Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Thực phẩm động vật nhiễm kháng sinh - mối nguy cho người dùng

Việc sử dụng thực phẩm tồn dư kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng có những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh làm giảm hiệu quả điều trị.




Lạm dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm
Theo thông tin từ báo Hà Nội mới, "70- 80% thực phẩm từ động vật có nguy cơ nhiễm kháng sinh". Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị thường niên Hội Y tế công cộng Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 28/11. 
GS.TS Nguyễn Công Khẩn, Cục trưởng Cục Khoa học - Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, rủi ro về an toàn thực phẩm (ATTP) (như tình trạng nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, dư lượng hóa chất trong nông nghiệp, hormon tăng trưởng, phụ gia cấm và các chất độc tự nhiên trong thực phẩm) là một trong những vấn đề trọng tâm thuộc lĩnh vực sức khỏe cộng đồng cần được tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng để có thêm các cơ sở cảnh báo và giải pháp khắc phục.
Theo GS.TS Nguyễn Công Khẩn, khoảng 70- 80% thực phẩm từ động vật từng sử dụng kháng sinh trong quá trình chăn nuôi nên có nguy cơ nhiễm kháng sinh. Việc sử dụng thực phẩm tồn dư kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng có những chủng vi khuẩn kháng kháng sinh làm giảm hiệu quả điều trị.
thit-lon-sach-23585
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có thể gây nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh minh họa
Theo nghiên cứu, trong quá trình chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, để đảm bảo sức khỏe cho các loại vật nuôi, người chăn nuôi thường sử dụng kháng sinh. 
Bên cạnh đó, giống như việc dử dụng hooc - mon, người chăn nuôi sử dụng kháng sinh với mục đích tăng trưởng cho vật nuôi, như một chất kích thích tăng trọng, giảm thấp tiêu hao thức ăn, tăng lợi nhuận. 
Tuy nhiên, hiện nay, khá nhiều người sử dụng kháng sinh quá mức cho phép trong chăn nuôi không chỉ để đảm bảo cho sức khỏe của vật nuôi mà còn vì lợi ích, lợi nhuận trong kinh doanh.
Nếu người chăn nuôi sử dụng kháng sinh cho vật nuôi trong thời gian dài và không đúng liều lượng, tình trạng kháng kháng sinh, "nhờn kháng sinh" sẽ xảy ra trong cơ thể của vật nuôi. Điều này khá nguy hiểm, vì nếu vật nuôi bị bệnh, khi bị kháng thuốc, những bệnh này sẽ không khỏi mà còn có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn. 
Bên cạnh đó, việc kháng kháng sinh trong cơ thể vật nuôi còn có khả năng xảy ra hiện tượng "tồn sư kháng sinh" trong cơ thể vật nuôi, mà sự dư cặn kháng sinh này còn có thể gây ảnh hưởng tới súc khỏe của người tiêu dùng.
Tồn dư kháng sinh có thể dẫn đến ung thư cho người tiêu dùng
Tồn dư kháng sinh trong thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân, như việc người chăn nuôi sử dụng kháng sinh cho việc kích thích sự tăng trưởng của vật nuôi, dùng kháng sinh để bảo quản thực phẩm gia súc trong quá trình vận chuyện, lưu trữ...
Bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của E.Coli. Khi E.Coli đã kháng thuốc thì nó có thể chuyền plasmid kháng thuốc của nó cho các loại vi khuẩn gây bệnh khác sống trong đường ruột.
Sự tồn dư hóa chất và kháng sinh có trong thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trước tiên đến vật nuôi mà còn gây nguy hại cho sức khỏe của người tiêu dùng khi tiêu thụ thực phẩm. Nó gây ảnh hưởng ngay lập tức sau khi tiêu thụ sản phẩm như xảy ra phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh, gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh... 
Bên cạnh đó, nó ảnh hưởng muộn hơn khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh như tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn, làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.
Theo một số nghiên cứu tại Mỹ, người ta phát hiện thịt sản xuất có chất diethylstibestrol có liên quan đến một số bệnh ung thư trên người. Nguy cơ ung thư cơ quan sinh dục người con gái của những người mẹ được điều trị hormon này trong thời gian có chửa rất cao. Năm 1980 tại Italia, người ta phát hiện ra sự tồn dư của chất này trong thịt bê đóng hộp cho trẻ con ăn đã gây ra một vụ bê bối lớn. Các trường hợp đàn ông có vú to như phụ nữ, người pê đê thường được quan sát thấy ở những trẻ em trong vùng được qui là tại có diethylstibestrol trong thức ăn của trẻ khi chúng còn nhỏ. Tác động gây độc cấp tính của các beta-agoniste đã được đề cập đến rất nhiều vụ ngộ độc trên người sau khi tiêu thụ gan, kể cả thịt có nhiễm chất clenbuterol, một dạng beta-agoniste. Các triệu chứng ngộ độc như run cơ, tim nhanh, hồi hộp, thần kinh bị kích thích có thể kéo dài nhiều giờ cho đến nhiều ngày.

Theo San San - Người tiêu dùng


1 nhận xét: