Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Rau sạch có thực sự sạch?

Trong hoàn cảnh thực phẩm bẩn bày bán tràn lan thì những gì được gắn với chữ "sạch", đặc biệt là rau xanh đều "đắt khách" ngay cả khi giá đắt đỏ gấp nhiều lần so với loại… không sạch.

Tuy nhiên, những gì người tiêu dùng đang "tín" là sạch và phải rút hầu bao nhiều hơn vì chữ sạch đó có sạch thực không.
Giả Vân Nội - Vân Nội giả
Đến Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội nơi được coi là một trong những "vựa" rau an toàn lớn nhất thành phố và cung cấp phần lớn cho mạng lưới thiêu thụ ở thủ đô vào những ngày khi đợt mưa bão nặng nề nhất trong năm đã kết thúc khoảng 2 tuần. 
Toàn bộ khu vực trồng rau xanh với diện tích khoảng 200ha không còn bao phủ màu xanh mơn mởn của lá, không còn những mái che chắn bằng nilon như thường thấy ở các ruộng rau; những bờ ruộng xiêu vẹo mất đi cả sự nguyên vẹn là một con đường dẫn lối xen giữa các ruộng, đất ruộng thì nhão nhoét, vẫn còn ngập úng sau đợt thời tiết khắc nghiệt…
Tất cả cho thấy sự hoang tàn của một vùng đất vừa trải qua sự tàn phá của bão lụt. Trên các bờ ruộng, những củ su hào còi cọc, xơ xác vứt chỏng chơ vì không thể lớn được do ngập úng. Thế mà trong khi đó, tại các điểm bán rau sạch tại Hà Nội, vẫn ngập tràn rau sạch được "dán mác" rau an toàn Vân Nội với hàng chục chủng loại từ rau cải, rau muống, mồng tơi, rau ngót…
Chăm sóc rau tại Vĩnh Phúc
Chăm sóc rau tại Vĩnh Phúc
Ngay tại thời điểm phóng viên Báo Năng lượng Mới trò chuyện với chủ nhiệm một hợp tác xã trồng rau sạch ở Vân Nội thì rất nhiều điện thoại gọi đến để đặt hàng rau sạch, trong đó có cả những siêu thị lớn ở Hà Nội. 
Nhưng thay vì từ chối khách hàng vì không có hàng, bà chủ nhiệm này gợi ý: "Rau Vân Nội thì không có đâu do mưa bão phá hỏng hết rồi. Nếu cần thì tôi lấy rau khác cho, cũng đủ các loại…". 
Hóa ra, mác nhãn rau sạch Vân Nội cũng được "dán" cho nhiều loại rau củ có nguồn gốc khác! Điều này càng được khẳng định hơn khi quay sang phóng viên, bà chủ nhiệm vừa nháy mắt vừa giải thích với hàm ý: Nhiều người cần hàng quá nên phải xen luôn cả hàng khác vào, miễn là cứ lấy tại Vân Nội là được.
Khi chúng tôi hỏi thẳng: "Thế hàng khác xuất xứ đó chắc phải lấy cả từ Trung Quốc nhỉ" thì không còn cách nào khác, như bị hiểu rõ tâm can, bà chủ nhiệm đành xuê xoa: "Có nhiều loại rau củ người ta muốn lấy nhưng ở mình trái mùa nên để có được, chỉ có thể lấy của Trung Quốc thôi như hoa lơ, củ cải, cà rốt…". 
Và đương nhiên trong hoàn cảnh này, rau "sạch" Vân Nội không thể coi là sạch bởi không được kiểm duyệt bất kỳ cơ quan chức năng nào mà chỉ là "treo đầu dê bán thịt chó" mà thôi!
Phun thuốc xong bán luôn
Không chỉ tại Vân Nội mà tại xã Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội, cũng là nơi được coi như xã chuyên cung cấp rau sạch cho thành phố với số lượng lớn. Ở đây, nhờ đất đai màu mỡ nên cũng hình thành nên những hợp tác xã chuyên sản xuất rau an toàn. 
Trong đó, phải kể đến hợp tác xã nông nghiệp Phương Viên, nằm ở Xứ Đồng Bãi, phía nam Đại lộ Thăng Long. Ngay đầu lối vào khu sản xuất của hợp tác xã là hàng loạt biển hiệu đề: "Khu sản xuất rau an toàn"; "Mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng GAP"…
Thế nhưng, trớ trêu thay khi hợp tác xã này đã gắn với một câu chuyện mà có thể nói là làm "nhơ bẩn" thương hiệu, uy tín rau sạch ở đây. 
Chả là trong một lần về tìm hiểu chất lượng rau sạch ở Song Phương, đồng nghiệp của chúng tôi đã trực tiếp xuống ruộng rau của một phụ nữ tên là Dung, một hộ trồng rau sạch của hợp tác xã đúng khi bà đang pha chế thuốc trừ sâu để phun cho đậu đũa. 
Với nhãn hiệu ghi trên vỏ thuốc thì đó là 2 loại thuốc: Toplaz 70WP và Pezan 50EC, chuyên dùng để trị sâu cuốn lá, đục quả, nấm và đặc biệt có tác dụng là tăng cường khả năng quang hợp của cây trồng, giúp bộ lá xanh mướt, cứng cáp…
Khi được hỏi, phun thuốc sâu như vậy có ảnh hưởng gì cho người tiêu dùng không khi đậu đũa đến kỳ thu hoạch thì bà Dung ứng đáp: "Đậu đũa trong thời kỳ cho thu hoạch nhưng phun mấy loại thuốc trừ sâu này, không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của người ăn, thậm chí chế biến ngay sau 15 phút phun thuốc cũng chẳng hề hấn gì". 
Bà Dung còn tỏ ra hiểu biết, giải thích: "Đây là chất hóa học chứ không phải thuốc sâu (?!), chỉ có tác dụng "đuổi" côn trùng đi thôi chứ không làm chết chúng (ý nói là không độc hại)".
Để chứng minh điều này, bà liền hái ngay 1kg cho chúng tôi mang về ăn thử, khi chúng tôi đề cập mua nhiều với giá 15 nghìn đồng/kg, tức là cao hơn giá chợ khoảng vài nghìn đồng để mang về cho người thân vì đây là hàng "sạch", thì bà Dung đồng ý ngay: "Chiều đến sớm nhé, cô sẽ hái cho chỗ đậu này mà mang về. Ăn không sao đâu". Bà cố giải thích thêm như vậy, mặc dù đậu vừa phun thuốc sâu xong.
Tuy nhiên, buổi chiều ấy đã không diễn ra và thay vì hái đậu bán cho chúng tôi như đã hẹn thì bà Dung đã bị cơ quan chức năng đến xử phạt hành chính vì đã vi phạm Khoản 2 Điều 32 Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật. 
Bởi sau khi mang sản phẩm "sạch" cùng với những thông tin đã được tận mắt chứng kiến đến các nhà chức trách, phóng viên đã được hồi âm: 2 loại thuốc bà Dung sử dụng, trong đó loại Pezan 50EC không đăng ký sử dụng trên rau, do vậy dùng để phun đậu đũa là trái với quy định. Chưa kể đến loại thuốc này có độc tố cao, vị độc…
Còn Toplaz 70WP, mặc dù nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, nhưng vừa mới phun bà Dung đã hái để bán mà không qua thời gian chăm sóc tiếp theo theo đúng quy trình trồng trọt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 
Vì đây là thuốc trừ nấm bệnh có mức độ thẩm thấu nhanh, nội hấp mạnh nên khi phun không những người phun phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, găng tay… mà rau còn phải cách ly 7 ngày, loại cây có múi thì 14 ngày mới được thu hoạch…
Phải chăng, sự việc của bà Dung hay câu chuyện Vân Nội giả - giả Vân Nội ở vựa rau Vân Nội chỉ là "con sâu làm rầu nồi canh", là hiện tượng đơn lẻ trong "làng" rau sạch? Để biết câu trả lời này, hãy nghe chủ một cửa hàng rau tên Hạnh bán ngay trên đất Vân Nội lưu ý: "Mặc dù toàn rau sạch của người Vân Nội mang ra bán nhưng không hẳn đã an toàn đâu. May thì mua được hàng "sạch" còn không cũng chỉ là rau bình thường như ngoài chợ. Rau an toàn Vân Nội về cơ bản giờ chỉ còn là "mác" thôi".
Ông Nguyễn Văn Minh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Nông nghiệp Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội cho biết: "Về nguyên nhân khách quan, xã Văn Đức vẫn còn những hộ chưa tham gia vào chương trình trồng rau an toàn của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, vì vậy họ sẽ không dán mác rau an toàn một cách chính thống.
Nhưng khi mang ra chợ bán, họ vẫn nói rau sản xuất tại rau an toàn Văn Đức cho nên người tiêu dùng không phân biệt được. Còn nguyên nhân chủ quan, xã Văn Đức mới chỉ gắn mác được hơn 70% sản phẩm rau sạch, số còn lại lưu thông tự do nên dẫn đến tình trạng trộn lẫn giữa rau an toàn và không an toàn trên thị trường".
Theo thống kê của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện nay trên địa bàn thủ đô có khoảng 58 cửa hàng, điểm bán rau an toàn được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và 35 siêu thị tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. 
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều cửa hàng nhỏ lẻ trong các chợ cũng tự gắn cho loại rau mình kinh doanh là rau sạch hoặc rau "nhà" ăn không hết, mang đi bán nên an toàn 100%. Nhưng từ những gì chứng kiến thì thực tế không phải vậy.
Theo Nguyễn Anh - Mạnh Kiên - Petrotime

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Kinh sợ cá, mực khô được bảo quản bằng thuốc diệt kiến

Nếu không cẩn thận, người tiêu dùng dễ mua nhầm mực, tôm, cá khô đã bị tẩm hóa chất.

Những ngày cuối năm, các mặt hàng thủy hải sản khô được nhiều người mua để sử dụng hoặc làm quà biếu. Đây cũng là lúc những vựa chế biến đồ khô lén lút "lên đời" sản phẩm bằng cách tẩm ướp hóa chất để có được những món đặc sản bắt mắt.
Khô cá tra thành cá dứa
Tại một vài quầy bán đồ khô ở TPHCM gần đây xuất hiện cá dứa khô có giá bán rất mềm, được người bán chào mời hết sức đon đả. Bà Thanh, tiểu thương chuyên bán khô ở chợ Hòa Bình (quận 5, TPHCM), giới thiệu cá dứa khô ở sạp của bà có thịt trắng, ướp nhạt, đặc biệt ít mỡ nên ăn rất ngon. Khô loại thường có giá dưới 100.000 đồng/kg, còn loại xịn khoảng 390.000 đồng/kg.
Người tiêu dùng dễ mua nhầm tôm khô đã bị tẩm hóa chất
Người tiêu dùng dễ mua nhầm tôm khô đã bị tẩm hóa chất
Tại chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TPHCM), bà Bảy, tiểu thương bán đồ thủy sản khô, cho biết hiện nay do cá tra khô không còn hấp dẫn người dùng, trong khi mặt hàng này lại khá dồi dào. Để bán được hàng, một vài tiểu thương và người chế biến tìm cách thay tên đổi họ từ cá tra khô thành cá dứa khô.
Theo đó, cơ sở chế biến lựa những con cá tra nhỏ, ít mỡ, rồi dùng hóa chất tẩy trắng có tên clorin tẩy hết màu mỡ vàng vốn có của cá tra thành màu trắng phau của cá dứa. "Chất này nghe nói độc hại nhưng độc đến mức nào thì ngay chính những người bán như tôi cũng không lường hết được. Tuy nhiên, do nói cá dứa mà nhiều người tìm mua hơn, giá bán cũng cao hơn cá tra khô từ 15% - 20%" - bà Bảy xác nhận.
Bảo quản bằng… thuốc diệt kiến?
Gia đình chị Thanh (ngụ quận 8, TPHCM) vốn rất thích các món ăn chế biến từ thủy hải sản khô. Mỗi lần đi chợ, chị đều mua về cả cân mực khô, tôm khô để dành ăn dần. 
Tuy nhiên, mớ khô chị mua về hồi tuần trước đến nay đã đổ nhớt và nổi mốc xanh trong khi ở sạp người bán trữ rất nhiều nhưng vẫn nguyên màu tươi rói. Qua tìm hiểu từ một số tiểu thương ở chợ Phạm Thế Hiển (quận 8), chị Thanh tá hỏa khi biết người bán đã xịt thuốc diệt kiến hằng ngày để các loại cá khô, mực khô không bị ẩm mốc.
Ông V.B.Đ, thương lái ở Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) chuyên bỏ mối hàng khô cho các chợ lớn ở TPHCM, tiết lộ những người chuyên gia công chế biến đồ khô thường ít ăn sản phẩm do mình làm ra vì sợ bị bệnh. 
Theo ông Đ., nếu muốn ăn đồ khô hoặc làm quà biếu cho người thân, họ sẽ làm riêng theo cách truyền thống, tuyệt đối không dùng hóa chất tẩm ướp hay xịt thuốc diệt kiến. "Do tẩm ướp theo cách thông thường nên các sản phẩm này để được khoảng 2 tuần là sẽ đổ nhớt, không có cách gì giữ cho chúng "đẹp" như mới được" - ông Đ. không ngần ngại chia sẻ.
Khi đặt vấn đề các cơ sở sản xuất thường tẩm chất lạ để bảo quản hàng được lâu? Bà S., tiểu thương bán hàng khô ở chợ Phạm Văn Hai (quận Tân Bình, TPHCM), dè dặt cho biết "cái đó người bán không thể kiểm soát được". 
Tuy nhiên, bà S. thừa nhận vẫn có tiểu thương hằng ngày phải dùng khăn lau lên mình cá, sau đó xịt thuốc chống kiến, ruồi. "Nhờ vậy mà đồ khô của tiểu thương bán để từ ngày này qua ngày khác không sao, còn người tiêu dùng mua về trữ trong nhà thường bị đổ nhớt hoặc nổi mốc" - bà S. giải thích.
Tôm khô cứng như cao su
Giữa tháng 12, nhiều hộ dân tại phường 11, quận Bình Thạnh, TPHCM đã mua tôm khô của một phụ nữ bán dạo với giá 350.000 đồng/kg. Tuy nhiên, khi mang về chế biến mới phát hiện tôm không rã khi ngâm nước.
Mẫu tôm khô lạ được bà Cường giữ lại Ảnh: Lê Phong
Mẫu tôm khô lạ được bà Cường giữ lại. Ảnh: Lê Phong
Chúng tôi mang mẫu tôm khô "lạ" trên đến các tiểu thương bán hàng khô ở chợ đầu mối Bình Điền để kiểm tra. Hầu hết họ cho biết chưa thấy loại tôm khô này bao giờ.
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM xác nhận đã nắm được thông tin loại tôm khô lạ nói trên và đã tiến hành lấy mẫu gửi phòng thử nghiệm để kiểm tra.
L.Phong - N.Ánh
Theo Ngọc Mai - Người lao động

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Mục sở thị "gà bơm nước" giữa chợ

Nhân viên cửa hàng bán gà ở chợ Hôm thú nhận mỗi ngày bơm nước cho 20 -30 con gà để bán có lãi. Gà không rõ nguồn gốc sau đó được đóng dấu kiểm dịch thú ý giả.

Sáng 27-12, Đội Cơ động chống buôn lậu và gian lận thương mại (Đội Quản lý thị trường số 1)- Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (gia cầm sạch) tại chợ Hôm (Hà Nội), phát hiện nhiều sai phạm. Bất ngờ kiểm tra cơ sở kinh doanh gia cầm sạch Hòa Hạnh có địa chỉ tại ô 8, lều 2, chợ Hôm- Đức Viên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) Đội Quản lý thị trường số 1 và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường- Bộ Công an phát hiện nhiều dấu hiệu sai phạm.
Ngày 27/12, Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) cùng Đội Quản lý thị trường số 1 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) kiểm tra một cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống (gia cầm sạch) tại chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phát hiện nhiều vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.
thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra liên ngành bắt quả tang nhân viên của cơ sở kinh doanh gia cầm sạch Hòa Hạnh đang bơm dung dịch chất lỏng vào gà và sử dụng con dấu giả của Chi cục thú y để đóng vào sản phẩm gà thịt.
Thời điểm kiểm tra, nhà chức trách bắt quả tang nhân viên cơ sở bán gia cầm này đang bơm dung dịch chất lỏng vào gà đã qua sơ chế. 
anh Hoàng Văn Điện - nhân viên làm việc trong cửa hàng khai nhận mỗi ngày bơm nước cho 20 -30 con gà để chống hao hụt sau khi nhập, nhằm bán có lãi. Đồng thời khẳng định, nước bơm vào gà là nước lấy từ trong chợ, không biết chất lượng nguồn nước như thế nào, có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không chỉ biết sau khi bơm nước gà đẹp và nặng hơn.
Làm việc với cơ quan chức năng, anh Hoàng Văn Điện - nhân viên cửa hàng cho biết mỗi ngày bơm nước cho 20 -30 con gà để chống hao hụt trong quá trình bảo quản và bán có lãi. Nhân viên này khai nước bơm vào gà lấy ở trong chợ, không rõ có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng hay không. Mục đích của việc bơm nước là để gia cầm sau sơ chế trông đẹp, nặng cân hơn.
chủ cơ sở kinh doanh gà sạch Hòa Hạnh là ông Trần Đình Hòa khai nhận: Mỗi ngày, cửa hàng tiêu thụ vài chục con gà bơm nước; số gà trên chủ yếu được mua gom và nhờ người chở về từ chợ Hà Vĩ. Sau khi nhập về, gà gầy, gà xấu sẽ được nhân viên của cửa hàng bơm nước để gà trở nên bóng đẹp như mới.
Chủ cơ sở kinh doanh "gà sạch" này cho biết, mỗi ngày cửa hàng tiêu thụ vài chục con gà bơm nước. Số gà trên chủ yếu được mua gom ở chợ gia cầm Hà Vĩ (huyện Thường Tín). Sau khi nhập về, những con gà gầy, gà xấu sẽ được nhân viên "tân trang".
Hành vi lừa gạt người tiêu dùng diễn ra ngay tại khu chợ lớn nhất, nhì nằm ở trung tâm Hà Nội mà Ban quản lý chợ không hề hay biết.
Gà được "làm đẹp" sau đó được đóng dấu giả của Chi cục thú y hòng qua mặt người tiêu dùng. Chủ cơ sở cho hay dấu kiểm dịch thú y giả mua của một người bán rong. Hành vi lừa gạt người tiêu dùng diễn ra ngay tại khu chợ lớn nhất, nhì ở Hà Nội mà Ban quản lý chợ cũng như chính quyền địa phương không hề hay biết.
Bên trong cơ sở kinh doanh, đoàn liên ngành còn phát hiện số lượng lớn gà, vịt đông lạnh, bốc mùi hôi thối; tất cả đều không có hóa đơn chứng từ, không có giấy kiểm dịch. Qua kiểm đếm, đoàn liên ngành đã phát hiện 514kg gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Bên trong cơ sở này, đoàn liên ngành còn phát hiện một số lượng lớn gà, vịt đông lạnh bốc mùi. Tất cả số gia cầm này không có hóa đơn chứng từ, không có giấy kiểm dịch, số lượng 514 kg.
Gia cầm không rõ nguồn gốc sẽ bị tịch thu, tiêu hủy theo quy định.
Gia cầm không rõ nguồn gốc sẽ bị cơ quan chức năng tịch thu, tiêu hủy theo quy định.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

TPHCM phát hiện hơn 8.000 điểm bán thức ăn "bẩn"

Thực phẩm không nguồn gốc, không được bảo quản đúng cách, người bán bốc thức ăn bằng tay trần... là tình trạng thường thấy của hàng rong khi bị kiểm tra.

Ngày 27/12, tổng kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với hộ kinh doanh thức ăn đường phố trong năm, Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM cho rằng, việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
hang-rong-1-JPG-4166-1419656752.jpg
Nhiều người bán hàng rong dùng tay đếm tiền xong sau đó bốc thức ăn cho khách. Thiên Chương
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chi cục phó An toàn thực phẩm TP HCM cho biết, địa bàn có khoảng 20.000 hộ kinh doanh thức ăn đường phố, kiểm tra 18.000 hộ thì có khoảng 8.000 hộ vi phạm với các lỗi thường thấy như: nơi kinh doanh chưa cách biệt với nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh); thức ăn chưa được che ruồi, bụi bẩn, côn trùng...
Nhiều hạn chế khác cũng được cơ quan chức năng phát hiện trong các đợt kiểm tra. Trong đó có đến 74% số hộ kinh doanh vi phạm trong lĩnh việc ghi chép nguồn gốc thực phẩm; 66% người kinh doanh chưa khám sức khỏe định kỳ; 34% hộ sử dụng các loại túi đựng thức ăn không hợp vệ sinh.
"Đến 30% số hộ buôn bán sử dụng nước rửa thức ăn, rửa chén đĩa và nước đá bán cho khách không đúng quy định. Không ít người buôn bán không dùng găng tay thường xuyên, số khác dùng găng tay nhưng bốc cả tiền và thức ăn, có người thậm chí dùng tay trần để bốc thức ăn đưa cho khách", một cán bộ cho biết.
hang-rong-2-JPG-4543-1419656752.jpg
Cấm bán ở phường này, người bán hàng rong đẩy hàng chạy qua phường khác. Ảnh: Thiên Chương
Để ngăn ngừa, giảm thiểu ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm đường phố, Sở Y tế đã yêu cầu các quận huyện đồng loạt nhắc nhở các hộ kinh doanh trên địa bàn, tập huấn miễn phí kiến thức an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh... 
Sở cũng chỉ đạo xây dựng mô hình điểm, kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố tại hai phường thuộc quận 4 và quận Tân Phú, đồng thời thành lập 13 khu hàng rong tập trung tại một số quận huyện.
Việc làm bước đầu thu lại một số kết quả, nhiều hộ từ quầy sạp tạm đã có xe hoặc tủ kính bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, theo đại diện các quận huyện, khó khăn lớn nhất trong việc quản lý chất lượng thức ăn đường phố chính là ý thức của các hộ kinh doanh.
"Được cung cấp tạp dề, thùng chứa rác, găng tay, song nhiều người vẫn không sử dụng hoặc chỉ sử dụng khi thấy đoàn kiểm tra. Nhiều người sau khi được nhắc nhở thì làm tốt vài buổi rồi đâu lại vào đấy", đại diện một phường ở quận 4 nói.
Một khó khăn khác, việc xử lý hành chính với người bán hàng rong là khó có thể thực hiện bởi các hộ buôn bán phần lớn là hộ nghèo, gia đình chính sách. "Với mức phạt vài trăm nghìn đồng họ còn không có đóng thì làm sao nói đến khung phạt lên đến vài triệu như quy định", một cán bộ phụ trách an toàn thực phẩm nêu ý kiến.
Khẳng định việc xây dựng chất lượng hàng rong còn nhiều khó khăn và không phải là việc có thể làm ngay, Chi cục An toàn thực phẩm TPHCM khuyên người dân nên có ý thức khi chọn mua các loại thức ăn nghi ngờ không đảm bảo an toàn. "Không có người mua ắt không có người bán", một cán bộ Chi cục an toàn thực phẩm nói.
Theo Thiên Chương - VnExpress

Có gì bên trong gói chống ẩm?

Được đóng thành những gói nhỏ như gói trà lọc để tiện bảo quản đồ gia dụng và sản phẩm công nghiệp, những gói hút ẩm này còn có những tên khác là gói chống ẩm, túi chống ẩm, túi hút ẩm...
Có lúc, bạn thấy một chút gì đó từ gói chống ẩm rơi ra ví, bung ra trong hộp đồ ăn. Hẳn bạn đã khá sợ hãi kèm theo lo lắng liệu nó có độc hại không mà ngoài bị lại ghi “không được ăn”.
Thực tế, những gì có bên trong gói này không phải là chất độc mà chỉ chứa một số chất làm khô. Chúng có vai trò hút ẩm, làm khô xung quanh ngăn nước ngấm vào thực phẩm.
Người ta sử dụng gói chống ẩm trong cánh cửa sổ cách nhiệt, bảo vệ đồ ăn như ca cao, cà phê, hạt và ngũ cốc.
Trong quá trình vận chuyển hay bảo quản đồ ăn có nguy cơ bị ẩm mốc cao. Chúng cũng được đặt trong gói, hộp để tránh “sự ẩm” từ chính sản phẩm rỉ ra như vitamin đóng chai, thịt khô, kẹo…Trong các sản phẩm như quần áo, ví, giầy, túi xách… cũng có gói chống ẩm.
Có gì bên trong gói chống ẩm
Hạt chống ẩm có đường kính từ 1-5mm, thành phần phổ biến của các gói chống ẩm là gel silica hay silica gel. Silica gel hấp thụ nước để ngăn chặn sản phẩm không bị ẩm. Một vài nghiên cứu cho biết, Silica gel rất hữu hiệu trong việc hấp thụ nước. Mỗi hạt Silica gel có khả năng hấp thụ nước tới 40% trọng lượng của của nó.
Hạt chống ẩm được sản xuất chủ yếu ở Thượng Hải và Thanh Đảo Trung Quốc. Việt Nam cũng nhập khẩu hạt chống ẩm dạng bao 25kg và đóng gói theo các kích cỡ khác nhau, bằng các loại giấy in ấn các thứ tiếng không giống nhau để bảo quản hàng xuất khẩu như đồ điện tử, thuốc tây, thực phẩm, bánh trung thu, quần áo, giày dép, chi tiết cơ khi, máy móc, đồ gỗ và nhiều lĩnh vực khác.
Theo Trung tâm Poison Illinois, Hoa Kỳ, gel silica có tính độc hại tối thiểu và không thể gây ngộ độc. Vậy tại sao không nên ăn nó? Nếu làm thế nghĩa là bạn đang tự giết chính mình. Bởi vì Silica gel sẽ hấp thụ tất cả các độ ẩm trong miệng bao gồm nước từ nướu, răng và lưỡi của bạn, gây ra rất nhiều khó chịu. Khi đó, dù bạn có uống bao nhiêu nước thì cũng đã muộn…
Hạt chống ẩm được sản xuất chủ yếu Nên để gói chống ấm xa tầm tay của trẻ em. Trẻ rất dễ nhầm lẫn giữa gói chống ẩm và kẹo. Mẹ nên cẩn thận giải thích cho bé hiểu về tác dụng cũng như mối nguy hiểm của gói chống ẩm.

Hóa chất thúc chín trái cây độc cỡ nào?

Thuốc kích chín không được cấp phép
Theo thông tin từ Bộ NN&PTNT, hiện tại, các loại thuốc thúc chín hoa quảvẫn chưa có trong danh mục thuốc được phép sử dụng của Bộ nên có thể nói việc sử dụng các loại thuốc thúc chín hoa quả như đu đủ, mít, xoài… là bất hợp pháp. Trước đó, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ NN&PTNT, thuốc ép chín xuất hiện trên thị trường được nông dân trồng trái cây hay sử dụng để thúc chín còn gọi là thúc tố có thành phần chủ yếu là chất ethephon, tinh thể màu trắng, rắn, tỷ lệ hòa tan rất tốt.
Phần lớn các sản phẩm bán trên thị trường hiện nay là các ống thuốc rất bé bằng ngón tay út đựng hóa chất này. Đây là chất không gây ung thư được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào nhóm D.Hoạt chất ethephon có tên thương mại là Ethrel nhưng đây cũng không phải là tên chính thức.
Loại hoá chất dùng để kích thích đu đủ chín nhanh ở Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên
Loại hoá chất dùng để kích thích đu đủ chín nhanh ở Tiền Phong, Ân Thi, Hưng Yên
Bóc trần xảo thuật phù phép đu đủ chín “siêu nhanh”
Bóc trần xảo thuật phù phép đu đủ chín “siêu nhanh”
Khi gặp nước, ethephon chuyển thành etylen – một hoocmon thực vật giữ vai trò chính trong quá trình chín và quá trình già hóa của cây trồng và nông sản, nên khi phun vào cây, quả, ethephon xâm nhập vào tế bào, bị nước có trong tế bào phân hủy thành etylen. Căn cứ trên việc khảo sát dư lượng ethrel trong thực phẩm, viện Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ xác định việc ethrel đi vào cơ thể qua thực phẩm là an toàn nếu liều lượng mỗi ngày không vượt quá mức cho phép 0,05 mg/kg cân nặng. Với khối lượng của một người là 60kg thì lượng ethrel cho phép dung nạp hằng ngày là 3mg.
Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, ethrel không phải là một chất “cực độc” hay “cực nguy hiểm” nhưng lại có những độc tính nhất định. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy liều gây chết dùng qua đường ăn uống là LD50 > 2.000mg/kg. Nghĩa là với liều lượng ethrel 2.000mg/kg có thể tiêu diệt 50% các loài động vật thử nghiệm trong một thời gian nhất định (thường là 4 giờ). Ethrel có hại đối với da và mắt, rất dễ kích ứng làm đỏ mắt, xót mắt, ăn mòn da, gây sưng, đỏ da.
Vẫn tiềm ẩn nguy cơ
Theo điều tra của phóng viên, hóa chất ethrel được bày bán công khai, tràn lan ngoài thị trường, hầu hết có nguồn gốc ở chợ biên giới từ Trung Quốc chuyển về, thường có giá 4.000 đồng/2 lọ, mỗi lọ 2ml, nhưng dùng được với số lượng hoa quả rất lớn, chỉ cần tiêm nửa lọ thuốc này vào phần cuống mít non, đu đủ xanh, chỉ sau vài giờ đến 1 – 2 ngày sẽ chín đều, có mùi thơm nồng như thông thường.
Nhiều chuyên gia lo lắng, ở nhiều nước trên thế giới, chất này đã bị cấm sử dụng trong việc chế biến, bảo quản trái cây. Nếu phun hoặc nhúng chất vào hoa quả này sẽ tạo ra dư lượng, dễ gây ngộ độc cho người ăn. Nguy hiểm hơn, ethrel tác dụng với thành phần nitơrat trong quả sẽ tạo ra chất etylenglycol dinitrat - một chất rất độc, hàm lượng cho phép là dưới 0,3mg/m3.
Trong khi đó, nhiều nông dân sử dụng hóa chất tràn lan theo kiểu "truyền miệng" như hiện nay, chỉ cốt cho quả chín mà không hề biết đến hàm lượng an toàn.
GS.TS Nguyễn Quang Thạch, Khoa Công Nghệ Sinh học, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nhận định: “Hiện nay, thông tin về loại hoá chất tồn tại ở thể lỏng được người nông dân sử dụng để kích chín cho hoa quả vẫn rất mù mờ. Hãng nào sản xuất? Có thật sự tinh khiết không? Những tạp chất gây độc hại khác nếu có là gì? Khuyến cáo thời gian, liều lượng sử dụng như thế nào? Thời gian từ khi dấm đến khi người tiêu dùng sử dụng bao nhiêu lâu thì an toàn?".
Người nông dân đang bôi thuốc kích chín nhanh cho đu đủ
Người nông dân đang bôi thuốc kích chín nhanh cho đu đủ
“Thuốc kích chín của Trung Quốc chủ yếu nhập vào Việt Nam không chính ngạch và cũng không có bất kì giấy tờ hướng dẫn nào nên có thể coi là một hình thức gian lận thương mại. Thứ hai, với các loại hoá chất này không hề được dịch hoặc có các giải thích về nguồn gốc xuất xứ dẫn đến sự lo ngại của cộng đồng là dễ hiểu.
Các cơ quan quản lý nhà nước phải sớm có biện pháp quản lý chặt chẽ về nguồn gốc cũng như thành phần hoá chất trong loại thuốc kích thích hoa quả chín nhanh có xuất xứ từ Trung Quốc để người tiêu dùng bớt đi phần nào tâm lý lo ngại thay vì hoang mang như hiện nay. Trong khi chờ đợi điều đó diễn ra, không cách nào khác, người tiêu dùng phải tự ý thức bảo vệ mình trước những nguy cơ từ các loại hoa quả được kích chín nhanh trái quy trình”, TS Ngô Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội lo ngại.
Cách nhận biết đu đủ bị kích chín
Đu đủ là loại trái cây có tác dụng giúp con người tăng sức đề kháng, đẩy mạnh quá trình sản xuất các bạch cầu và kháng thể. Cũng như chuối, đu đủ thường được thu hoạch xanh. Khi về thành phố, đu đủ bị làm ép chín để trông bóng đẹp hơn, dễ bán hơn. Chính vì vậy, đa phần người tiêu dùng nếu không có kinh nghiệm sẽ rất khó phát hiện ra đâu là đu đủ chín cây và đâu là đu đủ đã được kích chín.
Thông thường, đu đủ ép chín sẽ có màu vàng óng, vỏ trơn, khi ấn tay vào không có độ lún. Khi gọt vỏ vẫn còn nhiều nhựa, khi ăn ruột không mềm, ngọt, thơm mà cứng, sượng, vị ngọt rất nhẹ. Điều này trái ngược hoàn toàn với đu đủ chín cây vì đu đủ chín cây có vị ngọt tự nhiên, vỏ hay bị rám, không còn nhựa, thịt quả ăn mềm, thơm.

Phạt 35 triệu đồng cơ sở sản xuất giò có chứa hàn the

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 6 kg giò có chứa hàn the và đã lập biên bản xử phạt chủ cơ sở sản xuất là bà Trần Thị Huấn số tiền 35 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu hủy số giò không đảm bảo chất lượng
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), hàn the có tính sát khuẩn nhưng rất độc. Khi vào cơ thể chỉ đào thải khoảng chừng 80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vĩnh viễn. Vì vậy, nếu sử dụng ít hàn the trong một thời gian dài cũng nguy hiểm như dùng nhiều hàn the trong một lần. Một lượng hàn the rất thấp (khoảng 5g trở lên) có thể gây ngộ độc cho người sử dụng, thậm chí dẫn đến tử vong khi nồng độ cao hơn. Hàn the khi vào cơ thể sẽ tích tụ ở gan, rất khó bị đào thải ra ngoài; khi tích tụ số lượng đủ lớn chúng sẽ bộc phát ra ngoài gây bệnh mạn tính. Trong cơ thể người, hàn the gây nên những tác động xấu làm ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của thận, gan, gây biếng ăn, suy nhược cơ thể...
Hàn the là một hóa chất không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm. Người buôn bán cần biết, không được sử dụng hàn the để ướp thực phẩm nhằm tránh gây tổn hại sức khỏe người sử dụng.
Nhật Thắng

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Vạch trần đường dây tẩy trắng, tiêu thụ mực bẩn


Trước khi bán ra thị trường, mực được ngâm, tẩy bằng hoá chất cho trắng, tươi và thịt chắc. Loại mực được tẩy trắng đó, dân trong nghề gọi là “mực bẩn”, “mực tàu”, “mực giá bèo”.

Lén lút trong chợ đầu mối

Gần 3 tháng thâm nhập điều tra, ống kính máy quay của phóng viên đã ghi lại được quy trình ngâm, tẩy trắng mực hết sức hãi hùng của đường dây tiêu thụ mực giá bèo lớn nhất miền Bắc. Thời gian gần đây, hoạt động tẩy trắng được giới kinh doanh mực tiến hành bí mật hơn, để tránh cơ quan công an phát hiện.

12h đêm 4/12, khu vực bán hải sản chợ đầu mối Long Biên (Ba Đình, Hà Nội) bắt đầu nhộn nhịp. Nam thanh niên tóc đầu đinh, thân hình vạm vỡ làm việc tại cửa hàng bán mực của bà chủ tên Hoa, kéo tấm cửa cuốn lên, trong khoảng diện tích rộng chừng 7m2 là những thùng phuy màu xanh loại 300 lít ngâm đầy mực, trên mặt thùng bọt nổi lềnh bềnh.



Ông Duyệt rót ôxy già từ can ra.


Lấy trong góc cửa hàng ra một chai nhựa đựng nước màu trong suốt, bà Hoa đảo mắt qua một vòng rồi dốc ngược đổ chai nước vào thùng phuy. Đổ thêm hai tô muối, nam thanh niên dùng khúc gỗ tre dài chừng 2m khuấy liên hồi. 30 phút sau, hai nữ nhân viên đeo găng tay cao su vớt những con mực trắng tinh bày ra khay để bán, toàn bộ nước trong thùng phuy màu đục ngầu, tanh hôi, sủi bọt được đổ ra ngoài.



Ông Duyệt đổ ôxy già vào thùng phuy, khuấy cho thùng ngâm mực sủi bọt.


Trước ý định mua mực với số lượng lớn của chúng tôi, bà Hoa hồ hởi: “Lấy bao nhiêu cũng có, loại rẻ 50.000 đồng/kg, đắt nhất cũng chỉ 68.000 đồng/kg”. Khi phóng viên hỏi có dùng thuốc tẩy không mà mực trắng được như vậy? Bà Hoa lắc đầu dứt khoát: “Tẩy sao được”.

Sau nhiều ngày tiếp cận, cuối cùng bà Hoa cũng đành thật thà để không “tụt” mất khách sộp. “Yên tâm, nhà chị tẩy được thì sẽ có cách để bày cho chú rửa sạch mùi. Loại mực đông đá này mà không dùng ôxy già để tẩy thì nhớt nhợt, rồi vứt hết”, bà Hoa trấn an khách.



Mực sau khi để tan đá có màu nhợt nhạt tại cơ sở của ông Tứ.


Theo bà Hoa, thời gian gần đây, nhiều chủ cơ sở bị công an phát hiện vì dùng ôxy già tẩy trắng mực. Vì vậy, để qua mặt cơ quan chức năng, giới kinh doanh truyền tai nhau cách đổ ôxy già vào các chai nhựa cho dễ bề sử dụng.


“Nguỵ trang thế này họ tưởng mình mang nước lọc đi uống chứ mang cả can ôxy già 30 lít đến chợ như ngày trước thì hết đường làm ăn”, bà N, một chủ cửa hàng bán mực gần bà Hoa tiết lộ thêm.

Suốt thời gian dài có mặt tại chợ đầu mối Long Biên, chúng tôi liên tục chứng kiến các chủ cửa hàng “lén lút” đổ ôxy già được nguỵ trang trong những chai nhựa vào thùng ngâm mực. 4h sáng 10/12, khi mực được đổ đầy vào hai thùng phuy, ông chủ cửa hàng tên Ánh (ngoài 40 tuổi) vào gặp một chủ cửa hàng cung cấp đá bên trong chợ mang ra 4 chai nhựa rồi hối người làm: “Đổ hết ôxy già vào ngâm rồi khuấy đi, ngâm đậm đậm chút cho nó trắng để mai còn bán”.



Sau khi ngâm với ôxy già, mực chuyển sang tươi và trắng.


Tại cửa hàng bán mực của vợ chồng ông chủ tên Tứ, vợ tên Ngọc, la liệt những thùng xốp đựng đầy các loại mực ống được tẩy trắng, bên trong nước sủi bọt. Tại đây, ngoài hai vợ chồng ông


Tứ còn có 3 nam thanh niên và một cô gái đứng bán hàng. Khi chúng tôi tỏ ý muốn về tận nhà lấy hàng, bà Ngọc nói thẳng: “Cứ đến đây mà lấy, lấy bao nhiêu cũng có, chị có để mực ở nhà đâu”.
Tiếp cận “hang ổ” tẩy trắng bí mật

Hàng ngày, những chiếc xe đông lạnh liên tục chở mực về chợ Long Biên, những bao tải mực đông cứng nhanh chóng được vận chuyển về cửa hàng ngay trong chợ để ngâm, tẩy. Cẩn thận hơn, nhiều chủ cửa hàng thuê xe ôm chở mực đông lạnh về tận nhà, hoặc thuê mặt bằng cách xa chợ để tẩy trắng.

9h20 sáng 12/12, xếp 10 bao tải mực lên xe, người đàn ông tên D (khoảng 50 tuổi) - chuyên chở mực cho cửa hàng ông Tứ, điều khiến chiếc xe máy mang BKS 90B7 - 7348 rời chợ Long Biên.


Chúng tôi rồ ga bám theo xe ông D. Sau khi lòng vòng qua các tuyến đường trong thành phố, ông D tiến ra đại lộ Thăng Long, đến hầm chui có ghi biển “Hướng đi Thiên đường Bảo Sơn”, ông D bật xi nhan cho xe rẽ trái tiến về thôn An Thọ, xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội, cách chợ Long Biên khoảng 25km).



Ông Truyền thuê người chở mực đông lạnh và thùng phuy về phòng trọ.







Cơ sở của ông Truyền tại tổ 7, cụm 2, phường Phúc Xá.


Xe vừa về đến cổng, ông Tứ vội vàng hối người làm ra khuân mực vào nhà. Sau nhiều ngày mật phục theo dõi, 11h ngày 19/12, trong vai người đi mua mực, chúng tôi tiếp cận cơ sở tẩy trắng bí mật của vợ chồng ông Tứ. Lúc này, ông Tứ và bà Ngọc đang ngủ ở trong khu nhà cấp 4 ngay bên cạnh.

Theo quan sát, cơ sở của ông Tứ tại thôn An Thọ rộng chừng 200m2, được xây hàng rao bao quanh, che bạt cẩn thận, kín đáo. Trong cơ sở này, một góc dùng để 2 chiếc tủ lạnh loại lớn, ngay bên cạnh gần chục can nhựa màu xanh thẫm đựng oxy già, hơn chục thùng ôxy già khác đã dùng hết vứt lăn lóc ở cuối góc sân, gần chục bao muối trắng xếp chồng lên nhau bên cạnh những chiếc thùng phuy.


Ở đây có 5 người, gồm một người đàn ông tên Duyệt (khoảng ngoài 40 tuổi) cùng 4 người phụ nữ chuyên làm nhiệm vụ tẩy trắng và đóng mực vào thùng xốp.

Trước sự xuất hiện của khách lạ, ông Duyệt ngắn gọn: “Anh từ đâu đến, sao biết ở đây có mực?”. Sau một hồi trò chuyện, làm quen, ông Duyệt nói thẳng: “Bao nhiêu cũng có, loại ngon nhất giá 70.000 đồng/kg, loại 50.000 đồng/kg cũng có nhưng nhớt nhợt. Thích lấy mực đông đá thì rẻ hơn nữa, nhưng không biết tẩy cho trắng thì vứt hết”.

Nói xong, ông Duyệt dùng vòi bơm nước và đổ đá lạnh vào thùng phuy rồi nói như hướng dẫn cho khách: “Ngày nào tôi với mấy bà đây chả tẩy trắng vài ba tấn mực. Loại mực đông đá này muốn dễ bóc da mà không hôi thì khi ngâm cho tan đá đổ vào vài ca ôxy già, bóc da làm ruột xong ngâm tiếp với ôxy già và muối cho thịt chắc. Sau đó, khi đóng vào thùng xốp mang ra chợ bán pha thêm ít nước ôxy già với muối đổ vào để bảo quản mực”.
Ba lần “tắm” ôxy già cho mực

Vừa ngắt lời, ông Duyệt dùng con dao nhọn rạch liên tiếp gần chục bao mực đông lạnh để giữa sân đổ vào thùng phuy. 10 phút sau, người đàn ông này nghiêng chiếc can nhựa màu xanh đong sang một ca nhựa màu đỏ, rồi đổ thẳng vào thùng phuy.


Thấy khách tròn mắt, ông Duyệt cười: “Ôxy già đây, đổ vài ca vào khuấy, ngâm thêm một lúc cho mực tan đá, khi vớt ra làm ruột, nó đỡ hôi”.



Những can ôxy già được dùng tẩy mực tại cơ sở của ông Tứ.


Khoảng 30 phút sau, ông Duyệt đeo găng tay vớt mực nhợt nhạt, mềm nhũn, tanh hôi vứt lăn lóc giữa sân nền gạch, những người phụ nữ hối hả cắt râu mực, làm ruột. Mực được làm sạch ruột, ông Duyệt bê cả thau đổ vào một thùng phuy khác đã được bơm nước rồi tống thẳng ba ca ôxy già vào thùng phuy. Sau đó, ông dùng khúc gỗ tre khuấy khoảng 2 phút, cả thùng sủi bọt trắng. Một lúc sau, ông Duyệt xúc 4 tô muối đổ vào thùng phuy và khuấy liên hồi.

Cứ thế, thùng phuy đầy, sủi bọt. Ngâm muối xong, ông Duyệt lại ngâm tiếp những thùng phuy khác. Theo ông Duyệt, quá trình ngâm mực với ôxy già và đá lạnh chỉ giúp cho mực hết mùi hôi và trắng. “Muốn mực tươi ngon, cơ thịt chắc, đàn hồi thì đổ thêm vài ba tô muối trắng vào ngâm cùng ôxy già”, ông Duyệt tiết lộ.

Dẫn chúng tôi đến một thùng phuy đã ngâm muối và ôxy già từ ngày hôm trước, ông Duyệt thật thà: “Loại này giờ đóng thùng để tối ông Tứ mang ra chợ Long Biên bán. Anh xem, ngâm muối vào cầm con mực thấy chắc hẳn. Khi đóng vào thùng xốp phải pha thêm một chậu nước muối và ôxy già để đổ vào thùng ngâm mực với đá lạnh, làm thế này mực để cả tháng cũng tươi ngon”.

Tương tự vợ chồng ông Tứ, nhiều chủ cửa hàng bán mực tại chợ Long Biên cũng vận chuyển mực về nhà để ngâm, tẩy trắng. Như bà N dùng xe tải nhỏ chở mực đông lạnh lên hướng vành đai 3, đến gần bến xe Nước Ngầm rẽ xuống đường Ngọc Hồi chạy về Thường Tín, bà V dùng xe máy chở mực đông lạnh qua cầu Thanh Trì về ngách 135/14 ở phố Bồ Đề (Long Biên),…



Muối được chất đống tại cơ sở tẩy mực của ông Tứ.


9h sáng 21/12, ông Truyền (quê Hải Phòng), chủ cửa hàng bán mực tại chợ Long Biên thuê người kéo gần 30 bao tải đựng mực từ một kho hàng đông lạnh trong chợ về khu nhà trọ của bà chủ tên Mỵ ở tổ 7, cụm 2 phường Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội).


Theo quan sát, đây là một dãy nhà trọ nằm ngay sát chân cầu Long Biên gồm khoảng 30 phòng, được chia làm nhiều dãy nhỏ, phía sau giáp sông Hồng, xung quanh được rào chắn, che bằng bạt xanh rất kín đáo.

Tại “hang ổ” của Truyền là những thùng phuy màu xanh ngâm đầy mực. Cứ khoảng 10h trưa, vận chuyển hết mực đông lạnh về “ổ”, Truyền thuê 4 người phụ nữ cùng một nam thanh niên làm ruột mực, ngâm tẩy.


9h - 12h đêm, Truyền tiếp tục thuê người vận chuyển mực mang ra chợ Long Biên bán. “Ngày nào chả dùng ôxy già tẩy trắng vài ba tấn mực. Mỗi ngày tẩy mực cho chú ấy, chúng tôi được trả 200.000 đồng”, một người phụ nữ làm việc tại “hang ổ” của Truyền cho biết.




Theo Đình Vũ - Lao động

Củ quả nào của Trung Quốc?

Thực hư việc "đội lốt" nông sản Đà Lạt của rau củ Trung Quốc thế nào? Mời bạn đọc xem những chỉ dẫn cụ thể để biết rau, củ, quả của Trung Quốc.


Súp lơ Đà Lạt phần bông to, chia thành từng cụm nhỏ. Ảnh: MAI VINH
Ông Nguyễn Công Thừa, tổng giám đốc Anh Đào Co.op, cho biết nông sản Trung Quốc nhập về Việt Nam rất nhiều và các phương tiện thông tin đại chúng đưa ra nhiều khuyến cáo nhưng lại thiếu hình ảnh cụ thể để người dân phân biệt.
Đâu ra dâu Đà Lạt giá… 25.000đ/ký?
Tại phiên chợ rau hoa Đà Lạt diễn ra từ ngày 23 đến 27/12, HTX dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Anh Đào Đà Lạt đã quyết định trưng bày những mẫu thật để người xem nhìn tận mắt sự khác nhau giữa nông sản Đà Lạt và Trung Quốc.
Ông Nguyễn Công Thừa cho biết hàng nông sản Trung Quốc nhập qua Việt Nam chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc theo đường tiểu ngạch.
“Như vậy, về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng có kiểm soát được hay không?”, ông Thừa đặt câu hỏi.
Ông Nguyễn Công Thừa nhận định tình trạng nông sản Trung Quốc tràn lên Đà Lạt , “đội lốt” nông sản địa phương đang “rất nhức nhối”. Có thể đưa ra ví dụ cụ thể như khoai tây Trung Quốc đưa về Đà Lạt rồi rửa sạch, chà lớp đất như đất Đà Lạt và cung cấp ngược lại cho thị trường phía Bắc và TP.HCM.
“Khoai tây chỉ là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có cà rốt, khoai tây, súp lơ xanh… Vô tình chúng ta đang làm mất dần thương hiệu rau Đà Lạt”, ông Thừa nói.  
“Hiện tại dâu tây Đà Lạt là 170.000đ/ký, nhưng tôi thấy ở Hà Nội có nơi bán dâu với giá 25.000đ/ký và ghi là dâu Đà Lạt”, ông Thừa kể tiếp.
Những chỉ dẫn phân biệt
Bà Lê Thị Thanh Nga, trưởng Phòng phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng đưa ra những đặc điểm nhận dạng khoai tây Trung Quốc và khoai tây Đà Lạt như sau:
Đối với khoai tây da hồng:
Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, không đồng đều. Vỏ mỏng, dễ trầy xước, mắt của củ nhỏ và ít. Khi bổ ra, khoai tây Đà Lạt có màu nhạt
Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục, độ đồng đều cao. Vỏ dày, có chấm nhỏ li ti, mắt củ to. Màu vàng đậm hơn so với khoai Đà Lạt.
Đối với khoai tây da vàng:
Khoai tây Đà Lạt: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục tròn, ít đồng đều. Da mỏng, dễ trầy xước, mắc của củ nhỏ và ít.
Khoai tây Trung Quốc: kích thước củ vừa phải, hình bầu dục dài, độ đồng đều rất cao.
Khoai Trung Quốc (bên trái) củ to hơn và hình dáng củ đồng đều, có sậm màu. Ảnh: MAI VINH
Ngoài khoai tây, bà Lê Thị Thanh Nga còn chỉ ra những cách phân biệt đối với các loại củ khác như hành tây, cà rốt và tỏi.
“Cà rốt Trung Quốc thường dài và bị ngắt cuống do bảo quản đông lạnh. Củ không có lông, không đuôi, màu đỏ tươi, đậm hơn so với cà rốt Đà Lạt và độ đồng đều cao”, bà Nga đưa ra chỉ dẫn.
Trong khi đó, hành tây Trung Quốc có vỏ bóng hơn, độ đồng đều cao hơn hành tây Đà Lạt. “Khi bổ củ hành ra thì hành tây Đà Lạt màu trắng, còn hành tây Trung Quốc hơi ngả xanh”, bà Nga nói.
Cà rốt Trung Quốc thường không còn phần cuống do bảo quản đông lạnh dài ngày cuống đã bị thối phải cắt bỏ. Ảnh: MAI VINH

Cà rốt Đà Lạt có phần lõi củ to, đồng đều màu hồng nhạt ngả sang vàng. Còn cà rốt Trung Quốc lõi củ nhỏ hơn, thẫm màu ở phần cuống. Ảnh: MAI VINH
Củ tỏi Đà Lạt nhỏ, vỏ ngoài nâu tím, rất khó bóc. Trong khi củ tỏi Trung Quốc rất to, màu trắng và rất dễ bóc. “Khi tách ra, các tép của tỏi Đà Lạt chụm lại, còn tép tỏi Trung Quốc lại xòe ra. Tỏi Đà Lạt có vị the, mùi thơm, cay nồng. Tỏi Trung Quốc không thơm, hăng và the”, bà Nga cho biết.
Hình dạng bên ngoài của Tỏi Trung Quốc, tỏi Lý Sơn và Tỏi Đà Lạt
Khi cuống tỏi được bóc ra

Hình dạng bên trong
Đối với hai sản phẩm đặc trưng của Đà Lạt là cải bắp và súp lơ, cách phân biệt như sau:
Bắp cải Đà Lạt to, hình tròn dẹp, lá bao bên ngoài có màu xanh nhạt, lá cuốn chặt, khó bóc và có mùi thơm đặc trưng. Bắp cải Trung Quốc thì nhỏ hơn, hình tròn, lá bao bên ngoài màu xanh đậm, lá cuốn không chặt, rất dễ bóc, vị hăng và không có mùi thơm.
Bắp cải Trung Quốc nhỏ hơn bắp cải Đà Lạt và có trọng lương thấp. Ảnh: MAI VINH

Bắp cải Trung Quốc khi cắt đôi ra các lá không bó sát vào nhau, kết cấu rất lỏng lẻo. Ảnh: MAI VINH
Súp lơ xanh Đà Lạt có búp vừa phải, hoa lơ ít đồng đều, có sự sần sùi, cuống súp lơ có màu xanh nhạt, mùi thơm nhẹ đặc trưng. Súp lơ xanh Trung Quốc búp lơ đều nhau, mịn, cuống màu xanh đậm, không có mùi thơm.
Nhìn từ bên ngoài súp lơ Đà Lạt có thân và phần bông to vượt trội so với súp lơ Trung Quốc. Phần bông súp lơ Đà Lạt không đồng đều. Ảnh: MAI VINH

Hình dạng khi cắt ra - Ảnh: MAI VINH
Bà Lê Thị Thanh Nga cũng chỉ ra những đặc điểm khác nhau giữa dâu, một loại trái cây đặc trưng của Đà Lạt và dâu Trung Quốc.
Dâu Đà Lạt quả vừa phải, ít đồng đều. Quả mềm, không nhẵn mịn. Màu đỏ không đều, trên chín và dưới hơi trắng. Mùi vị đặc trưng, chua thanh. Dâu tây Đà Lạt bảo quản được 2 ngày trong nhiệt độ thường.
Dâu Trung Quốc quả to, có độ đồng đều cao, mềm, quả cứng, nhẵn mịn. Chín đều, màu đỏ sậm cả quả. Không có mùi thơm. Dâu tây Trung Quốc bảo quản được 7 - 10 ngày trong nhiệt độ thường.
Dâu tây Đà Lạt và dâu tây Trung Quốc
BS Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM chia sẻ cách để  hạn chế tối đa những dư chất bảo vệ thực vật hoặc những chất có hại còn bám trên rau củ quả.
“Phải rửa rau củ quả nhiều lần với nước và ngâm các loại thực phẩm này ngập trong nước khoảng 15-20 phút để thuốc trừ sâu tan vào trong nước”, BS Yến Thủy chia sẻ.
Theo BS Đào Thị Yến Thủy thì: “Loại nào có thể gọt vỏ được thì nên gọt vỏ đi và lưu ý là chỉ nên gọt vỏ trước khi ăn hoặc nấu. Khi nấu cũng nên mở nắp nồi để khi nước sôi, thuốc trừ sâu còn sót lại có điều kiện bay ra ngoài”.
Theo Võ Hương - Mai Vinh - Trà My - Tuổi Tr

Dưa chuột muối ngâm đóng hộp có thể độc hại cho sức khỏe

Theo trang The Health Site, dưa chuột muối ngâm đóng hộp có thể gây độc hại đối với sức khỏe bởi những lý do sau đây:

dua chuot muoi ngam dong hop, doc hai
Hàm lượng muối cao
Chúng ta đều biết rằng không nên tiêu thụ một lượng lớn muối vì nó làm tăng nguy cơ cao huyết áp và bệnh tim. Muối cũng là lý do khiến các bộ phận cơ thể sưng và giữ nước gâyáp lực lên máu khiến huyết áp cao. Theo WHO, chế độ ăn muối hợp lý là 5g hoặc một muỗng cà phê một ngày. Hàm lượng này quá nhỏ so với hàm lượng muối trong một muỗng cà phê dưa chuột ngâm.
Dưa chuột ngâm tự làm tốt hơn về chất lượng muối ăn sử dụng trong quá trình bảo quản nhưng dưa chuột muối ngâm đóng hộp được bảo quản bằng hóa chất khác nhau như Sodium benzoate - một chất phá vỡ hệ thống miễn dịch gây ra ung thư.
Quá nhiều dầu
Khi sản xuất dưa chuột ngâm, nguồn nguyên liệu được ngâm trong dầu như dầu hành tạo rào cản giúp độ ẩm chậm bay hơi, do đó dầu giúp bảo quản chúng rất tốt. 

Dầu cũng ngăn ngừa sự ô nhiễm của dưa chuột ngâm bởi vi khuẩn và nâm. Nhưng dầu cùng cũng làm tăng nồng độ cholesterol trong cơ thể, có nghĩa nguy cơ mắc bệnh tim cũng cao hơn. Mức cholesterol cao cũng gây độc hại gan trong thời gian dài.

dua chuot muoi ngam dong hop, doc hai
Nguy cơ ung thư dạ dày
Một nghiên cứu được tiến hành ở miền nam Ấn Độ trong số những người có chế độ ăn uống như nhau đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ dưa chuột ngâm đóng hộp làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày. Nghiên cứu có tên gọi "Các yếu tố rủi ro gây nên ung thư dạ dày ở miền Nam Ấn Độ" của nhóm các tác giả Sumathi B, Ramalingam S, Navaneethan U, Jayanthi V.
Nguy cơ ung thư thực quản
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ dưa chuột ngâm đóng hộp tăng gấp đôi nguy cơ phát triển ung thư thực quản. Nghiên cứu này mang tên "Một phân tích về rau muối chua và nguy cơ ung thư thực quản" của các tác giảIslami F, Ren J-S, Taylor PR, Kamangar F.
Nếu dưa chua có rất nhiều tác dụng có hại cho sức khỏe, tại sao đất nước Ấn Độ lại có truyền thống ăn các loại dưa chuột ngâm? Lý do là vì nó chứa vi khuẩn có lợi đường tiêu hóa nên người dùng có thể ăn điều độ và hạn chế mua sản phẩm bán sẵn.
Theo Một thế giới/ Health Site

Phát sợ đặc sản tôm khô: Ngâm hóa chất, đốt cháy khét


Thời gian gần đây, hiện tượng tôm khô bị tẩm hóa chất, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, bị nghi làm từ nhựa, cao su... khiến người tiêu dùng lo lắng.
Tôm nghi làm từ nhựa, cao su

Sáng 15/12, hàng chục người dân sống tại hẻm 345, khu phố 5, đường Phan Văn Trị, phường 11, quận Gò Vấp, TPHCM tụ tập, bàn tán xôn xao và cùng thu lại số tôm khô mà họ đã mua trước đó để gửi đến cơ quan chức năng địa phương nhằm làm rõ nguồn gốc của loại thực phẩm đầy nghi vấn này.

Người dân ở đây cho biết, trước đó vài ngày, có một phụ nữ đẩy xe vào hẻm bán dạo tôm khô với giá chỉ bằng phân nửa thị trường dù con tôm khô nhìn rất lớn và hấp dẫn. Hàng chục người dân đã mua mỗi người một ít với giá 35.000 đồng/100 g.



Tôm khô nghi bằng nhựa ở TPHCM.


Song khi một số hộ dân lấy tôm khô ngâm nước để nấu canh thì phát hiện con tôm khô vẫn còn cứng ngắc. Mọi người ngâm thử thêm hơn 2 tiếng đồng hồ rồi đưa vào cối giã nhưng con tôm vẫn còn nguyên; thậm chí còn nẩy lên như... tôm nhựa!

Theo quan sát, những con tôm khô này có màu bạc, cứng và dùng tay cạy bẻ rất khó hơn so với tôm khô bình thường. Điều đáng nói là khi đốt có mùi khét và khi ngâm vào nước sôi thì tôm rã dần ra; trong khi ngâm bằng nước thường thì tôm vẫn cứng như cao su - báo Kiến thức đưa tin.



Khi đốt trên lửa, tôm khô có mùi khét.

"Công nghệ" chế biến tôm khô tẩm hóa chất siêu bẩn

Tại thị trấn Vàm Láng (huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) vào năm 2013, 'công nghệ' chế biến tôm khô ở đây rất đơn giản và trông cực kỳ... bẩn!

Ban đầu, các cơ sở mua tôm biển đông lạnh từ các vựa về đưa cho lao động nữ tập trung ngồi xoay vòng “chích” lấy hết cát trên lưng, sau đó mang đi rửa sạch, rồi cho vào chảo to luộc chừng 10 phút, vớt mang ra ngoài sân trần phơi khô, nắng tốt thì 2 ngày, còn nắng yếu mất 3 ngày.


Cuối cùng là mang vào nhà “đập” bóc vỏ tôm ra là thành “tôm khô”. Tất cả các công đoạn nói trên đều sử dụng bằng tay (không mang găng) và lao động toàn là nữ bởi đặc thù công việc đòi hỏi công phu, tỉ mỉ.



Phơi tôm trên nền sân xi-măng khoảng 2-3 ngày trước khi đập tách vỏ trở thành tôm khô.


Đặc điểm vỏ tôm bạc có màu vàng trắng nên trước khi luộc tôm các hộ sản xuất đều có bỏ vào chút ít phẩm màu đỏ công nghiệp để cho màu con tôm đỏ, hấp dẫn. Ngay cả tôm đất tự nhiên đánh bắt trong các ao nước lợ, do có màu đỏ nhạt nên họ cũng làm như vậy.


Chủ một hộ chuyên sản xuất tôm khô thừa nhận, tùy theo “nhận thức” kinh doanh của mỗi người mà sử dụng các loại hóa chất khác nhau. Người nào ham lãi cao thì dùng phẩm màu đỏ giá 20.000 đồng một kg; còn lãi thấp hơn thì dùng hóa chất có tên Willton giá bán 200.000 đồng một kg.
“Phù phép” tôm thối thành tôm khô bắt mắt

Không chỉ tẩm phẩm màu có chứa hóa chất khiến sản phẩm bắt mắt, thu hút người mua, mà nguyên liệu để làm tôm khô nhiều khi cũng không đảm bảo. Vì lợi nhuận, nhiều gian thương đã thu mua số lượng lớn tôm phế phẩm - một dạng tôm ươn, chất lượng kém - rồi “hô biến” thành tôm khô mang lại lợi “siêu khủng”.


Để thu hút khách hàng, các chủ sản xuất đã tẩm hóa chất để tăng hương vị, màu sắc, dùng phẩm màu chứa hóa chất để sơ chế “biến” tôm thối thành đồ khô ngon, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.



Tôm ươn, thậm chí bốc mùi được chế biến thành tôm khô đặc sản.


Hiện tôm khô có giá từ 700.000 đến 1,3 triệu đồng/kg được bán tràn lan tại chợ, cửa hàng tạp hóa. Tất cả các loại tôm khô được bày bán đều không có nhãn mác, ngày sử dụng, nguồn gốc sản xuất... nhưng vẫn được bán đến tay người tiêu dùng.
Phân biệt tôm khô tẩm hóa chất và tôm khô tự nhiên

Theo các chuyên gia, chất carmine là loại phẩm màu đỏ hay được các gian thương dùng để nhuộm màu cho tôm khô. Chất carmine sẽ làm cho tôm có màu đỏ thắm, hấp dẫn. Tuy nhiên, chất này có thể gây hại cho con người nếu không sử dụng đúng liều lượng cho phép.



Chất carmine được các gian thương dùng để nhuộm màu cho tôm khô.


Để phân biệt tôm khô tự nhiên với tôm khô nhuộm hóa chất, người tiêu dùng nên lưu ý tôm khô được nhuộm màu hóa học thường có màu sắc bắt mắt, sặc sỡ nhưng trông kém tự nhiên hơn tôm khô màu tự nhiên.


Cụ thể, với tôm khô tự nhiên sẽ có màu hồng ở phần đuôi tôm, phần bụng tôm có màu hơi trắng ngà của thịt tôm, phần sống lưng vẫn còn ruột tôm màu đen. Còn đối với tôm tẩm hóa chất, màu tôm có thể có màu cam, đỏ hoặc hồng chóe đều khắp thân tôm.

Tránh mua tôm khô to hơn chiếc đũa vì đó phần lớn là tôm sú nuôi hoặc tôm chón hoặc tôm được ngâm hóa chất cho nở to ra. Không nên mua loại tôm có giá quá rẻ tiền vì chắc chắn đó là loại tôm kém chất lượng.



Tôm khô tẩm hóa chất (đỏ sẫm) và tôm khô tự nhiên.


Nếu là loại tôm tẩm hóa chất, chỉ cần ngâm nước lạnh hoặc nước nóng một lúc sẽ phai màu ra bát nước, còn tôm khô tự nhiên, con tôm chỉ nở ra và bát nước vẫn trong.

Tôm phải được phơi thật khô, con tôm cứng chứ không mềm, ăn thử thì rất ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm rất khó quên. Nếu là tôm nhuộm màu hay tẩm hóa chất thì vị ngọt và mùi thơm tự nhiên của tôm sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều mùi hóa chất.




Theo Hạnh Nguyên - VietNamNet

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Cẩn thận với "mít Thái chín cây"

Ít ai biết rằng, để có được những trái mít “chín cây” đẹp, một số người bán đã kích chín bằng những loại hóa chất không rõ nguồn gốc.

Thời gian này, những vườn mít giống Thái ở các xã như: Đá Bạc, Quảng Thành, Suối Nghệ, Xà Bang (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu) đang bước vào mùa thu hoạch.
Nhiều chủ vườn cho biết, cách đây cả tháng, các thương lái đã vào tận vườn để thu mua hàng loạt, dù mít chưa vào giai đoạn chín tới.
Các chủ vườn được thương lái "bật mí", không cần chờ mít chín cây mà cứ thu hoạch xanh, rồi về sẽ phân loại và dùng thuốc kích chín.
Dưới tác dụng của thuốc kích thích, chỉ trong 1-3 ngày, trái mít tự "rủ" nhau chín vàng, có màu sắc hấp dẫn, nên rất dễ "dụ" người mua.
Anh Nguyễn Văn Hanh, một người trồng mít ở xã Đá Bạc, huyện Châu Đức tiết lộ, nhìn màu và từng múi mít vàng ươm khó mà biết được nó không phải chín cây, nên người mua hầu hết đều nhầm.
Không chỉ các vườn mít trong tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu mà các loại mít được quảng cáo là mít Thái được nhập từ các nơi khác về cũng được chích thuốc thúc chín.
Chị Nguyễn Thị Hồng, ở số 52 đường Lê Ngọc Hân, phường 1, TP. Vũng Tàu nhận xét, mít bổ ra trông rất ngon, nhưng khi ăn không ngửi thấy mùi thơm đặc trưng, ngọt nhưng không cảm nhận được hương vị đậm đà và múi mít thì sượng.
"Có lần, người bà con ở huyện Tân Thành mang cho nhà tôi trái mít, bổ ra rất thơm, múi mít dẻo và rất ngon, chứ không sồn sột như mít Thái bày bán ngoài chợ hoặc trên các đường phố", chị Hồng nói thêm.
Một hàng "mít Thái chín cây" được bày bán trên vỉa hè (đường 30/4, TP. Vũng Tàu).
Quá trình tìm hiểu về những cách thức "phù phép" mít xanh thành mít chín, chúng tôi được một người bán mít quen trên đường 30-4, là chị Hoàng Thị Thắm tiết lộ, sau khi đưa mít xanh về, các chủ vựa sẽ tiêm thuốc vào cuống để kích thích mít chín trong 1-3 ngày.
Theo chị Thắm, có nhiều loại thuốc kích thích mít chín nhanh, nhưng tất cả đều in chữ Trung Quốc trên bao bì.
Tuy nhiên, chị Thắm cũng cho rằng, không phải tất cả các trái mít bán trên thị trường đều được thúc chín bằng thuốc mà cũng có nhiều trái để chín tự nhiên.
Nói rồi chị Thắm nhiệt tình chỉ cho chúng tôi cách phân biệt: "Mít chín cây khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Múi mít có mùi thơm đậm đà và màu không vàng óng, không bắt mắt như loại mít chín do tiêm thuốc kích thích.
Người mua nên kiểm tra bằng cách ấn nhẹ bên ngoài trái mít xem có mềm không; đồng thời quan sát khi người bán bổ mít xem thấy có nhiều mủ trắng không".
Trái mít có độ mềm và ít mủ thì có thể đó là mít chín tự nhiên, có thể không phải chín cây nhưng được chín sau 5-7 ngày hái.
Còn khi nhấn ngoài vỏ, thấy trái mít cứng, nhiều mủ, có những dòng mủ trắng chảy ra trong ruột, xơ mít trắng là biểu hiện của trái mít chín do tác động của thuốc.
Cũng theo chị Thắm, không chỉ dùng để tiêm vào mít, loại thuốc kích thích này còn được sử dụng để thúc chín các loại chuối, đu đủ, cà chua, thơm…
Tuy chị Thắm cũng như những người bán hàng rong khác không hiểu hết những tác dụng độc hại của loại thuốc này, nhưng chủ vựa cũng như người bán lẻ vẫn kháo nhau không nên ăn, mà chỉ ăn những trái mít chín tự nhiên được nhặt ra từ vô số những quả mít "ngậm" hóa chất tại các vựa.
Trên nhiều tuyến đường ở TP. Vũng Tàu như 30-4, Nguyễn Thái Học, Bình Giã, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn An Ninh, Lê Lợi… có nhiều "quầy" mít được bày bán trên vỉa hè.
Chất lượng của những trái mít này hầu như không ai kiểm soát và cũng không ai biết như thế nào.
Vì thế, trước khi "đợi" các cơ quan chức năng vào cuộc, người dân cần có những hiểu biết, kiến thức nhất định khi mua mít, nên chọn những hàng có uy tín hoăc tại các siêu thị để bảo vệ sức khoẻ của mình và người thân.
Theo Thanh Nga - Báo Bà Rịa - Vũng Tàu