Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Hô biến củ ráy thành sâm Ngọc Linh

Ai cũng biết theo thời giá trị trường, nếu là sâm trồng, 1kg sâm Ngọc Linh thấp nhất cũng phải 30 triệu đồng. Trong trường hợp là sâm rừng, thì mức giá ấy còn cao nữa, đến 100 triệu đồng. Chính mức giá khủng khiếp này của sâm Ngọc Linh đã khiến nhiều kẻ tham tiền đã “hô biến” củ ráy thành củ sâm, lừa người tiêu dùng.
Trong quá trình ăn dầm nằm dề trên đỉnh đèo Măng-rơi, huyện Tu-mơ-rông, cửa ngõ dẫn vào vùng núi Ngọc Linh, chúng tôi đã nghe được nhiều thủ thuật biến loại củ gáy (củ ráy) có độc thành sâm Ngọc Linh của đám tay buôn. Với công nghệ này, chỉ với vốn đầu tư vài trăm ngàn đồng, khi câu được "cá", tay buôn sẽ thu về từ 30-40 triệu đồng. Trong trường hợp câu được "cá mập", có kẻ ẵm đến cả trăm triệu đồng. Tin được không?!
1. Tháng 7/2012, trong chuyến xuyên rừng gần nửa tháng, tôi có dịp tiếp cận với một số dân buôn sâm Ngọc Linh. Qua câu chuyện, thấy mỗi người có kiểu tiếp cận "con mồi" khác nhau. Người bảo mình kết nghĩa với già làng Xê-đăng nên khi cần sâm chỉ "ới một tiếng" là sẽ được người nắm giữ linh hồn buôn làng phát hiệu lệnh cho trai tráng vào rừng kiếm sâm Ngọc Linh. Người bảo mình trồng sâm ở địa điểm bí mật trên đỉnh Ngọc Linh mà không ai biết được… Lại có người ra chiều bí mật, tiết lộ rằng mình có quen với một số lãnh đạo địa phương là người bản xứ nên nguồn sâm Ngọc Linh thứ thiệt không bao giờ lo phải cạn kiệt…
sâm giả, sâm rác, sâm Ngọc Linh, sâm quý, thần dược, dân buôn, thương lái, sâm-giả, sâm-rác, sâm-Ngọc-Linh, sâm-quý, thần-dược, dân-buôn, thương-lái,
Củ sâm Ngọc Linh thật còn nguyên thân lá và củ ráy được "mông má" thành sâm Ngọc Linh rừng nhiều năm tuổi có giá trên 70 triệu đồng/kg.
Tuy mỗi tay buôn có kiểu chào hàng khác nhau nhưng điểm chung mà tôi gặp ở họ là đều quảng cáo sâm Ngọc Linh đến tận mây xanh, gắn với nhiều chuyện ly kỳ huyền bí, như loài sâm quý này chỉ xuất hiện ở độ cao 1.800m trở lên. Người thì quả quyết sâm Ngọc Linh chỉ có ở nơi vách đá cheo leo mà muốn tìm được nhiều khi phải bỏ mạng…
Sâm Ngọc Linh kỳ thực khác với nhìn nhận và suy nghĩ của nhiều người, cũng khác với miệng lưỡi của đám buôn rằng "chỉ duy nhất trên độ cao 1.800m của đỉnh Ngọc Linh mới có". Kỳ thực loại sâm quý này hiện diện ở nhiều tỉnh Tây Nguyên (Quảng Nam, Gia Lai và Lâm Đồng), và ở độ cao thấp hơn các đầu nậu tung hô. Thông tin sâm Ngọc Linh chỉ hiện diện trên cao độ 1.800m trở lên là không chính xác. Vì loại sâm quý này từng được dược sĩ Đào Kim Long phát hiện ở nơi thấp hơn, 1.500m so với mặt nước biển.
"Đúng 9 giờ sáng ngày 19/3/1973, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở giai đoạn ác liệt, một đoàn điều tra dược liệu của Trung Bộ, do dược sĩ Đào Kim Long và Nguyễn Châu Giang dẫn đầu đã phát hiện trên con đường đi từ làng Ku-gia theo sườn đông nam dãy núi Ngọc Linh ở độ cao 1.500m, hai cây Panax đầu tiên, một cây 9 tuổi, một cây 11 tuổi và đến 19 giờ cùng ngày đã đặt chân vào vùng sâm Ngọc Linh rộng lớn. Đến tháng 9/1985, Hà Thị Dụng và I.V.Grushvisky sau khi nghiên cứu mẫu vật của thế giới đã kết luận sâm Ngọc Linh là một loài mới, một loài Panax đặc hữu của khu hệ thực vật Việt Nam và đặt tên Panax Vietnamensis Hà et Grushv” -Tạp chí Sinh học tháng 9/1985.
Như vậy, tên gọi "sâm Ngọc Linh" là cách gọi dân gian mà nhiều người quen dùng gắn với địa danh mà loài sâm quý này được tìm thấy. Thực chất, trong y văn, các y sư, y gia ghi sâm Ngọc Linh là "sâm Việt Nam". Cây này thuộc họ nhân sâm, là cây thảo sống lâu năm, có chiều cao từ 40cm đến 1m, thân rễ dạng củ, chia thành nhiều mắt (nên còn được gọi sâm trúc) có thể dài đến 1m: "Sâm Ngọc Linh sinh trưởng không theo quy luật tự nhiên nào. Ngày trước các nhà nghiên cứu gặp loại thảo dược quý này trên độ cao 1.000m, ở rải rác và cũng có thể gặp chúng ở dạng đám dưới những tán rừng ẩm thấp, dọc theo các triền suối".
2. Y học cổ truyền Việt Nam ghi nhận tính vị và tác dụng của sâm Ngọc Linh là có vị đắng, không độc, thân rễ được dùng như nhân sâm làm thuốc bổ tăng lực, chống suy nhược và hồi phục sức khỏe, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng. Ở liều thấp, sâm Ngọc Linh giúp tăng vận động, tăng trí nhớ. Ở liều cao loại sâm quý này giúp tăng sinh lực, chống lại sự mệt mỏi, làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống. Một số tài liệu y văn còn cho biết sâm Ngọc Linh có tác dụng bảo vệ tế bào, giúp hồi bền số hồng cầu, bạch cầu giảm, có tác dụng tăng nội tiết số sinh dục, kháng viêm, điều hòa hoạt động của tim, hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, kháng khuẩn…
sâm giả, sâm rác, sâm Ngọc Linh, sâm quý, thần dược, dân buôn, thương lái, sâm-giả, sâm-rác, sâm-Ngọc-Linh, sâm-quý, thần-dược, dân-buôn, thương-lái,
Chẳng có cơ sở gì để khẳng định thứ củ được ngâm trong bình rượu này là sâm Ngọc Linh.
Sâm Ngọc Linh có giá trị dược liệu cao, quý hiếm nên có giá hàng chục triệu đồng/kg cũng là chuyện bình thường. Nhưng chính giá ấy đã khiến nhiều con buôn tung các độc chiêu bẫy mồi, biến củ ráy thành sâm Ngọc Linh để hốt bạc. "Cây gáy là loại cây độc phân bố khắp núi rừng Việt Nam, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên, ở nơi ẩm thấp. Về nhân dạng, cây này giống cây môn, có lá hình trái tim thuôn dài, thân mềm, cao 0,3-1,5m, rễ phát triển thành củ dài có nhiều đốt ngắn…”. Từ điển “Những cây thuốc Việt Nam” mô tả trong củ gáy có tinh bột và chất gây ngứa, được nhân dân ở một số địa phương dùng làm thuốc chữa mụn nhọn, ghẻ, sưng bàn tay, chân. Một số tài liệu cổ xem củ gáy là vị thuốc có độc tính, ăn vào sẽ gây ngứa trong miệng và cổ họng…
Cây gáy có độc, độc đến độ khi cần đào làm thuốc, người ta phải đeo găng tay vì sợ mủ từ loại cây thuốc có độc tính này dính vào người sẽ gây phồng rộp, ngứa ngáy. Vậy nhưng dân buôn dược liệu không ngại biến cây này thành sâm Ngọc Linh. Bà Tâm Ửng, chủ một cơ sở chuyên bán sâm dây ở thị trấn Đắk Tô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum khẳng định bà là người ở gần xứ sâm quý, từ Kon Tum muốn đi vào vùng sâm Ngọc Linh phải đi qua nhà bà, nhưng không thể nhận dạng đâu là sâm Ngọc Linh thật, đâu là sâm Ngọc Linh rởm nếu không còn cành lá và hoa. Và vì không giỏi nhận dạng nên bà Tâm Ửng không kinh doanh sâm Ngọc Linh mà nói theo bà, làm gì có mà bán buôn: "Buôn trúng sâm dỏm, mình mất uy tín đã đành mà còn hại người ta. Người ta đang đau bệnh, cần sâm quý để chữa bệnh, tốn kém dăm bảy chục triệu mua về cái thứ có độc rồi uống vào, tội nghiệp biết mấy!".
