Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật

Hốt hoảng vì chất lượng nước

Những người thường xuyên đến bể bơi công cộng để giải nhiệt trong những ngày hè nắng nóng, oi bức hẳn sẽ không khỏi giật mình khi biết thông tin: Sau đợt kiểm tra rà soát đầu tháng 5 vừa qua, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội đã đưa ra cảnh báo 100% bể bơi trên địa bàn Hà Nội vi phạm quy định đảm bảo an toàn.
Theo tiêu chuẩn nước bể bơi do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định, các bể bơi phải thay nước, cọ rửa và khử trùng nước ít nhất 1 lần/tuần nếu bể bơi dùng nước giếng khoan, không có hệ thống lọc tuần hoàn và xử lý bằng hóa chất.
Đối với các bể bơi có hệ thống lọc tuần hoàn thì tối thiểu 1 lần/ngày phải làm vệ sinh thành bể và hút cặn, bơm bù đủ nước. Hàm lượng chất vẩn đục không lớn hơn 2 mg/l đối với bể bơi ngoài trời, không lớn hơn 1 mg/l cho bể bơi trong nhà; hàm lượng Amoniac, Clorua không lớn hơn 0,5 mg/l…
Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật - ảnh 1

Loại bột giúp bể bơi trông trong xanh, sạch sẽ (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy nhiên, thực tế, rất nhiều bể bơi đã không tuân thủ các quy định này. Để giảm thiểu chi phí cho việc vệ sinh bể bơi, có bể cả tháng không thay nước và chỉ làm sạch nước bằng cách rắc hóa chất, sục khí Clo. Nguy hiểm hơn, để tiết kiệm, nhiều nơi thậm chí còn sử dụng cả hóa chất rởm hoặc những hóa chất độc hại.
Các hóa chất thường được sử dụng để diệt tảo xanh, rêu, diệt khuẩn, làm xanh nước bể bơi là Cloramin B, Clo, sunfat đồng… Đây là đều là những chất có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu không được sử dụng đúng liều lượng.
Bên cạnh đó, trong nước bể bơi còn tồn tại các chất hữu cơ, mồ hôi, tóc, da, các loại mỹ phẩm trang điểm, kem chống nắng, thậm chí cả nước tiểu… từ người bơi. Các tạp chất này khi kết hợp với các chất khử trùng có thể tạo ra sự biến đổi về mặt hóa học và chuyển thành các chất độc hại đối với cơ thể.

Nguy cơ nhiễm bệnh từ bể bơi công cộng

Chất Cloramin B nếu dùng với nồng độ cao, sử dụng không đúng cách sẽ gây kích ứng da, mắt. Khi uống phải nước có Cloramin B, sẽ bị nôn, đau bụng, tiêu chảy.
Chất Clo được các nhà khoa học chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn gấp 6 lần. Ngoài ra, phụ nữ mang bầu nếu tiếp xúc nhiều với các hóa chất dùng làm sạch nước có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của thai nhi. Trẻ sinh ra dễ nhạy cảm hơn với các bệnh truyền nhiễm như hen suyễn, eczema…
Bể bơi công cộng: Sạch ảo, bẩn thật - ảnh 2

Hồ bơi công cộng tiềm ẩn nhiều nguy hại sức khỏe (Ảnh minh họa: Internet)

Đặc biệt, một nghiên cứu đăng trên chuyên san Environmental Health Perspectives cho biết, nguy cơ ung thư ở những người thường xuyên bơi ở bể bơi được khử trùng bằng Clo là rất cao.
Trong khi đó, tiếp xúc với bột sunfat đồng quá nhiều dễ dẫn đến lở loét miệng, mắc bệnh da liễu, hỏng võng mạc, đau mắt đỏ. Sunfat đồng khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa, đường hô hấp có thể gây viêm đại tràng, viêm dạ dày, ảnh hưởng đến gan và viêm đường hô hấp.
Ngoài các hóa chất độc hại, tình trạng quá tải thường xuyên ở các bể bơi công cộng còn dẫn đến hiện tượng ô nhiễm nguồn nước. Do đó, bể bơi công cộng cũng chính là môi trường rất dễ lây lan các bệnh truyền nhiễm như bệnh da liễu, đau mắt đỏ, viêm hạt mắt, viêm tai…
Trong quá trình bơi lội, nếu nuốt phải nước bẩn, người bơi có thể mắc các bệnh tiêu hóa như nhiễm lỵ trực khuẩn, tiêu chảy cấp, viêm ruột cấp.
Mặc quần áo ướt và ngâm mình lâu trong nước bẩn cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập bàng quang, âm đạo và gây nhiễm trùng. Đặc biệt, đối với chị em phụ nữ, viêm nhiễm phụ khoa có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tử cung, tắc vòi trứng… ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét