Ngày nay, vì chạy theo lợi nhuận mà không ít các cơ sở sản xuất mứt Tết đã làm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Mứt là món ăn không thể thiếu trong mỗi gia đình vào những ngày tết. Tuy nhiên ngày nay, vì chạy theo lợi nhuận mà không ít các cơ sở sản xuất mứt đã làm không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Ăn nhiều mứt không có lợi cho sức khỏe
Vao thời điểm Tết, để đáp ứng nhu cầu người dân nên các mặt hàng về mứt Tết được tăng mạnh. Nếu như trước đây chỉ có một số loại mứt Tết thì ngày nay các loại mứt xuất hiện rất nhiều, từ các loại rau, củ như khoai lang, bí đao, cà chua, gừng… đến tất cả các loại quả như hồng, đào, lê, me, mận, táo, dâu, kiwi…
Thực tế, mứt Tết là nhóm thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe.
Thực tế, mứt Tết là nhóm thực phẩm dinh dưỡng vì có chứa nhiều thành phần tốt cho cơ thể như đường bột, protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất, nhiều chất chống lão hóa tốt cho sức khỏe.
Một số loại mứt có tác dụng cho sức khỏe như mứt gừng có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, giải độc, chữa ho; Mứt sen: an thần, giảm stress, chống suy nhược; Mứt me: giải khát, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng…
Tuy nhiên, đây cũng không phải là món ăn thích hợp cho tất cả mọi người. Lượng đường quá nhiều là một trong những lý do mà mứt Tết không thích hợp cho người tiểu đường, người có đường máu cao, béo phì, hay người muốn ăn kiêng.
Trong mứt Tết thường có lượng đường, tinh bột quá nhiều nên có thể gây rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, tăng đường máu. Người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Trong mứt Tết thường có lượng đường, tinh bột quá nhiều nên có thể gây rối loạn tiêu hoá như tiêu chảy, tăng đường máu. Người già, trẻ em, và các phụ nữ mang thai trong suốt thai kỳ không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.
Bên cạnh đó, vì chạy theo lợi nhuận mà không ít cơ sở làm mứt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do nhập khẩu nguyên liệu làm mứt từ Trung Quốc hay từ những cơ sở sản xuất thủ công mất vệ sinh an toàn thực phẩm trong khâu chế biến, hay tiềm ẩn dùng các loại phụ gia không được phép sử dụng trong ngâm, tẩm ướp hay tạo mầu sắc bắt mắt, hóa chất tẩy trắng, phẩm mầu, đường hóa học, hàn the… Tất cả những yếu tố này đều tạo ra nguy cơ độc hại với sức khỏe.
Những loại mứt dừa được cho một ít hàn the vào vì như vậy thì sợi dừa sẽ dai, không bị đứt gãy, cho vào mứt bí thì sẽ có độ giòn. Thế nhưng, hàn the tích lũy trong cơ thể, tùy liều lượng có thể gây nên những triệu chứng cấp tính và mạn tính.
Với tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc…
Với tiêu hóa, nó gây nôn mửa, đau bụng tiêu chảy; với da thì gây ban đỏ dẫn đến tróc vẩy. Về thần kinh, hàn the gây kích thích dẫn đến trầm cảm, hoặc kích thích màng não, thay đổi nhiệt độ cơ thể. Với đường niệu, nó gây hư hại đặc biệt cho thận và toàn thân, gây rối loại chức năng, yếu ớt, bất lực, rối loạn kinh nguyệt, rụng tóc…
Tương tự, đối với các loại khác như mứt khoai, người chế biến thường hay ngâm vào nước có hòa chất tẩy trắng, vì khoai có nhiều nhựa, ngâm vào đó sẽ tẩy hết nhựa, khiến cho khoai có màu đẹp hơn. Nhưng hóa chất này cũng gây ra nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe người tiêu thụ.
Ngoài ra, nhiều cơ sở sản xuất mứt phơi nguyên liệu làm mứt ngoài đường mất vệ sinh có thể gây nhiễm khuẩn, làm phát sinh một số bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Quá trình bảo quản không đạt tiêu chuẩn dễ sinh nấm mốc làm ảnh hưởng hại nhiều cho sức khỏe dẫn đến người tiêu dùng rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.
Ngày nay, vì chạy theo lợi nhuận mà không ít các cơ sở sản xuất mứt Tết đã làm không đảm bảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gây nhiều nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Không nên chọn mứt Tết có màu sắc sặc sỡ
Theo BS Thu Hoài nguyên cán bộ dinh dưỡng bệnh viện Thanh Nhan lưu ý, triệu chứng cấp tính của ngộ độc thực phẩm xảy ra có triệu chứng như nôn, buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảu, khát nước, đái ít, mệt lả, yếu cơ, sốt hay không sốt, mạch nhanh, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp. Và nguy hiểm hơn nữa là khi sử dụng phải các loại mứt có chất phụ gia độc hại sẽ làm suy tim, suy thận, suy gan... gây ung thư và tử vong bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia thực phẩm, để đảm lựa chọn mứt an toàn cho sức khỏe trong những ngày Tết không nên chọn các loại mứt Tết có màu sắc sặc sỡ, các loại mứt trôi nổi, không rõ nguồn gốc, nhất là các sản phẩm có màu sắc sặc sỡ, lạ mắt.
Lý do vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.
Lý do vì màu sắc đó là do người sản xuất sử dụng phụ gia như chất bảo quản, chất tạo ngọt, chất tẩy nấm mốc, chất tẩy trắng, sát trùng… để phòng thối rữa, chống chảy nước, mốc, rất độc hại cho người ăn.
Để yên tâm cho gia đình sử dụng loại mứt Tết đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm nên mua mứt tại những cơ sở sản xuất uy tín, có nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, thành phần… rõ ràng.
Các loại mứt cần có đầy đủ giấy chứng nhận chất lượng về an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng.
Ngoài ra, khi mua chúng ta cũng cần nhìn, ngửi, sờ, nếm… để phát hiện mứt có bị mốc, mùi hôi, chảy nước, mùi chua hay không.
Theo Minh Tuyết - Trí thức trẻ
hãng eva air có tốt không
ve may bay eva di houston
hang hang khong korean
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
vé máy bay đi canada tháng nào rẻ nhất
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thuc Du Lich