Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Cẩn thận để tránh ngạt khí

Theo các bác sĩ, chuyện ngạt khí không chỉ xảy ra ở tầng hầm nhà cao tầng mà có thể tại gia đình, nhà hàng, nơi làm việc, trên xe hơi, kể cả cống, giếng, bồn chứa...

Tầng hầm giữ xe của một cao ốc tại TPHCM tuy được trang bị nhiều quạt thông hơi cỡ lớn nhưng không khí lúc nào cũng hầm hập - Ảnh: Thuận Thắng
Ðó là cảnh báo của các chuyên gia y tế sau vụ nhiều người bị ngất xỉu do ngạt khí ở siêu thị Big C tại tòa nhà The Garden, Hà Nội.
Tầng hầm dễ tích tụ khí độc
TS.BS Huỳnh Tấn Tiến - giám đốc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường TPHCM - khuyến cáo do khí COnặng hơn không khí nên ở tầng hầm cao ốc văn phòng, chung cư, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn... thường có nhiều khí COtích tụ, nhất là lúc cao điểm có nhiều người đến gửi xe, chạy xe.
Từ sự cố ở Big C, Hà Nội, cơ quan chức năng cần kiểm tra lại thiết kế tầng hầm ở các tòa nhà cao tầng; khuyến cáo các đơn vị quản lý, sở hữu tòa nhà, tầng hầm phải chú ý đến vấn đề thông thoáng khí tầng hầm bằng việc thiết kế có nhiều cửa thông khí để có chỗ thoát khí độc ra ngoài môi trường; lắp đặt hệ thống thông khí cũng như có hệ thống quạt thổi gió...
Theo các bác sĩ, khi hít quá nhiều khí CO2 nạn nhân cảm thấy ngột ngạt, mệt mỏi, khó thở do thiếu oxy và nhanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê, không thể chạy ra ngoài và không có thời gian để phản kháng.
Trường hợp ở trong phòng kín có chạy máy phát điện, nạn nhân còn có thể tử vong do ngạt khí CO. Khi bị ngạt khí CO, nạn nhân cũng không thể phản xạ gần giống như ngạt khí CO2.

Với người dân, khi gặp sự cố có người ngất xỉu vì ngạt khí thải ở tầng hầm, tốt nhất là bình tĩnh nhanh chóng lui ra, tìm chỗ trống, thông thoáng và thông báo ngay cho người có trách nhiệm để hỗ trợ.
Trường hợp có người ngất xỉu ở tầng hầm mà môi trường nơi đó nguy hiểm do có nhiều khí độc thì người vào cấp cứu phải đeo mặt nạ chống khí độc, nếu không người vào cứu nạn nhân cũng bị ngất xỉu do ngạt khí, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Trường hợp môi trường xảy ra sự cố ngạt khí không quá nguy hiểm, cần nhanh chóng đưa quạt thổi gió vào để làm loãng khí độc và chuyển nạn nhân ra ngoài cấp cứu và cho thở oxy ngay.
Khi có người bị ngạt, việc cấp cứu ngay tại chỗ rất quan trọng. Nạn nhân phải được xoa bóp tim ngay và hà hơi thổi ngạt.
Tốt nhất ở những cao ốc có tầng hầm nhiều người ra vào, cần trang bị sẵn một số mặt nạ chống độc, luôn có đội sơ cấp cứu để khi gặp sự cố sẽ có ngay người sơ cứu nạn nhân. Ngoài ra còn phải đo kiểm môi trường định kỳ để đảm bảo an toàn.
Cần lưu ý nếu môi trường tầng hầm không đảm bảo an toàn, thiếu oxy, nhiều COthì những người lao động thường xuyên phải làm việc ở tầng hầm sẽ bị thiếu oxy. Lâu ngày những nhân viên làm việc ở môi trường thiếu oxy sẽ từ từ bị bệnh thiếu máu mãn tính với biểu hiện da xanh xao.
Nhiều nguy cơ ngạt khí
Trong khi đó BS Nguyễn Xuân Mai - nguyên phó viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM - cho biết nguy cơ ngạt khí luôn rình rập người dân, người lao động ở bất cứ nơi đâu. Các giếng sâu hoặc hầm chứa trên boong tàu, thuyền, sà lan... lâu ngày không sử dụng thường tích tụ nhiều loại khí độc.
Ở những nơi này khí độc thường nặng hơn oxy nên chìm phía dưới, còn nồng độ oxy rất thấp, chỉ 10-12%, trong khi nồng độ CO2 lại rất cao. Do vậy, ai đó chỉ cần thò đầu xuống là bị ngạt. Ðặc biệt ở các hệ thống cống sâu, hầm xử lý nước thải chất độc càng nhiều.
Theo BS Xuân Mai, để tránh bị ngạt khí khi vào giếng sâu, hầm sâu, thùng sâu, hầm chứa, thùng chứa kín lâu ngày... phải mở toang nắp, đeo mặt nạ dưỡng khí mới được xuống. Với người dân không có mặt nạ cũng phải mở rộng nắp cho thoáng, có máy thổi dưỡng khí (oxy) xuống hầm, hố, cống, giếng để pha loãng khí độc và đẩy khí độc lên, khi không khí trở lại bình thường mới được xuống làm việc.
Tốt nhất trước khi chui xuống hầm kín, cống, giếng, bồn chứa... nên thả xuống bó đuốc, nến để kiểm tra. Nếu lửa tắt chứng tỏ ở đó thiếu oxy, rất nguy hiểm vì có nhiều khí độc, không nên xuống.
Cần chú ý khi có người xuống cống, giếng, hầm... làm việc phải có người ở trên quan sát người ở dưới.
Người xuống phải đeo dây bảo hiểm ở lưng, kết nối với dây an toàn của người ở trên. Nên có quy ước theo dõi sự an toàn, chẳng hạn nếu giật dây liên tục là phải nhanh chóng kéo người ở dưới lên ngay. Cần lưu ý việc chui xuống cứu người bị ngạt mà không có phương tiện bảo hộ có thể làm người ứng cứu chết theo.​

1 nhận xét: