Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 24 tháng 1, 2016

Rùng mình với quy trình làm miến… bẩn ở Thủ đô

Nguyên liệu để dưới đất, xô chậu ngổn ngang, khu nhà chế biến cáu bẩn… đó là thực trạng đang diễn ra tại các cơ sở sản xuất miến ở Thủ đô.

Nguyên liệu để làm ra bột miến được người dân rửa qua rồi cho vào máy.
Nguyên liệu để làm ra bột miến được người dân rửa qua rồi cho vào máy.
Để tìm hiểu về quy trình làm miến mà người dân vẫn thường sử dụng, PV Pháp Luật Plus đã tận mục sở thị một số cơ sở sản xuất miến trên địa bàn Hà Nội.
Vào những ngày cuối năm tại xã Minh Quang (Ba Vì, Hà Nội), các hộ gia đình làm miến luôn tấp nập để cho ra lò những mẻ miến nhằm phục vụ cho thị trường tết Bính Thân.
Tại cơ sở làm miến của gia đình ông Hà, PV tận thấy quy trình làm miến thô sơ, nơi chế biến rộng khoảng 20m. Khu chế biến chỉ có máy nổ, máy đựng nguyên liệu, cối xay và hố chứa bột.
Nguyên liệu để dưới đất ngay cạnh bãi rác, xô chậu ngổn ngang, máy nghiền, khu nhà chế biến cáu bẩn. Nước ngâm bột cũng đen ngòm, người làm miến vô tư chân đất, tay trần mặc sức dẫm chân lên miến khi mang đi thái.
Không những không mang bảo hộ lao động, người đàn ông này còn dẫm cả lên nguyên liệu.
Không những không mang bảo hộ lao động, người đàn ông này còn dẫm cả lên nguyên liệu.
Thậm chí, những dụng cụ để phơi bánh tráng mốc xanh, bám đầy bột, bị quảng dưới nền đất hay gác trên nóc chuồng lợn. Thế nhưng khi bánh tráng ra khuôn, chúng sẽ được dùng làm giá phơi ngay ven đường.
Nếu tận mắt chứng kiến, chắc hẳn người tiêu dùng sẽ rùng mình hơn khi thấy các hộ làm miến còn chế bột miến ngay cạnh nhà vệ sinh.
Chính người dân trong xã Minh Quang cũng bộc bạch: “Nếu khách hàng thấy công nghệ làm miến ở đây chắc sẽ không dám ăn. Chúng tôi ở đây mà muốn ăn miến thì phải đặt để họ làm riêng cho”.
Theo ông Hà - một trong những hộ gia đình làm miến ở xã Minh Quang, hoạt động sản xuất bột miến chỉ diễn ra vào dịp cuối năm, vì lúc này củ dong (nguyên liệu để làm bột miến) mới được thu hoạch.
Do vậy, vào vụ mùa mỗi nhà thu hàng trăm tấn bột nên phải đào hố để ủ bột, sau đó có khách đến hỏi mua lại đào lên bán dần.
Khu sản xuất chế biến miến cáu bẩn, khi xay xong nguyên liệu để ngay dưới nền đất bẩn.
Khu sản xuất chế biến miến cáu bẩn, khi xay xong nguyên liệu để ngay dưới nền đất bẩn.
Thấy chúng tôi tỏ vẻ ngạc nhiên khi bột miến làm ra mà không được sử dụng luôn, ông Hà lại tiếp lời: “Bột miến đem ủ thì sẽ có mùi chua như bã sắn, nhưng khi chế biến thành sợi miến, sử dụng hóa chất để tẩy, miến sẽ hết mùi và trắng đẹp”.
Tiếp tục tìm hiểu quy trình làm miến tại một cơ sở của nhà ông Minh tại xã Minh Khai (Hoài Đức, Hà Nội).
Tại đây, PV ghi nhận có hàng chục công nhân tấp nập làm miến, họ không mang bảo hộ lao động, tay trần, chân đất để tạo ra sản phẩm.
Tận thấy màu bột miến vàng ố chúng tôi thắc mắc thì được ông Minh, chủ cơ sở miến ở đây tiết lộ: “Trước khi làm miến sợi, chúng tôi phải lọc nhiều lần và dùng thuốc tẩy để loại bỏ các tạp bẩn làm cho bột miến trắng nõn hoặc pha phẩm màu để che màu bẩn của miến, nhìn đẹp hơn”.
Nước bột miến được đưa xuống hố chứa ngay ven đường...
Nước bột miến được đưa xuống hố chứa ngay ven đường...
Tại một cơ sở khác ở xã Dương Liễu, Hoài Đức, các công nhân cho biết, nếu là miến mộc thì cơ sở không dùng chất tẩy làm trắng bột mà cứ thế làm để miến tự nhiên. Còn loại miến vàng, mỗi khi làm thành miến sợi thì đều phải dùng hóa chất để tẩy rửa.
Ông Ngô Văn Minh - cán bộ xã Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Các cơ sở làm miến ở đây chủ yếu là sản xuất tại nhà theo phương thức thủ công nên nhìn mất vệ sinh, gây phản cảm. UBND xã đã nhiều lần phát tờ rơi, tuyên truyền đến các hộ làm miến nhưng không đem lại hiệu quả”.



1 nhận xét: