.
Về vấn đề này, ông Tăng Xuân Kiên - Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái-Sở Giao thông Vận tải Gia Lai cho biết, ngày 21/8/2015, liên Bộ Y tế - Giao thông Vận tải ra Thông tư liên tịch số 24 quy định về “tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe cho người lái xe”. Tuy thông tư này có hiệu lực thi hành vào ngày 10/10/2015, song vì các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn vẫn chưa được trang bị đầy đủ vật tư để áp dụng một số xét nghiệm theo mẫu mới, nên được phép thực hiện như cũ đến hết ngày 31/12/2015. Sau ngày này, Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo các TTSH&ĐTLX phải thực hiện đúng hướng dẫn của Thông tư số 24.
Tuy nhiên, cán bộ báo về vẫn thấy nhiều giấy khám sức khỏe của người dân được làm trên mẫu cũ. “Bắt đầu từ ngày 1/1/2016, nếu ngành Y tế không thực hiện theo Thông tư số 24 thì phải chịu trách nhiệm trước cơ quan bộ chủ quản, sở không đủ thẩm quyền du di nữa”- ông Kiên nhấn mạnh.
Bà Lê Thị Thu Hà - Giám đốc TTGĐYK xác nhận đã biết Thông tư 24 có hiệu lực thi hành vào ngày 10/10/2015. Do trung tâm chưa đủ vật tư tiến hành khám cận lâm sàng nên đến ngày 11/1/2016 mới có thể bắt đầu thực hiện. Về việc của bà Lưu, do trung tâm thực hiện chốt tài chính từng ngày nên giờ làm theo ý bà thì không hợp lý trong sổ sách kế toán. Vì vậy, bà Lưu phải thực hiện đóng lệ phí 175.000 đồng để khám lại theo mẫu mới.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Đình Tuấn-Phó Giám đốc Sở Y tế Gia Lai lại cho biết, Sở Y tế đã ban hành Công văn số 951 yêu cầu các cơ sở được phép khám sức khỏe lái xe phải hoàn thiện hồ sơ công bố gửi về Sở y tế trước ngày 1/1/2016. Theo ông Tuấn, TTGĐYK Gia Lai đã làm sai, bên cạnh đó còn tự gây khó khăn cho mình trong quá trình quản lý. Ngoài ra, không loại trừ khả năng, các cơ sở khám chữa bệnh cố tình làm việc này để gian lận về tài chính. Đến ngày 29/1/2016, toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã hoàn thiện hồ sơ công bố, Sở đã phê duyệt để các đơn vị này có thể khám sức khỏe theo quy định của Thông tư số 24.
“Mức phí khám sức khỏe lái xe đã ấn định là 175.000 đồng, người dân chỉ còn thiếu phần khám cận lâm sàng thì chỉ cần tính tiền thêm phần này. Không thể có chuyện đã làm sai rồi còn bắt dân phải chịu”, ông Tuấn khẳng định.




Siêu thị Fivimart Trúc Khê bán hàng hết 'date' là việc bình thường?

Liên quan đến sự việc, anh Nguyễn Văn Mạnh (trú tại Nam Từ Liêm, Hà Nội) phản ánh, sáng ngày 22/1, anh có chở vợ đi Siêu thị Fivimart Trúc Khê (Đống Đa, Hà Nội) mua sắm. Tại đây, anh Mạnh có mua một hộp cơm cháy sấy giòn. Vừa về đến nhà, con gái kêu đói, khách hàng này có mang cơm cháy sấy giòn ra để cho con ăn. Tuy nhiên, đang định bóc thì anh phát hiện cơm cháy đã hết hạn sử dụng.
“Ở trên bao bì sản phẩm có ghi ngày sản xuất là 1/11/2014. Họ không ghi trên sản phẩm hạn sử dụng là ngày nào nhưng ở trên có dòng chữ nhỏ với nội dung : “Hạn sử dụng 12 tháng kể từ ngày sản xuất”. Như vậy, tính đến ngày 1/12/2015 thì sản phẩm này đã hết hạn rồi. Tính tại thời điểm tôi mua, sản phẩm này đã hết hạn sử dụng gần 1 tháng. Tôi không hiểu vì sao siêu thị vẫn để trên kệ bán hàng?”, anh Mạnh cho hay.
Qua quan sát các sản phẩm mà anh Nguyễn Văn Mạnh phản ánh cho thấy, sản phẩm cơm chay sấy giòn ngày sản xuất là 1/11/2014. Sản phẩm này được sản xuất tại Cơ sở sản xuất Thành Loan, địa chỉ 11/3 Đồng Tâm (P4, Đà Lạt, Lâm Đồng), nhà phân phối là Bùi Trung Hoàn (Quận Hoàng Mai, Hà Nội).
Anh Mạnh tỏ ra khá bức xúc đặt câu hỏi: Nếu như không để ý đến hạn sử dụng, bóc ra cho con gái và cả nhà ăn, đến khi ngộ độc ai sẽ chịu trách nhiệm?
Cơm cháy được bán tại Fivimart Trúc Khê ghi ngày sản xuất 1/11/2014Sản phẩm cơm cháy sấy giòn này đã hết hạn sử dụng vẫn được bán tại Fivimart Trúc Khê
Trước những bức xúc vì mua phải sản phẩm hết “date” trong Siêu thị Fivimart Trúc Khê, anh Mạnh để gửi phản ánh đến một số cơ quan báo chí và để cảnh giác cho những người tiêu dùng khác khi đến mua các sản phẩm tại siêu thị này.
Tuy nhiên, trước phản ánh như vậy của người tiêu dùng, ông Sỹ Danh Phúc - Giám đốc Siêu thị Fivimart Trúc Khê cho hay: “Chúng tôi sẽ kiểm tra xem cụ thể các hóa đơn xem hàng nhập ngày nào rồi sẽ trả lời phóng viên sau”.
Và với cách trả lời “bỏ lửng” của vị Giám đốc Siêu thị Fivimart Trúc Khê trên báo giới như vậy càng khiến cho khách hàng ngày không được thỏa mãn, mất niềm tin vào hệ thống bán lẻ Fivimart khi mua phải sản phẩm lỗi của đơn vị này.
Để làm rõ hơn về “sự cố” hàng hết “date” vẫn được bày bán trên quầy tại Siêu thị Fivimart Trúc Khê, phóng viên đã liên hệ với bà Vũ Thị Hậu – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam (đơn vị cấp cao nhất quản lý hệ thống siêu thị bán lẻ Fivimart, trong đó có Siêu thị Fivimart Trúc Khê).
Về vấn đề này bà Hậu cho rằng, về nguyên tắc khi phát hiện ra sự cố thì giám đốc cơ sở bán hàng và ở đấy là anh Sỹ Danh Phúc phải có trách nhiệm kiểm tra trên quầy xem lô hàng đó có được bày bán trên quầy không. Sau đó, giám đốc cơ sở của công ty phải xác minh thông tin sản phẩm ở quầy và kiểm soát chất lượng toàn bộ các sản phẩm của mình được bán.
“Nguyên tắc của công ty chúng tôi là hàng cận “date” đã không được bán chứ không nói đến việc được bán hàng hết “date”. Có thể đây là lỗi của nhân viên kiểm tra khi để sót sản phẩm đã hết hạn sử dụng ở trên quầy.
Vì đối với việc kiểm soát hàng hết “date”, công ty chúng tôi có một đội chuyên kiểm tra hàng hết “date” của trên quầy. Có khi mắt thường nhìn chất lượng hàng hóa không đảm bảo đã phải bỏ đi, không thể được bày bán như vậy được”, bà Hậu giải thích.
Hóa đơn thanh toán của khách hàng tại siêu thị Fivimart Trúc Khê ghi ngày 22/1/2016

Hóa đơn thanh toán của khách hàng tại siêu thị Fivimart Trúc Khê ghi ngày 22/1/2016

Cũng theo bà Hậu, để xảy ra sự việc hàng hết “date” vẫn để bán trên quầy, trước tiên, siêu thị cơ sở Fivimart Trúc Khê phải gặp gỡ, giải thích và chịu trách nhiệm với khách hàng. Sau đó, có thể là đổi lại sản phẩm khác cho khách hàng.
“Anh Phúc (tức nói ông Sỹ Danh Phúc – Giám đốc Siêu thị Fivimart Trúc Khê) phải gặp khách hàng để giải quyết vấn đề hàng hết “date” vẫn bán trên quầy. Chắc chắn hàng hết “date” không được bàn bán trên quầy. Tôi nghĩ cơ sở bán hàng này không cố tình, chỉ là thiếu sót trong việc kiểm tra hàng hóa thôi.
Còn đương nhiên để hàng hết “date” trên quầy bán trong siêu thị là vấn đề rất nghiêm trọng của chúng tôi, Giám đốc Siêu thị Fivimart Trúc Khê phải chịu trách nhiệm trước sự việc này với công ty. Chúng tôi sẽ làm rõ và xem xét xử lý việc anh Phúc đã cam kết không để hàng hết “date” bán trong siêu thị thì tại sao vẫn có hàng trên quầy?”, bà Hậu khẳng định.
Bà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhất NamBà Vũ Thị Hậu - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhất Nam (Fivimart) 
Về thông tin anh Mạnh mua rau xanh tại Siêu thị Fivimart Trúc Khê nhưng trên tem của siêu thị không hề ghi ngày sản xuất, đóng gói cũng như hạn sử dụng, bà Hậu cho hay, đối với rau ăn lá bán trong ngày thì quy trình chỉ bán trong ngày, hàng sử dụng trong ngày. Đến cuối ngày không bán hết thì siêu thị sẽ giảm giá từ 30 – 50%, còn nếu vẫn còn sẽ mang đi hủy.
“Với mặt hàng rau ăn lá chỉ bán trong ngày thì không ghi ngày sản xuất trên bao bì, không ghi “date” hạn, nhưng các sản phẩm này sẽ được thông tin công khai hàng sử dụng trong ngày tại quầy để cho khách hàng nắm bắt được.
Cái này chúng tôi kiểm tra rất nghiêm ngặt, từ các giấy tờ liên quan của nhà cung cấp hàng đến khi hàng được bán ra thị trường. Chúng tôi đã có cam kết với cung cấp sản phẩm, nếu bên cung cấp sản phẩm không tốt, công ty sẽ cắp hợp đồng ngay. Thị trường bán lẻ hiện nay cạnh tranh nhiều nên mặt hàng rau xanh ăn lá không bao giờ được bán hàng tồn sang ngày hôm sau”, bà Hậu cho hay.




Hé lộ công nghệ làm rượu giả từ vựa ve chai lớn nhất Hà thành

Mỗi ngày có hàng nghìn vỏ chai rượu bỏ đi lại được tái sử dụng bằng công nghệ làm sạch thô sơ và không thể bẩn hơn tại một cơ sở thu gom ve chai ở huyện Hoài Đức – Hà Nội.

Những chiếc vỏ chai đó cộng với công nghệ làm rượu giả sẽ được các đối tượng đưa ra thị trường lừa người tiêu dùng dịp Tết với giá cả triệu, thậm chí nhiều triệu đồng một chai…
Theo chỉ dẫn của những người thu gom đồng nát, chúng tôi đã có mặt tại một vựa gom ve chai lớn thuộc huyện Hoài Đức - Hà Nội. Tại đây, ông chủ vựa quảng cáo, mỗi tháng có hơn 10.000 vỏ chai rượu các loại được bán đi khắp các tỉnh, trong đó phần lớn là lượng vỏ chai rượu ngoại như Chivas, Hennessy, Macallan, Johnnie Walker và vỏ rượu vang.
Vỏ chai rượu ngoại được bỏ vào bể nước làm sạch lần cuối rồi được bán lại cho các cửa hàng buôn bán rượu.
Tại đây, hàng ngàn vỏ chai đã qua sử dụng được thu gom, từng hàng vỏ chai được xếp cao chất ngất, không thiếu một loại vỏ chai rượu nào. Những vỏ chai của các thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Vodka Men, Chivas, XO, Macallan, Ballantine... vứt la liệt, đổ thành đống chờ được đưa đi xử lý và sử dụng. Vỏ chai rượu ngoại được thu gom với số lượng lớn mỗi ngày, tất cả đều mang nhãn hiệu nổi tiếng.
Qua trao đổi, chủ vựa ve chai này cho biết, các vỏ chai rượu ngoại gom được bao nhiêu có người đặt mua hết tới đó, muốn lấy phải đặt trước mới có hàng, đặt bao vỏ chai cũng có. Mỗi ngày thu gom được hàng nghìn chai rượu đã qua sử dụng từ các nhà hàng, quán nhậu và những người đi buôn đồng nát để bán lại cho khách. Giá của 1 vỏ chai Chivas đã được làm sạch sẽ là 6.000 đồng.
Vỏ chai rượu ngoại tập kết tại một cơ sở thu gom ve chai lớn thuộc huyện Hoài Đức.
Đi sâu vào bên trong cơ sở thu gom ve chai, những chồng chai rượu đã qua tẩy rửa được xếp cao ngất chờ đưa đi tiêu thụ. Chúng tôi chứng kiến quy trình làm sạch những vỏ chai bằng những cách không thể bẩn hơn. Sau khi được tẩm chất tẩy rửa, nhãn mác sẽ được mài và cạo bằng máy, sau đó bỏ vỏ chai vào bể nước làm sạch lần cuối. Chỉ vài thao tác rửa sơ sài qua bể nước đục ngầu, những chiếc chai đã được coi là sạch.
Sau khi chứng kiến quy trình làm sạch, chúng tôi hỏi ông chủ liệu những chai rượu có được làm sạch không, người đàn ông này nói đương nhiên là sạch rồi và vẫn cam kết là sạch sẽ, không hề độc hại. Tại vựa ve chai này có cả chục khách quen thường xuyên đến thu mua vỏ chai rượu đã qua sử dụng. Những vỏ chai rượu ngoại được bán chạy hơn cả.
Mỗi ngày cơ sở bán ra thị trường hàng ngàn chai. Ông chủ cũng tiết lộ không ít trong số đó được vào những lò sản xuất rượu giả. Thậm chí ông chủ này còn chỉ dẫn cách thức mua tem mác, màng co, nút chau để hoàn tất quá trình làm rượu giả. Ông nói “Nếu mua nắp chai ít nhất phải lấy số lượng 1.000 nắp thì mới được vì có mối bên Trung Quốc”.
Chúng tôi ngỏ ý muốn mua số lượng lớn vỏ chai để sản xuất rượu giả nhưng đang khó khăn trong việc tìm mối để chế nút rượu giả cũng như tem mác vỏ hộp đi kèm, ông chủ vựa này đã cho biết một mối chuyên sản xuất các loại này, kèm theo lời quảng cáo về độ uy tín. Tìm đến cơ sở làm rượu giả theo chỉ dẫn của ông chủ vựa, cơ sở chế nút, tem hộp cho các cơ sở làm rượu giả nằm trong một ngõ nhỏ tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Chủ mối cho biết, đã từng làm số lượng lớn nhãn mác của nhiều nhãn rượu ngoại với chất lượng giống hệt hàng thật. “Chỉ cần đặt hàng, cho xem trước mẫu mã thì 10 ngày sau sẽ có đầy đủ số lượng khách đặt”, chủ mối khẳng định với khách hàng. 
Chủ mối tiết lộ cách thức làm một chai rượu giả “chỉ cần thu gom vỏ chai tại các vựa ve chai, đặt làm giả nhãn mác, tem nhập khẩu, nút, màng co chống giả, sau đó lấy ruột của loại rượu Black Lào có màu và vị khá giống với rượu thật như rượu Chivas, có giá khoảng 20.000 đồng đổ vào”.
Cũng theo các mối làm rượu giả, giá thành một chai rượu giả khoảng 50.000 đồng nhưng khi được đưa ra thị trường, nó được bán với giá trên 1 triệu đồng. Và các tỉnh là điểm lý tưởng tiêu thụ do kiến thức phân biệt rượu thật - rượu giả của người mua vẫn chưa cao.
Đại diện Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội, cho biết: Đây là kẽ hở để các đối tượng thu mua vỏ chai có thể sản xuất rượu giả. Vì trên thực tế, các công ty rượu không có chính sách thu gom vỏ chai đã qua sử dụng. 
Trước đó, tháng 9-2015, Thượng tá Thành Kiên Trung, Phó trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế (PC46), Công an TP Hà Nội cho biết, đã phát hiện một "lò" sản xuất rượu Chivas giả từ rượu Black (Lào) ngay giữa trung tâm TP Hà Nội; mang đi tiêu thụ tại các cửa hàng rượu, tạp hóa trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hà Nam, Vĩnh Phúc...
Để sản xuất rượu giả, đối tượng đã thu mua vỏ chai Chivas cũ về tẩy rửa, đặt mua tem, nhãn Chivas sau đó mua rượu Black (Lào) về san chiết vào vỏ chai Chivas và dán tem rượu nhập khẩu độ cồn hơn 30 độ để thành rượu Chivas giả.
Dịp cận tết luôn là thời điểm hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng giả được đưa vào thị trường với nhiều hình thức khác nhau bởi nhu cầu tiêu dùng lớn. Một mặt hàng được người dân tìm mua chính là rượu ngoại với mức giá cao. Mua phải rượu lậu, rượu giả, không chỉ mất tiền mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, người dân chỉ biết trông chờ vào các biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng.




Giáp Tết, kinh hãi phát hiện gần 2 tấn tương ớt

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 315 can (loại 5 lít) tương ớt đỏ và 260 can (loại 5 lít) tương ớt đen không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn, mác hàng hóa…
Chiều tối 29-1, Đội Cảnh sát kinh tế và ma túy Công an thị xã Đồng Xoài, Bình Phước đã kiểm tra cơ sở kinh doanh mua bán thực phẩm của anh Nguyễn Khắc Quan Nam (35 tuổi, ngụ phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài) làm chủ.
Tại đây, anh Nam đã không xuất trình được giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận tập huấn  kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Số tương ớt bị lực lượng Công an phát hiện bắt giữ.
Qua kiểm tra tủ đông bảo quản thực phẩm, lực lượng Công an đã phát hiện 32kg chân gà, 25kg càng ghẹ, 10kg sụn gà, 45kg mực nang có dấu hiệu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiễm khuẩn, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn phát hiện 315 can (loại 5 lít) tương đỏ và 260 can (loại 5 lít) tương đen không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn, mác hàng hóa; qua quan sát có dấu hiệu không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.




Mì chính giả bắt không xuể

Hàng loạt các vụ mì chính giả thời gian qua đã bị lực lượng chức năng bắt quả tang tại cơ sở sản xuất khi đang chuẩn bị đưa đi tiêu thụ.

Mì chính giả bắt không xuể

Vụ việc gây chấn động dư luận là ngày 26.1, Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã phát hiện vụ làm giả 108 tấn bột ngọt đưa ra thị trường. Mì chính giả xuất hiện nhan nhản ở khắp nơi, từ các quán ăn bình dân đến cao cấp.
Bột ngọt giả hoành hành khắp nơi
Trong vai một nhân viên nhà hàng tìm mua mì chình số lượng lớn, PV Lao Động đã tìm đến cửa hàng bán đồ khô ở chợ Cầu Lủ (Vũ Tông Phan, Hoàng Mai, Hà Nội). Sau khi nêu lý do muốn mua mì chính giá “tốt” nhất thì chị Hương - chủ cửa hàng vồn vã hỏi: “Có phải em muốn mua loại bán theo bao tải, không nhãn mác đúng ko? Nếu như vậy thì chỉ có hàng Tàu em nhé. Nhưng nếu em mua buôn thì chị sẽ lấy hộ chứ cửa hàng chị chỉ bán loại “xịn”. Anh trai chị thường “đổ” mì chính Tàu cho các quán ăn, nhà hàng”.
Vừa nói chị Hương vừa chỉ tay vào quán bún phở Phương Linh bên cạnh: “Mỗi lần cửa hàng thường lấy hẳn 5 tạ, một nồi nước dùng họ xúc cả mấy bát tô mì chính thì nước mới có vị ngọt được, nếu dùng loại tên tuổi thì sao có nổi lãi hả em”.
Khi tới khu chợ Đồng Xuân (Hà Nội), PV hỏi mua mì chính không bao bì bán theo cân thì được người dân chỉ tới cửa hàng Mai Quang trên phố Nguyễn Thiện Thuật. Nhưng khi vào hỏi mua hàng thì nhân viên cửa hàng liên tục cáu kỉnh và luôn nhấn mạnh: “Ở đây không bán mì chính Tàu, chỉ bán chính hãng”. Rồi tìm cách đuổi khéo chúng tôi đi.
Tiếp tục tới phố Thanh Hà gần đó, chủ cửa hàng ở số nhà 34 đưa cho PV 2 túi mì chính loại nửa cân không nhãn mác được buộc chun sơ sài, cáu bẩn. Khi dò hỏi nguồn gốc xuất xứ thì chủ cửa hàng khẳng định, đây không phải hàng Trung Quốc, mà là mì chính “Sari” (tên do chủ cửa hàng cung cấp), một loại của hãng Vedan, giá 44 nghìn đồng/kg, không thêm, không bớt. Chủ cửa hàng còn “bồi” thêm: “Cháu yên tâm, nhà cô buôn bán có uy tín nên không phải lo về chất lượng, khách tìm mua mì chính “Sari” rất đông nhé!”.
Vào sâu các quầy bán đồ khô trong chợ Đồng Xuân, bà Tâm, chủ một quầy hàng vào sâu trong gian hàng ẩm thấp, tối thui “móc” ra cho chúng tôi một gói mì chính được đóng trong túi bóng “xộc xệch”, không hề có nhãn mác cũng như hạn sử dụng, giá 40 nghìn đồng/kg. Khi hỏi loại mì chính này có phải của nhãn hiệu “Hai con tôm” của Trung Quốc không thì bà Tâm gật gù thừa nhận và khẳng định muốn mua bao nhiêu bán bấy nhiêu, 25kg hoặc 50kg đều có hết.
Cơ quan chức năng vẫn bị động
Trên thực tế, mì chính giả được đưa từ các cửa khẩu biên giới vào nội địa. Việc tuồn hàng chót lọt có trách nhiệm từ khâu giám sát cửa khẩu là lực lượng hải quan, biên phòng các địa phương dọc biên giới và lực lượng quản lý thị trường trong nội địa. Hàng giả không chỉ sản xuất trong nước mà còn được sản xuất từ nước ngoài với các thủ đoạn tinh vi, được tổ chức chặt chẽ từ khâu sản xuất đến lưu thông, phân phối rồi đưa vào trong nước tiêu thụ. Lợi dụng chủ trương “Người Việt dùng hàng Việt”, mì chính đóng nhãn Ajinomoto, A-one là hàng sản xuất trong nước nhưng thực chất được sản xuất từ bên kia biên giới, hoặc được tuồn vào VN, rồi chia thành các gói nhỏ tiêu thụ tại các cửa hàng ăn từ bình dân đến cao cấp.
Một lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội chiều 28.1, lý giải nguyên nhân mì chính, bột ngọt giả tràn vào VN là do trước đây có sự chênh lệch lớn về giá giữa bột ngọt trong nước với các nhãn hiêu nhập lậu từ Trung Quốc. Trung bình mức chênh lệch lên tới 50% -100%, nhưng gần đây, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội khẳng định, là mì chính giả đã giảm đi đáng kể vì mức chênh lệch không lớn như trước. Phía Trung Quôc cũng quản lý chặt chẽ mặt hàng này.
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế lại không như vậy. Một quan chức có trách nhiệm của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định: Mì chính là mặt hàng được sử dụng hằng ngày, do đó, nếu không đảm bảo an toàn thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng, trong đó không loại chừ dẫn đến ung thư.




Truy được nguồn gốc 57 con heo nhiễm chất cấm

heo chet, van chuyen, chat cam, giet mo, chat tang trong, an toan thuc pham, nguoi tieu dung
Số heo chết bị bắt quả tang

Ông Phan Ngọc Châu, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Long An, vừa cho biết đang kết hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tỉnh, cùng một số cơ quan chức năng truy tìm loại thuốc mà người dân mua bán để sử dụng trong chăn nuôi nghi ngờ có chứa chất cấm.


Trước đó, qua xét nghiệm nước tiểu, Chi cục Thú y TP.HCM phát hiện 2 lô heo với 57 con bị nhiễm chất cấm nên đã đề nghị Chi cục Thú y Long An truy tìm nguồn gốc.
Trong số này, ông Phạm Minh Hải vận chuyển 1 lô 27 con, dự định đưa về xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TP.HCM giết mổ. Số còn lại do ông Huỳnh Tấn Vượng đưa về cơ sở giết mổ 213, Bến Bình Đông, quận 8, TP.HCM.
Theo Chi cục Thú y tỉnh Long An, quá trình xác minh biết được ông Hải mua 27 con heo của bà Dư Thị Tố Trinh, nuôi tại xã An Lục Long, huyện Châu Thành (Long An). Riêng ông Vượng mua 30 con heo từ 2 hộ chăn nuôi là ông Phạm Văn Nai và ông Trần Thành On, cùng ngụ tại xã Long Trì, huyện Châu Thành (Long An).
Qua tìm hiểu, bà Trinh xác nhận trước khi xuất chuồng tiêu thụ số heo vừa nêu, bà được 1 nữ thương lái mua heo tên H. ở tỉnh Tiền Giang giới thiệu và bán cho bà loại thuốc ghi trên bao bì là “kích thích tăng trọng”.
Mặc dù trên bao bì của loại thuốc này không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, không được cấp phép sản xuất và lưu hành, nhưng tin lời giới thiệu bà Trinh vẫn mua cho heo ăn. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến lô heo của bà bị phát hiện nhiễm chất cấm. Trường hợp đàn heo của 2 nông dân khác cũng tương tự.
Hiện Chi cục Thú y Long An đang tập trung giám sát, lấy mẫu kiểm tra đàn heo nuôi còn lại trong chuồng của 3 hộ dân nói trên.
Dư luận tại các địa phương lân cận thuộc huyện Châu Thành cho rằng sẽ không chỉ dừng lại con số 3 hộ dân sử dụng chất tăng trưởng không rõ nguồn gốc. Trong dịp Tết Nguyên đán 2016, hầu hết người chăn nuôi đều muốn nuôi thúc cho đàn heo của mình “ăn mau chóng lớn”, bán đúng vào giai đoạn cao điểm sẽ có giá cao hơn.
Và chỉ cần bổ sung thêm lượng thức ăn bằng thuốc tăng trưởng không rõ nguồn gốc xuất xứ, sẽ giúp rút ngắn thời gian và giá thành đầu tư, xem như có lợi cả đôi đường? Chỉ có người tiêu dùng là lãnh đủ.
Mới đây, vào ngày 29.1, Phòng Cảnh sát môi trường và Chi cục Thú y tỉnh Bến Tre đã bất ngờ kiểm tra và bắt quả tang Lê Nguyễn Phúc (42 tuổi, ngụ xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc) chuẩn bị xẻ thịt 5 con heo chết, đã bốc mùi hôi thối.
Kiểm tra khu vực giết mổ tại nhà ông Phúc, cơ quan chức năng phát hiện thêm 375kg thịt heo trong tình trạng đổi màu, bốc mùi nồng nặc, chuẩn bị phân hủy. Số heo chết chưa kịp xẻ thịt và thịt heo hôi thối tại lò của ông này đã bị lập biên bản và đưa đi tiêu hủy.
Theo ông Phúc khai nhận, bình quân mỗi ngày ông xẻ thịt 4-5 con heo… chết. Thịt heo chết này sau đó được chủ lò giết mổ mang đi tiêu thụ ở các xã, huyện lân cận. 1 cán bộ đoàn kiểm tra cho hay, ông Phúc không có giấy phép kinh doanh nhưng làm nghề giết mổ gia súc tại nhà lén lút gần 4 năm nay.