Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Thu phí ATM: Liên minh độc quyền, nỗi lo nay đã thành hiện thực?

Theo chuyên gia kinh tế, nghịch lý ở chỗ, khi sáp nhập 2 liên minh thẻ lớn nhất lại với nhau để thành một liên minh thống nhất thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn thì ở đây lại thành ra có dấu hiệu lũng đoạn khi phí ATM ngay lập tức tăng.

Thu phí ATM: Liên minh độc quyền, nỗi lo nay đã thành hiện thực?
Hơn nửa năm sau khi sáp nhập 2 liên minh thẻ lớn nhất Việt Nam, mức phí ATM dành cho khách hàng chẳng những không giảm như kỳ vọng mà còn tăng, gây nhiều bức xúc cho khách hàng.
"Về một nhà"
Bức xúc phí ATM
Bức xúc phí ATM "móc túi" khách hàng
Cuối năm 2014, sau khoảng hơn 2 năm chuẩn bị, 2 đại gia thẻ lớn nhất Việt Nam là Công ty CP Dịch vụ thẻ Smartlink và Công ty CP Chuyển mạch Tài chính quốc gia Việt Nam (Banknetvn) chính thức “về một nhà”. 
Theo kế hoạch sau khi sáp nhập, công ty mới sẽ sắp xếp lại hệ thống ATM, POS theo hướng nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm chi phí và cải thiện chất lượng dịch vụ, mở rộng kết nối hệ thống thanh toán thẻ của Việt Nam với các tổ chức thẻ quốc tế; phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền hệ thống chuyển mạch thống nhất. 
Vào thời điểm đó, trước lo ngại cho rằng sáp nhập 2 liên minh thẻ lớn nhất sẽ tạo ra sự độc quyền, ông Phạm Tiến Dũng - Chủ tịch HĐQT Banknetvn khẳng định, việc sáp nhập 2 công ty phải đứng trên khía cạnh khách hàng. Riêng về chi phí, vị này khẳng định chắc chắn sẽ hợp lý hơn. 
"Trước đây 2 công ty phải duy trì 2 hệ thống, 2 nguồn lực… nên chi phí bỏ ra là không nhỏ, thì bây giờ chúng ta chỉ phải bỏ 1 chi phí. Việc quản lý về phía tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Việc quản lý cạnh tranh phải xin phép Bộ Công thương. Cơ quan quản lý Nhà nước luôn giám sát hoạt động của chúng tôi để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng”, ông Dũng trả lời khi trao đổi với báo chí.
Tại thời điểm đó, Thủ tướng cũng ký Quyết định cho phép liên minh thẻ hợp nhất Smartlink và Banknet được hưởng miễn trừ tập trung kinh tế (miễn trừ độc quyền) 5 năm và tự động gia hạn nếu các bên không vi phạm. Quyết định miễn trừ độc quyền chỉ cấp cho các đơn vị có thị phần sau khi kết hợp chiếm trên 50% trên thị trường song được coi là không vi phạm luật cạnh tranh nếu việc này cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội và vì lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, sau hơn nửa năm sáp nhập, trên thực tế, mức phí ATM dành cho khách hàng chẳng những không giảm mà còn tăng, thậm chí còn xuất hiện thêm nhiều loại phí và phụ phí. Trong khi đó, chất lượng và dịch vụ được khách hàng đánh giá là “chưa thấy cải thiện”, vẫn còn nhiều khách hàng gặp “trục trặc” khi đi rút tiền như bị nuốt thẻ, cây ATM báo lỗi, hết tiền…
... Vẫn vắt sữa bò
Theo TS Nguyễn Minh Phong, thời gian vừa qua ngân hàng đã qua giai đoạn khuyến mại và đến thời “vắt sữa bò”. Tuy nhiên, việc tăng phí diễn ra ngay sau khi liên minh thẻ được thành lập, ít nhiều cho thấy có sự thoả thuận ngầm ở đây.
“Bên cạnh đó, kỳ vọng của người dân cũng chưa được như ý khi dịch vụ chưa tốt, mức thu phí tăng nhanh hơn cả chất lượng dịch vụ, người dân không có quyền lựa chọn. Bất cập nhất có thể kể tới như giới hạn rút tiền thấp trong khi phí rút tiền ngày càng tăng, in một tờ sao kê bằng “mắt muỗi” cũng mất 550 đồng trong khi giá cả tờ giấy A4 chỉ 100-200 đồng”, ông Phong nói. 
Ông Phong cũng cho rằng, nghịch lý ở chỗ là đáng nhẽ, khi sáp nhập 2 liên minh thẻ lại với nhau để thành một liên minh thống nhất thì sẽ tiết kiệm chi phí hơn thì ở đây lại thành ra có dấu hiệu lũng đoạn.
"Không còn cạnh tranh nữa, tính thoả thuận cao cho nên rõ ràng không có lý do gì để giải thích việc tăng phí cả bởi đáng lẽ càng mở rộng thì chi phí phải càng thấp. Ở đây có 2 dấu hiệu, thứ nhất là sự thiếu trách nhiệm của liên minh này, và thứ hai là có dấu hiệu của sự thoả thuận, thống nhất về giá, giảm cạnh tranh và không vì lợi ích xã hội”, ông Phong nhấn mạnh.
Ông Phong nói thêm rằng, ở đây có thể có cả dấu hiệu cơ quan quản lý đã "hơi bị" buông lỏng về kiểm soát, thiếu kênh tiếp nhận thông tin. 
Chia sẻ về quan điểm này, một vị chuyên gia trong ngành cũng từng cho rằng việc áp phí ATM vô hình chung là một hình thức gia tăng giá trị cho ngân hàng và thể hiện sự độc quyền của liên minh thẻ ở Việt Nam. Trong thị trường cạnh tranh thì mức phí này khó mà tồn tại được và xét theo lợi ích cụ thể từng ngân hàng thì có lẽ áp dụng phí ATM với chính khách hàng của mình sẽ lợi bất cập hại.



1 nhận xét: