"Nếu các tỉnh không ngăn chặn thực trạng bò bơm nước thì TP.HCM sẽ tiếp tục hứng nguồn thịt không đảm bảo an toàn" - ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, báo động.
Nhiều bạn đọc bày tỏ sự phẫn nộ sau khi đọc bài (Pháp Luật TP.HCM ngày 8/11 thông tin), đồng thời lo lắng vì sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng trước nguy cơ thịt bò bơm nước bẩn.
Phóng viên Pháp Luật TP.HCM tiếp tục theo chân các cán bộ Chi cục Thú y TP.HCM lấy mẫu thịt bò bán ở một số chợ ở quận 10, Tân Bình… để xét nghiệm.
Người dân TP chịu thiệt thòi
Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM, cho biết qua làm việc với tiểu thương, Chi cục ghi nhận thịt bò bơm nước kinh doanh tại các chợ này có nguồn gốc từ Long An, Tiền Giang…
"Nếu không ngăn chặn kịp thời hiện tượng bơm nước cho bò ở các tỉnh lân cận thì người tiêu dùng TP.HCM sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Tuy nhiên, phải có bằng chứng hẳn hòi thì các tỉnh mới "tâm phục khẩu phục". Vì vậy, Chi cục Thú y TP.HCM phải phối hợp với cộng tác viên để ghi hình hoạt động bơm nước cho bò và yêu cầu địa phương liên quan phải giám sát chặt các lò giết mổ" - ông Thảo nói.
Theo ông Thảo, đối với những tiểu thương từng bị phát hiện kinh doanh thịt bò bơm nước trên địa bàn TP.HCM thì cơ quan thú y yêu cầu viết cam kết ngưng ngay hành vi nói trên. Bên cạnh đó, cơ quan thú y sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời giữ lại lô hàng. Nếu kết quả cho thấy thịt bị nhiễm vi sinh thì sẽ bị phạt và tiêu hủy toàn bộ lô hàng.
"Do người tiêu dùng khó phân biệt thịt bò bơm nước và không bơm nước nên giải pháp căn cơ là phải kiểm soát thật chặt hoạt động bơm nước bò trước khi giết mổ ở các tỉnh" - ông Thảo nhấn mạnh.
Bò bị bơm nước tại lò giết mổ gia súc Tuấn Cúc (Tiền Giang). Ảnh: Thú y TP.HCM
Chất lượng thịt bị ảnh hưởng ra sao?
Liên quan đến chất lượng thịt bò bơm nước, ông Thảo phân tích: Bò bị cưỡng ép bơm nước thật nhiều, thật no sẽ rơi vào trạng thái stress. Khi đó máu dồn xuống hệ tiêu hóa để giúp sự co bóp của bao tử. Đồng thời bao tử cũng tiết dịch để tiêu hóa thức uống. Trong giai đoạn này, chất lượng thịt sẽ không tốt.
Bên cạnh đó, hệ thống các mạch máu nhỏ của đường ruột sẽ giãn nở vì vậy vi khuẩn trong đường ruột thâm nhập vào hệ thống mạch máu và nhiễm vào cơ thể bò, tạo thành những vùng thịt "mệt". Vùng thịt "mệt" sẽ sậm màu và cứng.
Chưa hết, hệ thống mạch máu trên vùng mỡ mô liên kết nổi rõ khiến mỡ có màu bất thường, đỏ au (trong khi bình thường mỡ màu vàng hoặc trắng). Do vậy chất lượng thịt đã có sự biến đổi, không tốt, không để lâu được và mau ôi thiu.
Một DN trong ngành giết mổ, chế biến thịt heo cho biết các lò giết mổ dùng nước không sạch, nước ruộng để bơm vì có độ pH thấp, sẽ thẩm thấu nhanh. Còn nước sạch thẩm thấu chậm hơn. Đây là hành vi vô đạo đức, thậm chí phạm tội vì ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Sở dĩ còn tình trạng này là do việc chế tài, xử phạt chưa đủ tính răn đe.
Lợi nhuận "khủng"!
Cũng theo Chi cục Thú y TP.HCM, bò bị bơm nước thì nước sẽ thẩm thấu vào các cơ thịt, đặc biệt những cơ thịt vận động nhiều nên sẽ gia tăng trọng lượng. Giá bò hơi hiện nay trên dưới 65.000 đồng/kg. Một con bò bơm nước tăng thêm trung bình 20 kg thì số tiền thu lợi bất chính hơn 1 triệu đồng/con. Trừ tiền công người bơm nước (20.000-30.000 đồng/con), tiền công giết mổ (50.000-60.000 đồng/con) thì lợi nhuận quá "khủng".
Ông Văn Đức Mười, Tổng Giám đốc Công ty Vissan, cho biết hiện lượng bò nuôi trong nước khoảng 6 triệu con, chỉ đủ cung cấp cho các vùng địa phương, không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của những khu vực trung tâm đô thị.
"Do lượng bò trong nước không đủ cung cấp nên nhiều thương lái đã bơm nước vào bò để tăng trọng, thu lợi nhuận phi pháp, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, ảnh hưởng người tiêu dùng" - ông Mười nói.
Ông Mười đề nghị: "Với hành vi bơm nước cho bò, Nhà nước cần mạnh tay hơn nữa. Không chỉ phạt hành chính mà còn xác định hành vi bơm nước cho bò là xâm phạm sức khỏe người tiêu dùng".
Ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng
Bơm nước vào thịt bò hay thịt nào khác là việc làm lừa dối và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Qua thông tin cho thấy bò bị bơm nước nhiều lần trước khi giết mổ. Mà đâu phải họ dùng nước sạch. Nước bẩn gây nhiễm khuẩn trong thịt.
Trước thực trạng báo động này, Hội đã có kiến nghị đến các cơ quan chức năng, quản lý tăng cường kiểm tra, giám sát để hạn chế tình trạng này.
Đồng thời đề nghị các chuyên gia an toàn vệ sinh thực phẩm có thông báo chính thức, có hướng dẫn để người tiêu dùng nhận biết đâu là thịt bị bơm nước, thịt bơm nước ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào… Từ đó người tiêu dùng biết và tẩy chay thì mới góp phần đẩy lùi nạn bơm nước vào thịt.
Luật gia Phan Thị Việt Thu, Phó Chủ
tịch
Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM
Trước thực trạng gia súc (heo, bò…) bị bơm nước tràn lan, Bộ
NN&PTNT vừa ban hành Công văn 8706 yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo công an, quản lý
thị trường, thú y điều tra, triệt phá việc bơm nước vào gia súc. Công khai danh sách, địa chỉ cơ sở
giết mổ, buôn bán gia súc bị bơm nước.Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP.HCM
Mặc dù trong nghề nhưng vài lần mua thịt từ chợ đầu mối về khi xẻ ra mới biết là
thịt bị bơm nước. Chẳng hạn ở phần thịt ba rọi thấy lớp thứ hai bị phồng lên, khi lấy
khăn vuốt thì nước phụt ra. Sau đó nhìn miếng thịt không còn đẹp nữa. Thịt bị bơm nước
thì không treo được. Đối với các loại như nạc, đùi… để một hồi thấy nước chảy xung
quanh. Có thể nhận biết bò bị bơm nước bằng cách ấn vào thịt thấy mềm và nhũn, còn
thịt bình thường thì dẻo, đàn hồi hơn.
Cô Nguyễn Thị Nhân, tiểu thương quầy thịt
chợ Gò Vấp
Tú Uyên ghi
Trả lờiXóahãng vé máy bay eva
vé máy bay 2 chiều đi mỹ
korean airline
vé máy bay đi mỹ khoảng bao nhiêu
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch