Từ năm 1997, cơ quan chức năng đã ban hành các quy định và tiêu chuẩn về dư lượng nitrat cho phép trong rau củ quả. Tuy nhiên gần đây, nhiều người vẫn đặt câu hỏi: Dư lượng nitrat là gì? Dư lương nitrat ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Dư lượng nitrat trong rau củ quả đang được bày bán trên thị trường có được kiểm soát hay không? Kiểm soát như thế nào?
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Hồng (Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hàm lượng nitrat là một trong những chỉ tiêu về an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Nitrat chủ yếu có nguồn gốc từ phân đạm. Nếu bón phân đạm quá nhiều lên rau thì sẽ để lại hàm lượng nitrat nhiều.
Nitrat tồn dư vượt ngưỡng cho phép trong thực vật, nếu ăn liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, ảnh hưởng đến gan, thận. Tác hại của nitrat là ngấm lâu dài và có thể chuyển hoá thành nitrit, rồi kết hợp với một số chất là nguyên nhân gây ung thư. Do vậy chỉ số dư lượng nitrat được quản lý chặt trong an toàn thực phẩm. Tuy nhiên nhìn bằng mắt thường rất khó nhận biết và tính toán dư lượng nitrat.
(Ảnh minh họa)
|
Ông Hồng cho hay, nitrat ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài chứ không tức thời. Chưa có trường hợp nào ăn phải hàm lượng nitrate cao trong rau quả mà tử vong ngay.
Quy định về mức dư lượng tối đa cho phép do Bộ Y tế và Bộ NN&PTNT phối hợp tính toán, ban hành. Bộ NN&PTNT phải quản lý trong quá trình sản xuất để các chỉ số an toàn thực phẩm trong đó có dư lượng nitrat được đảm bảo.
Cơ quan chức năng có nhiệm vụ hướng dẫn nông dân sản xuất đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng như dư lượng nitrat. Hàng năm Bộ NN&PTNT vẫn có chương trình giám sát để biết được mức độ về vấn đề an toàn nông sản trên thị trường.
Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi
|
Theo ông Hồng, cơ quan chức năng luôn luôn phải kiểm soát nitrat trong rau củ quả trước khi đưa ra thị trường. Trước hết, quy trình sản xuất nông nghiệp phải áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn VietGAP do Bộ NN&PTNT ban hành. Đó là cơ sở để cơ quan chuyên môn ở địa phương hướng dẫn nông dân sản xuất đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm.
Các đơn vị chuyên môn luôn hướng dẫn người nông dân phương pháp sản xuất, đặc biệt quan trọng là không được bón phân đạm muộn, thừa. Nếu bón phân đạm quá nhiều lên rau sẽ để lại hàm lượng Nitrate nhiều. Đơn cử như chương trình 3 giảm – 3 tăng đã được Bộ NNPTNT triển khai áp từ lâu (giảm phân đạm, giảm thuốc trừ sâu, giảm lượng giống gieo – tăng chất lượng, tăng hiệu quả, tăng năng suất)
Đối với rau thu hoạch, cơ quan chuyên môn tại các địa phương lấy mẫu ngẫu nhiên của các vườn rau để kiểm tra, đủ tiêu chuẩn mới cấp giấy chứng nhận và cho lưu hành thị trường.
Cũng theo ông Hồng, kiểm tra dư lượng nitrat khá đơn giản bằng các loại máy móc do Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KHCN) kiểm định chất lượng.
Khi được hỏi về việc kiểm soát dư lượng nitrat trong rau củ quả trên thị trường tại Việt Nam, ông Hồng cho rằng được thực hiện tốt. Theo ông Cục trưởng, trước đến nay, các loại rau củ quả Việt Nam xuất khẩu đi các nước trên thế giới nhiều nhưng chưa bao giờ bị trả lại vì sai tiêu chuẩn dư lượng Nitrat.
"Các vấn đề an toàn thực phẩm trên rau quả tại Việt Nam đạt được mức trung bình khá trong khu vực", ông Cục trưởng đánh giá.
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện một số loại máy móc đo dư lượng nitrat. Nhiều người đã mua máy này về để kiểm tra dư lượng nitrat đề phòng ảnh hưởng sức khỏe. Tác dụng các loại máy này như thế nào? Phóng viên đã có cuộc tìm hiểu. Xin theo dõi trong bài sau.
Theo Quyết định số 867/ 1998/ QĐ-BYT của Bộ Y tế), mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng nitrat (NO3) trong một số sản phẩm rau tươi (mg/ kg) như sau (đơn cử):
vé máy bay eva
vé máy bay eva đi mỹ
korean air booking
vé máy bay đi mỹ giá rẻ
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch