Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Nguy hại vì bảo quản sữa không đúng

Người kinh doanh vô tư bày sữa chua, sữa uống lên men, phô mai, váng sữa bên ngoài với nhiệt độ thường trong khi các sản phẩm này bắt buộc phải bảo quản lạnh.

 

Bảo quản sữa không đúng cách ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm, không chỉ đơn giản là sữa "bớt ngon" mà còn có thể khiến chúng từ chất bổ dưỡng thành ổ vi khuẩn có hại.
Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa thuộc nhóm thực phẩm có nguy cơ cao cần quản lý chặt trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Thế nhưng, tại TP HCM, không khó để bắt gặp những hình ảnh nhiều "nguy cơ" trong việc trưng bày cũng như mua sữa.
Sữa chua bán cạnh xà phòng
Tại chợ Rạch Ông (quận 8), đa phần các sạp đều có diện tích siêu nhỏ, chỉ khoảng 2-3 m2 nên người bán tận dụng mọi không gian để bày hàng, dẫn đến việc không mấy gian hàng có tủ lạnh. Vì thế, các sạp bán kèm sữa chua, sữa uống lên men, váng sữa đều phải bày hàng ở nhiệt độ thường, gần với sữa bịch, sữa hộp, nước ngọt hay thậm chí là bột giặt, nước xả vải, nước lau sàn.

Trong khi đó, sạp K.H khá lớn chuyên bán gia vị, thực phẩm chế biến trong chợ Rạch Ông tuy có tủ lạnh nhưng dùng để hải sản đông lạnh nên sữa chua cũng được bày ngay trên tủ. Các sản phẩm bày bán đều là những thương hiệu quen thuộc, được quảng cáo nhiều trên truyền hình như: Love' in farm, Yakult, Monte... Có lẽ việc bán sữa chua "nóng" đã quen ở chợ này nên đối diện một sạp tạp hóa có xếp hàng chục lốc sữa chua bên ngoài treo bảng giới thiệu "sữa chua Love' in farm ướp lạnh" để chào hàng!
Sữa chua được bày bán cạnh xà phòng trong chợ Rạch Ông
Tương tự, khảo sát tại chợ Nguyễn Văn Trỗi (quận 3), phóng viên cũng nghi nhận không ít sạp bày bán sữa chua bên ngoài. Điều đáng nói là các thông tin về bảo quản sữa được ghi rõ trên nhãn nhưng cả người mua lẫn người bán đều cho qua. Đến khi gặp vấn đề về chất lượng thì lại "níu" nhà sản xuất. Do đó, các công ty đa phần đều có chương trình cho các điểm bán mượn tủ lạnh nhưng do mặt bằng chật hẹp, doanh số thấp, người tiêu dùng dễ dãi nên nhiều nơi vẫn bán "lụi".
Đại diện Công ty Vinamilk cho biết đối với những sản phẩm lên men chứa men sống như sữa chua thì
Khi mua và bảo quản sữa
- Chỉ mua sản phẩm được bán tại nơi có đầy đủ điều kiện bảo quản thực phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất, nơi đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Mua sản phẩm còn thời hạn sử dụng.
- Đối với sản phẩm mua về để sử dụng tại gia đình, cần bảo quản theo yêu cầu của nhà sản xuất
(Nguồn: Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế)

phải bảo quản nghiêm ngặt ở nhiệt độ 6 - 8 độ C. Nếu bảo quản ở nhiệt độ cao hơn 8 độ C trong thời gian vài giờ thì chất lượng sữa chua sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều (mùi không thơm như ban đầu, vị chua nhiều, trạng thái lỏng, vữa...). "Do đó, người dùng nên hạn chế tối đa việc giữ sữa chua ở nhiệt độ cao hơn 8 độ C; hạn chế việc lắc, nghiêng hộp sữa vì có thể làm hỏng cấu trúc" - vị này khuyến cáo.
Bày tràn lan ra vỉa hè
Tại nơi được mệnh danh là "phố sữa Sài Gòn" trên đường Nguyễn Thông (quận 3), dù có cửa hàng, bảng hiệu đàng hoàng nhưng nhiều điểm bán vẫn bày từ sữa bột đến sữa nước ra ngoài vỉa hè để khách dễ thấy.

Dù giá trị mỗi hộp sữa bột có khi lên đến 500.000 đồng nhưng nhiều khách hàng chỉ rà xe trước cửa tiệm, gọi nhân viên mang sữa ra và trả tiền mà ít khi kiểm tra về bao bì hay hạn sử dụng.
Ông Nguyễn Văn Tài, chủ cửa hàng Thế Giới Sữa trên đường Nguyễn Thông, cho biết đa phần người tiêu dùng chỉ kỹ tính trong lần đầu mua hàng. Vấn đề họ quan tâm nhất là giá cả, sau đó đến sự tiện lợi chứ ít người quan tâm việc cửa hàng bảo quản thế nào.

"Do đó, tuy đầu tư cửa hàng theo mô hình siêu thị mini chuyên về sữa đã được 3 năm nhưng chỉ mới dừng ở bước tập cho khách thói quen dùng sữa máy lạnh chứ về hiệu quả kinh tế không thể cạnh tranh với kiểu bán cũ do giá bán thường mắc hơn từ 3.000 - 5.000 đồng/hộp" - ông Tài nói.
Dù sữa bột, sữa nước tiệt trùng không có yêu cầu khắt khe trong bảo quản nhưng việc vô tư bày bán ở vỉa hè cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì vỉa hè thường nóng nên sữa bột hay có hiện tượng khô, khi pha bị nổi bọt, không tan; sữa nước thì dễ bị lên men, mau hỏng...
Đại diện các công ty sữa thừa nhận việc quản lý chất lượng sữa ở giai đoạn phân phối tại Việt Nam rất phức tạp, nhất là các kênh có quy mô nhỏ do đặc thù nền kinh tế có nhiều kênh phân phối đa dạng. Vì vậy, ngoài việc cung cấp tủ lạnh, giám sát bảo quản tại điểm bán, các công ty sữa vẫn phải hỗ trợ nhà phân phối đổi sản phẩm mới đạt chất lượng khi người tiêu dùng mua phải các sản phẩm có sự cố ở khâu lưu thông.
Mau bị ôxy hó
TS-BS Trần Văn Ký - phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam, Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam - cho biết bảo quản sữa không đúng cách làm rút ngắn thời gian sử dụng của sản phẩm khiến hạn sử dụng, thông tin quan trọng để người tiêu dùng chọn mua sản phẩm, không còn giá trị.
Theo TS-BS Ký, các sản phẩm như sữa chua, nước uống lên men, váng sữa... khi gặp nhiệt độ cao sẽ mau bị ôxy hóa, có thể sinh ra các chất mới có hại cho con người khi sử dụng. Do đó, người tiêu dùng không nên mua và sử dụng các sản phẩm này vì xác suất mua phải sản phẩm hư hỏng rất cao và nên mua hàng ở những nơi sản phẩm được bảo quản theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.


Theo Người Lao động

1 nhận xét: