Thịt cóc được xem là món ăn bổ dưỡng tuy nhiên xét về mặt dinh dưỡng, thịt cóc không hơn thịt gà, ếch quá nhiều lại còn có nguy cơ tử vong vì dễ gây ngộ độc thực phẩm.
Theo quan niệm dân gian, thịt cóc rất bổ dưỡng, được dùng làm thực phẩm bổ dưỡng cho người già; hỗ trợ, tăng cường dinh dưỡng sau ốm dậy; hỗ trợ điều trị trẻ em suy dinh dưỡng, chán ăn, chậm lớn, còi xương, cam tích, lở ngứa… dưới dạng ruốc, bột hoặc thịt tươi dùng để nấu cháo, làm chả cóc...
Tuy nhiên, trong cơ thể cóc có chứa nhiều chất độc gây ngộ độc thực phẩm dẫn tới chết người.
Thịt cóc gây ngộ độc thực phẩm khi bị dính chất độc trong quá trình chế biến
Chất độc chủ yếu có trong cóc là bufotoxin. Thực tế, thịt cóc không chứa nọc độc. Độc tố bufotoxine có trong gan, trứng, da và dịch tiết màu trắng đục từ các tuyến dưới da và mang tai (còn gọi là nọc cóc hay nhựa cóc) mới là thành phần gây độc.
Chất này rất bền với nhiệt độ nên không bị phá hủy trong quá trình chế biến. Người ta ước tính lượng bufotoxine trong 1 con cóc có thể gây chết 4 - 5 người khỏe mạnh. Khi làm thịt cóc, chỉ một lượng nhỏ bufotoxin dính vào thịt, người ăn phải là có thể bị ngộ độc, theo báo Sức khỏe cộng đồng.
Mỡ cóc an toàn trong khi nhựa cóc (ở tuyến sau tai, tuyến trên mắt và các tuyến trên da cóc), gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine - chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn.
Do đó, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm. Nếu nhựa cóc bắn dính trực tiếp, niêm mạc mắt sẽ bỏng rát và phù nề.
Ngộ độc thường xảy ra khi không loại bỏ hết da, nội tạng, khi làm độc tố dính vào thịt hay ăn cả gan và trứng cóc. Chỉ sau 1 - 2 giờ sẽ có các triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, đau bụng, chướng bụng, rối loạn nhịp tim, đau đầu, ảo giác, sốc, tổn thương gan, thận và nguy hiểm nhất là rối loạn nhịp tim. Nặng hơn nữa bệnh nhân có thể trụy mạch, tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Báo Zing News dẫn lời của PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt cóc có lượng đạm và kẽm cao hơn các loại thịt khác như thịt bò, lợn nên rất tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương.
Trong 100g thịt cóc có chứa 18,6g đạm (protein), ngoài ra còn có một yếu tố vi lượng khác, đặc biệt là kẽm, rất tốt cho sự phát triển và phục hồi dinh dưỡng của trẻ.
Ngoài ra, đạm còn là nguyên liệu để tạo dịch tiêu hóa, các nội tiết tố, protein huyết thanh, các men giúp duy trì phản ứng khác trong huyết tương, dịch não tủy, dịch ruột.
Tuy nhiên, nếu so sánh thịt cóc với các thực phẩm giàu đạm khác thì không thấy có sự chênh lệch nhiều về hàm lượng chất đạm trong 100g thực phẩm. Vì vậy, nếu cần bổ dưỡng thì có thể chọn các thực phẩm trên, vừa ngon, vừa an toàn, lại rẻ hơn thịt cóc nhiều lần.
Ngộ độc cóc được xem là một trong những ca ngộ độc nặng nhất
Đề phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do cóc: Tốt nhất và an toàn nhất là không ăn cóc và sản phẩm tự chế biến từ cóc. Nhưng nếu vẫn muốn sử dụng cóc làm thực phẩm thì tuyệt đối không ăn trứng và gan cóc. Trong quá trình chế biến, tuyệt đối không để da cóc, nội tạng cóc, nhựa cóc lẫn vào cơ cóc hay thịt cóc, theo Sức khỏe gia đình.
Chuyên gia cũng khuyến cáo làm thịt cóc theo đúng quy trình như sau: cắt bỏ đầu dưới hai tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, khoét bỏ hậu môn, loại bỏ hết ruột, trứng, gan, mật, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước sạch, chỉ lấy thịt, xương để chế biến thành thực phẩm.
Theo Phương Khanh - Chất lượng Việt Nam
hãng máy bay eva air
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
hãng hàng không hàn quốc
vé máy bay đi mỹ là bao nhiêu
mua vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thuc Du Lich