Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 28 tháng 1, 2016

"Câu" tiền của những người thích chơi sim, số đẹp

 Chỉ huy Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, CATP Hà Nội ngày 27-1 cho biết, đơn vị đang phối hợp cùng Phòng CSHS xử lý Nguyễn Xuân Ngọc (SN 1984), ở phường Bắc Lý, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình về hành vi “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” theo điều 226b BLHS. 

Minh họa: Đăng Trung

Cuối năm 2015, Đội 3, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội nhận được đơn của nhiều người bị hại, phản ánh việc họ bị chiếm đoạt tiền khi mua sim, số điện thoại đẹp đăng trên tài khoản Facebook “Nhật Đăng Dũng QB”. Theo tường trình của anh Nguyễn Đình Hậu, trú ở La Khê, Hà Đông, Hà Nội, khi lên mạng xã hội Facebook, anh thấy trên tài khoản “Nhật Đăng Dũng QB” đăng quảng cáo kinh doanh sim số đẹp đã quyết định chọn mua số sim 096xxxx888 với giá 5 triệu đồng. 

Chủ tài khoản “Nhật Đăng Dũng QB” yêu cầu anh Hậu chuyển trước tiền mua sim vào tài khoản ngân hàng mang tên Nguyễn Xuân Ngọc, cam kết sau khi nhận tiền sẽ chuyển sim. Tuy nhiên chuyển tiền xong, anh Hậu không nhận được sim. Liên hệ với người bán sim theo số điện thoại đăng trên trang Facebook, anh Hậu không nhận được hồi âm, còn trang Facebook “Nhật Đăng Dũng QB” sau đó cũng bị “khóa”, không liên hệ được. 

Một bị hại khác là anh Trần Văn Giáp, trú ở Hà Nội. Có nhu cầu mua sim số đẹp, anh Giáp được một người bạn  giới thiệu liên hệ với Nguyễn Xuân Ngọc, một “đại lý” bán sim số đẹp trên mạng, rồi thỏa thuận mua sim với giá 4,2 triệu đồng. Tiền chuyển ngay vào tài khoản ngân hàng của Ngọc nhưng mãi anh Giáp vẫn chưa nhận được sim... 

Quá trình xác minh, điều tra, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Hà Nội làm rõ đối tượng có hành vi lừa đảo, bán sim số đẹp trong các vụ trình báo trên là Nguyễn Xuân Ngọc. Tại cơ quan công an, bước đầu Ngọc khai nhận, từ tháng 2 đến tháng 11-2015 đã lừa đảo bán sim số đẹp cho 7 cá nhân với số tiền chiếm đoạt hàng chục triệu đồng. Theo đó, Ngọc kinh doanh sim số đẹp trên mạng từ cuối năm 2013, với 2 tài khoản Facebook “Ngọc sim Quảng Bình” và “Ngọc sim Đồng Hới”. 

Đầu năm 2015, Ngọc lập tài khoản “Nhật Đăng Dũng QB” để tiếp tục bán sim số đẹp. Trong thời gian này, do nợ nần nên Ngọc nảy sinh ý định chiếm  đoạt tiền của những người mua sim. Khi khách hàng liên hệ với Ngọc qua tài khoản “Nhật Đăng Dũng QB” hoặc số điện thoại di động, mặc dù không có sim nhưng Ngọc vẫn thỏa thuận bán theo yêu cầu của khách hàng, sau đó yêu cầu người mua chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, từ đó chiếm đoạt. 

Cơ quan công an khuyến cáo, lợi dụng tâm lý thích sim số đẹp của nhiều người, các đối tượng lừa đảo còn rao bán các số sim đẹp với giá rẻ hơn giá trên thị trường để “bẫy” người mua. Do đó, để tránh lừa đảo khi mua sim số đẹp, người mua cần trực tiếp đến các đại lý hoặc liên hệ với nhà mạng. Khi mua sim cần làm thủ tục đăng ký chính chủ theo đúng quy định. 

Còn một đại lý kinh doanh sim điện thoại ở Hà Nội nhìn nhận, thị trường sim số đẹp hiện nay chủ yếu là mua bán trên mạng. Thông thường, người bán sim yêu cầu khách hàng chuyển tiền trước vào tài khoản, sau đó mới làm thủ tục sang tên, đăng ký tên với nhà mạng rồi chuyển sim cho người mua. Do đó, rủi ro rất dễ xảy ra đối với người mua sim nếu gặp phải đối tượng có ý đồ lừa đảo. 



1 nhận xét: