Sự thật kinh hoàng về rau an toàn bán ở các siêu thị Hà Nội đang khiến dư luận không khỏi hoang mang về chất lượng của rau nói riêng cũng như thực phẩm nói chung.
Ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ NN-PTNT cho rằng, theo khảo sát trên thị trường Hà Nội, có khoảng 73% số người bán buôn rau (trong đó có cả các chủ siêu thị mini…) được hỏi không phân biệt được rau an toàn nếu không có hỗ trợ kỹ thuật, còn tỷ lệ này ở nhóm mua rau lên tới 95%.
Trong khi đó, nhu cầu rau quả tươi ở Hà Nội là rất lớn, sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 60%, trong số đó thì cũng chỉ mới có khoảng hơn 30% là được đưa đến từ các vùng rau an toàn. Như vậy người tiêu dùng đang được sử dụng rau an toàn là bao nhiêu?
Thực tế này đã được nhìn nhận bằng nhiều câu chuyện đề xuất về việc đưa các hệ thống sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp nhưng cuối cùng "mèo vẫn hoàn mèo". Mà căn nguyên của vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống văn bản pháp luật nước ta chưa có câu nào nói rằng sản xuất và tiêu thụ thực phẩm không an toàn là tội ác. Còn trách nhiệm của cơ quan quản lý thì chồng chéo.
Trong khi đó, nhu cầu rau quả tươi ở Hà Nội là rất lớn, sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 60%, trong số đó thì cũng chỉ mới có khoảng hơn 30% là được đưa đến từ các vùng rau an toàn. Như vậy người tiêu dùng đang được sử dụng rau an toàn là bao nhiêu?
Thực tế này đã được nhìn nhận bằng nhiều câu chuyện đề xuất về việc đưa các hệ thống sản xuất tiên tiến vào nông nghiệp nhưng cuối cùng "mèo vẫn hoàn mèo". Mà căn nguyên của vấn đề nằm ở chỗ, hệ thống văn bản pháp luật nước ta chưa có câu nào nói rằng sản xuất và tiêu thụ thực phẩm không an toàn là tội ác. Còn trách nhiệm của cơ quan quản lý thì chồng chéo.
Bởi vậy, những người sản xuất và tiêu thụ rau nói riêng, thực phẩm không an toàn nói chung chỉ bị xử lý hành chính, chưa có đơn vị nào khi nhập rau và các thực phẩm không an toàn về bán mà bị khởi tố. Vì vậy, chỉ có quản lý vấn đề này bằng luật pháp, có tính răn đe mạnh thì mới cải thiện được tình hình. Bao giờ chưa thay đổi tư duy quản lý, cứ dựa trên tình huống là trên thực tế thế này, ta dàn xếp thế nào cho yên thì sẽ không bao giờ thay đổi được.
Người tiêu dùng khiếp sợ với việc rau thối bán tràn lan trong siêu thị. Ảnh minh họa
Hiện nay, chưa có quy định nào bắt buộc người trồng rau hoặc người bán rau phải chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Nếu cơ quan chức năng có kiểm tra hoặc phát hiện rau có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay hóa chất cao thì cũng chịu vì không truy được nguồn gốc, xuất xứ để kịp thời xử lý. Điều đáng quan tâm là các loại rau bẩn không dễ kiểm định chất lượng và nguồn gốc xuất xứ bởi phạm vi lưu thông của các loại rau quá rộng, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Mặc dù từ năm 2003, ngành nông nghiệp đã có chế tài xử phạt nông dân sử dụng không đúng kỹ thuật thuốc bảo vệ thực vật theo Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19-3-2003 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật, mức xử phạt từ 200-500 nghìn đồng nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được
Vì vậy, tôi cho rằng, chính quyền, cụ thể là các cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương cần phải là bà đỡ gần gũi nhất của người nông dân, hỗ trợ họ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Dù ở bất cứ nền kinh tế nào, thì vai trò của cơ quan quản lý vẫn phải hướng đến mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của đa số người dân. Trong trường hợp này, không chỉ người nông dân mà cả người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Chúng ta cần nhìn toàn diện từ thị trường xuất khẩu đến tiêu dùng nội địa, để tạo được khung pháp lý phù hợp trong việc kiểm soát rau an toàn. Chúng tôi đã đi học tập kinh nghiệm một số nước châu Âu và Nhật Bản, thấy có nhiều mô hình hay đáng để học tập. Chẳng hạn, Ai-len có lực lượng hoạt động như cảnh sát về vấn đề này hay ở Pháp ủy quyền cho một cơ quan độc lập không thuộc Chính phủ chuyên đi giám sát chất lượng, họ làm việc độc lập với các bộ ngành.
Đối với VN thì sao, nếu chúng ta chưa làm được như họ thì tối thiểu nhất trong các cửa hàng, siêu thị có gắn biển bán rau an toàn cần phải có sự giám sát hàng ngày của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Phải có người, tổ chức hoặc cơ quan chức năng đứng ra chịu trách nhiệm khi người tiêu dùng có ý kiến không đồng tình với sản phẩm rau an toàn và đứng ra giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng (nếu có), thậm chí phải bồi thường thích đáng cho người tiêu dùng khi rau bán ra của cửa hàng không đảm bảo an toàn như khuyến cáo.
Nhiều năm nay, ngành nông nghiệp cũng như công thương Hà Nội đã có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ các điểm bán rau an toàn nhưng cứ mở ra rồi lại đóng cửa. Vì vậy, cần sự kết nối giữa người làm ra sản phẩm an toàn với người tiêu dùng, thông qua các hệ thống tiêu thụ. Về lâu dài, theo Bộ NN- PTNT, việc thay đổi quy mô trồng rau an toàn mới là mấu chốt để tác động đến các chuỗi phía sau như tiêu thụ, phân phối…. Bởi với quy mô chỉ trung bình 2 sào/hộ trồng rau an toàn hiện nay tại đồng bằng sông Hồng, việc thay đổi cả một quy trình từ sản xuất đến tay người tiêu thụ là bài toán cần không ít thời gian.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, dù là một trong những thực phẩm thiết yếu nhưng hiện nay rau an toàn mới chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng hóa của các siêu thị. Ngay tại Hà Nội thì lượng rau tiêu thụ trong các siêu thị cũng chỉ chiếm dưới 10% . Tuy nhiên, với việc thông tin rau không rõ nguồn gốc xuất xứ xuất hiện trong một số siêu thị gần đây đã gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng. Bởi so với các kênh bán hàng truyền thống thì đây là nơi mà người tiêu dùng có thể an tâm nhất.
Có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng rau không rõ nguồn gốc xuất xứ vào trong siêu thị. Nguyên nhân chủ quan là do lợi nhuận mà DN bỏ qua quy trình kiểm soát. Nguyên nhân khách quan là do quản trị doanh nghiệp yếu, kiểm soát không tốt đầu vào.
Trên thực tế, việc thiết lập mạng lưới tổ chức sản xuất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, phân phối rau trên thị trường đang có rất nhiều bất cập: quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chỉ dẫn... Đơn giản nhất là việc đóng gói, hiện nay phần lớn lượng rau an toàn hưa được đóng gói theo quy chuẩn, thậm chí là tùy tiện. Đáng lẽ bao bì phải được niêm phong, trên đó có mã số mã vạch cũng các thông số cơ bản về nguồn gốc xuất xứ, quy trình trồng chăm bón, thu hoạch, thời hạn sử dụng. Ví dụ, rau Vân Nội dù đã có thương hiệu trên thị trường nhưng chỉ dẫn vẫn rất chung chung, việc đóng gói thì không đảm bảo, chỉ đóng vào một túi nilon đơn giản rất dễ lấy ra và cho loại rau khác vào. Hay một chiếc bắp cải để trong siêu thị không đóng gói thì khó có thể thuyết phục được người tiêu dùng đó là rau an toàn. Đây cũng là lý một trong những lý do để rau không rõ nguồn gốc dễ dàng trà trộn vào trong các siêu thị.
Nhu cầu tiêu thụ rau xanh hiện nay của Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày, trong khi sản lượng rau an toàn mới đạt 800 tấn/ngày. Một câu hỏi được đặt ra phải chăng do chúng ta thiếu năng lực sản xuất dẫn đến tình trạng không cung ứng đủ nguồn rau an toàn cho các siêu thị nói riêng và thị trường tiêu dùng nói chung? Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, giá trị xuất khẩu hàng rau quả đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Để rau củ, quả có thể xuất khẩu được thì các nhà sản xuất phải đảm bảo được các yêu cầu rất khắt khe từ trồng, chăm bón, thu hoạch đóng gói của khách hàng. Vì vậy không thể nói rằng chúng ta thiếu năng lực sản xuất rau quả an toàn theo quy mô hàng hóa.
Biện pháp hành chính đối với các vi phạm ATVSTP dường như không có tác dụng. Mặc dù về hành lang pháp lý chúng ta đã có Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chí và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho rau, quả tươi an toàn tại VN đã được Bộ NN&PTNT ban hành từ năm 2008. Đặc biệt Quy chế 1371 của Bộ thương mại nay là Bộ Công thương về siêu thị, trung tâm thương mại đã nêu rõ: Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng...
