Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Bẩn như lò giết mổ lợn tự phát

Lần theo những chuyến xe chở thịt lợn cung cấp cho các chợ tại Hà Nội, chúng tôi đến thôn Lỗ Xá (huyện Mỹ Hào, Hưng Yên), nơi được coi là điểm giết mổ lợn lớn nhất miền Bắc. Tại đây, đa phần các cơ sở không có cấp phép giết mổ.
Bên trong một lò mổ ở Lỗ Xá.Bên trong một lò mổ ở Lỗ Xá.
Làng “ngủ ngày sống đêm”
Nhóm phóng viên Tiền Phong tìm đến “lò mổ miền Bắc”, thôn Lỗ Xá (xã Nhân Hòa, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên) vào một buổi chiều cuối năm. Thôn Lỗ Xá có hơn 1.000 hộ và hơn 4.000 nhân khẩu. Lỗ Xá là một làng quê khang trang, trù phú. Con đường xi măng len lỏi vào từng căn nhà. Xe tải hoặc bán tải, xe con xuất hiện nhan nhản. Ban ngày Lỗ Xá rất bình yên, nhưng đêm đến, làng mang một bộ mặt khác hẳn.
12 giờ đêm, từng tốp các đoàn xe tải lớn nhỏ, xe ba gác bắt đầu nườm nượp chạy đi chạy lại, chở lợn. Lợn đổ về đây từ khắp mọi miền, từ Nghệ An, Thanh Hóa, thậm chí Đồng Nai, cứ nơi nào có lợn là đầu mối sẽ thu gom. Từ những chiếc xe tải lớn, lợn sống được chuyển vào những chiếc lồng thiết kế sau xe máy. Những chiếc xe máy ầm ầm chạy hết ngõ nọ đến hẻm kia, đèn pha loang loáng, sáng choang khắp cả thôn. Tiếng dội nước rào rào, tiếng cạo lông soàn soạt. Tiếng lợn kêu thảm thiết... Các con đường dẫn vào thôn rộng mở, không ai kiểm tra, kiểm soát về an toàn dịch bệnh để mặc những chuyến xe.
Khoảng 70 “lò mổ” là 70 căn nhà trong thôn. Người dân dùng ngay sân sau nhà mình để làm nơi giết mổ. Thấy người lạ, một số nhà đóng cửa sắt để tránh những ánh mắt tò mò. Ban đầu, chúng tôi giả làm dân buôn thịt lợn từ thành phố, nhưng “bài” này nhanh chóng bị lật tẩy. Bởi ở đây, tất cả hàng làm ra đều đã có mối bán buôn.
Nhóm phóng viên đánh bạo xộc thẳng vào một ngôi nhà có mùi hôi thối, xú uế bốc ra nồng nặc. Đập vào mắt chúng tôi là khoảng 30 m2 và cả trên hiên nhà, chật kín những miếng thịt, miếng da lợn được vứt tung toé dưới đất, lẫn với máu me, lông lá vừa mổ xong. Đống phụ phẩm lợn (lòng non, lòng già, gan, phổi…) vứt hết vào trong những chiếc thùng nhựa cắt nham nhở, vàng ệch cáu bẩn. Thấy người lạ, chủ nhà tìm cách đẩy đuổi chúng tôi ra ngoài ngõ và từ chối… bán thịt.
Tại một cơ sở khác, cảnh giết mổ diễn ra ngay khoảng sân trước cổng nhà. Tất cả các công đoạn từ giết, làm sạch, mổ cho tới lọc các bộ phận theo yêu cầu khách hàng đều được thực hiện ở trên sân gạch. Máu chảy lênh láng hòa lẫn với nền gạch đỏ, xối xả chảy ra những ống cống đang mắc nghẹt lại bởi đống lông lợn. Cạnh đống lông lợn, một rổ những quả tim lợn lẫn trong đó.
Mấy người làm nhìn thấy chúng tôi với ánh mắt khó chịu, còn chủ nhà lại không có ý định thanh minh gì. Trái lại, ông chủ còn khoe, lợn của ông đều là lợn khỏe, vẫn còn chạy như ngựa và tất cả số sản phẩm này đều được một nhà hàng có tiếng ở Hà Nội đặt nên phải bảo đảm tươi, ngon, hợp vệ sinh.
Giữa đường làng, một số người còn bày tim, gan ra để phân loại, cho túi bóng rồi đi sang các nhà khác tìm hàng. Cuối thôn, nơi có một con mương nước đen kịt, bốc mùi hôi thối khủng khiếp chúng tôi thấy hàng chục người đang hối hả dưới ánh điện mổ, chia, mua bán… Thịt lợn được bầy ê hề ra ngay trên miệng mương, không hề được che đậy, hay lót một thứ gì.
Bẩn như lò giết mổ lợn tự phát - ảnh 1Lòng, nội tạng vứt đầy dưới đất bẩn.
Chính quyền chịu thua “lò mổ”
Theo tìm hiểu, có lò mổ ở Lỗ Xá nhận tất cả các loại lợn, từ nái, sề cho đến lợn ốm, lợn chết. Có những “cò lợn”, chuyên thu mua lợn bệnh, chết với giá chỉ từ 20 – 25.000 đồng/kg hơi, sau đó mổ rồi đưa đi tiêu thụ. Đối với loại thịt này, khi đưa ra Hà Nội, chỉ cần bán với giá 30 - 35 nghìn đồng/kg thịt thương phẩm cũng đủ cả vốn lẫn lãi mà vẫn rẻ một nửa so với giá thịt lợn trên thị trường.
Chi cục Thú y tỉnh Hưng Yên cho biết, mới đây, ngày 12/1/2016, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh đã tiến hành thu giữ và tiêu hủy 4.240 kg thịt lợt ốm, chết tại một gia đình thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng, huyện Mỹ Hào, xử phạt hơn 23 triệu đồng. Ngay sau đó, ngày 13/1, liên ngành tiếp tục thu giữ và tiêu hủy 1.250 kg lòng lợn không rõ nguồn gốc tại thôn Cẩm Quan, huyện Mỹ Hào, xử phạt gần 7 triệu đồng.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y thừa nhận, xử lý so với vi phạm tại huyện Mỹ Hào chỉ như ”muối bỏ bể” bởi các đối tượng vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm ốm, chết hoạt động rất kín đáo, khó phát hiện. “Một số đợt kiểm tra Chi cục phối hợp với Cục Thú y, chính quyền địa phương kiểm tra nhưng không xử lý được do đến địa bàn không có vật chứng hành vi vi phạm”, ông Tuấn nói.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Đích, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Hòa cho rằng, xã chỉ có trách nhiệm tuyên truyền, giúp cho người làm nghề hiểu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay các hộ làm nghề ở thôn Lỗ Xá hầu như không đủ điều kiện giết mổ, nên không có cơ quan chức năng nào có thể đóng dấu kiểm dịch, chứng nhận vệ sinh an toàn cho sản phẩm thịt lợn từ Lỗ Xá.
Trưởng thôn Lỗ Xá cho biết thêm: Thời điểm diễn ra hoạt động mua, bán, vận chuyển và giết mổ thường bắt đầu vào khoảng 2 giờ và kết thúc lúc 5 giờ sáng mỗi ngày. Lực lượng thôn, trạm lại mỏng nên không thể nào kiểm soát được. Thực tế cho đến nay, không ai có thể dám chắc được trong những con lợn trước khi được đưa về thôn Lỗ Xá mỗi ngày không có con nào bị bệnh, bị chết.
Trong khi chưa có một giải pháp hữu hiệu nào của cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên để giải quyết vấn nạn thịt không rõ nguồn gốc thì hằng ngày, người dân Thủ đô đang canh cánh nỗi lo bị “đầu độc” bởi thực phẩm bẩn.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: