Xử lý thực phẩm chức năng giả rất khó khăn. |
Theo các chuyên gia, TPCN chỉ được phép lưu hành sau khi kiểm nghiệm và được chứng nhận phù hợp với nội dung công bố. Ngoài ra, định kỳ doanh nghiệp còn phải gửi mẫu sản xuất tới phòng kiểm nghiệm để kiểm nghiệm chỉ tiêu công bố và lưu lại kết quả kiểm nghiệm đó, nếu không đảm bảo, doanh nghiệp sẽ bị thu hồi sản phẩm. Về phía cơ quan quản lý, hàng tháng đều có kế hoạch hậu kiểm từng nội dung cụ thể. Có thể tổ chức đoàn thanh tra đến lấy mẫu sản phẩm lưu hành trên thị trường để kiểm nghiệm. Khi các cơ quan chức năng phát hiện chất lượng sản phẩm đang lưu hành không đảm bảo như công bố sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Mặc dù quy trình quản lý chặt chẽ như vậy, nhưng do TPCN là mặt hàng có lợi nhuận cao nên các đối tượng đã dùng nhiều thủ đoạn tinh vi để cố tình vi phạm trong sản xuất và kinh doanh. Thực tế, 50% sản lượng TPCN vi phạm về chất lượng và nhiều người đã phải nhập viện vì sử dụng TPCN giả.
Bà Mai Thị Thanh, một người tiêu dùng cho biết: “Do nhu cầu sử dụng TPCN của người dân ngày càng tăng, thị trường càng trở nên phong phú, đa dạng. Điển hình như có nhiều cửa hàng dược phẩm chủ yếu kinh doanh theo hình thức nhà thuốc gia đình (kinh doanh ngay trong nhà), các loại TPCN chủ yếu được cất trong nhà, khi khách hàng có nhu cầu sẽ đưa ra bán. Trong đó, có bán nhiều loại TPCN làm đẹp cho phụ nữ như: sữa ong chúa, nhau thai cừu, vi cá mập, collagen... và TPCN tăng cường sinh lực cho nam giới, được nhân viên nhà thuốc giới thiệu công năng với những lời lẽ “có cánh” và giá cao “ngất ngưởng”. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm có đúng như quảng cáo và công dụng ghi trên nhãn hay không thì chưa được quản lý chặt chẽ, dẫn đến bị lạm dụng về nhiều mặt”.
Theo ông Nguyễn Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty thực phẩm IMC: TPCN hiện đang trên đà phát triển mạnh, tuy nhiên các văn bản pháp luật để quản lý loại thực phẩm này chưa theo kịp với tốc độ phát triển quá nhanh của nó. Chính vì vậy, việc xây dựng cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả quản lý TPCN là rất quan trọng.
Cùng với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, siết chặt quản lý TPCN, các chuyên gia cho rằng việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân, doanh nghiệp hiểu đúng, nhận thức đúng về TPCN cũng rất cần thiết. Bởi hiện không ít người dân cho rằng, TPCN với người có bệnh uống tốt mà không có bệnh thì uống cũng có tác dụng. Chính quan niệm như vậy nên người dân không nhận được tác dụng rõ ràng của loại thực phẩm này mà dễ dàng để hàng giả, hàng nhái trà trộn.
Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) nhấn mạnh: “Chúng ta có những chiến dịch đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin giáo dục truyền thông. Chúng ta phải tuyên truyền để người dân hiểu rằng TPCN không phải là thuốc chữa bệnh và không thay thế được thuốc chữa bệnh. Tiêu chí tức là tuyên truyền TPCN hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng. Hiểu đúng - đây là sản phẩm nâng cao sức khỏe không phải là thuốc chữa bệnh. Làm đúng - là công bố đúng, sản xuất đúng, quảng cáo đúng, ghi nhãn đúng, kiểm nghiệm đúng. Dùng đúng - là có nhu cầu sử dụng TPCN thì mới mua về sử dụng, không sử dụng tuyên truyền mang tính chất truyền miệng, thổi phồng tác dụng, coi TPCN là thần dược”.
Để quản lý chặt chẽ TPCN, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Công thương chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương tiến hành kiểm tra, rà soát hoạt động của các tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp. Nếu phát hiện vi phạm cần xử lý nghiêm minh theo Nghị định số 42/2014 của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Hy vọng rằng, với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, công tác quản lý TPCN sẽ hiệu quả, đi vào nề nếp hơn.
Trả lờiXóave may bay eva airline
vé máy bay đi boston mỹ
mua vé máy bay korean air
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
vé máy bay đi canada giá bao nhiêu
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Kien Thuc Du Lich