Một số chủ cơ sở bán các sản vật từ núi rừng Kon Tum như mật ong, sơn tra, hà thủ ô… ở Đắk Tô mà tôi tiếp cận đều có chung tâm tình như bà Tâm Ửng… Có người còn thẳng thắn nói rằng tuy sâm Ngọc Linh hiếm vô cùng nhưng nếu họ mạnh dạn bước qua cái ranh giới "đạo đức", thì khách muốn bao nhiêu tấn sâm Ngọc Linh họ cũng dư sức đáp ứng: "Tấn chứ không phải tạ đâu nhé em… Nói như vậy để lưu ý cho em biết là sâm Ngọc Linh dỏm nhiều vô kể".
Chị Mai, 46 tuổi, ở trung tâm huyện Tu-mơ-rông, người rành rẽ ngọn nguồn về sâm Ngọc Linh đã nói vậy. Rồi chị Mai cho biết tuy là củ độc, uống vào gây sưng miệng, ngứa ngáy, gây suy gan, phù thận nhưng qua tài nghệ chế biến của các “chuyên gia”, khách dùng củ sâm độc mà cứ tin sái cổ đó là sâm Ngọc Linh thứ thiệt, vì dùng vào thấy hưng phấn, thấy ăn được ngủ được, tăng cân nhanh chóng nên rất… thần tượng?
Chị Mai "thiết kế" cho tôi gặp một người em họ của chị vốn rất rành rẽ cái khoản biến củ gáy thành sâm Ngọc Linh. Vì đây là chuyện tế nhị nên chị Mai cùng người em của chị yêu cầu tôi phải thề độc, không ghi rõ họ tên, địa chỉ của mình: "Tôi thấy bạn tâm huyết muốn giúp người, nên tôi đồng ý cung cấp thông tin. Nhưng vì thông tin của tôi có liên quan đến chuyện làm ăn của người ta, mà toàn là dân dữ dằn nên lớ ngớ là tụi nó thịt tôi liền" - người em của chị Mai dè dặt!
3. Người em của chị Mai đi đâu đó một hồi, lát sau anh ta quay lại với 2 củ sâm được dân buôn bảo là "chính hiệu sâm Ngọc Linh". Tôi đã từng có đôi lần giáp mặt với những củ sâm K5 thật, và gặp cả sâm Ngọc Linh trong một số hũ rượu nên ít nhiều có kinh nghiệm. Đối chiếu những củ sâm mà mình từng gặp với 2 củ sâm này, tôi thấy chẳng có gì khác biệt. "Một trong hai củ là củ gáy. Anh nhận biết được củ nào là củ gáy không?" - người em chị Mai hỏi? Tôi ngỏ ý muốn nếm vị để đoán, em chị Mai cũng đồng ý luôn và khi nếm rồi, tôi cũng "ngu người" vì thấy rằng không chỉ giống nhau về hình dáng, cả hai củ sâm kia đều có mùi vị đặc trưng của sâm nên chẳng thể phân biệt được đâu là sâm Ngọc Linh, đâu là củ gáy? Khi tôi chào thua, người em của chị Mai mới tiết lộ sự thật phũ phàng: "Thực ra cả hai đều là củ gáy đã qua mông má".
sâm giả, sâm rác, sâm Ngọc Linh, sâm quý, thần dược, dân buôn, thương lái, sâm-giả, sâm-rác, sâm-Ngọc-Linh, sâm-quý, thần-dược, dân-buôn, thương-lái,
Là dân buôn sâm nhưng người phụ nữ này không buôn sâm Ngọc Linh.
Theo đó, 1kg củ gáy chỉ một hai trăm ngàn, qua sơ chế chẳng tốn kém gì mấy, nó đội giá lên đến từ 30 triệu đến 100 triệu đồng. Lợi nhuận lớn nên nhiều tay lao vào bán buôn lắm. Vậy thì họ biến củ gáy thành sâm Ngọc Linh như thế nào?
Sau câu hỏi của tôi, sau phút chần chừ, người em của chị Mai hắng giọng: "Nói thiệt, em tiết lộ điều này, không biết có giúp được người ta, hay lại hại thêm nhiều người vì em sợ khi bí mật được tiết lộ, nhiều kẻ tà tâm sẽ lao vào áp dụng. Mà dân mình đâu phải ai cũng có điều kiện đọc báo. Mà cho dù có đọc báo thì dân buôn có đủ chiêu thức mánh khóe để câu khách… Nhưng suy đi nghĩ lại, em nghĩ nếu mình biết mà mình không nói, là mình có tội với thiên hạ".
Theo em chị Mai, củ gáy lấy về rửa sạch, luộc từ 3-5 nước cho chín, cho phân hủy hết các chất độc, sau đó phơi 2-3 nắng cho bay bớt nước, rồi dùng kim châm, tiếp đến nhúng củ gáy vào dung dịch corticoid đậm đặc một đêm, hôm sau mang ra phơi nắng. Sau dăm bảy bận như vậy thì mang củ gáy ngâm vào "nước cốt" hồng đẳng sâm. Cứ ngâm và phơi đúng một tuần thì lúc này, củ gáy sẽ không còn chất độc, mà ngược lại có mùi sâm, khách dùng thấy ăn ngủ ngon cứ nghĩ sâm tốt, đâu thể biết được như vậy nhờ chất corticoid, loại tân dược có tác dụng chống viêm, giảm đau nhưng có tác dụng phụ là giữ nước gây phù thận, mục xương…!
Đúng là độc chiêu của dân buôn sâm Ngọc Linh! Chả trách nhiều người khi trả hàng chục triệu đồng để mua sâm Ngọc Linh dỏm về cắt lát ngậm đã lập tức thấy hưng phấn, thấy ăn được, ngủ được... Điều này khác biệt với ghi nhận của các y sư rằng sâm Ngọc Linh không như sâm Cao Ly hay sâm Hàn Quốc. Sâm Ngọc Linh tác dụng từ từ chứ không gây hưng phấn nhanh chóng, mãnh liệt như thứ sâm Hàn mà nhiều người ở thể cao huyết áp khi sử dụng đã bị tai biến, vì không biết được rằng sâm Hàn gây tăng huyết áp!
Khi tiết lộ cho tôi biết tuyệt chiêu biến củ gáy có độc thành sâm Ngọc Linh, người em của chị Mai lưu ý rằng thoạt nghe, cứ tưởng chiêu ấy là đỉnh cao của sự tinh vi nhưng suy cho cùng, đó vẫn chưa nhằm nhò gì với một số cao thủ khác. Những người này còn mời được đại gia từ Sài Gòn, Hà Nội… lên rừng, cho đích thân đào sâm Ngọc Linh với giá cả trăm triệu đồng 1kg và khi khách về đến tư gia, cứ nghĩ mình mua như thế là được sâm Ngọc Linh đúng chất rừng, mà không biết được rằng đó cũng chỉ là… sâm dỏm!
Mặc trở ngại về thời tiết, tôi đang dấn sâu vào vùng sâm Ngọc Linh với quyết tâm bóc mẽ độc chiêu này!
(Theo ANTG)



NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
NHẬN TẶNG VÀ MUA QUẦN ÁO CŨ
Gọi cho chúng tôi 0902233317

1 nhận xét: