Các chung cư tại TPHCM đang tồn tại nhiều tranh chấp xoay quanh các vấn đề như quyền sở hữu chung - riêng, chất lượng công trình, cấp sổ hồng - sổ đỏ chậm. Nhưng vấn đề tiền quỹ bảo trì chung cư luôn là tranh chấp “nảy lửa” nhất.
Đó là những nhận xét chung của các chuyên gia, đại diện cơ quan chức năng tại Hội thảo “Công tác quản lý nhà nước về chung cư trên địa bàn TPHCM - thực trạng và giải pháp” do Sở Xây dựng TPHCM tổ chức sáng 24/7.
Chung cư 4S Riverside xảy ra vụ tranh chấp phí bảo trì đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm (Ảnh: NLĐ)
Chủ đầu tư “ôm” phí bảo trì
Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TPHCM, kết quả kiểm tra 30 chung cư trên địa bàn thì có 8 chung cư đang có tranh chấp về quyền sở hữu chung, riêng. Cụ thể là tranh chấp về cách xác định diện tích căn hộ, tranh chấp tầng hầm, phòng y tế, khu sinh hoạt chung đa năng. Tuy nhiên, tranh chấp về phí bảo trì chung cư giữa Ban quản trị (BQT) và chủ đầu tư luôn là “điểm nóng” nhất…
Luật Nhà ở quy định, chủ đầu tư có trách nhiệm tạm lập tài khoản để quản lý kinh phí khi chưa thành lập được BQT nhà chung cư. Theo đó, chủ đầu tư được quyền quản lý khoản tiền phí bảo trì 2% (giá trị căn hộ của từng cư dân) và phải bàn giao lại khi chung cư đã có BQT.
Quy định là thế nhưng hầu như tại các chung cư trên địa bàn TPHCM khi đưa vào hoạt động, đã có BQT mà chủ đầu tư vẫn “chây ì”, né tránh hoặc tìm mọi cách chiếm dụng khoản tiền này.
Đơn cử như trường hợp xảy ra tại chung cư 4S Riverside (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức). BQT chung cư này cho biết, chung cư 4S được UBND quận Thủ Đức công nhận từ năm 2011 nhưng mãi 3 năm sau, chủ đầu tư vẫn mới bàn giao công tác quản lý vận hành chung cư cho BQT. Tuy nhiên, chủ đầu tư lại không bàn giao bản vẽ kỹ thuật, hồ sơ pháp lý, tầng hầm, nhà sinh hoạt cộng đồng cùng hơn 3 tỷ đồng tiền phí bảo trì.
Dù lãnh đạo UBND quận Thủ Đức yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì cho Ban quản trị nhưng doanh nghiệp này vẫn… ngó lơ.
Chính vì những bất đồng đó, đầu năm 2015, cư dân chung cư này khởi kiện chủ đầu tư đòi lại hơn 3 tỷ đồng phí bảo trì. Nhưng đã qua ba phiên hòa giải ở tòa đều không thành do chủ đầu tư vắng mặt.
Khu dân cư The Era Town (phường Phú Mỹ, quận 7, TPHCM) cũng đang trong tình trạng tranh chấp về tiền phí bảo trì tương tự như chung cư 4S Riverside. Theo BQT The Era Town thì ước tính quỹ bảo trì là hàng chục tỷ đồng. Thế nhưng, lúc truy vấn BQT thì mới “tá hoả” do chủ đầu tư tuyên bố “lỡ xài hết” khoản tiền đó vào mục đích kinh doanh vì tình hình tài chính khó khăn.
Những tranh chấp về quyền sở hữu chung - riêng cũng luôn bùng nổ ở các chung cư
“Bêu tên” dự án nhà ở có tranh chấp
Tham luận tại hội thảo, BQT chung cư 4S cho biết, khi chủ đầu tư “chây ì” phí bảo trì, BQT đã tiến hành khởi kiện yêu cầu chủ đầu tư bàn giao công tác quản lý vận hành cho BQT theo Điều 177 Luật Nhà ở năm 2014.
Tuy nhiên, kiện ra tòa để tranh chấp về sở hữu chung là một việc rất nhiêu khê. Về mặt tố tụng, tòa yêu cầu phải đưa tất cả chủ sở hữu căn hộ, người sử dụng chung cư vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vì họ đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích chung của chung cư.
“Như vậy, vụ án không biết bao giờ mới kết thúc vì chưa chắc tòa đưa tất cả chủ sở hữu căn hộ, người sử dụng chung cư vào tham gia tố tụng là đúng thành phần vì trong chung cư có nhiều thành phần khác nhau, bao gồm chủ sở hữu, người thuê, người ở nhờ, người quản lý…khi nào thì mời chủ sở hữu, khi nào thì mời người sử dụng sẽ gây ra nhiều hệ lụy”, đại diện BQT chung cư 4S phân tích.
Hiện nay, tranh chấp liên quan đến chung cư ngày càng tăng. Để hạn chế tranh chấp xảy ra, đại diện các BQT chung cư cho rằng, pháp luật về nhà ở phải quy định cụ thể, rõ ràng về sở hữu chung, riêng, đặc biệt với nhà để xe, sân vườn, các phần tiện ích trong chung cư.
“Pháp luật về nhà ở phải có biện pháp chế tài mạnh mẽ với các chủ đầu tư không thực hiện bàn giao phần sở hữu chung cho tập thể cư dân mà đại diện là BQT. Các chủ đầu tư chiếm hữu phần sở hữu chung phải bị xử phạt và công bố thông tin công khai để người mua biết”, BQT chung cư 4S kiến nghị.
Sở Xây dựng TPHCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến việc tranh chấp quyền sở hữu chung riêng trong nhà chung cư là do sự xung đột về quyền lợi của chủ đầu tư, cư dân. Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật chưa thống nhất, còn chồng chéo…
Ông Đỗ Phi Hùng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có 63 dự án nhà ở xảy ra tranh chấp khiếu nại liên quan đến nhà chung cư.
Ông Hùng cho biết, Sở Xây dựng đang tổng hợp danh sách 63 dự án này để trình UBND TPHCM xem xét hướng xử lý. Những chung cư tranh chấp, khiếu nại sẽ được công khai nêu tên.
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva air
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
dai ly korean air
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Kien Thuc Du Lich