Thực tế, thịt gia súc, gia cầm cùng các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đủ tiêu chuẩn vẫn tung ra thị trường hoặc thẩm lậu vào TPHCM dịp tết.
Lò mổ lậu ráo riết hoạt động
Mới đây, trạm kiểm tra vệ sinh thú y chợ đầu mối Bình Điền phát hiện một tiểu thương kinh doanh gần nửa tấn thịt heo không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Số thịt trên có nguồn gốc từ heo bơm nước bị phân hủy nặng, bốc mùi ôi thiu.
Cuối tháng 1/2015, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh (TPHCM) phát hiện ông Dương Hỷ Nh. ở xã Bình Hưng mổ vịt trái phép. Tại hiện trường, có 60 con vịt đang cắt tiết, gần 160 con vịt chờ "nhúng nước sôi" và hơn 160 con vịt đã bị nhổ sạch lông, mổ bụng (tổng trọng lượng hơn một tấn).
"Số vịt không qua kiểm dịch, bị giết mổ trên nền đất dơ bẩn nên nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm rất cao. Đoàn kiểm tra đã tiêu hủy toàn bộ số vịt" - ông Nguyễn Hồng Triệu, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết.
"Số vịt không qua kiểm dịch, bị giết mổ trên nền đất dơ bẩn nên nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm rất cao. Đoàn kiểm tra đã tiêu hủy toàn bộ số vịt" - ông Nguyễn Hồng Triệu, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết.
"Đầu tháng 2/2015, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh kiểm tra một điểm chuyên quay heo chết ở xã Phong Phú nhưng chủ cơ sở nhanh chân biến mất, bỏ lại dụng cụ quay heo chết. Chủ cơ sở đã bị bắt quả tang hai lần, bị cấm hoạt động nhưng di chuyển địa điểm khác để tiếp tục hành nghề" - ông Triệu cho biết.
Ngoài giám sát các điểm giết mổ và kinh doanh gia súc, gia cầm lậu, cơ quan chức năng TPHCM còn căng mình canh việc vận chuyển thịt gia súc, gia cầm từ các tỉnh đưa vào TP tiêu thụ. Không chỉ chở thịt thối, nhiều đối tượng còn cố tình trốn tránh việc kiểm dịch sản phẩm động vật, khai báo không đúng địa chỉ nơi đến.
Ngày 25/1, ông Nguyễn Cường S. (Hòa Bình) chở hơn 8,6 tấn chân trâu, bò ghé Trạm Kiểm dịch động vật Thủ Đức xuất trình giấy chứng nhận kiểm dịch. Tuy nhiên, ông S. không trình phúc kiểm tại các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông trên suốt tuyến đường từ Hà Nội vào TPHCM nên bị xử phạt.
Trước đó vài ngày, trạm này cũng xử phạt 17 tấn gân, chân, đuôi trâu, bò đông lạnh vì "trốn" các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông và khai không đúng địa chỉ giao hàng.
Trước đó vài ngày, trạm này cũng xử phạt 17 tấn gân, chân, đuôi trâu, bò đông lạnh vì "trốn" các trạm kiểm dịch đầu mối giao thông và khai không đúng địa chỉ giao hàng.
Gom heo chết về xẻ thịt
Tại địa bàn TPHCM thì cơ quan chức năng ráo riết ngăn chặn thực phẩm bẩn, Đồng Nai cũng góp phần ngăn chặn từ xa việc tuồn thực phẩm bẩn vào TPHCM.
Trong vòng hai tuần qua, Đồng Nai đã bắt bốn vụ bơm nước vào heo trước khi đem đi tiêu thụ hoặc xẻ thịt heo chết, heo bệnh để cung cấp cho thị trường TPHCM, Bình Dương.
Cụ thể, ngày 19/1, công an kiểm tra một điểm tập kết heo ở khu đất trống thuộc phường Long Bình Tân (TP Biên Hòa), phát hiện hai xe tải chở gần 110 con heo đang bơm nước vào heo. Chủ số heo đã dùng nước hồ bơm vào heo sau khi tiêm cho heo một liều thuốc ngủ. Chủ lô hàng khai nhận số heo sau khi bị bơm, tiêm sẽ mang bán cho một lò mổ ở TPHCM.
Cùng ngày, công an kiểm tra một cơ sở chăn nuôi ở khu phố 7, phường Long Bình, TP Biên Hòa, bắt quả tang bốn công nhân đang bơm nước vào heo. Các công nhân cho biết số heo bơm nước này cũng sẽ được bán cho các lò mổ ở TPHCM...
Một số người còn gom heo chết, heo bệnh về xẻ thịt rồi phù phép và sau đó bán ra thị trường. Đêm 25/1, Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai) kiểm tra lò mổ heo lậu ở xã Gia Kiệm, phát hiện điểm giết mổ này vừa mất vệ sinh, vừa tồn trữ nhiều con heo đã xẻ thịt đang bốc mùi hôi thối chờ mang đi tiêu thụ.
Chủ điểm giết mổ khai nhận: Gom heo bệnh, heo chết của các hộ chăn nuôi về xẻ thịt sau đó bán lại cho các thương lái đem đi TPHCM, Bình Dương tiêu thụ.
Chủ điểm giết mổ khai nhận: Gom heo bệnh, heo chết của các hộ chăn nuôi về xẻ thịt sau đó bán lại cho các thương lái đem đi TPHCM, Bình Dương tiêu thụ.
Một cán bộ thuộc Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai cho biết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vẫn còn nhiều điểm giết mổ heo lậu chưa bị phát hiện vì các chủ lò thường xuyên di chuyển địa điểm.
Đó chỉ là bề nổi của tảng băng về thực phẩm bẩn vì như một cán bộ thú y thừa nhận: Những kẻ hám lợi, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng vẫn tìm cách tuồn hàng vào TP.HCM nên khó ngăn chặn triệt để.
Dùng chất độc bắt chim bán cho các quán nhậu
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen (Long An) đang bị người dân thâm nhập săn bắt chim và các loài động vật hoang dã. Chim từ khu bảo tồn bay ra vùng đệm kiếm thức ăn cũng bị người dân tận diệt bằng thuốc độc. "Trong các tháng gần đây, cả ngàn con bị săn bắt mỗi ngày" - ngày 3/2, một cán bộ của Khu bảo tồn Láng Sen cho hay.
Không chỉ các loài chim nước thông thường, nhiều loài quý hiếm như giang sen, điêng điểng, cò ốc… cũng bị săn bắt. Nguy hiểm nhất là người dân dùng cả hóa chất trộn vào cá, ốc, tép làm mồi rồi mang rải ở những vũng nước cạn.
Những con chim chết vì trúng thuốc độc này sẽ lên bàn nhậu nếu không bị phát hiện. (Ảnh do khu bảo tồn cung cấp)
"Chim ăn phải thức ăn nhiễm hóa chất, một số chết ngay tại chỗ được người dân gom về nhổ lông làm sạch bán với giá 50.000 đồng/kg. Số chim bị nhiễm thuốc nhẹ hơn không bay được, người dân bắt về bán với 60.000 đồng/kg. Các điểm thu mua là quán nhậu tại địa phương và TPHCM" - cán bộ của khu bảo tồn thông tin.
Ban giám đốc Khu bảo tồn Láng Sen cho biết hóa chất người dân dùng bắt chim là thuốc sát trùng màu tím (tên khoa học là Puradance), rất độc hại. Người dân ăn phải những con chim chết do nhiễm thuốc là gián tiếp ăn thuốc độc vì chất độc trong thịt chim không kịp đào thải ra ngoài.
Cuối năm 2014, ban giám đốc khu bảo tồn đã làm việc với chính quyền, hạt kiểm lâm địa phương để xây dựng kế hoạch liên tịch tăng cường tuyên truyền, ngăn chặn, xử lý tình trạng dùng thuốc hóa học bẫy bắt chim nhưng tình hình vẫn chưa cải thiện.
Khu bảo tồn có nhiều loài trong Sách đỏ Việt Nam
|
Theo T.Ngọc - T.Dũng - T.Thanh - Pháp luật TPHCM
eva airline
mua vé máy bay đi mỹ
hang hang khong korean air tai tphcm
vé máy bay đi mỹ mùa nào rẻ nhất
vé máy bay đi canada giá rẻ
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Du Lich Tu Tuc
Tri Thức Du Lịch