Cũng theo ông Phú, vai trò quản lý giám sát của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp và công thương là rất quan trọng nhưng chúng ta không có đủ nguồn lực. Trong khi biện pháp hành chính dường như không có tác dụng.
Rõ ràng, để giải quyết bài toán rau an toàn cho các siêu thị nói riêng và thị trường tiêu dùng nói chung thì vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở chỗ chúng ta chưa quy hoạch, xây dựng được các vùng sản xuất theo quy mô hàng hóa phù hợp. Từ quy trình sản xuất, thu hoạch cho đến phân phối hiện nay vẫn thiếu đồng bộ, thiếu kiểm soát và chưa tạo ra được chuỗi khép kín.
Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao "kỷ luật sắt" đối với DN sản xuất và kinh doanh rau sạch cũng như thực phẩm sạch bằng hình thức rút giấy phép kinh doanh khi vi phạm thì việc ban hành các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này cũng như gắn kết chuỗi sản xuất cung ứng và phân phối là chìa khóa. Đây không chỉ là vấn đề riêng đối với rau sạch mà là bất cập chung của rất nhiều hàng hóa nông sản hiện nay. Và dù lạc quan thì cũng khó có thể tin tưởng rằng bài toàn này sẽ được giải quyết trong một sớm một chiều.
Vì vậy, tôi cho rằng, chính quyền, cụ thể là các cơ quan quản lý nông nghiệp địa phương cần phải là bà đỡ gần gũi nhất của người nông dân, hỗ trợ họ trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Dù ở bất cứ nền kinh tế nào, thì vai trò của cơ quan quản lý vẫn phải hướng đến mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích của đa số người dân. Trong trường hợp này, không chỉ người nông dân mà cả người tiêu dùng cũng được hưởng lợi.
Chúng ta cần nhìn toàn diện từ thị trường xuất khẩu đến tiêu dùng nội địa, để tạo được khung pháp lý phù hợp trong việc kiểm soát rau an toàn. Chúng tôi đã đi học tập kinh nghiệm một số nước châu Âu và Nhật Bản, thấy có nhiều mô hình hay đáng để học tập. Chẳng hạn, Ai-len có lực lượng hoạt động như cảnh sát về vấn đề này hay ở Pháp ủy quyền cho một cơ quan độc lập không thuộc Chính phủ chuyên đi giám sát chất lượng, họ làm việc độc lập với các bộ ngành.
Đối với VN thì sao, nếu chúng ta chưa làm được như họ thì tối thiểu nhất trong các cửa hàng, siêu thị có gắn biển bán rau an toàn cần phải có sự giám sát hàng ngày của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Phải có người, tổ chức hoặc cơ quan chức năng đứng ra chịu trách nhiệm khi người tiêu dùng có ý kiến không đồng tình với sản phẩm rau an toàn và đứng ra giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng (nếu có), thậm chí phải bồi thường thích đáng cho người tiêu dùng khi rau bán ra của cửa hàng không đảm bảo an toàn như khuyến cáo.
Nhiều năm nay, ngành nông nghiệp cũng như công thương Hà Nội đã có những chính sách ưu tiên, hỗ trợ các điểm bán rau an toàn nhưng cứ mở ra rồi lại đóng cửa. Vì vậy, cần sự kết nối giữa người làm ra sản phẩm an toàn với người tiêu dùng, thông qua các hệ thống tiêu thụ. Về lâu dài, theo Bộ NN- PTNT, việc thay đổi quy mô trồng rau an toàn mới là mấu chốt để tác động đến các chuỗi phía sau như tiêu thụ, phân phối…. Bởi với quy mô chỉ trung bình 2 sào/hộ trồng rau an toàn hiện nay tại đồng bằng sông Hồng, việc thay đổi cả một quy trình từ sản xuất đến tay người tiêu thụ là bài toán cần không ít thời gian.
Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cho biết, dù là một trong những thực phẩm thiết yếu nhưng hiện nay rau an toàn mới chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu hàng hóa của các siêu thị. Ngay tại Hà Nội thì lượng rau tiêu thụ trong các siêu thị cũng chỉ chiếm dưới 10% . Tuy nhiên, với việc thông tin rau không rõ nguồn gốc xuất xứ xuất hiện trong một số siêu thị gần đây đã gây mất niềm tin đối với người tiêu dùng. Bởi so với các kênh bán hàng truyền thống thì đây là nơi mà người tiêu dùng có thể an tâm nhất.
Có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến tình trạng rau không rõ nguồn gốc xuất xứ vào trong siêu thị. Nguyên nhân chủ quan là do lợi nhuận mà DN bỏ qua quy trình kiểm soát. Nguyên nhân khách quan là do quản trị doanh nghiệp yếu, kiểm soát không tốt đầu vào.
Trên thực tế, việc thiết lập mạng lưới tổ chức sản xuất, thu hoạch, đóng gói, bảo quản, phân phối rau trên thị trường đang có rất nhiều bất cập: quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, thiếu chỉ dẫn... Đơn giản nhất là việc đóng gói, hiện nay phần lớn lượng rau an toàn hưa được đóng gói theo quy chuẩn, thậm chí là tùy tiện. Đáng lẽ bao bì phải được niêm phong, trên đó có mã số mã vạch cũng các thông số cơ bản về nguồn gốc xuất xứ, quy trình trồng chăm bón, thu hoạch, thời hạn sử dụng. Ví dụ, rau Vân Nội dù đã có thương hiệu trên thị trường nhưng chỉ dẫn vẫn rất chung chung, việc đóng gói thì không đảm bảo, chỉ đóng vào một túi nilon đơn giản rất dễ lấy ra và cho loại rau khác vào. Hay một chiếc bắp cải để trong siêu thị không đóng gói thì khó có thể thuyết phục được người tiêu dùng đó là rau an toàn. Đây cũng là lý một trong những lý do để rau không rõ nguồn gốc dễ dàng trà trộn vào trong các siêu thị.
Nhu cầu tiêu thụ rau xanh hiện nay của Hà Nội khoảng 2.600 tấn/ngày, trong khi sản lượng rau an toàn mới đạt 800 tấn/ngày. Một câu hỏi được đặt ra phải chăng do chúng ta thiếu năng lực sản xuất dẫn đến tình trạng không cung ứng đủ nguồn rau an toàn cho các siêu thị nói riêng và thị trường tiêu dùng nói chung? Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong năm 2013, giá trị xuất khẩu hàng rau quả đã đạt hơn 1 tỷ USD, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ năm trước. Để rau củ, quả có thể xuất khẩu được thì các nhà sản xuất phải đảm bảo được các yêu cầu rất khắt khe từ trồng, chăm bón, thu hoạch đóng gói của khách hàng. Vì vậy không thể nói rằng chúng ta thiếu năng lực sản xuất rau quả an toàn theo quy mô hàng hóa.
Biện pháp hành chính đối với các vi phạm ATVSTP dường như không có tác dụng. Mặc dù về hành lang pháp lý chúng ta đã có Luật an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chí và quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) cho rau, quả tươi an toàn tại VN đã được Bộ NN&PTNT ban hành từ năm 2008. Đặc biệt Quy chế 1371 của Bộ thương mại nay là Bộ Công thương về siêu thị, trung tâm thương mại đã nêu rõ: Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng...
Cũng theo ông Phú, vai trò quản lý giám sát của các cơ quan liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp nông nghiệp và công thương là rất quan trọng nhưng chúng ta không có đủ nguồn lực. Trong khi biện pháp hành chính dường như không có tác dụng.
Rõ ràng, để giải quyết bài toán rau an toàn cho các siêu thị nói riêng và thị trường tiêu dùng nói chung thì vấn đề mấu chốt vẫn nằm ở chỗ chúng ta chưa quy hoạch, xây dựng được các vùng sản xuất theo quy mô hàng hóa phù hợp. Từ quy trình sản xuất, thu hoạch cho đến phân phối hiện nay vẫn thiếu đồng bộ, thiếu kiểm soát và chưa tạo ra được chuỗi khép kín.
Chính vì vậy, bên cạnh việc nâng cao "kỷ luật sắt" đối với DN sản xuất và kinh doanh rau sạch cũng như thực phẩm sạch bằng hình thức rút giấy phép kinh doanh khi vi phạm thì việc ban hành các cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư vào lĩnh vực này cũng như gắn kết chuỗi sản xuất cung ứng và phân phối là chìa khóa. Đây không chỉ là vấn đề riêng đối với rau sạch mà là bất cập chung của rất nhiều hàng hóa nông sản hiện nay. Và dù lạc quan thì cũng khó có thể tin tưởng rằng bài toàn này sẽ được giải quyết trong một sớm một chiều.
Theo Chất lượng Việt Nam
eva airline
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
korean air vn
giá vé máy bay đi mỹ khứ hồi
đặt vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch