Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

'Chuyên gia' Trung Quốc 'truyền nghề' làm bim bim bẩn

Để tránh bị liên lụy, ảnh hưởng đến công việc làm ăn ở Việt Nam, các “chuyên gia” người Trung Quốc đến chuyển giao công nghệ sản xuất bim bim, đang hạn chế tối đa việc ăn ở tại nhà xưởng như trước đây. Họ chỉ xuất hiện chớp nhoáng vào đầu giờ sáng, khi máy móc chuẩn bị hoạt động, cần tới “bí quyết” nhào trộn nguyên liệu mang tính độc quyền.Nhan nhản bim bim “bẩn”
“Lò” sản xuất bim bim theo “công nghệ” Trung Quốc bị phát hiện lần đầu tiên cách đây tròn 1 năm. Qua 3 vụ việc tương tự được Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường CATP Hà Nội phát hiện, có thể thấy vi phạm tại các cơ sở này cơ bản giống nhau: Các “lò” sản xuất bim bim hoạt động khi chưa có giấy phép đủ điều kiện về VSATTP; đều thuê người Trung Quốc đến thiết kế, lắp đặt máy móc, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là công thức pha chế các nguyên - phụ liệu đặc trưng, do chuyên gia nước ngoài “xách tay” sang.
Hoạt động khi chưa đáp ứng các quy định về môi trường, VSATTP, nên các cơ sở này đều “trốn chui trốn lủi” tại những khu vực vắng người qua lại như các khu - cụm công nghiệp, cánh đồng… để tránh sự nghi ngờ của lực lượng chức năng.
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
Điển hình như xưởng sản xuất bim bim nằm xen kẽ trong Điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, Hà Nội). Chủ doanh nghiệp này thuê một khuôn viên rộng hàng nghìn mét vuông, lắp đặt dây chuyền, máy móc sản xuất thực phẩm “bẩn” kín đáo cả ngày. Hàng hóa hầu hết chỉ được xuất nhập vào ban đêm, hòng tránh bị phát hiện.
Sau khi 3 “lò” sản xuất bim bim không đảm bảo chất lượng theo công nghệ Trung Quốc bị phanh phui, hoạt động của các doanh nghiệp này đang có những biến đổi, theo hướng kín đáo hơn cả trước đây - Thượng úy Đỗ Mạnh Hùng, cán bộ Đội PCTP trong lĩnh vực y tế - VSATTP (Đội 6) Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết. Với các cơ sở đã bị kiểm tra, đình chỉ hoạt động, họ tìm cách di chuyển máy móc sang một địa điểm mới chờ thời cơ… tái sản xuất. Số “lò” chưa bị cảnh sát phát hiện, họ tìm đủ cách che giấu hoạt động sản xuất, nhất là với số “chuyên gia” người Trung Quốc.
Một trinh sát Đội 6 thông tin: Để tránh bị ảnh hưởng tới công việc làm ăn ở Việt Nam, các “chuyên gia” người Trung Quốc không còn ăn ở thường xuyên tại xưởng sản xuất như trước đây.
Họ chỉ xuất hiện chớp nhoáng vào đầu giờ sáng, khi máy móc chuẩn bị hoạt động và cần tới “bàn tay” nhào trộn, pha chế nguyên liệu mang tính độc quyền. Nguyên phụ liệu nhập lậu cũng không về ồ ạt, chất đống nhà kho như trước, mà chủ doanh nghiệp chuyển sang mua ít một, tránh việc bị tịch thu gây thiệt hại về kinh tế.
Chưa chủ động ngăn ngừa
Bim bim “công nghệ” Trung Quốc làm từ những nguyên liệu, phụ gia không rõ nguồn gốc đang được tiêu thụ ở đâu; còn bao nhiêu cơ sở sản xuất bim bim “bẩn” chưa bị phanh phui - là các câu hỏi đang được nhiều người tiêu dùng quan tâm, cần lời giải từ phía cơ quan chức năng.
Bim bim “bẩn” được sản xuất trên địa bàn Hà Nội, đương nhiên thị trường Thủ đô phải là một trong những điểm tiêu thụ, trung chuyển hàng chính. Bằng chứng là tại “làng nghề” La Phù (xã Hoài Đức, Hà Nội), Cảnh sát PCTP về môi trường cũng từng phát hiện, thu giữ gần 200 thùng bim bim “bẩn”, do các “chuyên gia” Trung Quốc sản xuất. Với ưu thế về giá thành, loại bim bim này cũng được vận chuyển tới nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và vào Nam tiêu thụ.
Theo nhận định của lực lượng chức năng, số lượng các lò sản xuất bim bim “bẩn” như trên tại Hà Nội không nhiều, song nó đang âm thầm hoạt động, nằm xen kẽ trong nhiều khu dân cư - chủ yếu ở địa bàn các huyện ngoại thành. Một thực tế có thể nhận thấy qua các vụ bắt giữ bim bim “bẩn” thời gian qua, chính là sự thiếu chủ động trong nắm tình hình, trinh sát, phát hiện, bắt giữ loại hàng hóa này của các lực lượng chức năng cơ sở như: QLTT, Thanh tra Y tế, Cảnh sát PCTP về môi trường công an các huyện. Tất cả các vụ việc được “làm mẫu”, phanh phui thời gian qua đều do Phòng nghiệp vụ Công an Hà Nội chủ động “dẹp”.
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
bim bim, bẩn, hóa chất, trung quốc
Mới đây nhất, sáng 4-9, tổ công tác Đội 6 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội, phối hợp các đơn vị liên quan đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bim bim Tasty tại điểm công nghiệp Cầu Gáo, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, do anh Nguyễn Minh Phóng (SN 1981), HKTT ở huyện Đan Phượng làm chủ.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng ghi nhận cơ sở này đang cho “ra lò” loại bim bim nhãn hiệu “Thịt hổ”, sử dụng nhiều loại phụ gia nhãn mác Trung Quốc như: bột dẻo, hương liệu, chất tạo màu... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không qua kiểm định chất lượng (tại huyện Đan Phượng, một cơ sở sản xuất bim bim nhãn hiệu “Thịt hổ” khác từng bị Đội 2 Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường phát hiện trung tuần tháng 5-2013, cách điểm trên chưa đầy 1km - PV).
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ doanh nghiệp thừa nhận hoạt động khi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bên trong cơ sở sản xuất, kho chứa hàng, trinh sát phát hiện, tạm giữ 75kg chất tạo ngọt nhân tạo Sodium Cyclamate; 250kg chất tạo ngọt Lotus; 600kg muối Refined; 100kg ớt bột… Toàn bộ số phụ gia trên không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, trên bao bì in chữ Trung Quốc. Đại diện Phòng nghiệp vụ khẳng định: Cơ sở đang cho ra lò sản phẩm bim bim “thịt hổ”, “sườn hổ” sản xuất theo công nghệ Trung Quốc, do người Trung Quốc nhào trộn, pha chế nguyên liệu.
Nhiều khả năng, sẽ giống với cơ sở sản xuất bim bim “Thịt hổ”, trong điểm công nghiệp Sông Cùng (xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng) bị kiểm tra cách đây vài tháng, “lò” bim bim tại điểm công nghiệp Cầu Gáo cũng chỉ bị cơ quan QLTT xử phạt hành chính tối đa khoảng 20 triệu đồng. Mức phạt được đánh giá quá nhẹ, không “thấm” vào đâu so với lợi nhuận từ việc sản xuất thực phẩm “bẩn” mang lại. Đây là một trong những nguyên nhân khiến loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ, dù bị phát hiện, tiêu hủy nhiều… song vẫn “còn đất sống”.
Theo ANTĐ

Loạn giá tôn: Đổi trắng thay đen để kiếm lời

Ngoài việc lũng đoạn thị trường bằng tôn giả, nhái, kém chất lượng, thì các cở sở kinh doanh tôn lợp còn gian lận, đánh lừa người tiêu dùng bằng việc đôn dem tôn để ăn lãi lớn.

Gian lận “đôn dem tôn”


Ngày 19/11/2014 vừa qua, Đội QLTT số 14 thuộc Chi cục QLTT Hà Nội đã tiến hành kiểm tra “nóng” mặt hàng tôn tại Công ty TNHH Ngọc Dần (KCN Ngọc Hồi, Thanh Trì, Hà Nội) có 5 mẫu tôn có dấu hiệu định lượng sai so với định lượng đã công bố. Tại Công ty TNHH cơ khí và thương mại Lan Sáu (ngõ 176 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội), qua kiểm tra, nhiều sản phẩm tôn không phù hợp với độ dày trên tờ khai.

Ngày 20/11/ 2014 Đội QLTT số 14 tiếp tục kiểm tra 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh tôn trên địa bàn TP.Hà Nội thì phát hiện 3 cơ sở vi phạm chất lượng. Trong đó, phát hiện số lượng lớn tôn nguyên liệu và tôn thành phẩm của Công ty TNHH Mỹ Hoa, KCN Lai Xá ( Kim Chung, Hoài Đức) không đạt chuẩn như ghi trên sản phẩm, cũng như trên giấy tờ. Công ty TNHH Mỹ Hoa nhập thép cuộn của Trung Quốc rồi cán thành tôn lợp, sau đó bán ra thị trường. Trên bao bì và nhãn gốc đều thể hiện độ dày của sản phẩm là 0,35 mm nhưng trên thực tế độ dày của tôn chỉ đạt 0,22 mm, tức chưa đạt 70%...

Hiện tượng này được gọi là đôn dem tôn. Thông thường, khi khách hàng yêu cầu mua tôn lợp có độ dày 0.35mm, giá khoảng 80.000 đ/mét, để cạnh tranh, các cơ sở sản xuất tôn sẽ báo giá 75.000 đ/mét, nhưng giao hàng tôn chỉ có độ dày 0.30mm. Đây là hình thức lừa dối khá phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh tôn hiện nay.

Theo tính toán, một cuộn tôn dài 2.000 m, giảm độ dày dày 0,05 mm, thì mỗi mét tôn sẽ có lãi gần 13.000 đồng, nếu tính giảm giá cho khách 5.000 đồng/m, vẫn lãi 8.000 đồng/m và cả cuộn 2.000 m sẽ có lãi 16 triệu đồng. Tại các cửa hàng kinh doanh tôn ở Hà Nội, hiện tượng gian lận này rất phổ biến.

Việc làm này hoàn toàn không có gì khó khăn với các cơ sở sản xuất hay chủ cửa hàng. Do độ dày của tôn được tính bằng milimet, nên người tiêu dùng không dễ kiểm tra đúng, đủ hay không vì phải có thước đo độ dày chuyên dụng, chứ không thể dùng thước thông thường. Tại một cửa hàng trên đường Trường Chinh (Hà Nội), có nhiều sản phẩm tôn lợp ghi độ dày 0,35mm nhưng khi bí mật đo bằng thước đo chuyên dụng chỉ đạt 0,28mm. Tuy nhiên, thông tin về độ dày trên tấm tôn vẫn có thể được thay đổi nếu chủ cửa hàng muốn.

ss
Ảnh: ANTĐ

Nhưng không phải cửa hàng nào cũng trưng các sản phẩm này một cách thoải mái cho khách hàng đo. Với nhiều cửa hàng, để tránh bị phát hiện, các cơ sở kinh doanh loại tôn kiểu này thường chỉ trưng hàng chuẩn, đúng độ dày. Khách hàng đến hỏi mua thì chủ cơ sở đưa ra hàng chuẩn. Nhưng tới khi tính tiền hàng xong xuôi đâu đấy, họ nói mình về trước, đợi tới chiều hoặc sáng hôm sau sẽ cho xe đưa tôn tới tận nhà hoặc công trình. Trong thời gian này, họ cho nhân viên đi lấy tôn thiếu đem giao hàng, một khách hàng khi đi mua tôn cho biết. Không chỉ vậy với các công trình, mua số lượng lớn, thường các cơ sở kinh doanh sẽ trà trộn tôn có độ dày không đúng tiêu chuẩn vào cùng với tôn có độ dày đúng tiêu chuẩn khiến cho việc kiểm tra phát hiện rất khó khăn.

Người tiêu dùng chịu thiệt hại
Mua phải tôn mỏng không chỉ mất tiền mà còn chịu nhiều thiệt hại. Tôn không đủ độ dày theo yêu câu các công trình sẽ gây tiếng ồn lớn, khả năng chịu gió mưa giảm, dễ bị rách, nứt khi vào mùa bão và như vậy sẽ làm thấm dột, làm xuống cấp công trình nhanh chóng, hư hại các thiết bị ,dồ dùng gây ra nhiều thiệt hại to lớn.

Trong trường hợp công trình như nhà, xưởng, kho bãi… việc tôn bị gỉ sét làm dột nước mưa có thể làm hư hỏng các vật dụng, trang thiết bị, hàng hóa lưu trữ, gây tổn thất về kinh tế cho người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong khi đó, để khắc phục hậu quả, doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, công sức, chi phí để sửa chữa tình trạng hư hỏng này, thậm chí phải thay lại toàn bộ mái tôn của công trình.

Theo quy định, tất cả các sản phẩm của DN đưa ra thị trường đều phải công bố chất lượng, trong đó sẽ có tên của hàng hóa, chỉ tiêu chất lượng, kích thước (độ dày, độ mỏng), kể cả hàm lượng thành phần trong sản phẩm đó…Nếu sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng trên bao bì không đúng thực tế, chẳng hạn như tôn ghi độ dày là 0,35mm, nhưng thực tế đo chỉ đạt 0,3mm hoặc mỏng hơn thì đây là hàng giả chất lượng.

Việc gian lận độ dày, mỏng, của sản phẩm tôn tấm lợp vừa tinh vi, vừa trắng trợn, đánh vào khả năng khó nhận biết của khách hàng, sẵn sàng “đổi trắng thay đen” để kiếm lời bất chính, đang gây ra những thiệt hại to lớn cho người tiêu dùng và xã hội. Đây là vấn đề lớn diễn ra từ lâu, trên diện rộng nhiều tỉnh, thành phố và dường như có sự thỏa thuận ngầm trong giới kinh doanh mặt hàng tôn. Các cơ quan quản lý của nhà nước, cần phải khẩn trương vào cuộc, điều tra xác minh để xử lý.
Tấn Tài

Báo Nhật: Cảnh báo Việt Nam về ngô biến đổi gen

Tạp chí The Diplomat (trụ sở tại Nhật Bản) vừa có bài viết dẫn ý kiến các chuyên gia quốc tế cho rằng, với việc cho phép nhập các giống cây biến đổi gene và thuốc diệt cỏ ở Việt Nam.
Bài viết dẫn thông tin từ báo chí trong nước cho biết, hồi tháng 8, Bộ NN&PTNT Việt Nam cho phép nhập 4 giống ngô biến đổi gene để chế biến thực phẩm cho người và làm thức ăn gia súc, bao gồm giống MON 89034 và NK 603 - sản phẩm của DeKalb Vietnam (công ty con của Monsanto), GA 21 và MIR 162 của Cty Thụy Sĩ Syngenta.
Theo The Diplomat, Bộ TN&MT Việt Nam đã cấp chứng nhận an toàn sinh học cho giống MON 89034 và NK 603 của Monsanto, cùng với giống GA 21 của Syngenta, nghĩa là nông dân có thể bắt đầu trồng các giống này trên quy mô thương mại. Bộ này cũng đang xem xét cấp chứng nhận tương tự cho giống MIR162.
ngô-biến-đổi-gen, bộ-nông-nghiệp, thực-phẩm, sức-khỏe, người-tiêu-dùng
Các nhà hoạt động môi trường cho rằng, trong khi chính người Mỹ và người dân khắp nơi trên thế giới đang phản đối các giống biến đổi gene thì Việt Nam lại đang vứt bỏ lợi thế cạnh tranh lớn là một nước sản xuất sản phẩm không biến đổi gene. Tại Mỹ, làn sóng người tiêu dùng từ chối sản phẩm biến đổi gene đã tăng lên mức độ chưa từng có tiền lệ, khiến các hãng thực phẩm phải tìm nhiều cách đảm bảo nguồn nguyên liệu không biến đổi gene, báo Mỹ New York Times đưa tin.
Châu Âu cũng buộc toàn bộ ngành công nghiệp thực phẩm phải tránh xa thực phẩm biến đổi gene. Vụ việc đáng chú ý nhất là cơ quan chức năng châu Âu đã cấm 99% ngô nhập khẩu từ Mỹ vào thời điểm mà chỉ có 25% ngô của Mỹ là giống biến đổi gene. Năm ngoái, Trung Quốc từ chối 887.000 tấn ngô Mỹ vì có chứa ngô biến đổi gene MIR 162 của hãng Syngenta - loại mà Việt Nam vừa cấp phép cho sử dụng.
Theo báo cáo Đánh giá quốc tế về khoa học, công nghệ và kiến thức nông nghiệp phục vụ phát triển, xem xét phân tích đầy đủ nhất về nông nghiệp và tính bền vững trong lịch sử đi đến kết luận rằng, chi phí cao về giống và hóa chất, năng suất không ổn định và nguy cơ làm suy yếu an ninh lương thực địa phương là lý do khiến công nghệ sinh học là lựa chọn tồi đối với thế giới đang phát triển. Theo đó, các giống biến đổi gene hiện nay không giúp được gì trong xóa đói giảm nghèo, kiến tạo nền nông nghiệp bền vững.
Theo báo cáo của tổ chức quốc tế Những người bạn của Trái đất tại 74 quốc gia, 6 công ty đa quốc gia gồm Monsanto, Syngenta, Du Pont, Bayer, Dow và BASF hiện kiểm soát 2/3 thị trường giống toàn cầu, 3/4 sản lượng hóa chất nông nghiệp và toàn bộ thị trường giống biến đổi gene.
Monsanto là hãng chính sản xuất chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Hơn 4,8 triệu người Việt Nam đã bị phơi nhiễm trực tiếp chất độc da cam/dioxin và nhiều loại hóa chất liên quan ung thư, dị tật bẩm sinh cùng nhiều loại bệnh mạn tính thời chiến tranh. Hàng triệu nạn nhân chất độc da cam/dioxin vẫn đang gánh chịu hậu quả thảm khốc của hóa chất này sau nhiều năm chiến tranh. Nhiều chuyên gia cho rằng, việc đưa các giống ngô biến đổi gene và thuốc diệt cỏ Roundup Monsanto vào sử dụng ở Việt Nam là không có lợi.
Các nhà hoạt động nói rằng, các giống ngô biến đối gene được cấp phép chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Khi đã tạo được tiền lệ cấp phép cho các sản phẩm của mình, các hãng công nghệ sinh học như Monsanto sẽ sớm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm biến đổi gene và thuốc diệt cỏ nguy hiểm hơn. Thay vì giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu, các giống biến đổi gene sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc diệt cỏ.
Bộ TN&MT mới đây cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gene GA21 của Cty TNHH Syngenta Việt Nam và NK603 của Cty TNHH Dekalb Việt Nam. Đây là hai giống tiếp theo được cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học sau giống đầu tiên (MON 89034). Theo Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát, Bộ NN&PTNT mới công nhận 4 tổ hợp chuyển gene ngô (nạp vào giống ngô để tạo thành giống biến đổi gene) được sử dụng ở Việt Nam. Bộ NN&PTNT đang xem xét những giống được “cấy” biến đổi gene đó có được trồng ở Việt Nam hay không. “Ở ta, có nhiều người phản đối trồng cây biến đổi gene, nên phải làm rất khoa học, bài bản theo tiêu chuẩn quốc tế”, ông Phát nói. Theo ông Phát, việc dán nhãn sản phẩm cây trồng biến đổi gene sẽ được thực hiện từng bước. Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp các bộ liên quan hoàn thiện cơ sở pháp lý, từ đó mới tổ chức thực hiện. “Chúng tôi đang thực hiện theo kế hoạch dự kiến, trong năm nay sẽ ra thông tư hướng dẫn việc dán nhãn”, ông Phát nói.
(Theo Tiền Phong)

4 triệu đồng/quả: Loạn giá bưởi hình tay Phật

Tuy đến tháng 12 mới có giá bán bưởi lễ Cát Tường (hay bưởi hình bàn tay Phật), song trên các trang đặt hàng trực tuyến đã rao bán loại bưởi này với các loại mức giá khác nhau, thậm chí có nơi “hét” 3-4 triệu đồng/quả.
Mức giá được các trang mạng đặt hàng trực tuyến đưa ra khá cao, lên tới 700.000-900.000 đồng cho mỗi quả dưới 1,5kg. Mức giá này còn lên tới 850.000-1,1 triệu đồng đối với bưởi có trọng lượng từ 1,5 đến trên 2 kg, nhiều nơi còn rao giá 3-4 triệu đồng/quả. Và đây chỉ là giá bán buôn, chưa chốt giá bán lẻ.
Ngoài ra, khách hàng có thể đặt số lượng không hạn chế, mua nhiều sẽ được chiết khấu.
Điều lạ là, trên một số trang bán hàng trực tuyến, giá bưởi hình bàn tay Phật còn được rao là 60.000 đồng/quả, hay “tự thỏa thuận”.
bưởi-lễ-Cát-Tường, bưởi-hình-tay-Phật
Các quả bưởi thường trọng lượng như nhau, không có chuyện phân loại quả to, nhỏ
Song, bà Trần Ngọc Loan, đại diện công ty liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm này, cho hay, giá bưởi bán ra dịp Tết sẽ được công bố vào ngày 20/12 tới. Thông tin về giá bưởi, số lượng... như trên là không chính xác.
Hiện gần 100% quả bưởi đều có chung một mẫu, trọng lượng và màu sắc. Thế nên, không có chuyện bưởi được chia theo trọng lượng để báo giá.
Trong dịp Tết, sẽ có khoảng 3.000 quả bưởi được bán ra thị trường. Đến nay, đã có khoảng 200 đơn vị đặt hàng bưởi lễ Cát Tường, số lượng 50.000 quả. Trung bình, mỗi đại lý chỉ được cung ứng khoảng 3 quả bưởi nên khó có chuyện đặt bao nhiêu cũng được.
bưởi-lễ-Cát-Tường, bưởi-hình-tay-Phật
Số lượng bưởi lễ Cát Tường bán ra hạn chế, chưa báo giá nhưng các trang mạng bán hàng đã tự đưa ra những mức giá như trên
Bưởi lễ Cát Tường được đầu tư nghiên cứu từ tháng 9/2011 và được trồng thử nghiệm tại một số tỉnh phía Nam như Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Đến tháng 7/2014, dự án thành công về tạo hình sản phẩm và bắt đầu thử nghiệm đợt cuối cùng với số lượng 3.000 quả.
Ông Võ Trung Thành, người sáng tạo ra bưởi Hồ lô, đồng thời là một nông dân tại ĐBSCL, được mời tham gia cố vấn về kỹ thuật và là đại diện cho nhà sản xuất ở khu vực phía Nam.
Mô hình bưởi lễ Cát Tường đã đem lại thu nhập gấp 4-5 lần so với phương pháp trồng bưởi thủ công của bà con nông dân trước đây. Thay vì bà con 1 năm chỉ làm được 2 vụ bưởi, bà con nông dân được ký hợp đồng bao tiêu trước 1 năm, tháng nào cũng được nhà sản xuất thu mua.
Tới đây, để hướng tới xuất khẩu, bưởi lễ Cát Tường sẽ được áp dụng tiêu chuẩn GlobalGap.
Ng.Hà - Yên Ba

Tuyệt chiêu Tây ba lô: Thẻ ATM giả rút cả vali tiền

Thời gian gần đây, có nhiều người nước ngoài chọn VN làm nơi ăn cắp bằng tín dụng, thẻ ngân hàng với thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Dùng 17 thẻ ATM giả rút trộm 81 triệu

Công an TP.HCM vừa bắt giữ Ivan Slabob Rusev (SN 1970, quốc tịch Bulgaria, lưu trú tại quận 1) để xử lý về hành vi “Trộm cắp tài sản”.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
Đối tượng Ivan Slabob Rusev
Khi bắt đối tượng, công an thu giữ 30 triệu đồng và 17 thẻ ATM. Khám xét bên trong cốp xe gắn máy của ông này, công an phát hiện 51 triệu và 22 thẻ ATM, tất cả đều có màu đỏ và đều được làm giả.

Đối tượng này khai nhận, số thẻ ngân hàng trên được 2 người đồng hương đưa cho. Trước khi bị phát hiện, từ sáng đến trưa 15/11, Ivan Slabob Rusev đã sử dụng 10 thẻ ngân hàng giả rút được tổng cộng 81 triệu từ 10 buồng ATM trong thành phố.

Phát hiện nhóm nghi phạm công nghệ cao người nước ngoài

Tháng 10 vừa qua, công an Hà Giang bắt quả tang một nhóm người TQ sử dụng dữ liệu tài khoản cá nhân ăn cắp từ các máy rút tiền tự động ở nước ngoài. Sau đó, bọn chúng thông tin cho nhóm người ở Hà Giang tiến hành làm thẻ giả quẹt qua máy POS để chuyển tiền lấy được từ các thẻ tín dụng của người ở nước ngoài vào tài khoản của bọn chúng.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
Nhóm nghi phạm mang quốc tịch Trung Quốc bị bắt giữ
Tiếp đó, nhóm ở Hà Giang tiến hành mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh, đồng thời từ các hợp đồng mua bán hàng hóa tiến hành rút tiền từ ngân hàng hoặc các máy rút tiền tự động. Bằng thủ đoạn này, nhóm người TQ đã chiếm đoạt số tiền lớn từ các ngân hàng.

Hai người nước ngoài lấy cắp thông tin tại trụ ATM

Cuối tháng 3 vừa qua, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt quả tang Eduard Kaprelov Nersezov (46 tuổi, quốc tịch Bulgaria) và Iulian Dumbarava (26 tuổi, quốc tịch Romania) đang tháo, lắp thiết bị điện tử tại một trụ ATM nhằm lấy cắp thông tin tài khoản khách hàng. Khám xét nơi ở của họ, công an thu được 4 thanh nhựa gắn nhiều thiết bị điện tử, 2 khe cắm thẻ ATM bằng nhựa, 8 thẻ ngân hàng các loại, cùng nhiều dụng cụ để tháo lắp máy ATM.

Eduard và Iulian khai đến VN lấy cắp thông tin tài khoản ATM để chuyển về Bulgaria cho một người tên Bobi; việc ăn chia tiền chiếm đoạt theo tỷ lệ Bobi 50%, còn lại Eduard và Iulian hưởng.

Dùng thẻ giả rút cả vali tiền

Đầu tháng 3 vừa qua, Stoyanoy Yuliyan Georgiev (29 tuổi, quốc tịch Bulgaria, lưu trú quận 1) đã bị bắt giữ khi đang dùng thẻ giả rút cả vali tiền tại điểm ATM trên đường Đỗ Quang Đẩu, P. Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
Đối tượng Stoyanoy Yuliyan Georgiev
Stoyanoy Yuliyan Georgiev khai được một người tên Ivan Ivanov (quốc tịch Bulgaria) hướng dẫn cách dùng thẻ giả rút tiền. Khám xét trong người và nơi lưu trú của Stoyanoy, tại một khách sạn, công an thu giữ 55 triệu đồng tiền mặt, 55 thẻ tín dụng, 240 thẻ ATM và 1 vali tiền Việt.

Ba “ông Tây” rút tiền bằng thẻ ATM giả

Năm 2013, Công an tỉnh Khánh Hòa bắt giữ ba người nước ngoài gồm Korneev Valentin Nilolov, Genov Aleksandar Simeonov và Dimitrov Iliyan Plamenov (cùng mang quốc tịch Bulgaria) vì hành vi dùng thẻ ATM giả để rút tiền tại các trụ ATM.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
3 ông Tây bị bắt
Kiểm tra hành chính hai địa điểm lưu trú của ba nghi can trên tại các khách sạn, công an thu giữ 214 thẻ ATM giả, 13.000 USD, hơn 105 triệu đồng, ba thanh nhựa gắn thiết bị điện tử, một máy quét thẻ ATM, một máy ảnh, một thiết bị điện tử hình tròn, hai USB… cùng nhiều tang vật khác.

Phạt tù một người Rumani dùng thẻ tín dụng giả
Ngày 25/12/2013, TAND TP.HCM tuyên phạt Ibanescu Ciprian (SN 1985, quốc tịch Rumani) mức án 1 năm 6 tháng tù về tội “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
Bị cáo Ibanescu Ciprian tại tòa
Theo cáo trạng, khoảng 0 giờ ngày 5/8/2012, qua giám sát hệ thống camera, Ngân hàng Đông Á phát hiện và báo công an bắt Ibanescu Ciprian khi đang sử dụng thẻ tín dụng giả rút tiền trong máy ATM. Kiểm tra túi xách của Ibanescu Ciprian, công an thu giữ 57 thẻ tín dụng các loại, 1 máy ảnh và 84 triệu. Trong lúc bắt giữ Ibanescu Ciprian, Mihaita Andrei  là đối tượng đi cùng đã bỏ chạy, để lại 1 xe gắn máy và túi xách bên trong có 127 thẻ ATM trắng và 261 triệu. Tiếp tục khám xét nơi ở của Ibanescu Ciprian và Kama, cơ quan chức năng thu giữ nhiều thẻ tín dụng giả và thiết bị dùng để in thẻ giả.

Nữ ‘đại gia’ nước ngoài dùng thẻ tín dụng 'dỏm'

Ngày 25/8/2010, TAND TP. HCM tuyên phạt Lovelyn Delos Santos Galang (32 tuổi, quốc tịch Philippines) 10 năm tù về tội “lưu hành các giấy tờ có giá giả khác”.

Theo cáo trạng, cuối tháng12/2008, Lovelyn đến VN để kiếm việc làm gửi về nuôi gia đình. Trong thời gian lưu trú tại TP HCM, bà này quen với người đồng hương Locsin Dela Cruz Gracelda (43 tuổi) và được giúp đỡ tiền ăn ở. Đến tháng 4/2008, Locsin rủ Lovelyn tham gia sử dụng thẻ tín dụng giả để đi mua hàng hóa sau đó về bán lại lấy tiền chia nhau. Nhận lời, Lovelyn cung cấp thông tin cá nhân để ông này “cấp” cho mình một số thẻ Visa và Master Card.
ăn-cắp, lừa, thẻ-tín-dụng, ngân-hàng, công-nghệ-cao, tội-phạm, trộm-cắp, ATM, ra-tòa
Lovelyn bật khóc trước vành móng ngựa.
Có thẻ tín dụng trong tay, Lovelyn đến các trung tâm thương mại và các cửa hàng hạng sang tại TP. HCM, mua điện thoại di động, máy chụp ảnh, máy tính xách tay, nữ trang… rồi vô tư “cà thẻ”. Số hàng mua được, người này giao cho Locsin đem bán để hưởng 10-15% giá trị.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Thứ Bảy, 29 tháng 11, 2014

Hãi hùng làm sạch nội tạng bằng... ủng

Nội tạng được chất thành đống trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng.
Một cỗ lòng có cả bát giun sán
Nếu như ở các nước phương Tây, nội tạng động vật chỉ được dùng chế biến làm thức ăn cho vật nuôi, thì ở VN, nội tạng động vật lại là món ăn “khoái khẩu” và được coi là bổ dưỡng.
Không chỉ có nội tạng tươi, đáp ứng nhu cầu “ăn ngay” của người dân, các quán bán lòng nhồi, dạ dày chín mọc lên ngày càng nhiều và điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì… vô cùng nhộm nhoạm.
Tại một lò mổ có quy mô lớn trên địa bàn huyện Thanh Oai, tuy đây là khu giết mổ hiện đại, đầy đủ dụng cụ, phương tiện với số vốn hàng trăm tỷ đồng, song toàn bộ khâu giết mổ đều là thủ công, phương tiện tho sơ, không đảm bảo vệ sinh. Lò mổ được chia thành 2 khu riêng biệt: Khu giết mổ tập chung và khu làm nội tạng.
thực phẩm bẩn, nội tạng, lòng lợn thối, người tiêu dùng, thực phẩm, an toàn thực phẩm
Đám lòng non trong túi ni-lon này từng được vứt trên nền đất bẩn và làm sạch bằng... ủng.
Tại khu giết mổ, hàng trăm con lợn được mổ phanh ngay dưới sàn xi măng. Cạnh đó là chuồng nhốt lợn chờ “hóa kiếp”. Trên sàn nhà ngoài máu, nước tiểu, lông thì phân lợn vương vãi khắp nơi, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Khi mổ lợn xong, nhân viên dùng ủng dẵm đạp lên thịt và dùng vòi nước để rửa, tạo nên một bãi nước đen kịt, hôi hám ứ đọng khắp sàn mổ.
Nội tạng sau khi được tách khỏi thân lợn, được chất thành đống  trên nền gạch, một vài người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải, dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng rồi vứt ra một góc chờ các tiểu thương đến thu gom để bán ra thị trường.
Theo một tiểu thương đến đây lấy hàng thì nội tạng được các lò mổ bán với giá rất rẻ, chỉ khoảng 20-30.000 đồng/kg đối với lòng ngon. Sau khi gom đủ số hàng cần thiết, những tiểu thương này sẽ đem ra vòi nước phía ngoài khu giết mổ và rửa qua lại lần nữa cho trôi hết phân còn tồn dư bên trong.
Theo tiểu thương này, tuy chuyên bán các loại nội tạng tươi sống  nhưng chưa bao giờ chị này dám đem về chế biến làm thức ăn cho gia đình. Ế quá thì  bán với giá rẻ như cho cho các quán cơm bình dân, bởi “trong lòng lợn chứa rất nhiều giun sán. Có lần rửa lòng lợn trước khi đem ra bán mà tôi nôn ọe mấy lần vì những con sán dài, những con giun ngoe nguẩy đầy trong lòng lợn. 1 bộ lòng mà phải đến gần cả bát con giun sán. Vừa rửa mà tôi vừa hãi.  Người ta mua nhiều thì mình thu gom về bán lấy lãi, chứ không bao giờ mình cho gia đình ăn”.
Vô tư “đánh chén”
Tại các chợ: Ngã Tư Sở, Nghĩa Tân, Gia Lâm… các loại lòng lợn tươi sống khá hút khách. Theo các tiểu thương thì những sản phẩm này thường “cháy” hàng rất sớm. Giá mặt hàng này giao động từ 60.000-90.000 đồng/kg tùy loại.
Các loại lòng lợn chế biến sẵn  giá “chat” hơn nhiều. Nếu như một cân thịt lợn có giá khoảng 100.000 đồng/kg thì món lòng xe điếu (lòng non của lợn) đã được chế biến sẵn có giá từ 400.000-500.000 đồng/kg
Đều đều vào đầu giờ chiều, các quầy hàng lại lấy từ đâu về ăm ắp, nóng hổi nào lòng, dạ dày, tim gan, tràng... trắng bóng và thơm lừng. Tuy nhiên, điều mà ít thực khách để ý chính là nguồn gốc xuất xứ cũng như độ an toàn từ những loại thực phẩm này.
Tại chợ Ngọc Lâm (Long Biên, HN). Cả chợ có khoảng gần chục hàng bán đồ ăn chín. Có bàn được bày ra giữa ngã ba đường, không tủ, không túi ni-lông che phủ. Lại có bàn vừa bán thịt lợn tươi sống vừa bán lòng lợn chín. Một cái thớt nhỏ vừa được bà chủ dùng để thái thịt lợn tươi cho khách, vừa dùng luôn để thái lòng lợn chín. Khách nào kêu ca thì bà vội vàng lấy chiếc khăn mặt nhầu nhĩ, đã ngả sang màu nhờ nhờ ra lau qua loa.
Tất cả “lộ thiên” 100% trên bàn với đủ loại: lòng non, lòng già, tràng, dạ dày, dồi tiết, gan... Bà bán hàng cũng để đôi tay “lộ thiên” mà không có lấy một cái găng tay ni-lông chiếu lệ.
Tại đây, dạ dày được bán với giá 30.000 đồng/lạng, tràng lợn là 40.000 đồng/lạng và dồi là 23.000 đồng/lạng…
"Ăn gì chị lấy cho", bà chủ hàng vừa hỏi vừa thoăn thoắt nhấc từng loại đặt lên trước mặt khách hàng mỗi khi đọc đến tên.
thực phẩm bẩn, nội tạng, lòng lợn thối, người tiêu dùng, thực phẩm, an toàn thực phẩm
“Mình rửa qua loa thôi, cho trôi phân và giun sán đi. Chứ người tiêu dùng mua về phải bóp muối rửa cho sạch sẽ... ”, một người làm ở lò giết mổ nói.
Theo chị Thuận (kinh doanh thực phẩm tại chợ Ngọc Lâm): "Do là món ăn yêu thích của nhiều người, nhất là cánh mày râu thích “nhậu nhẹt”, nên lòng lợn, dạ dày, cuống họng... thường bán rất chạy; bên cạnh đó, do mỗi con lợn chỉ có một bộ lòng nên giá loại thực phẩm này khá đắt...".
Trong vòng 15 phút đứng tại quầy bán lòng nhồi, dạ dày chín, PV đã chứng kiến chục người ghé vào mua hàng. Tay thoăn thoắt cắt, rồi nhúng vào nồi nước sôi, lại thoăn thoắt vớt ra đổ vào túi ni-lông, thêm vài nhúm rau sống, miếng chanh cắt nửa quả… bà chủ quán gói hàng, cân hàng cho khách nhanh như máy.
Hỏi sao bà không dùng cái gì để che bụi bẩn cho đám lòng bày phơi ra bán ngoài đường thì bà chậc lưỡi: “Lo gì, có cái nồi nước sôi ở đây, nhúng vào là vi khuẩn vi trùng chết hết rồi mà.” Nói đoạn bà lườm: “Sợ bẩn thì mua lòng sống về mà làm em ạ, đứng tránh sang 1 bên cho chị bán hàng.”
Khổ nỗi, nhúng nước sôi xong thì tay bà chủ hàng lại trực tiếp bốc lòng, gói lòng cho khách. Mà bàn tay ấy thì cả buổi chẳng rửa lần nào.
Chị Nguyễn Thị Bắc (Nguyễn Như Tiếp, Long Biên, HN) lắc đầu: “Hôm trước chồng tôi đi chợ, mua về nửa cân cả lòng nhồi và dạ dày lợn đã được chế biến sẵn. Lúc bày thức ăn ra đĩa, tôi phát hiện trên một vài miếng dạ dày có những “đốm” xanh xanh đen đen bất thường, quan sát kĩ mới biết, do người chế biến không rửa sạch nên vẫn còn… phân. Hãi quá tôi đem đổ hết vào thùng rác. Đi toi gần 200 nghìn, vừa thấy bực mình vì cái sự mất vệ sinh của những người bán. Từ đó nhà tôi “cạch” hẳn cái món lòng nhồi, dạ dày chín bán ngoài chợ này. Thích ăn thì mua về tự mình chế biến... ”.
Các món ăn từ nội tạng động vật lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, bởi hiện có rất nhiều lái buôn đã nhập lậu những loại nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí đã bị ôi thiu, rồi giao cho các cửa hàng chế biến hay tại các chợ để bán. Hẳn nhiều người vẫn chưa hết sốc khi biết được thông tin về việc cơ quan chức năng đã rất nhiều lần thu giữ hàng tấn nội tạng động vật đã bị thối, được nhập lậu từ Trung Quốc về, sau đó tẩy rửa bằng hóa chất rồi lại đem bán cho người dân với giá cắt cổ, nên có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao.
Kết quả điều tra mới đây của Cục ATVSTP cho thấy có tới 70-90% thức ăn đường phố Hà Nội có tỷ lệ nhiễm khuẩn E.coli, trong đó có nguy cơ cao nhất là những món: nộm thập cẩm, nem chua, giò, lòng, dạ dày... Cũng theo điều tra này, bàn tay người làm dịch vụ này rất bẩn. Tại địa bàn TP Hà Nội, tỷ lệ bàn tay người làm thực phẩm thức ăn đường phố nhiễm E.coli tới hơn 40%.

(Theo NĐT)

Tràn lan son môi chứa độc hại chị em nghèo

Thông tin son môi Trung Quốc được bày bán ở Philipine có chứa một lượng chì lớn gây độc hại và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng đã khiến không ít “tin đồ” sử dụng son môi hoang mang. 
Hơn 80% tín đồ dùng son hàng fake
Trước sự việc son môi kém chất lượng của Trung Quốc bị cơ quan chức năng Philipine phanh phui, Chất lượng Việt Nam đã làm một cuộc khảo sát nhanh trên mọi đối tượng từ học sinh, sinh viên, công nhân, nhân viên văn phòng và nhân viên ngân hàng … thì kết quả cho thấy, 80% các chị em dùng son rẻ tiền, được mua ở các tạp hóa, chợ sinh viên, thậm chí là cả hàng bán dạo.
Trong đó chỉ có 14% được hỏi cho biết, họ chọn son kỹ và dùng son của những hang nổi tiếng, thành phần này chủ yếu là những nhân viên văn phòng, ngân hàng và sinh viên có điều kiện. Còn 6% còn lại là dùng son tự chế và những người “nói không” với mỹ phẩm.
son trung quốc, son môi, mỹ phẩm hàng chợ, mỹ phẩm độc hại, sức khỏe, người tiêu dùng
Bạn Hồng Lan, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TW cho biết: “Mình thường xuyên dùng son môi, nhất là vào mùa đông, vì mùa này môi hay bị khô”, nhưng Lan cũng tiết lộ, những địa chỉ thường được Lan ghé đến là chợ Xanh (Cầu Giấy), chợ đêm sinh viên Dịch vọng. Giải thích về nguyên nhân Lan nói: “Mình là sinh viên, không dùng thì thấy cứ thiếu thiếu, nhưng dùng hàng xách tay thì nhịn ăn cả tháng không đủ, nên đành phải tìm đến những nơi phù hợp với điều kiện và túi tiền của mình”.
Cùng quan điểm trên, bạn Như Quỳnh, sinh viên Khoa Tuyên Truyền, Học viện BC&TT chia sẻ: “Giờ sinh viên mình chưa làm được ra tiền, thì mình cứ dùng tạm mỹ phẩm hàng chợ, sau này khi đi làm thì mình hàng thương hiệu, chứ giờ lấy đâu ra tiền mà đú hả bạn”.
Khi được hỏi về những hệ lụy đến sức khỏe thì Quỳnh cho biết: “Có phải lúc nào mình cũng dùng đâu, còn dùng mỹ phẩm, nhất là hàng chợ thì có ai bảo tốt cho sức khỏe đâu. Dùng hạn chế thì chắc không sao đâu”.
Trước tình trạng rất đông bạn trẻ đang dùng son hàng fake như hiện nay, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tiến hành khảo sát nhanh tại chợ Xanh và chợ đêm (Cầu giấy), thì được biết, tại đây, có rất nhiều những hãng son vô danh, có những loại son không có bất cứ thông tin gì về sản phẩm, thậm chí có loại còn ghi cả tiếng Trung Quốc ra ngoài sản phẩm, tuy nhiên khi mở ra thì son rất bóng và mịn, mùi thơm rất dễ chịu. Có lẽ vì lý do này, nên không ít bạn trẻ đã “bán rẻ” bờ môi cho những thỏi son này.
Son “rởm” tác hại khôn lường
Mặc dù có những bạn gái khi sử dụng son môi hàng chợ, biết là không tốt, nhưng họ vẫn chưa thể lương trước được những tác hại “tầm ẩn” của loại mỹ phẩm làm đẹp này.
Để có những cảnh báo và lời khuyên khi sử dụng son môi, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo người dân nên cẩn trọng khi sử dụng, vì đây là nguồn gây bệnh nan y rất nhanh với người sử dụng.
Theo bác sỹ Nguyễn Thanh Hương, Bệnh viện đại học Y Hà Nội, các loại sản phẩm với giá rẻ như trên không chứa các chất bảo vệ da do các hoạt chất này rất đắt tiền và vì vậy chúng rất dễ phá hoại da. Khi người sử dụng hấp thụ những sản phẩm có chứa crom, cadmium và mangan, chì… sẽ gây hại đến dạ dày, hệ thống thần kinh. Việc sử dụng son môi cần vừa phải và nên thay son thường xuyên. Một số người cần thận trọng khi tiếp xúc với son môi như phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên bởi thai nhi đặc biệt nhạy cảm và việc phát triển não bộ ở trẻ tiếp tục phát triển trong suốt thời niên thiếu.
Không chỉ có vậy, theo ý kiến của ThS.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên bộ môn da liễu, đại học Y dược TP.HCM khi trả lời phỏng vấn báo chí, cho biết, với son môi, chì như một yếu tố vi lượng, giúp mỹ phẩm bền màu và lâu phai. Tuy nhiên, lượng chì trong sản phẩm thường ở liều lượng rất thấp (vài phần triệu). Nếu vượt quá mức trên, độc tố trong chì sẽ gây hại cho sức khoẻ người sử dụng.
Thông thường, các nhà sản xuất có uy tín sẽ kiểm định một cách nghiêm ngặt lượng chì trong mỹ phẩm trước khi bán ra thị trường. Các quốc gia châu Âu, Hoa Kỳ luôn có những tổ chức thẩm định chất lượng mỹ phẩm (không phải tổ chức FDA).
Cũng theo bác sĩ Vân Thanh, thông thường, những loại son đậm màu chứa hàm lượng chì cao hơn. Mà những sản phẩm đậm màu thường được phụ nữ châu Âu ưa dùng. Còn phụ nữ Việt Nam đa phần thích màu son nhạt, sáng bóng, nhẹ, và chỉ dùng một lần trong ngày. Vì vậy, nguy cơ nhiễm độc từ lượng chì trong son rất nhỏ. Hiện tại, vẫn chưa có những xác nhận rõ ràng nào tại Việt Nam cho vấn đề này.
Đồng quan điểm trên, bác sĩ chuyên khoa da liễu Lê Quang Lộc (nguyên trưởng khoa Da liễu của Bệnh Viện Saint Paul) cho rằng, hàm lượng chì ít hay nhiều, kể cả trong phạm vi cho phép nếu dùng lâu ngày cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Việc sử dụng son có chì tuy không có biểu hiện thấy ngay cũng không thể khẳng định nó vô hại đối với sức khỏe. Người dùng son môi lâu dài rất có thể mắc các bệnh về da như viêm da, dị ứng da…

(Theo Chất lượng VN)

Bẫy việc làm nhan nhản trên mạng

Nhiều cá nhân, đơn vị lợi dụng nhu cầu tìm việc trên mạng của người lao động để lừa đảo, trục lợi.
Mới đây, trên trang rongbay.com, một công ty truyền thông đăng tuyển 100 cộng tác viên, lương từ 4-6,7 triệu đồng/tháng, chưa kể hoa hồng và thưởng cùng với trợ cấp phí internet 700.000 đồng và phí điện thoại 300.000 đồng/tháng… Công việc khá nhẹ nhàng, phù hợp với sinh viên (SV) làm thêm. Ứng viên chỉ cần gửi email đến địa chỉ có sẵn sẽ được chấp nhận phỏng vấn...
Lợi dụng để thu phí
Lần theo mẩu quảng cáo khá hấp dẫn trên, chúng tôi tìm đến trụ sở công ty ở số 37 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, TP HCM. Cùng lúc này, có hơn 20 SV cũng mang hồ sơ đến xếp hàng phỏng vấn. Tuy nhiên, sau phỏng vấn, nhiều người thất vọng khi biết công ty dùng “chiêu” lôi kéo lao động để thu phí.
Cụ thể, khi vào phỏng vấn, người lao động (NLĐ) phải nộp 100.000 đồng; nếu nhận việc phải đóng thêm 590.000 đồng; lương nhận theo năng suất làm việc chứ không có mức cụ thể như quảng cáo. Do quá cần việc làm, một số SV chấp nhận đóng phí. Anh Phan Văn Hoàng, SV Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP HCM, lắc đầu: “Họ treo đầu dê bán thịt chó. Thôi thì đi tìm việc khác cho chắc ăn”.
việc làm, người lao động, mạng Internet, lừa đảo
Tìm việc trên mạng internet có nhiều thuận tiện nhưng cũng lắm rủi ro
Hai tháng sau khi tốt nghiệp Trường ĐH Văn hóa TP HCM, Trần Như Ý chưa tìm được việc làm nên ngày nào cũng “lướt web”. Mới đây, Ý đã bị một công ty “giăng bẫy”. “Mình đọc được tin tuyển nhân viên đánh máy của Công ty C.L.G (quận Tân Bình, TP HCM) trên Facebook. Thấy công việc khá nhẹ nhàng, làm từ 2-3 giờ/ngày, lương 1,5-2,5 triệu đồng/tháng nên mình đã nộp đơn. Tuy nhiên, đến công ty, mình mới biết công việc không đơn giản là đánh máy thông thường mà là gõ captcha (một dãy mật mã được tạo ngẫu nhiên bằng chữ và số), lương hưởng theo sản phẩm. Không chỉ vậy, nếu ký hợp đồng phải nộp phí 145.000 đồng” - Ý kể.
Hiện nay, ngoài những trang web tuyển dụng trực tuyến, nhiều trang web mua bán, rao vặt, diễn đàn, Facebook cũng cập nhật nhiều thông tin tuyển dụng. Chỉ cần vào Goolge gõ từ khóa “tìm việc làm”, NLĐ đã có trong tay 83,9 triệu kết quả trong 0,15 giây.
Mất tiền mà không có việc
Do mù mờ thông tin khi tìm việc trực tuyến, nhiều NLĐ đã bị nhà tuyển dụng đưa “vào tròng”. Vì muốn có thêm việc làm để cải thiện thu nhập, chị Cao Cẩm Vân (35 tuổi), công nhân ở KCX Linh Trung 1, TP HCM, lên mạng tìm việc.
Sau 30 phút tìm kiếm, chị chọn giúp việc nhà theo giờ và lần đến địa chỉ người tuyển ở một con hẻm trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP HCM. Tìm đến nơi, hóa ra đây là cơ sở giới thiệu việc làm. Mong muốn nhanh chóng có việc, chị đóng phí 150.000 đồng. Ngay lập tức, chị được cấp giấy giới thiệu đến làm việc ở quận 9, TP HCM. Trái với thỏa thuận, để nhận được mức lương 1,8 triệu đồng/tháng, ngoài làm việc nhà 5 giờ/ngày, chị phải chăm sóc em bé chưa đầy 2 tuổi trong thời gian làm việc. “Tôi không đồng ý, yêu cầu cơ sở giới thiệu chỗ khác nhưng cả tháng nay họ chẳng thực hiện mà phí thì không trả lại” - chị Vân thất vọng.
Cũng như nhiều trường hợp khác, sau khi xem thông tin tuyển lao động phổ thông lương cao trên Facebook, anh Trần Xuân Quang (ngụ quận 11, TP HCM) tìm đến trụ sở một công ty xin việc. Hóa ra đây là một công ty giới thiệu việc làm “chui”. Sau khi đóng 250.000 đồng, anh được cấp giấy giới thiệu để đến nhận việc tại một công ty ở quận Phú Nhuận. Nhưng khi đến nơi, anh Quang không ngờ mình bị giới thiệu việc làm “ma”. Về đòi lại tiền, anh Quang tiếp tục được thỏa thuận giới thiệu việc khác. Nhưng sau 2 tháng lòng vòng tốn công sức, mất tiền nhưng anh Quang vẫn thất nghiệp.
(Theo NLĐ)

Trung tâm sản xuất mỡ thối cung cấp toàn miền Bắc

Mỡ không sơ chế, vệ sinh, được cắt nhỏ và cho thẳng vào chảo rán. Sau khi ép bì, mỡ vụn, thịt ôi thành dạng nước, loại mỡ này được chia đều vào các can nhựa còn mỡ tóp được đựng trong những thùng to bằng nhựa cáu bẩn.
Mỡ bẩn không cần rửa- chế biến luôn
Tại một cơ sở sản xuất bóng bì và mỡ lợn tại thôn Bình Lương, xã Tân Quang, Văn Lâm, Hưng Yên, một ngôi nhà ẩm thấp nằm kế bên cống thoát nước của làng, xung quanh tường ám một màu đen kịt của khói bếp. Bên trong xưởng là những đống bì lợn, mỡ vụn, thịt quá buổi để lâu bốc mùi nồng nặc được đặt ngay tại nền nhà, nước từ các đống thịt chảy thành dòng đen, ruồi muỗi bay vi vu khắp nhà. Cạnh đó là vài người thanh niên đang cần mẫn phân loại thịt và cắt thành nhiều miếng nhỏ
Trên bếp lò, một chiếc chảo lớn đang rán mỡ sôi lục bục. Cạnh đó là chiếc nồi luộc bì bẩn như chưa bao giờ được đánh rửa.  Mùi mỡ tanh đến phát ngấy của thịt tươi quá buổi, cộng thêm mùi khăm khẳm nguồn nước cống cạnh lò, cậu thanh niên vừa lọc mỡ vừa nhổ nước bọt tung tóe và lẩm bẩm tỏ vẻ khó chịu
Những người thợ  thoăn thoắt nhặt những miếng mỡ bèo nhèo, vụn nát vẫn còn lông để riêng, miếng còn bì để một chỗ. Mỡ lọc ra từ đống bèo nhèo trên sẽ được đem rán rồi rót vào các can xanh đen kịt đang xếp hàng đợi đó. Lâu lâu sẽ có lái buôn tới gom hàng rồi bán lẻ tại các chợ hoặc cho các lò rán hành, rán quẩy.
mỡ nước,mỡ thối,bì lợn,Chợ Đồng Xuân, thực phẩm bẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe
Mỡ được lọc từ những tảng da lợn đã ngả màu, bốc mùi được chao qua chậu nước đục ngầu rồi cho vào rán luôn.
“Mỡ nước giá 18.000 đồng/kg, còn mỡ tóp 55.000 đồng/kg, mua nhiều chị giảm giá cho. Số lượng bao nhiêu cũng có, chủ xưởng cho biết.
Chỉ vào đống bì lợn, chị Nga, chủ cơ sở sản xuất trần tình: “Vì bì lợn được gia đình tôi thu mua ở khắp nơi, nhiều khi phải thuê người đi thu mua rồi gửi qua đường xe khách. Vì nguồn hàng không phải lúc nào cũng phong phú nên nhiều khi người thu mua phải “đợi” gom được số lượng kha khá mới gửi xe lên cho cơ sở, nên việc bì lợn đã có mùi ôi là không tránh khỏi.
 PV không khỏi rợn người khi được biết nguyên liệu trước và sau khi phân loại, đều không thông qua bất kỳ một công tác sơ chế, vệ sinh nào, mà được cắt nhỏ và cho luôn vào chảo rán. Sau khi ép bì, mỡ vụn, thịt ôi thành dạng nước, loại mỡ này được chia đều vào các can nhựa còn mỡ tóp được đựng trong những thùng to bằng nhưa cáu bẩn.
Được biết, bình quân một ngày các xưởng chế biến tại nơi đây chế biến khoảng 100 - 150kg bì lợn, mỡ vụn, thịt ôi thành mỡ nước, mà 1kg bì lợn, mỡ vụn, thịt ôi sẽ cho 6 đến 7 lạng mỡ nước.
Sản phẩm làm ra được đóng thành can và nhập cho dân buôn tại các chợ đầu mối như: Đồng Xa, Đồng Xuân, Phùng Hưng… mỡ nước có giá 18.000 đến 23.000 đồng/1kg; mỡ tóp từ 50.000 đến 60.000 đồng/1kg.
“Cũng có khi những người làm quẩy rán, bánh rán tại Hà Nội đến tận đây mua hàng. Mỡ nước làm ra bao nhiêu hết bấy nhiêu, nhất là vào mùa đông, lượng mỡ làm ra không đủ cung cấp cho nhu cầu người mua..”, chị Nga cho biết them.
Thấy PV đưa ánh  nhìn không mấy thiện cảm về những chiếc can bẩn, chỉ nhìn thôi cũng không dám đụng vào, chị Lan  vội  thanh minh đó là những thùng nước rác cho lợn còn can đựng mỡ là can “sạch màu xanh còn nguyên mác”. Mác dán trên chiếc can “sạch” có chữ Corrosive (chất gặm mòn). Còn “thùng nước rác cho lợn” vẫn còn nguyên váng mỡ đông lại trên miệng và nắp can. Trên bếp lò, một chiếc chảo lớn đang rán mỡ sôi lục bục. Cạnh đó là chiếc nồi luộc bì bẩn như chưa bao giờ được đánh rửa. 
Mùi mỡ rán, mỡ tươi trộn vào nhau trong cái nắng hanh hao khiến không khí trở nên đặc quánh, đặc trưng của làng nghề làm bì lợn. Chốc chốc, một chiếc công nông chất đầy những bao tải bì khô lại lù lùa tiến ra từ các lò chế biến. Đồng hồ đã chỉ đến 12 giờ trưa song cả làng vẫn chưa ai nghỉ. Nhà thì thái mỡ, nhà lọc bì, nhà lại rán mỡ xèo xèo.
mỡ nước,mỡ thối,bì lợn,Chợ Đồng Xuân, thực phẩm bẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe
Xoong rán mỡ cáu bẩn.
Nguy cơ ung thư
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: “Các nhà hàng sử dụng loại mỡ bẩn này để chế biến đồ ăn bán cho khách là việc làm bị nghiêm cấm, không có lương tâm của người bán hàng. Loại mỡ này nếu rán ở nhiệt độ cao trên 180 độ C sẽ sinh ra những chất gây hại như: andehit, chất oxy hóa…
Các chất này khi rán ở nhiệt độ cao sẽ bay hơi trong không khí, gây ô nhiễm và vô cùng nguy hiểm nếu hít phải. Mặt khác, loại mỡ này nếu tái sử dụng sẽ tạo ra nhiều cặn lẫn chung vào mỡ, ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, nhẹ thì đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, thở khó… Nặng thì, tim đập chậm, huyết áp tăng cao, có thể gây nên bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng".
mỡ nước,mỡ thối,bì lợn,Chợ Đồng Xuân, thực phẩm bẩn, an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe
Mỡ tóp đựng trong thùng hóa chất độc hại, mỡ nước thì được đựng trong những can nhựa.
Theo ông Nguyễn Huy Lập, chủ tịch UBND xã Tân Quang thì Thôn Bình Lương có nghề làm bóng, bì, mỡ nước đã vài chục năm nay. Cứ 10 nhà thì có tới 8 gia đình sản xuất bì, mỡ nước. Người dân sống được với nghề, thậm chí có gia đình còn khá giả và phất lên nhờ xuất khẩu bì, bán bóng, mỡ nước và tóp mỡ. Những năm gần đây khi đất ruộng bị các nhà máy lấy hết, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào nghề này.
Nhắc tới vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, không giấu giếm, ông Lập thừa nhận 100% các hộ gia đình sản xuất bóng bì, mỡ lợn ở thôn Bình Lương điều không được cấp giấy phép sản xuất vì không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở sản xuất cũng chưa xây dựng được hệ thống xử lí nước thải nên nước bẩn được thải trực tiếp ra môi trường.
Phải chăng các cơ quan chức năng của xã Tân Quang nói riêng và huyện Văn Lâm nói chung đang buông lỏng quản lí với các làng nghề và làng có nghề?. Nếu cứ để tình trạng các hộ sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tồn tại, thì hậu quả gây ra từ những sản phẩm mà họ làm ra thật khôn lường.

(Theo NĐT)

Đậu phụ chứa thạch cao, độn ‘đá’ vào bụng người dùng

Đậu phụ là món ăn khá phổ biến và được cho là lành tính nhưng bây giớ nó trở nên nguy hiểm khi bị nghi phát hiện có chứa thạch cao do người sản xuất bỏ vào, gây nguy hiểm cho người dùng.
Đẹp và nhiều phải có thạch cao
Thông tin người làm đậu phụ trong quá trình làm thường cho thạch cao vào để đậu nhanh nổi váng và cho ra sản lượng đậu cao gấp đôi, gấp ba lần so với cách làm đậu phụ truyền thông đang được truyền đi một cách nhanh chóng. Thậm chí, thông tin thạch cao có thể gây nguy hại đến sức khỏe người dùng, đặc biệt gây ảnh hưởng đến gan, thận, ngộ độc, ung thư… Làm cho môt số người tỏ ra e dè, hạn chế sử dụng đậu phụ.
Trong khi đó, theo nhiều người buôn bán mặt hàng này lâu năm thì việc cho thạch cao vào đậu phụ và việc đã có từ lâu, “không có thạch cao làm sao ra đậu phụ” càng khiến người tiêu dùng kinh hãi.
Trước thông tin này, Chị Trần Thị Thu Hương ở phố Phan Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ, đậu phụ là món ăn phổ biến trong bữa cơn của gia đình. Tuy nhiên, từ khi có thông tin đậu phụ chứa thạch cao, chị Hương rất hạn chế mua về cho gia đình ăn, hoặc nếu mua cũng chỉ mua ở những chỗ quen biết.
đậu phụ, thạch cao, phân biệt, đậu phụ sạch, an toàn
Trong khi đó, một số khác lại lo lắng bởi không biết phân biệt đâu là đậu phụ có chứa thạch cao, đậu là đậu phụ sạch và thạch cao được người làm cho vào đậu phụ có an toàn không?
Chị Kim Chung ở Đại Từ (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, trước kia đi chợ cứ thấy đậu phụ mới ra lò, sờ ấm nóng thì mua chứ chẳng để ý gì. Giờ biết đậu phụ có chứa thạch cao chị lại băn khoăn không biết thực hư như thế nào. “Người thì bảo dùng thạch cao mua ở tiệm thuốc Bắc sẽ không sao, người thì bảo thạch cao nói chung sẽ rất độc”, chị Chung hoang mang.
Trước thông tin này, ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, cho biết Cục An toàn thực phẩm đã giao Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh thành, đặc biệt là TP.HCM tập trung kiểm tra. Các cơ sở sản xuất lớn đều được kiểm tra, lấy mẫu xem loại phụ gia và nguyên liệu đang sử dụng, kiểm nghiệm thành phẩm xem có tạp chất để xác định loại phụ gia đang sử dụng...
Theo ông Trung, đợt kiểm tra này sẽ tập trung giúp người tiêu dùng có đủ thông tin về loại thực phẩm ưa thích đậu phụ, tào phớ, sữa đậu nành trên thị trường.
Nhận biết đậu phụ chứa thạch cao
Theo bà Trần Bích Lam, giảng viên Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Khoa Kỹ thuật hoá học (ĐH Bách khoa TP.HCM), thạch cao (Cacbonat canxi) là chất được cho phép sử dụng trong thực phẩm, dược phẩm và nhiều lĩnh vực khác như nha khoa, mỹ thuật, kim hoàn... Cacbonat canxi được sử dụng trong sản xuất đậu phụ vì là chất giúp tạo kết tủa trong sữa đậu nành.
Tuy nhiên, theo ông Lam, thạch cao dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tuỳ theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân, cadmi... Nếu sử dụng thạch cao còn lẫn nhiều tạp chất cho thực phẩm sẽ gây bệnh tuỳ theo loại kim loại nhiễm phải, chẳng hạn như nhiễm chì sẽ gây ngộ độc chì, đau bụng, buồn nôn, suy gan, thận, trẻ em bị thiểu năng trí tuệ.
Tương tự, ông Lê Thanh Hải, giảng viên Khoa Công nghệ sau thu hoạch, đại học Hùng Vương TP.HCM cho biết, thạch cao thực phẩm là canxi sunfat (CaSO4), thường trên thị trường đa số bị ngậm nước có thể ngậm 2, 4 hoặc 6 tuỳ độ ẩm và điều này nhà sản xuất có thể tác động. Ứng dụng gần gũi nhất của CaSO4 là trong đậu phụ.
đậu phụ, thạch cao, phân biệt, đậu phụ sạch, an toàn
Đậu nành sau các công đoạn xử lý, lên men sẽ được ép để tạo thành hình khối, để cấu trúc đông được như vậy thì phải có thạch cao vào. Trong trường hợp này, CaSO4 có vai trò liên kết các cấu trúc phân tử, mà diễn dịch ra là liên kết đạm với nhau. Đạm của đậu nành khác đạm của động vật, bởi đạm động vật “dai”, cấu trúc dính lại với cơ vân cơ trơn; trong khi đạm thực vật không có khả năng đó, để tạo cấu trúc phải nhờ CaSO4.
Theo các chuyên gia thực phẩm, để phân biệt đậu phụ chứa thạch cao hay không, chúng ta chủ yếu dựa vào trực quan là chính.
Khi đi mua về ăn thấy miếng đậu phụ có mùi thơm và vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng là đậu phụ được làm theo cách an toàn, không có chứa thạch cao. Ngoài ra, đậu phụ không chứa thạch cao khi cầm lên tay thấy hơi nhẹ, miếng đậu mềm, nhìn có màu trắng kem. Còn đậu phụ cho nhiều thạch cao thường có vị hơi chát, nếu cho nhiều bột thì sờ vào thấy cứng, nặng tay.
Các chuyên gia còn khuyên, người tiêu dùng tránh chọn mua những loại đậu phụ có vị béo lạ hoặc mùi quá thơm vì đó có thể là mùi vị của phụ gia.
Ngoài ra, theo các vị chuyên gia trong ngành, đậu phụ còn rất dễ bị nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản. Nấm có thể sinh sôi rất nhanh trên những khay ép không được vệ sinh kỹ, qua tay người làm và cả trong quá trình bày bán. Vì vậy, khi chọn lựa, nên bỏ qua những miếng đậu phụ có mùi lạ, vị chua.

B.H (tổng hợp)