Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Phát hiện hơn 7 tấn thực phẩm sấy khô không rõ nguồn gốc

Ngày 30-12, Đại tá Nguyễn Thành Luân - Trưởng phòng CSMT CA tỉnh TT-Huế cho biết, qua kiểm tra đột xuất tại nhà bà Lê Thị B. C. tại đường Phùng Khắc Khoan (P. Phú Hiệp, TP Huế), lực lượng CSMT phát hiện cơ sở này đang kinh doanh số lượng lớn các mặt hàng như: thịt dăm bông, thịt sấy khô, mực khô, hành khô…
Lực lượng CA phát hiện 9 bao chà bông không có tem nhãn mác, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Bà C. khai, số hàng trên được mua từ TPHCM với giá 50 ngàn đồng/kg để đưa về Huế tiêu thụ. Hiện, lực lượng CA đang tạm giữ toàn bộ số hàng có khối lượng hơn 7 tấn để kiểm định chất lượng và có hướng xử lý tiếp theo. Được biết, cơ sở của bà C. là đầu mối cung cấp các loại thực phẩm trên cho khắp địa bàn TP Huế.
Thực phẩm sấy khô không rõ nguồn gốc tại nhà bà C.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Hà Nội: Triệu tập các đối tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng đã khai nhận hành vi đeo bám, trèo kéo khách du lịch.
Tin tức nhận được, Công an quận Hoàn Kiếm đã triệu tập 4 đối tượng Phạm Vân Chung (32 tuổi, quê Thanh Hoá); Phạm Văn Quỳnh (29 tuổi, quê Hưng Yên); Viên Đình Nam (32 tuổi, quê Thanh Hoá) và Trần Văn Chiến (22 tuổi, quê Hưng Yên) để điều tra về hành vi chèo kéo, chặt chém khách du lịch người nước ngoài thông qua việc đánh giày, khâu dép.
Trong số 4 đối tượng này, Phạm Vân Chung và Phạm Văn Quỳnh đã bị đơn vị xử phạt về hành vi tương tự cách đây 5 tháng.
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận đã có hành vi đeo bám, trèo kéo khách du lịch nước ngoài đẻ đánh giày, sửa chữa giày dép.
Hà Nội: Triệu tập các đối tượng chèo kéo, chặt chém khách du lịch - Ảnh 1

Các đối tượng tại cơ quan điều tra.

Trao đổi với phóng viên, Thiếu tá Tống Đăng Công, Đội trưởng Đội Hình sự, CA quận Hoàn Kiếm cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin truyền thông đăng tải clip "Xuất hiện nhóm đánh giày trấn lột trắng trợn mới", phản ánh một số đối tượng đánh giày ở khu vực hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội có hành vi chèo kéo, chặt chém du khách nước ngoài để đánh giày, khâu dép lấy tiền giá cao đã khẩn trương xác minh và triệu tập các đối tượng trên.
Thiếu tá Công cũng cho biết, cơ quan CA đang tiến hành xác minh tính chất, mức độ vi phạm của các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Được biết, thời gian qua, CA quận  đã kịp thời phát hiện xử lý nhiều trường hợp đeo bám, chặt chém khách du lịch. Tuy nhiên, một số đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật và việ xác định bị hại là người nước ngoài khó khăn nên vẫn tái phạm.
“Với mức xử phạt hành chính 2 triệu đồng với các đối tượng, theo Thiếu tá Công  là chưa đủ mạnh để ngăn chặn có hiệu quả hành vi trên.”, Thiếu tá Công cho hay


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Sự thật kinh hoàng về rượu giả

Những tháng cận Tết, không chỉ có rượu lậu mà cả rượu giả cũng đang trở thành vấn đề nổi cộm. Với rượu thật uống nhiều đã có hại thì hậu quả này còn nhanh và nghiêm trọng hơn khi uống nhầm phải rượu giả do cồn là chất độc hại, không được dùng trong ăn uống…

“Cồn” + “nước lã” thành Vodka giả

Theo thống kê của Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam (VBA), mỗi năm, cả nước tiêu thụ khoảng 200 triệu lít rượu nhưng chỉ có khoảng 20% là rượu có thương hiệu, 80% là rượu không nhãn mác, rượu làng nghề.

Các nhà chức trách thừa nhận, sản xuất, kinh doanh rượu giả, rượu nhái và rượu kém chất lượng đã xuất hiện từ lâu ở Việt Nam. Do thu được lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp trong nước đã cố tình sản xuất rượu giả, rượu nhái nhãn các nhãn hiệu rượu cả nội lẫn ngoại nổi tiếng, có uy tín để lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Phương thức sản xuất rượu giả phổ biến ở Việt Nam là dùng vỏ chai rượu các nhãn hiệu nổi tiếng đã qua sử dụng mà nhãn mác còn mới cùng với nắp, nút giả để đóng chai rượu giả.

Câu chuyện về "biến" cồn và nước lã thành rượu nhái thương hiệu lớn của đối tượng Lê Minh Hòa (Lâm Đồng) đã được tòa án đưa ra xét xử hồi tháng 9/2015 vừa qua cho thấy mức độ nguy hiểm của mặt hàng này khi bị làm giả.
Theo cáo trạng, Lê Minh Hòa bị Cơ quan chức năng bắt quả tang đang vận chuyển 48 chai rượu giả nhãn hiệu Vodka Hà Nội từ phòng trọ do Hòa thuê (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) đưa lên xe gắn máy đem đi tiêu thụ. Hòa thường mua cồn ngoài chợ về pha chế theo công thức rất đơn giản, cứ 10 lít cồn thực phẩm pha với 20 lít nước lọc, tất cả cho vào bình 30 lít. Ngoài ra, Hòa còn bỏ thêm nước đường vào bình dung dịch trên, để khoảng vài giờ cho lên men.

Sau đó, Hòa chiết dung dịch pha chế trên vào vỏ chai Vodka Hà Nội loại có dung tích 300ml và 750ml. Hòa đóng nắp bằng tay, sử dụng dụng cụ siết nắp chai rồi dán tem thuế rượu “thượng hạng” lên nắp chai đem tiêu thụ…

Bị cáo Lê Minh Hòa đã bị tòa tuyên phạt mức án 2 năm tù về tội danh trên, nhưng hậu quả cho người tiêu dùng là vô cùng lớn. Những trường hợp bị uống nhầm phải rượu Vodka rởm, người uống thường có biểu hiện rất đau đầu, chóng mặt và buồn nôn đồng thời rất tức ngực.

Làm gì để tránh mua phải rượu giả?

Ông Nguyễn Đức Thịnh, Phó chủ tịch Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiêu Việt Nam cho biết: Hiện nay, tình hình hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ đã được Chính phủ đánh giá là đang diễn ra nghiêm trọng, từ hàng cao cấp đến hàng bình dân, đặc biệt là đối với những mặt hàng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Đây là một thách thức lớn đối với Chính phủ, lực lượng thực thi, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong điều kiện nước ta đang hội nhập sâu rộng nền kinh tế khu vực và toàn cầu.

“Không có mặt hàng gì là không thể làm giả. Thậm chí doanh nghiệp đã dán 3 loại tem Laze Hologram 3 chiều; Hologram nhiệt, tem decal phát sáng … đều bị làm giả. Sản phẩm nào tiêu thụ tốt thường dễ bị làm giả.” – ông Thịnh khẳng định.

Nhà nước đã có chỉ đạo quyết liệt chống hàng giả, doanh nghiệp cũng cần phải có trách nhiệm. Chẳng hạn như cần phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để có cơ sở pháp lý bảo vệ thương hiệu; thiết lập và quản lý hệ thống phân phối chặt chẽ hợp tác chặt chẽ với lực lượng thực thi và người tiêu dùng…. Và với mặt hàng rượu liên quan trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng thì nhà sản xuất càng không thể chủ quan. Chủ động chống rượu giả vừa để bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp cũng như vừa để bảo vệ người tiêu dùng.

Với vai trò doanh nghiệp, ông Mai Văn Lợi – Tổng Giám đốc công ty Halico chia sẻ: “Công tác chống rượu giả không chỉ là vấn đề về uy tín và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm đối với sức khỏe người tiêu dùng. Để chống lại tình trạng thật giả lẫn lộn như từng xảy ra đối với thương hiệu Vodka Hà Nội vừa qua, trong lần cải tiến đột phá với sự hợp tác của tập đoàn nước ngoài nổi tiếng và vốn đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất rượu lên tới 50 triệu USD, Halico không chỉ nâng cao chất lượng, trong đó chú trọng tới tiêu chí an toàn mà còn thay đổi mẫu mã, áp dụng công nghệ dập nổi vỏ chai, nắp chai chuyên biệt, khó có thể bắt chước làm giả được bằng những dụng cụ thông thường”.

Liên quan đến vấn đề này, ông Phan Chí Dũng – Vụ trưởng Vụ công nghiệp nhẹ - Bộ Công Thương cũng thông tin thêm: Quy hoạch ngành rượu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện. Nhà nước chủ trương không cấm nhưng có kiểm soát. Trong đó, nấu rượu công nghiệp được khuyến khích để thay thế nấu rượu thủ công, các cơ sở chế biến phải đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn.

Bên cạnh đó, nhiều chính sách cũng được ban hành nhằm hạn chế những tác hại của rượu, người uống rượu theo cách có văn hóa hơn và đảm bảo sức khỏe. Bởi đã là rượu thì dù rượu thật hay giả đều mang đến những tác hại xấu cho người dùng khi uống quá nhiều, không kiểm soát được hành vi. Với rượu thật uống nhiều đã có hại thì hậu quả này còn nhanh và nghiêm trọng hơn khi uống nhầm phải rượu giả do cồn là chất độc hại, không được dùng trong ăn uống. Bởi vậy, nếu phát hiện các biểu hiện lạ của cơ thể cần dừng uống, nhanh chóng đi cấp cứu khi tình trạng tiến triển xấu.

Người tiêu dùng cũng được khuyên rằng, bên cạnh việc chủ động tham khảo tìm hiểu về sản phẩm cần quan tâm, thì việc chọn những cửa hàng phân phối chính hãng hay siêu thị uy tín cũng là một cách để họ tránh mua phải rượu giả.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Nông dân “dính đòn” phân bón giả: “Giám sát chặt sản xuất, buôn bán phân bón”

“Trong thời gian tới, tổ chức Hội Nông dân (ND) các cấp tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan giám sát chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán vật tư phân bón trên địa bàn…” - ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN nêu ý kiến trước thực trạng phân bón giả nở rộ trở lại gần đây.

   
Trong gần 1 năm triển khai giám sát vật tư nông nghiệp, riêng về lĩnh vực giám sát vật tư phân bón, Hội NDVN đã triển khai giám sát như thế nào, thưa ông?
nong dan “dinh don” phan bon gia: “giam sat chat san xuat, buon ban phan bon” hinh anh 1
Ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch BCH Trung ương Hội NDVN (trái) và các thành viên đoàn giám sát kiểm tra việc kinh doanh vật tư nông nghiệp tại Hợp tác xã nông nghiệp xã Minh Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An). Ảnh: Đ.T
- Năm 2015, các cấp Hội NDVN phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, ngành nông nghiệp, công thương giám sát việc thực hiện pháp luật về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trọng tâm là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi công nghiệp.
Riêng về lĩnh vực vật tư phân bón, Trung ương Hội NDVN phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Công Thương biên soạn và phát hành tài liệu về: Trích dẫn một số vấn đề cơ bản trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón; một số dấu hiệu nhận biết phân bón giả, kém chất lượng; phương pháp thực hiện giám sát… thành lập các đoàn giám sát liên ngành giám sát thí điểm tại một số địa bàn huyện, xã và lấy mẫu kiểm nghiệm.
Thông qua các hoạt động như tập huấn kỹ năng giám sát cho cán bộ hội các cấp; phối hợp với các báo, đài ở Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền. Bước đầu, tạo sự chuyển biến về nhận thức của cán bộ, hội viên, ND và sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội về hoạt động giám sát của Hội NDVN.
Thưa ông, trong quá trình tham gia giám sát vật tư phân bón tại các địa phương, tổ chức Hội đã gặp những khó khăn, bất cập nào?
- Giám sát xã hội nói chung là hoạt động khó khăn, phức tạp, bởi vì để giám sát có hiệu quả đòi hỏi chủ thể giám sát phải có hiểu biết nhất định về pháp luật và nội dung, đối tượng giám sát. Riêng đối với lĩnh vực vật tư phân bón, việc giám sát còn khó khăn, phức tạp hơn rất nhiều so với giám sát các lĩnh vực khác như giám sát các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với nông dân, giám sát xây dựng hạ tầng nông thôn; quản lý, sử dụng đất đai; thu, chi các khoản đóng góp của ND…
Bởi để xác định được phân bón thật, phân bón giả, kém chất lượng phải qua các công đoạn lấy mẫu và kiểm nghiệm chất lượng. Trong khi đó, Hội ND không có chức năng quản lý nhà nước, các phương tiện kỹ thuật để kiểm nghiệm và cán bộ chuyên môn. Do vậy, việc giám sát vật tư phân bón phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về vật tư phân bón mới có hiệu quả.
Mặc dù rất khó khăn, phức tạp, nhưng vì quyền lợi của ND Hội ND ở các cấp phải tích cực phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Trước tình trạng phân bón giả đang nở rộ trở lại, đặc biệt ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Hội NDVN (1 trong 4 cơ quan tham gia giám sát vật tư nông nghiệp) sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này để giảm thiệt hại cho ND?
- Nạn phân bón giả, kém chất lượng thường diễn ra ở những nơi sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ; ở những địa bàn trình độ dân trí còn thấp, nhất là vùng sâu, vùng xa, kinh tế, đời sống của ND còn nhiều khó khăn. Đối với những vùng sản xuất tập trung, trang trại, vùng ven đô thị… nông dân sản xuất theo hướng hàng hóa thì ít xảy ra tình trạng phân bón giả.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý ham rẻ của ND, sự quản lý lỏng lẻo thậm chí vì lợi ích cục bộ, một số tổ chức, cá nhân của các lực lượng chức năng bảo kê, tiếp tay, bao che cho các đối tượng vi phạm pháp luật, nhiều ND không nhận biết được hàng thật chỉ tin lời quảng cáo của các cơ sở buôn bán phân bón giả, kém chất lượng.
Do vậy, để ngăn chặn và giải quyết có hiệu quả tình trạng phân bón cũng như các loại vật tư nông nghiệp khác đang bị làm giả, kém chất lượng cung ứng cho ND hiện nay, cần phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp.
Đồng thời phải nâng cao được trình độ nhận thức, hiểu biết của người ND để họ tự bảo vệ quyền lợi của mình, nhận biết thông thường bằng cảm quan những dấu hiệu phân bón giả, kém chất lượng và giám sát phát hiện các cơ sở sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp vi phạm quy định của pháp luật để cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Tuy nhiên, việc nâng cao nhận thức, trình độ của người ND là quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và của toàn xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của Hội ND các cấp.
"  Hội NDVN sẽ xây dựng một số mô hình chỉ đạo điểm về giám sát việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực vật tư nông nghiệp để tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân rộng”.
Ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN

Cụ thể, trong thời gian tới, Hội NDVN, đặc biệt là Hội ND các cấp cơ sở cần phải làm gì để giảm thiểu nạn phân bón giả đang hoành hành, thưa ông?
- Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của các cấp Hội là nắm chắc diễn biến tình hình vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng trên địa bàn để kịp thời tham mưu cho cấp ủy địa phương lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác quản lý.
Tổ chức Hội ND các cấp tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan giám sát chặt chẽ việc sản xuất, buôn bán vật tư phân bón trên địa bàn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho bà con ND những thông tin để nhận biết các loại phân bón giả, ngoài danh mục lưu hành, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và giám sát đối với các cơ sở sản xuất, buôn bán phân bón; tập huấn cho cán bộ hội ở cơ sở về phương pháp giám sát để vận động, hướng dẫn hội viên, ND tham gia giám sát, phát hiện những đối tượng sản xuất, buôn bán phân bón giả, kém chất lượng và đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét xử lý.
Với những giải pháp nêu trên, từng bước nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của của cán bộ, hội viên, ND góp phần cùng các cấp, các ngành ngăn chặn, hạn chế tiến tới xóa bỏ tình trạng phân bón giả trên thị trường hiện nay.  
Xin cảm ơn ông!


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ăn cháo bị tính một triệu, dọa kêu chức năng, xuống 200 ngàn

Chị Lê Thị Lan Hương (Q.Bình Thạnh) ăn đêm tại một quán ở chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho ba tô cháo và một đĩa lòng gà.


Chặt chém
Chặt chém
​“Chặt chém” mùa du lịch là vấn nạn mãi không dứt, nhiều người dân cho biết họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền vô lý dù lòng đầy bức xúc...
“Đi du lịch mùa lễ hội, ai cũng xác định phải bỏ thêm khoản không nhỏ để trả cho phần bị đội giá. Nhưng khi đã bị “chặt chém”, tôi không bao giờ quay lại nơi đó nữa” - anh Phùng Quang Hảo (Q.1, TPHCM), một nạn nhân bị “chặt chém” mùa du lịch, nói.
Cuộc khảo sát với 70 người dân và du khách ở TPHCM đã từng bị “chặt chém” khi đi du lịch vào mùa lễ hội do Tuổi Trẻ thực hiện đã cho thấy hơn 90% nói rằng họ đành “ngậm đắng nuốt cay” móc tiền ra trả cho những khoản tiền quá vô lý dù lòng đầy bức xúc.
1 triệu đồng cho 3 tô cháo và 1 đĩa lòng gà
Hè vừa rồi, chị Lê Thị Lan Hương (Q.Bình Thạnh) ăn đêm tại một quán ở chợ Đà Lạt bị tính giá 1 triệu đồng cho ba tô cháo và một đĩa lòng gà. Chị dọa kêu cơ quan chức năng can thiệp thì chủ quán mới nói đúng giá là... 200.000 đồng!
Đà Lạt cũng bị một du khách khác than phiền: thông thường giá phòng ở đây chỉ tầm 300.000 đồng, nhưng cái giá để “thưởng hoa đúng dịp” lại bị “hét” đến 1,5 triệu đồng/phòng.
Chị Đào Tường Vy (Q.Bình Thạnh) thì “dính đòn” khi đi du lịch cuối năm ở Phú Quốc. “Trước đó, tôi đã đặt phòng trực tuyến nhưng đến nơi thì hết phòng do khách quá đông. Lúc đó chỉ còn một phòng không quạt, không máy nước nóng mà giá thì đắt gấp đôi so với phòng đã đặt từ trước”.
Theo kết quả khảo sát, dịch vụ mà du khách bị “chặt chém” nhiều nhất trong mùa lễ hội là chi phí ăn uống ở nhà hàng, quán ăn (90% ý kiến), kế đó là tiền phòng khách sạn (67,1%), mua hàng hóa hoặc đồ lưu niệm (54,3%)...
Mức độ “chặt chém”, theo 94,3% người trả lời khảo sát, là thường bị tính giá “gấp đôi đến gấp ba” so với mức giá vào những ngày bình thường.
Chiêu thức “chặt chém” thì từ ngấm ngầm đến công khai hét giá. Ngay cả khi có niêm yết bảng giá, nhiều nơi vẫn tính giá cao hơn hoặc đưa ra nhiều mức phụ thu cũng với lý do “đang ngày cao điểm lễ hội”.
Bên cạnh đó, chiêu thức thường được nhiều nơi áp dụng là đồng loạt treo bảng hết phòng, hết hàng, hết chỗ để ép giá du khách. Có những trường hợp du khách gần như bị “trấn lột”.
Chị Lê Ngọc Anh (sinh viên) kể giữa tháng 7 vừa rồi có lần chị thấy một người bán dừa cho khách chụp ảnh với đôi quang gánh, sau đó đòi khách phải trả 220.000 đồng. Khi khách chỉ đưa 200.000 đồng, người bán hàng giật ví trên tay khách rút thêm 20.000 đồng nữa mới chịu đi.
Chuẩn bị kỹ khi đi du lịch
Mặc dù ai cũng cảm thấy ấm ức khi bị “chặt chém” nhưng hầu hết người trả lời khảo sát (91,4%) cho biết họ đành chấp nhận trả tiền chứ không biết làm sao.
Chị Nguyễn Lê Trúc Vi (Q.Thủ Đức) kể rằng hè vừa rồi chị chụp ảnh cho nhóm bạn ở Đà Lạt. Sau khi chụp xong, một thanh niên lạ mặt tới đòi thu 80.000 đồng với lý do là bức ảnh dính một chú ngựa của họ.
“Do nhóm toàn con gái và ở nơi lạ nên chúng tôi đành trả tiền vì không muốn mất thời gian hoặc gặp rắc rối” - chị Vi cho biết.
Có nhiều người đã mang sự ấm ức bị “chặt chém” của mình đăng tải lên mạng xã hội hoặc cung cấp thông tin cho báo chí như một cách cảnh báo cho những người khác tránh bị như mình. 28,6% người trả lời khảo sát lựa chọn cách làm này.
Chọn cách làm này nhưng anh John Thuận (sinh sống ở Úc) lại kể: “Hồi tháng 9, biết tôi là Việt kiều, chủ một khách sạn ở Nha Trang tính tiền phòng của tôi đắt gấp 3 lần so với gia đình ở phòng bên cạnh. Sau này tôi có viết một bài phản ánh trên Facebook cá nhân thì bị người của khách sạn này nhắn tin đe dọa”.
Cũng có những người quyết định tranh luận tới cùng về mức giá với nơi cung cấp dịch vụ “chặt chém” nhưng con số này không nhiều, chỉ 10% số người trả lời khảo sát. Đặc biệt, không có ai trong số những người trả lời khảo sát chọn cách liên lạc nhờ cơ quan chức năng giúp đỡ.
Giải thích lý do không nhờ cơ quan chức năng can thiệp, anh Hà Quang Mạnh (Q.10) nói: “Chúng tôi chỉ mong chuyến đi suôn sẻ, vui vẻ trong quỹ thời gian hạn hẹp.
Đặc biệt khi đi đền, chùa cúng bái đầu năm, cuối năm, hầu như ai cũng có tâm lý ngại mặc cả hoặc không muốn cãi vã. Nếu nhờ tới cơ quan chức năng lại mất thời gian, thủ tục phức tạp”.
Có lẽ vì không thể phản ứng được với những dịch vụ “chặt chém” nên khi bàn vào giải pháp cho vấn nạn này, 87,1% người trả lời khảo sát chọn cách “tự bảo vệ mình” khi đi du lịch mùa lễ hội bằng việc chuẩn bị kỹ trước khi đi: đặt trước các dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, ăn uống...), mang theo đồ ăn nhẹ...
Nhiều người còn nhờ người quen ở địa phương mình đi du lịch làm hướng dẫn để tránh bị “chặt chém”. Tuy nhiên, nếu nhiều khách du lịch đều mang thức ăn, sợ hãi khi phải mua sắm, sử dụng dịch vụ tại điểm du lịch... thì ngành du lịch có lẽ sẽ thất thu nhiều nguồn lợi.
Cho nên, giải pháp mà nhiều du khách mong đợi vẫn là việc cơ quan chức năng tăng cường việc kiểm soát để ngăn chặn tình trạng “chặt chém” du khách, xử lý nghiêm (phạt nặng, thu hồi giấy phép hoạt động) với những nơi nhiều lần vi phạm.
* Anh Nguyễn Trần Anh Tuấn (Q.3): Trong mùa du lịch, kinh nghiệm là không nên ngại hỏi trước để chắc chắn giá các dịch vụ. Ở quán ăn, đặc biệt là hải sản, thì nên hỏi kỹ giá tính theo đơn vị nào, theo khối lượng, theo phần hay theo đĩa...
* Bà Nguyễn Thị Hơn (Q.Tân Bình): Sau những chuyến du lịch, nếu bị “chặt chém” thì nên chia sẻ kinh nghiệm để cảnh báo với người thân và bạn bè. Đó cũng là lý do vì sao trước khi đi du lịch tôi thường đọc qua những chia sẻ trên mạng để lưu ý và chọn được địa điểm phù hợp.
* Anh Nguyễn Thanh Tú (Q.Thủ Đức): Nhiều nơi phân ra hai mức giá cho khách nước ngoài và khách nội địa. Tất nhiên, mức giá cho khách nước ngoài rất cao, tới mức người trong nước nhìn vào còn cảm thấy bức xúc. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh du lịch Việt Nam.
* Chị Huỳnh Mai Phương (Q.Tân Bình):
Nên tìm hiểu kỹ về những dịch vụ du lịch uy tín và đặt chỗ trước vài tuần. Nếu có người quen ở địa phương thì nhờ họ hướng dẫn càng tốt.




NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Ẩn họa từ những "vật thể lạ" bay qua cửa sổ chung cư

Các vật dụng gia đình như như chai, lọ, thớt, ghế… nếu bị ném xuống từ tầng cao nhà chung cư xuống đất sẽ có vận tốc rất lớn, nguy hiểm đến tính mạng con người.

Ngày 27/12, facebooker Hương Nguyễn đăng tải thông tin lên mạng xã hội: Chị và chồng đi mua đồ tại siêu thị tầng 1 tòa nhà Sông Hồng (165 Thái Hà, quận Đống Đa, TP.Hà Nội). 
Khi chồng chị Hương vừa mở cửa xe ra, bất ngờ một chai thủy tinh đựng mật ong từ “trên trời rơi xuống” sượt qua người, làm làm thủng nóc ô tô. 
Tiếp đó, một lô vật dụng khác như quần áo, sách vở, mỹ phẩm… đều đi qua đường cửa sổ, ban công xuống đất, khiến người dân xung quanh phải tránh xa.
Ẩn họa từ những "vật thể lạ" bay qua cửa sổ chung cư - 1Chai mật ong rơi xuống làm thủng nóc ô tô. Ảnh: Hương Nguyễn
Một bảo vệ tên Thọ làm việc tại đây cho hay, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng cư dân tòa nhà Sông Hồng quăng ném đồ vật từ trên tầng xuống.
Ông Thọ kể, có lần ông đang đứng hướng dẫn xe ô tô vào hầm thì bị giội cả một xô nước, ướt hết người. Có lần một chiếc thớt gỗ rơi xuống đường, nhưng may mắn không trúng ai. Ngoài ra, những vật dụng khác như túi rác, giấy báo, sách vở, hộp mỳ tôm nóng ăn dở, quả bí thối, cuống rau vừa nhặt… “rơi” nhiều, đếm không xuể.
Tại Hà Nội, theo tìm hiểu của phóng viên, tình trạng ném rác, vật dụng nguy hiểm… từ các từ tầng cao xuống đất khá phổ biến ở một số chung cư.
Ẩn họa từ những "vật thể lạ" bay qua cửa sổ chung cư - 2Rác thải được ném xuống ở sân chung cư CT7G, Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội). Ảnh: NVCC
Chị Nguyễn Ngọc Tú (tầng 4, tòa nhà N03-khu tái định cư Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, bên dưới tầng 1 chung cư chị sống có sảnh che bằng mái tôn. Qua thời gian, mái tôn này dần bị phủ kín bởi các loại rác thả người trên tầng ném xuống.
“Có tối, cả khu chung cư đang tĩnh lặng thì bất ngờ một tiếng “rầm” rất lớn vang lên. Mọi người tưởng có cháy nổ gì nên tháo chạy ra ngoài. Sau đó, nguyên nhân được xác định là do gia đình nào đó ném chiếc ghế gỗ từ trên tầng xuống mái tôn tầng 1”, chị Tú nhớ lại.
Chuyển về sống tại tòa nhà CT7G, Khu đô thị Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) hơn 1 năm, chị Nguyễn Thị Minh cho biết, tình trạng vứt rác, đồ dùng từ các tầng trên xuống sân rất phổ biến ở chung cư này.
Chị Minh kể, nhiều sáng dậy đi chợ, chị thấy la liệt các túi rác ở dưới sân chung cư. Có hôm 2 vợ chồng chị đang ngồi ở ghế gỗ dưới sân chung cư hóng gió. Bất ngờ từ đâu một quả trứng ném xuống đúng chỗ 2 người ngồi. Hai vợ chồng chị chưa kịp định hình chuyện gì xảy ra, một quả trứng khác lại từ đâu bay tới.
Ẩn họa từ những "vật thể lạ" bay qua cửa sổ chung cư - 3Vỏ trứng bị ném từ trên tầng cao tòa CT7D Khu đô thị Dương Nội. Ảnh: NVCC
Sống tại tòa nhà CT7D gần đấy, chị Kim Cúc cũng cho hay, có lần chị đang đi bộ dưới sân chung cư thì bất ngờ bị cả một xô nước giội trúng người. Khi ngẩng lên thì chẳng biết xô nước đó bắt nguồn từ tầng nào. Dù rất bực mình nhưng chị đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Ngoài tình trạng ném rác, vật dụng nguy hiểm xuống đất, việc lấn chiếm lối đi chung cũng diễn ra nhiều ở các chung cư tại Hà Nội.
Khảo sát một số chung cư ở Hà Nội như B10A, B10B, B10C khu đô thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy, Hà Nội); CT1X2 khu độ thị Bắc Linh Đàm…, phóng viên ghi nhận nhiều hành lang chung cư bị người dân chiếm dụng để làm kho chứa đồ, mở quán tạp hóa, tiệm cắt tóc, xả rác, nuôi chó mèo…
Ẩn họa từ những "vật thể lạ" bay qua cửa sổ chung cư - 4Căn hộ 508 tòa nhà CT1X2 Khu ĐTM Bắc Linh Đàm chưa có người ở được người dân gần đó tận dụng làm nơi chứa đồ và nuôi mèo
Trao đổi với phóng viên, Tiến sĩ Tâm lý học Bùi Hồng Quân chia sẻ, người dân khi sống ở dưới thấp có thói quen vứt rác hoặc ném đồ ra mặt đất. Khi chuyển đến sống tại các nhà cao tầng vẫn giữ thói quen cũ. Một số trường hợp bị kích thích tâm lý như mâu thuẫn gia đình, cãi cọ, xô xát… cũng dẫn đến quăng ném đồ.
“Những vật dụng nhỏ nhẹ, ít tính sát thương như rác, sách vở… thì không sao. Tuy nhiên, những vật dụng mang nhiều tính sát thương như bàn ghế, chai lọ… được ném từ trên cao xuống sẽ có vận tốc lớn, trúng người rất dễ xảy ra án mạng.
Các Ban quản lý chung cư cần tuyên truyền, nâng cao ý thức cư dân ở tòa nhà. Đặt ra những quy định chung để giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự. Lắp camera theo dõi để xử phạt những trường hợp vi phạm”, ông Quân cho hay.

NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ

Gọi cho chúng tôi 0902233317


Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Bắt gần 1 tấn nội tạng hôi thối sắp tuồn vào nhà hàng

Theo lời khai của tài xế xe vi phạm, thì số nội tạng trên được thu mua trôi nổi trên địa bàn huyện Thường Tín, điểm đến là một số nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trong quá trình tuần tra kiểm soát về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm, Phòng Cảnh sát kinh tế CATP Hà Nội phối hợp cùng Thanh tra Sở NN&PTNT Hà Nội phát hiện chiếc xe tải BKS 29C-223.55 đang dừng đỗ sang hàng, có nhiều biểu hiện nghi vấn nên tiến hành kiểm tra hành chính.

Cơ quan chức năng kiểm đếm số nội tạng hôi thối bị bắt giữ
Cơ quan chức năng kiểm đếm số nội tạng hôi thối bị bắt giữ
Quá trình kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện trong thùng xe chứa nhiều bao tải chứa nội tạng động vật bốc mùi hôi thối.
Tài xế chiếc xe vi phạm được làm rõ là Chu Văn Đà (SN 1975, trú tại xã Minh Tân, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Số nội tạng bốc mùi hôi thối suýt tuồn vào các nhà hàng.
Số nội tạng bốc mùi hôi thối suýt tuồn vào các nhà hàng.
Tại CQĐT, sau khi kiểm đếm các mặt hàng bao gồm: Lòng bò, tiết và nhiều bao tải da, thịt vụn thải loại, tổng trọng lượng lên đến hơn 800kg.
Theo khai nhận của lái xe, số hàng trên do anh ta thu mua trôi nổi trên địa bàn huyện Thường Tín, sau đó vận chuyển đi tiêu thụ tại một số nhà hàng, quán ăn và các tỉnh lân cận.
Cho đến thời điểm bị phát hiện, Đà đã thực hiện trót lọt việc vận chuyển nội tạng được gần 1 năm.  Cơ quan công an đã bàn giao tang vật cho đơn vị chức năng để tiêu hủy theo quy định.


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

50% thực phẩm chức năng rởm lừa người tiêu dùng

10
Lực lượng chức năng kiểm đếm số hàng giả vừa thu giữ - Ảnh: Thành Long
Với hơn 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) đang được lưu thông trên thị trường, câu hỏi có bao nhiêu sản phẩm đạt chất lượng, bị làm giả, quảng cáo công dụng thổi phồng đánh lừa người tiêu dùng… được đặt ra nhưng chưa được trả lời.
Còn nhan nhản TPCN giả
Tại hội thảo Bảo vệ người tiêu dùng tổ chức sáng 29/12, tại Hà Nội, ông Trần Hùng, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo 389 cho biết, chỉ tính riêng trong cao điểm xử lý hàng giả, từ 15/7 đến 15/10/2015, cơ quan chức năng đã thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý 3.823 vụ việc vi phạm liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN; thu nộp NSNN 22,319 tỷ đồng; trị giá hàng hóa, tang vật tiêu hủy 19,803 tỷ đồng; trị giá hàng hóa chưa tiêu hủy và tang vật bị tịch thu là 14,895 tỷ đồng; khởi tố 4 vụ án hình sự với 5 đối tượng.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm liên quan tới việc sản xuất, kinh doanh TPCN giả, kém chất lượng; điển hình như vụ thu giữ 20 tấn TPCN giả, có nhiều thành phần không đúng như doanh nghiệp công bố tại TP Hà Nội và thu giữ 12 tấn TPCN giả, không rõ nguồn gốc tại TP HCM. “Phần lớn các mặt hàng TPCN giả, kém chất lượng đều nhập từ Trung Quốc qua đường tiểu ngạch. Về đến Việt Nam, được các cơ sở thay bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và mang đi tiêu thụ. Những sản phẩm làm giả này được bán ra thị trường với giá cao hơn hàng thật”, ông Hùng nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Tiến Vũ, Phó phòng Nghiệp vụ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Trong năm 2015, đã xử lý vi phạm chất lượng ATTP khoảng 11 nghìn vụ. Trong quá trình kiểm tra kiểm soát, quản lý thị trường, chúng tôi nhận thấy các mặt hàng vi phạm chất lượng chủ yếu tập trung vào các nhãn hàng TPCN dành cho xương khớp, giảm cân, tăng cường sinh lực.
PGS.TS. Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: “Theo một số đánh giá, khoảng 50% sản phẩm TPCN được kiểm tra trên thị trường có vi phạm về chất lượng với những hình thức tinh vi…”.
Bên cạnh những vi phạm về xuất xứ, thành phần chất lượng sản phẩm thì theo ông Trần Hùng, người tiêu dùng còn rơi vào mê trận của “quảng cáo thổi phồng công dụng” của cả những TPCN được cấp phép. Chính những quảng cáo thổi phồng gây nên sự hiểu lầm cho người tiêu dùng. Ông Hùng dẫn chứng, cứ mỗi lần một sản phẩm TPCN nào có công dụng cho xương cốt được quảng cáo trên tivi là mẹ tôi lại đòi mua bằng được. Vì bà cho rằng quảng cáo trên tivi là đúng sự thật.
Còn ông Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN nhận định, TPCN chỉ là đồ ăn thức uống cung cấp các đại chất dinh dưỡng, vi chất dinh dưỡng, phi chất dinh dưỡng nhưng lại quảng cáo, công bố như một “thần dược” như: Nutricep mạnh gấp 3 lần đông trùng hạ thảo tự nhiên; làm ngừng sản xuất cholesterol xấu ở trong gan…, như vậy là lừa dối người tiêu dùng.
Khó quản lý do chưa ban hành tiêu chuẩn
Theo nhận định của PGS. TS. Lê Văn Truyền, khái niệm về TPCN còn rất mơ hồ do thiếu sự thống nhất và rõ ràng trong định nghĩa TPCN. Chính bởi sự thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau, thiếu hòa hợp giữa các quốc gia là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn. Ở Việt Nam, với khoảng 50% sản phẩm TPCN có vi phạm về chất lượng với những hình thức tinh vi… “Làm sao định hướng quản lý để bảo vệ sức khỏe NTD. Bên cạnh đó, các chính sách đưa ra phải bảo đảm được phát triển kinh tế - xã hội, tạo một hành lang pháp lý lành mạnh, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam qua từng thời kỳ. Thầy thuốc phải hiểu TPCN, có thể không kê đơn nhưng phải hướng dẫn cho người tiêu dùng sử dụng TPCN. Cơ quan quản lý phải thống nhất được biện pháp quản lý, đừng làm rối thêm “ma trận” TPCN”, ông Truyền nhấn mạnh
Ông Trần Đáng cũng cho biết, để kiểm soát được thị trường TPCN, cần thiết phải ban hành bộ tiêu chuẩn TPCN, xây dựng hệ thống kiểm nghiệm TPCN…
Còn theo ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục ATTP, TPCN xuất hiện ở Việt Nam 15 năm nay, mặc dù theo quy định, quản lý thực phẩm phải theo quy chuẩn. Tuy nhiên, ngay cả hệ thống quy chuẩn của Việt Nam hiện nay chưa bao hàm được tất cả các mặt hàng. “Hiện nay, chúng tôi tiếp tục chỉ đạo ban hành thêm quy chuẩn cho một số mặt hàng hiện chưa có tiêu chuẩn về TPCN. Để công bố sản phẩm vẫn phải dựa trên các chỉ tiêu hóa chất, vi sinh không được vượt quá so với quy định về vệ sinh ATTP. Tới đây sẽ tập trung ban hành đến người dân trên cơ sở chuyển dịch quy chuẩn của quốc tế”.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Thịt heo nái đồng bằng lội ngược đường lên Đắk Lắk 'vào vai' thịt rừng

chay-cho-luong-thap75

Số thịt động vật không rõ nguồn gốc đang bị tạm giữ tại Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk

Sáng 28.12, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk cùng các đơn vị liên quan tiến hành các thủ tục xử lý 1.177 kg thịt động vật không rõ nguồn gốc, một số đã bốc mùi hôi thối, vừa bị bắt giữ trên một xe khách.
Theo ông Trần Văn Hải, Đội phó Đội Quản lý thị trường cơ động thuộc Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, khoảng 2 giờ ngày 28.12, trên QL14 đoạn qua xã Ea Nam, H.Ea H’leo (Đắk Lắk), đội kiểm tra liên ngành phát hiện trên xe khách BS 47B - 01359 14 thùng xốp chở thịt động vật không có giấy tờ hợp lệ.
Tài xế xe khách tên Hồ Văn Thành (trú H.Krông Bông, Đắk Lắk) cho biết xe chở khách từ Đà Nẵng vào Đắk Lắk, đến đoạn H.Phù Mỹ (Bình Định) thì có người thuê chở 14 thùng hàng trên vào thị trấn Phước An, H.Krông Pắk (Đắk Lắk). “Họ nói đó là những thùng cá nên tôi cho phụ xe chất lên chứ không kiểm tra. Tôi không biết người gửi lô hàng này, họ nói đến thị trấn Phước An sẽ có người nhận”, tài xế Thành nói.
Theo nhận định ban đầu, đây có thể là thịt heo nái đã hết tuổi sinh sản, được giết mổ, lóc riêng phần thịt để đưa lên Đắk Lắk tiêu thụ, nhưng không rõ giết mổ thời gian nào, có phải heo dịch bệnh hay không. 
Một cán bộ quản lý thị trường cho biết số thịt này nếu đưa vào nhà hàng, quán nhậu sẽ dễ dàng được “phù phép” thành món thịt heo rừng nuôi, hoặc heo “đồng bào” do có nhiều nạc, ít mỡ, lớp da dày.
Ông Giao Thanh Tùng, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Đắk Lắk, cho biết đơn vị sẽ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục đánh giá nguồn gốc, phẩm chất khối lượng thịt này trước khi tiêu hủy. 


NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

Đột kích xưởng may đồ hiệu dỏm

Bất ngờ đột kích vào một cơ sở may gia công tư nhân, đoàn kiểm tra đã thu giữ tại chỗ hơn 50.000 đồ hiệu dỏm, giả các thương hiệu lớn như: Tommy, Polo, Calvin Klein, Versace…

Ngày 30-12, Đội quản lý thị trường số 12B thuộc Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát trật tự, cơ động quận 12 tiến hành kiểm tra, khám xét khẩn cấp cơ sở sản xuất gia công hàng may mặc của bà Trần Thị Ngọc Hà ở khu phố 4, phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM.
Thời điểm kiểm tra, xưởng có hơn 30 nhân công đang may và kết gắn nhãn mác lên sản phẩm áo sơ mi các loại. Tại đây, lực lượng chức năng đã tiến hành niêm phong, thu giữ hơn 50.000 sản phẩm giả các thương hiệu lớn như: Tommy, Polo, Calvin Klein, Versace… và hàng tấn vải.
Bà Trần Thị Ngọc Hà, chủ cơ sở này đã không xuất trình được hợp đồng, hóa đơn, chứng từ, chứng minh nguồn gốc các sản phẩm và vải các loại.

Lực lượng chức năng tiến hành niêm phong, thu giữ gần 50.000 sản phẩm giả nhãn mác các loại.

 
Lực lượng chức năng tiến hành niêm phong, thu giữ gần 50.000 sản phẩm giả nhãn mác các loại.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Khánh Hùng, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 12B, cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Cảnh sát trật tự, Cơ động quận 12 điều tra làm rõ và xử lý thỏa đáng.
Đột kích xưởng may đồ hiệu dỏm
Đột kích xưởng may đồ hiệu dỏm

Đồ hiệu dỏm chuẩn bị tung ra thị trường.
Đồ hiệu dỏm chuẩn bị tung ra thị trường.

Hàng ngàn sản phẩm giả đã hoàn thiện chuẩn bị xuất xưởng thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Hàng ngàn sản phẩm giả đã hoàn thiện chuẩn bị xuất xưởng thì bị lực lượng chức năng bắt giữ.



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317