Nguy hiểm tới sức khoẻ người tiêu dùng
Paraben và Methylisothiazolinone là các chất có mặt trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Trong đó được sử dụng phổ biến trong mỹ phẩm chăm sóc cá nhân như kem dưỡng da, mascara, nước tẩy trang, kem cạo râu và nhiều sản phẩm dùng cho trẻ em như khăn ướt lau em bé, sữa tắm...
Paraben là biến thể của dầu hỏa, trong các sản phẩm mỹ phẩm được dùng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm và thức ăn để ngăn ngừa sự oxy hoá của sản phẩm. Các parabens có hoạt tính giống như nội tiết tố estrogen của phụ nữ có thể làm rối loạn cân bằng nội tiết tố đồng thời chúng có thể gây ra chứng viêm biểu bì da.
Trên thế giới đã có nhiều báo cáo về các trường hợp viêm da tiếp xúc khi dùng các sản phẩm có chứa Methylisothiazolinone ở các nước châu Âu và Mỹ...
|
Chất cấm Methylisothiazolinone có trong sữa tắm Johnson and Johnson.
|
Còn chất bảo quản Methylisothiazolinone (MI) trong khăn ướt có thể gây phản ứng dị ứng ở một số trẻ em. MI chính là hóa chất đã làm tăng đột biến các phản ứng dị ứng nguy hiểm với vô số sản phẩm chăm sóc sắc đẹp.
Dựa trên những căn cứ khoa học và thực tế các nước, Cục Quản lý Dược đã ban hành công văn khẩn về việc bổ sung quy định các chất dùng trong mỹ phẩm trong đó quy định cấm 5 dẫn xuất Paraben và cấm Methylisothiazolinone (MIT).
Theo đó, 5 paraben (gồm: Isopropylparaben, Isobutylparaben, Phenylparaben, Benzylparaben và Pentylparaben) được bổ sung vào các chất cấm không được dùng trong mỹ phẩm.
Khăn ướt, sữa tắm trẻ em ngập thị trường
Theo khảo sát của phóng viên, tại các siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ, ngoài một số mỹ phẩm thì loại mặt hàng dùng cho trẻ em nằm trong danh mục của Bộ Y tế có chất bị cấm là: sữa tắm và khăn ướt.
Các siêu thị lớn, đặc biệt là siêu thị trẻ em và hiệu tạp hoá đều bán rất nhiều khăn ướt, không ít trong số đó có chất mà Bộ Y tế vừa đưa ra thời gian để ngừng sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường. Trong đó, loại khăn ướt đang tràn ngập thị trường dành riêng cho trẻ em là Wonder Care, Teen care, Baby Care, trong thành phần công bố trên bao bì ghi rõ có chất bảo quản bị cấm Methylisothiazolinone.
Tương tự, sản phẩm Skinlite nhập khẩu Hàn Quốc cũng có chất này. Thương hiệu khăn ướt của Diana cũng có 2 sản phẩm có chất Isobutylparaben trong thành phần.
Khăn giấy chứa chất cấm tràn ngập thị trường.
|
Còn về sữa tắm trẻ em cũng không ít loại trong thành phần có chất có chất Methylisothiazolinone được ghi rõ trong bao bì. Đáng chú ý, ngay cả hãng Johnson and Johnson cũng có 3 sản phẩm có chất này là: Johnson’s PH5.5, Johnson’s Baby và Johnson’s Baby Bath & Milk. Sữa tắm cho trẻ em nhập khẩu Thái Lan là D-nee pure đang bán phổ biến trên thị trường cũng có thành phần cấm này. Loại Pureen tắm gội toàn thân cho trẻ em, Pureen cho trẻ sơ sinh nhập khẩu Malaysia, cũng chung thành phần như vậy.
Hiện nay, khăn ướt là sản phẩm được sử dụng khá phổ biến trong đời sống hàng ngày, đặc biệt là dùng vệ sinh cho trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh lựa chọn khá thoải mái, không lường hết được nguy hại của các chất bảo quản này đối với con mình. Công bố của Bộ Y tế gây lo ngại cho không ít phụ huynh.
Sẽ cấm lưu hành trên thị trường
Bộ Y tế nêu rõ, các sản phẩm sản xuất trong nước, nhập khẩu có chứa các thành phần có chất Paraben chỉ được phép lưu hành trên thị trường đến hết ngày 30/7/2015.
Còn sản phẩm có chứa Methylisothiazolinone chỉ được phép lưu thông trên thị trường đến hết ngày 30/4/2016.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đề nghị các tỉnh, thành phố yêu cầu các doanh nghiệp rà soát lại thành phần công thức các sản phẩm mỹ phẩm, cập nhật các danh mục để đảm bảo chỉ đưa ra lưu thông phân phối và sử dụng các sản phẩm an toàn.
Bộ Y tế cũng yêu cầu các địa phương giám sát việc thực hiện quy định về thời hạn áp dụng đối với các sản phảm mỹ phẩm chứa các chất đã cảnh báo để đảm bảo sản phẩm lưu thông trên thị trường được an toàn.
(Theo Petrotimes)
Trả lờiXóađại lý vé máy bay eva air
may bay eva di my
korean air booking
vé máy bay đi mỹ giá rẻ nhất
săn vé máy bay giá rẻ đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch