Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Hóa chất bảo quản vượt ngưỡng gây hại sức khỏe như thế nào?

Chị Hà Dung, MC tiệc cưới khá đắt sô tại TP.HCM băn khoăn: “Tôi thường chọn một số loại thực phẩm chức năng để bồi bổ cơ thể, giúp đẹp da. Tuy nhiên, gần đây tôi… té ngửa khi biết một trong các sản phẩm mình đang dùng có chất bảo quản ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cảnh báo của cơ quan chuyên môn giúp tôi thận trọng hơn khi chọn sản phẩm, dù việc này không hề đơn giản”.
Theo các chuyên gia, muốn bảo quản một loại thực phẩm chức năng cần có nhiều yếu tố như: nguyên liệu đầu vào, công nghệ chế biến, chất bảo quản, bao bì sản phẩm… Trong đó, sử dụng chất bảo quản là một cách dễ dàng và đơn giản nhất. Chất bảo quản thường là các chất hóa học có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc… để chúng không phát triển. Kèm theo đó, chất này cũng giúp sản phẩm ít bị tác động của môi trường, thời tiết gây oxy hóa, biến đổi màu sắc, mùi vị, giữ sản phẩm nguyên vẹn trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo an toàn, các chất này phải nằm trong danh mục cho phép, hàm lượng an toàn theo quy định của các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đơn vị sản xuất nào cũng nghiêm chỉnh chấp hành các yêu cầu trên. Thậm chí, vì yếu tố lợi nhuận họ sử dụng các chất bảo quản một cách bừa bãi, hoặc chất bị cấm, hàm lượng vượt ngưỡng… gây ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Tác hại của các chất bảo quản trên thường gây ra với gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh. Ví dụ, axit benzoic khi vào cơ thể tác dụng với glycocol chuyển thành axit hippuric không thải độc ra ngoài, ảnh hưởng gan, thận. Hydro peroxyt có tính chất sát khuẩn được dùng có điều kiện. Ngoài việc độc hại, che giấu sự biến chất của thực phẩm các chất trên còn là chất oxy hóa mạnh, phá hủy nhiều chất dinh dưỡng trong thực phẩm như vitamin C, E, oxy hóa các axit béo chưa no tạo ra các peroxyt độc hại…
Theo các chuyên gia, thực phẩm chức năng thường có hai loại: sản phẩm khô và dạng nước. Sản phẩm khô (dạng miếng, viên nang, bột) có thể bảo quản lâu hơn và bị hỏng chủ yếu bởi oxy hóa. Vì thế, dù nói là không có chất bảo quản nhưng vẫn có thành phần chất chống oxy hóa trong sản phẩm, nếu không sản phẩm chỉ để được chừng ½ tháng hoặc 1 tháng. Trường hợp thực phẩm khô sản xuất đúng quy trình, tiêu chuẩn bao bì đạt chuẩn, đóng bao bì trong môi trường sạch thì sản phẩm mới có thể tồn tại vài tháng.
Với thực phẩm dạng nước thường có hạn sử dụng ngắn hơn do đó dễ bị hỏng. Nếu loại sản phẩm không chất bảo quản, hạn sử dụng được 6-9 tháng, thì cơ bản chất lượng nguyên liệu đầu vào phải tốt, quá trình sản xuất khi nguyên liệu nấu sôi kỹ, phải đóng gói khi sản phẩm đủ độ nóng, giúp thanh trùng sản phẩm bằng hơi nóng. Nếu đóng gói khi nguyên liệu đã nguội, thực phẩm nhanh hỏng, chua.
“Thực phẩm chức năng có sử dụng chất bảo quản hay không, khó có thể nhận biết bằng cảm quan. Vì thế, ngoài việc đọc hạn sử dụng, chất bảo quản thì người dùng nên cảm nhận về bao bì. Ví dụ, bao bì, nắp hộp gắn miệng thủ công, chất liệu bao bì không đảm bảo, hạn sử dụng dài… thì chắc chắn lượng chất bảo quản phải nhiều để kéo dài thời gian tồn tại sản phẩm”, một chuyên gia về công nghệ sinh học thực phẩm cho hay.Theo đó, tốt nhất khi mua sản phẩm chức năng, nên lựa chọn loại không sử dụng chất bảo quản hoặc có hạn sử dụng ngắn, đây cũng là xu hướng của thế giới đang hướng đến.
Nên chọn loại có thông tin về ngày sản xuất và ngày hết hạn được in chìm và in trực tiếp vào nhãn gốc hoặc bao gói tại thời điểm sản xuất ra sản phẩm, in bằng loại mực “chết” (không thể tẩy xóa). Người tiêu dùng cần mua sản phẩm của hãng có uy tín, trên bao bì ngoài địa chỉ xuất xứ rõ ràng thì phải có mã vạch đúng. Mã vạch thể hiện trách nhiệm, uy tín của đơn vị sản xuất đối với sản phẩm và đối với người tiêu dùng.


Kinh hãi: 19% thịt heo chứa chất cấm đầu độc người tiêu dùng

Nhiều ý kiến đóng góp về việc ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi được các chuyên gia, nhà quản lý đưa ra tại Hội thảo “Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi” diễn ra vào sáng 28/10 tại TP.HCM.
Bêu tên cơ sở chăn nuôi dùng chất cấm
Theo đại diện của Chi cục Thú y TP.HCM, trong 9 tháng đầu năm 2015 cơ quan này đã tổ chức nhiều đợt thanh kiểm tra tình hình sử dụng chất cấm, chất tạo nạc trong chăn nuôi trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra 14 cơ sở giết mổ, kết quả lấy mẫu cho thấy có 23/120 lô heo dương tính với chất cấm thuộc nhóm beta – agonist (chiếm 19%).
Các chất như Salbutamol, Clenbuterol, Ractopamine… thuộc họ beta – agonist là những chất nằm trong danh mục hóa chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong chăn nuôi ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới vì gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Thực tế hiện nay có nhiều cơ sở chăn nuôi tập trung và trang trại sử dụng các chất cấm này để tăng trọng, tạo nạc cho gia súc, gia cầm.
thit heo
Để thịt heo sạch đến tay người tiêu dùng cần có sự vào cuộc của đồng bộ của nhiều cơ quan chức năng.
Cũng theo Chi cục Thú y thành phố, đa số gia súc từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long…được đưa về TP.HCM giết mổ, qua kiểm tra cho thấy có tồn dư lượng chất cấm, chất tạo nạc. Chi cục đã xử phạt hành chính 22 trường hợp vi phạm tại cơ sở giết mổ với số tiền gần 300 triệu đồng.
Nhiều ý kiến cho rằng  mức xử phạt hành chính đối với cơ sở chăn nuôi hay đơn vị sản xuất thức ăn gia súc như hiện nay là không đủ sức răn đe. Nói như ông Lê Bá Lịch – Chủ tịch Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, là như “muỗi đốt gỗ”, chẳng thấm vào đâu so với lợi nhuận mang lại từ việc làm trái pháp luật này.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm – Giám đốc Công ty THNN Dịch vụ An Hạ, đơn vị cung cấp thịt heo sạch đạt chứng nhận VietGap ra thị trường, cho rằng việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đang tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. Trong khi các doanh nghiệp làm ăn chân chính phải đầu tư chi phí cao để cho ra sản phẩm thịt sạch thì một bộ phận khác lại sử dụng chất cấm, thu lợi bất chính.
Theo bà Thắm, khi phát hiện thịt có tồn dư chất cấm, cơ quan quản lý cần phải nêu đích danh cơ sở chăn nuôi chứ không chỉ cơ sở giết mổ. Ngoài ra cần áp dụng một số biện pháp như nâng cao công tác kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ, ngăn chặn tình trạng giết mổ lậu, cơ sở giết mổ phải có phương tiện làm xét nghiệm nhanh, lắp đặt camera…
Người chăn nuôi cần phải tự giác
Ông Nguyễn Xuân Dương – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhìn nhận việc tuyên truyền cho người chăn nuôi hiểu mới là vấn đề quan trọng, bởi không có lực lượng nào có thể “gõ cửa” từng cơ sở chăn nuôi mà kiểm tra được.
Cần phải cho người nuôi hiểu tác hại từ việc sử dụng hất cấm trong chăn nuôi ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người tiêu dùng. Ông Dương cho biết, Cục Chăn nuôi đang kiến nghị nên hình sự hóa việc sử dụng chất cấm vì nó giống như hình thức buôn ma túy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người.
Theo ông Dương, chất cấm đưa vào chăn nuôi bằng nhiều kênh, như trong nguồn thức ăn, người nuôi mua về cho vào thức ăn, trong kháng sinh, thức ăn bổ sung… rất khó kiểm soát.
Đại diện một công ty chăn nuôi gia súc tại hội thảo cho rằng, đôi lúc chất cấm xuất hiện một cách vô ý khi gia súc ăn thức ăn bổ sung được mua từ đối tác nước ngoài. Để hạn chế tình trạng này, khi ký hợp đồng công ty yêu cầu phía đối tác phải cam kết sản phẩm bán ra không có chất cấm.
Việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi cũng tăng khả năng chất cấm xuất hiện trong chăn nuôi. Chính vì thế, theo ông Nguyễn Xuân Dương, ngành chăn nuôi đã có lộ trình loại bỏ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nhiều nước trên thế giới cũng đã áp dụng cách thức này như Nhật Bản vào năm 2009.
Tuy nhiên, do điều kiện cũng như môi trường chăn nuôi nước ta còn nhiều khó khăn, dự  kiến phải đến giai đoạn từ năm 2020 – 2025 ngành chăn nuôi trong nước mới có thể  thực hiện được.


Thức ăn làm từ nhựa, lốp xe, đế giày khiến người tiêu dùng kinh hãi

Chưa bao giờ vấn đề an toàn thực phẩm lại đặt trong tình trạng đáng báo động như hiện nay. Bên cạnh việc chế biến không đảm bảo vệ sinh thì thực phẩm bị làm giả cũng là một thực trạng khiến người tiêu dùng phải “điêu đứng” hiện nay.

Ngoài việc chứa các hóa chất, chất bảo quản, thuốc trừ sâu… thì nhiều thực phẩm Trung Quốc cũng được làm giả một cách tinh vi, mắt thường khó có thể nhận ra. Tình trạng này xuất hiện ngày càng nhiều với thủ thuật làm giả ngày một cao. 

Gạo làm từ giấy, nhựa
Gạo là thực phẩm thiết yếu của nhiều gia đình châu Á, hầu như ai cũng nghĩ nó khó có thể được làm giả. Tuy nhiên, trên thực tế, tại Trung Quốc đã xuất hiện một loại gạo làm từ nhựa. Loại “gạo” này được làm từ khoai lang, khoai tây và nhựa tổng hợp để đúc thành hình dạng giống y hệt gạo thật. Ngoài ra, để có mùi gạo người sản xuất còn sử dụng chất tạo mùi giống với gạo. 
Không chỉ làm từ nhựa, thậm chí gạo có thể làm từ giấy. Theo trang Shanghaiist đưa tin, một gia đình ở Quảng Đông, Trung Quốc, khi ăn cơm thì cảm thấy bất thường bởi hạt gạo rất khó nhai. Khi bà Cai, một người trong gia đình đưa một hạt cơm lên miệng cắn thử thì bà bàng hoàng phát hiện ra những hạt gạo thực chất là giấy được cuộn chặt hết sức tinh vi. 

gạo-gia-3
Gạo giả Trung Quốc làm từ giấy, nhựa khiến người tiêu dùng vô cùng bức xúc.
Hạt trân châu làm từ lốp xe, đế giày

Ngày 21/10 vừa qua, trang Hong Kong Free Press đăng tải một thông tin chấn động dư luận Trung Quốc về việc trà sữa chân trâu có thể được làm từ lốp xe cũ và đế giày. Theo đó, một phóng sự trên truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, một phóng viên đã uống trà sữa trân châu tại một cửa hàng. Sau đó người này đi đến một bệnh viện gần đó để chụp CT.
Kết quả chụp CT cho thấy những hạt trân châu bị dồn lại một chỗ trong dạ dày và cơ thể không thể tiêu hóa được. Sau đó người phóng viên đã thực hiện với những chủ cửa hàng trà sữa khác thì một trong số đó đã tiết lộ rằng: “Tất cả những hạt trân châu đều được thực hiện tại nhà máy hóa chất. Nói thẳng ra, chúng được làm từ đế giày và lốp xe cũ”.

trà-sữa-1
Trà sữa trân châu mới đây cũng bị tố được làm từ đế giày và lốp xe cũ.
Nước khoáng “giả” làm từ nước máy

Nước là nguồn sống thiết yếu của con người và không ai nghĩ rằng nó có thể bị làm giả. Tuy nhiên, ở Trung Quốc điều này hoàn toàn có thể xảy ra. Những bình nước đóng chai giả với chi phí sản xuất bỏ ra siêu thấp được bán ra thị trường với giá như bình thường đem lại lợi nhuận lớn cho người sản xuất. 

Nước ở những bình nước khoáng này hầu hết đều lấy từ nước máy và không đảm bảo an toàn vệ sinh, với hàm lượng vi khuẩn e-coli, nấm,… có hại cho sức khoẻ của người tiêu dùng.

nước-khoáng-1
Nước tinh khiết đóng chai thực chất là lấy từ nước máy mất vệ sinh.

Bánh bao làm từ bìa các tông
Bánh bao là món ăn truyền thống và phổ biến của người Trung Quốc. Mỗi ngày, tại đây tiêu thụ một số lượng lớn bánh bao. Do đó, không khó hiểu khi bánh bao cũng là thực phẩm bị làm giả một cách tinh vi và nhân của nó, thật khó tin, được làm từ miếng bìa các tông. 

Bìa các tông được sử dụng để làm nhân bánh theo tỉ lệ 6:4, nghĩa là có tới 60% là bìa các tông và 40% là những nguyên liệu khác như thịt mỡ kém chất lượng. Những miếng bìa được ngâm vào một chậu chứa soda, một loại dung môi dùng trong công nghiệp giấy và xà phòng. Tiếp theo, người ta băm nát miếng bìa ra, rồi trộn chúng với mỡ lợn cùng gia vị đầy đủ. 

Sau đó, người ta nhồi vào vỏ bánh bao giống như chiếc bánh bình thường rồi đem bán khắp các khu chợ. Mùi vị của những chiếc bánh bao này không thực sự thơm ngon, khi cắn vào hơi cứng và nó bán chủ yếu cho những người dân nghèo.

bánh-bao-1
Cận cảnh quy trình làm bánh bao từ bìa các tông.

Dầu ăn giả làm từ… xác động vật chết

Nguyên liệu của loại dầu ăn giả này khiến ai nghe đến cũ phải cảm thấy rùng mình và kinh hãi. Dầu ăn giả được lấy từ rác rưởi, cống rãnh của các nhà hàng, khách sạn thậm chí là xác động vật chết. 
Ban đầu những chất thải này được chứa vào các máng và thùng lớn để chế biến thành dầu ăn bẩn. Đa phần những nơi sản xuất dầu ăn bẩn đều không đảm bảo vệ sinh, sử dụng dụng cụ cáu bẩn, chứa đầy vi khuẩn. 

dầu-ăn-1
Kinh hoàng quy trình làm dầu ăn giả ở Trung Quốc.
Dầu ăn giả sau khi chế biến vẫn có màu nâu cánh gián chứ không trong suốt như dầu ăn bình thường. Chúng thường được chuyển tới các nhà hàng kém chất lượng, quán ăn vỉa hè rẻ tiền để phục vụ người lao động bình dân.


Những bức ảnh trần trụi lột tả mặt trái của cuộc sống chung cư


chung cư
Nhiều chung cư mới đi vào hoạt động được vài năm đã xuất hiện nhiều bất cập. Tòa nhà này tại KĐT Nam Trung Yên (Cầu Giấy - Hà Nội) mới đi vào sử dụng vài năm nhưng cảnh nhem nhuốc như thế này khiến ai cũng ái ngại.

chung cư
Tại chung cư G (KĐT Đền Lừ) cả hai tòa nhà có 4 chiếc thang máy nhưng đã hỏng tới 3 cái nên những người sinh sống ở đây muốn đi lên/xuống từ tầng 11 buộc phải chui qua đáy bể nước ở tầng thượng như thế này. Sự việc đã khiến rất nhiều người dân kêu cứu nhưng đến thời điểm hiện tại hàng ngày cư dân vẫn phải gù lưng "bò" qua khu vực này để ra ngoài.
chung cư
Dù ở các căn chung cư tiền tỷ nhưng một số người dân vẫn bất chấp quy định của chung cư để sử dụng bếp than tổ ong, không màng tới nguy cơ xảy ra cháy nổ cũng như quy định của tòa nhà. Theo một số cư dân thì họ sử dụng bếp than tổ ong cho rẻ và đun nấu được nhiều hơn, thậm chí có gia đình còn "giấu" bếp than tổ ong vào trong căn hộ khi có bảo vệ đi kiểm tra.

chung cư
Ý thức người dân vẫn là điều đáng nói nhiều nhất khi nói đến chung cư. Ít ai biết rằng đây là chiếu nghỉ của tòa chung cư tại KĐT Đền Lừ, hàng trăm món đồ đạc đã chắn hết lối đi, chặn vòi cứu hỏa, chắn bình cứu hỏa. Không chỉ thế, đống đồ đạc này lại là nơi lý tưởng để chuột bọ làm tổ.

chung cư
Các căn hộ chung cư biến thành "siêu thị mini", người ta nói vui rằng lên đến lưng chừng trời mà vẫn có "siêu thị mini" ám chỉ việc buôn bán hàng hóa trong các tòa nhà chung cư diễn ra khá nhộn nhịp. Từ khu tập thể, chung cư giá rẻ, nhà ở xã hội, chung cư cao cấp... đều có hình thức buôn bán này. Tuy nhiên nhiều phiền toái, hệ lụy cũng đã xảy ra với việc buôn bán các mặt hàng từ đồ khô đến hải sản, mắm tôm... ngay trong chung cư.

chung cư
Mật độ xây dựng quá cao, tòa nhà cao đến 40 thậm chí 45 tầng trong khi đó số lượng thang máy không đủ phục vụ nhu cầu đi lại của người dân những giờ cao điểm nên việc tắc thang máy, chờ thang máy quá lâu thường xuyên xảy ra tại các tòa chung cư cao chót vót. Thậm chí có nhiều trường hợp dở khóc dở cười cũng đã xảy ra, trong đó chú ý nhất là có trường hợp một phụ nữ suýt đẻ rơi trong thang máy vì... tắc.

chung cư
Ý thức cư dân vẫn là vấn đề khá "nan giải", một vị lãnh đạo quản lý chuỗi chung cư giá rẻ từng chia sẻ với chúng tôi rằng: "Có những người mua chung cư của chúng tôi ở quê lên nên ý thức chưa được cao nên việc xả rác, ý thức giữ gìn hay chấp hành những quy định chưa được tốt". 

chung cư
Gà cũng được nuôi ngay trong chung cư

chung cư
Tại KĐT Đền Lừ một gia đình chưa hiểu nguyên do đã bỏ nhà chuyển đi nơi khác ở, phó mặc cảnh hoang tàn đến rợn người như bãi chiến trường trong chính trong căn hộ của mình. 

chung-cu
Ngay cả ở những chung cư được đánh giá là cao cấp, ý thức kém của cư dân vẫn là một "vấn nạn" đầy nhức nhối. Tại chung cư này, ban quản lý không khỏi ngán ngẩm khi ngày ngày chứng kiến những túi rác, thậm chí túi nôn trớ từ cao tầng ném xuống đất như thế này.

cuoc-song-chung-cu
Sống ở chung cư, đôi khi bạn có thể bị vạ lây từ ý thức tồi của hàng xóm. Trên đây là câu chuyện về một căn hộ phải đục nhà vì một căn hộ tầng trên thả bỉm vào toilet gây tắc bể phốt được đăng trên group kín của cư dân chung cư.

cuoc-song-chung-cu
Sống ở chung cư, có những hàng xóm tốt là điều cực kỳ quan trọng. Chị H.T.T (Hà Đông, Hà Nội) không may mắn, chỉ vì ý thức tồi của hàng xóm mà khiến gia đình chị sống... như địa ngục. Chuyện thường xuyên hứng đồ vật rơi như bọc rác, đồ chơi, chai lọ, thậm chí bao cao su vẫn "nguyên sản phẩm" là thường xuyên. Chưa hết, 7 tháng nay, mỗi tối nhà chị còn phải hứng chịu... nước tiểu của hàng xóm "tưới" xuống ban công nhà mình.

cuoc-song-chung-cu
Trong thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ cháy nổ ở nhiều chung cư trên địa bàn Hà Nội. Trong số đó, vụ hỏa hoạn ở chung cư CT4, Khu đô thị Xa La, Hà Đông, Hà Nội đã khiến dư luận đứng ngồi không yên. Bởi, ngay sau vụ việc, hàng loạt những sai phạm về an toàn cháy nổ ở các chung cư này đã lộ diện.

chung-cu
Chung cư Q. là một trong số ít chung cư thường xuyên tổ chức các buổi tập dượt phòng cháy chữa cháy cho cư dân chung cư.

Video về những nỗi khốn khổ của cuộc sống chung cư

Những hình ảnh trên đây chỉ là một số điển hình cho những khu chung cư chất lượng thấp, ý thức cư dân kém, quản lý lỏng lẻo, bởi, thực tế Hà Nội vẫn có rất nhiều chung cư văn minh... Và, những căn hộ chung cư với nhiều tiện ích trong thời buổi tấc đất tấc vàng này vẫn được xem là xu thế của cuộc sống hiện đại tại các thành phố lớn.