Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2015

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhau

Người Việt lạm dụng các loại thuốc bảo vệ, kích thích trong trồng trọt, chăn nuôi rồi đem bán cho chính người tiêu dùng trong nước.

Người Việt đang tự đầu độc lẫn nhauRau xanh mơn mởn nhưng ai cũng sợ!
Rau quả phun thuốc sâu hay thuốc kích thích, lợn nuôi bằng thức ăn có tăng trọng… không còn là hiếm gặp. Thực phẩm bẩn đang có mặt ở khắp nơi, "trèo" lên bàn ăn của mọi gia đình.
Từ món ăn nhanh đến món ăn chín, món tráng miệng đến món chính, từ bữa sáng đến bữa đêm… nguy cơ ăn phải thực phẩm bẩn lúc nào cũng rình rập từng mạng sống trong các gia đình.
"Ăn cũng chết, không ăn chết nhanh hơn" vậy phải chọn cách nào? Đằng nào cũng chết. Ăn thì chết từ từ nhưng không ăn thì chết ngay nên cứ phải ăn.
Biết là miếng thịt, con cá mỡ màng kia; rau quả xanh non mơn mởn kia chắc chắn là có thuốc kích thích, thuốc bảo quản thực phẩm… nhưng vẫn phải ăn vì không còn lựa chọn nào khác.
Ai cũng hiểu, các loại hóa chất từ các loại rau quả, thực phẩm này ngấm dần vào cơ thể con người gây ra các loại bệnh tật, gây đau đớn, tốn kém cho bệnh nhân và gia đình.
Đặc biệt là gần đây, tình trạng người bị bệnh ung thư gia tăng cũng được cho một phần nguyên nhân từ việc ăn uống.
Để tránh xa thực phẩm bẩn người Việt đã làm gì? Nhiều người đã bỏ tiền ra mua sự yên tâm bằng cách dùng các loại hàng hóa, thực phẩm đắt tiền có tên gọi "hàng ngoại nhập".
Hoa quả nhập từ Úc, Mỹ, New Zealand, Canada… có giá cao gấp nhiều lần sản phẩm sản xuất trong nước nhưng vẫn phải "nhắm mắt" mua chỉ vì tin rằng, xuất xứ của các sản phẩm này đều ở các nước có tiêu chuẩn về chăn nuôi, trồng trọt rất cao.
Nhưng cuối cùng họ còn bất an hơn khi biết rằng, nhiều sản phẩm trong số đó được nhập từ Trung Quốc về, có hàm lượng thuốc bảo quản cao hơn tiêu chuẩn cho phép, thậm chí còn có cả một số hóa chất cấm sử dụng.
Thực phẩm bẩn đã và đang hàng ngày đe dọa sức khỏe, tính mạng của người Việt. Các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể trong các bếp ăn công nhân, trường học, gia đình… vẫn xảy ra thường xuyên.
Có thể thấy phổ biến hơn cả là tình trạng thực phẩm hết hạn sử dụng nhưng vẫn được đưa vào các nhà hàng, siêu thị để bán cho người tiêu dùng. Chẳng ai thấy lạ hay sốc khi có tin bắt được một ô tô chở toàn lòng lợn thối, mỡ bẩn.
Lâu dần thành quen, người Việt đã quá chai sạn với những thông tin như vậy.
Dã tâm hơn, khi những thực phẩm này lại được đưa vào các trường học để cấp các bữa ăn cho các em học sinh từ tuổi mẫu giáo đến trung học phổ thông - những thế hệ tương lai của đất nước, sử dụng.
Những người chăn nuôi, làm nông nghiệp và kinh doanh thực phẩm phải là những người có tâm? Nếu có tâm thì họ đã không đầu độc đồng bào của mình chỉ vì lợi ích trước mắt.
Chúng ta có làng nọ, làng kia trồng rau sạch cung cấp cho các thành phố lớn, nhưng nếu có điều kiện đi thực tế thì nhiều làng trong số đó có cách chăn nuôi, trồng cấy khiến người nào nhìn rồi thì chẳng dám ăn.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong một hội nghị về an toàn thực phẩm đã nêu lên một thực tế hiện nay người nông dân khi đem ra chợ bán các sản phẩm thực phẩm là thường đẹp, xanh hơn so với sản phẩm họ trồng để tiêu dùng trong gia đình, do các thực phẩm này thường được sử dụng các chất kích thích.
Thêm vào đó, nước ta sát với Trung Quốc nên nhiều sản phẩm thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích không đúng quy định được tuồn về trong khi việc kiểm soát nhập lậu rất khó khăn.
Còn nữa, rất nhiều lô hàng rau quả, thủy sản, thực phẩm... của Việt Nam xuất khẩu bị trả về do hàm lượng chất cấm vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Không ai biết, sau khi quay về các lô hàng này được xử lý ra sao?
Liệu có phải lại được đưa vào các nhà hàng, siêu thị, chợ truyền thống... Vì ở đây, có mấy ai kiểm tra chất lượng sản phẩm đâu.
Tôi còn nhớ một chuyên gia Hàn Quốc khi nói chuyện với bà con nông dân ở Vĩnh Phúc ông đã bảo rằng: "Các vị dùng thuốc sâu, thuốc kích thích vô tội vạ để trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà… rồi bán cho thành phố kiếm lời.
Sau này, biết đâu, chính con cái các vị lại lấy con cái của những người ở thành phố. Thế là các vị đã đầu độc chính con cái của mình. Bệnh tật khi ấy phát ra thì con cái các vị phải gánh chịu".
Ngẫm ra, quả đất tròn tưởng rộng nhưng lại rất hẹp vì thế suy luận của ông chuyên gia nọ rất dễ xảy ra.
Ngoài ra, môi trường sống của người Việt cũng đang bị chính người Việt làm ô nhiễm. Các loại chất thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp được xả vô tội vạ ra môi trường mà lực lượng chức năng xử lý không xuể.
Theo các nghiên cứu khoa học thì bệnh tật không phải chỉ riêng do ăn uống mà ra, một phần còn do chúng ta hít thở. Bầu không khí, môi trường sống của chúng ta đã bị ô nhiễm nặng nên đây là các tác nhân chính góp phần làm gia tăng bệnh tật trong xã hội.
Và có thể đây là một trong những tác nhân khiến cho người cao tuổi ở Việt Nam có sức khỏe kém hơn so với những người cùng độ tuổi ở các nước phát triển.
Nói cách khác, tuổi thọ khỏe mạnh của người cao tuổi Việt Nam thấp hơn so với nhiều nước, sống lâu nhưng không sống khỏe. Theo một số số liệu thống kê, tuổi thọ bình quân của người Việt Nam là 73 thì đã mất 12 năm ốm đau, bệnh tật.
An toàn vệ sinh thực phẩm lúc nào cũng bức xúc, lúc nào cũng nóng và hiện đang là vấn đề rất nóng nhưng giải pháp để quản lý hiệu quả lĩnh vực này thì gần như chưa có.
Sau hàng loạt biện pháp được cơ quan quản lý đưa ra, câu chốt vẫn là "hãy là người tiêu dùng thông thái".

Hà thành giải khát 100 tấn cam Trung Quốc mỗi ngày

Chỉ riêng tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), hiện mỗi ngày đã có gần 100 tấn cam TQ được nhập về Việt Nam. Đa số được tiêu thụ ở khu vực phía Bắc, nhất là Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII (Lạng Sơn), cho biết, thời điểm hiện tại, mỗi ngày khoảng 250-350 tấn rau củ, quả Trung Quốc về qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong đó, mặt hàng rau củ chủ yếu là hành, tỏi, khoai tây.
Còn mặt hàng hoa quả, hiện có táo Trung Quốc mỗi ngày về 60-80 tấn, nho đỏ Trung Quốc khoảng 30 tấn... Nhiều nhất là mặt hàng cam có vỏ ngoài màu xanh với số lượng nhập qua cửa khẩu Tân Thanh khoảng gần 100 tấn mỗi ngày.
Vậy, sau khi qua cửa khẩu Tân Thanh, số rau củ quả, đặc biệt là số lượng cam gần 100 tấn đó được tiêu thụ ở đâu?
Cam Trung Quốc, cam Hà Giang, cam Hưng Yên, đội lốt, gắn mác, cam xanh, giá rẻ, cửa khẩu Tân Thanh, cam-Trung-Quốc, cam-Hà-Giang, cam-Hưng-Yên, đội-lốt, gắn-mác, cam-xanh, giá-rẻ, cửa-khẩu-Tân-Thanh
Mỗi ngày có gần 100 tấn cam xanh Trung Quốc được nhập về qua cửa khẩu Tân Thanh
Thực tế, trên thị trường hiện nay có bán khá nhiều loại cam như: cam sành, cam xoàn Sài Gòn, cam cara, cam đường, cam Hà Giang... Tuy nhiên, tất cả các loại cam này đều được người bán khẳng định là cam Sài Gòn, cam Hà Giang, cam Hưng Yên hay cam Mỹ. Tuyệt nhiên không có cam Trung Quốc bán trên thị trường.
Cụ thể, trên đường Nguyễn Xiển, Giải Phóng hay khu vực các chợ trên địa bàn Hà Nội hiện nay có bán khá nhiều loại cam giá rẻ chỉ 25.000 đồng/kg, bên ngoài loại cam này có vỏ màu xanh, vỏ mỏng, bên trong ruột vàng ăn hơi chua. Người bán cho biết đây là cam bóc vỏ, dùng để vắt nước rồi bỏ thêm chút đường để uống hoặc có thể ăn luôn.
Tuy nhiên, tất cả các chủ hàng đều khẳng định loại cam này là cam từ Hưng Yên và các chủ hàng đều cho biết mùa cam ở Hưng Yên bắt đầu từ tháng 7 âm lịch đến khoảng tháng 9 âm lịch là hết.
Tại đường Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội), loại cam giá có vỏ xanh này còn được bán với giá chỉ 20.000 đồng/kg với mác cam Hà Giang chính hiệu.
Cam Trung Quốc, cam Hà Giang, cam Hưng Yên, đội lốt, gắn mác, cam xanh, giá rẻ, cửa khẩu Tân Thanh, cam-Trung-Quốc, cam-Hà-Giang, cam-Hưng-Yên, đội-lốt, gắn-mác, cam-xanh, giá-rẻ, cửa-khẩu-Tân-Thanh
Song, tại thị trường, các loại cam đều được biến thành cam Hưng Yên, Hà Giang để lừa người tiêu dùng.
“Em ơi mua cam đi, cam Hà Giang mới vào vụ tươi ngon lắm. Chị bảo hành luôn nhé. Chị bán toàn người lấy 2 - 5kg về ăn thôi”, một người bán cam tên Thuận trên đường Kim Giang nói.
Bà Nguyễn Thị Yến, một đầu mối chuyên bỏ sỉ cam tại chợ Long Biên (Hà Nội), cho biết, ở Hà Nội, nếu muốn biết nguồn gốc hoa quả ngoài chợ thì chỉ có ra chợ đầu muối người mua mới biết đích xác được nguồn gốc rau củ quả có xuất xứ từ đâu.
“Chợ đầu mối hàng Trung Quốc thì bảo là hàng Trung Quốc, hàng Việt Nam bảo là hàng Việt Nam, không có chuyện lẫn lộn hàng Trung Quốc thành hàng Việt. Song, ra đến chợ bán lẻ, hàng Trung Quốc đều được người bán gắn cho cái mác hàng Việt để dân tin mua nhiều hơn”, bà Yến nói.
Trao đổi với PV, bà Đoàn Thị Chải, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hưng Yên, khẳng định, tại Hưng Yên chưa có cam bán ra thị trường các tỉnh bởi cam tại các vườn trồng giờ vẫn còn nhỏ.
Theo bà Chải, tùy thuộc vào thời tiết mà cam Hưng Yên cho thu hoạch sớm hay muộn, song những năm trước cam Hưng Yên thường cho thu hoạch vào dịp cuối năm chứ không thể nào mới tháng 7 âm lịch đã có cam của Hưng Yên bán tràn lan trên thị trường như thế này được.
Tương tự, ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang, cũng khẳng định loại cam vỏ mỏng màu xanh có giá bán 20.000 - 25.000 đồng ở Hà Nội không phải là cam Hà Giang.
Theo ông Vinh, cam Hà Giang có hai loại, loại cam sành mẫu mã không được đẹp như cam sành Sài Gòn, vỏ ngoài khi chín có màu vàng đỏ, cam có vị thơm, ăn ngọt xen lẫn vị hơi chua, có hạt. Còn một loại nữa là cam vỏ xanh gần giống quýt. Tuy nhiên, tại các vườn trồng, cả hai loại cam này vẫn còn nhỏ, đường kính của quả cam mới được khoảng 3cm.
“Phải đến tầm tháng 10 âm lịch mới có cam Hà Giang bán, chứ bây giờ mà nói có cam Hà Giang bán trên thị trường Hà Nội thì đều là cam từ nơi khác đội lốt cam Hà Giang hết”, ông Vinh nói.


Ép sầu riêng chín sớm bằng hóa chất

Nhà kho ở xã Ea Yông, huyện Krông Păk, Đăk Lăk, là nơi tập kết trái cây thu gom từ các nhà vườn. 4 thanh niên bắt đầu công đoạn ủ chín sầu riêng bằng những thao tác thuần thục. Hai chiếc thùng lớn loại đựng sơn nước được đổ gần đầy nước. 
Nhóm thanh niên cho vào thùng một loại hóa chất nhãn hiệu “Trái chín”  có địa chỉ sản xuất của một công ty tại TPHCM, đựng trong một cái chai nhựa màu trắng đục, khuấy đều thành một thứ hỗn hợp sền sệt. 2 người chuyền sầu riêng, 2 người còn lại cầm trái cây nhúng vào thùng dung dịch pha sẵn hóa chất, sau đó xếp chúng thành một đống, dùng bạt phủ kín.
saurieng1-9871-1440754308.jpg
Sầu riêng xanh được nhúng vào hóa chất để ủ chín. Ảnh: Kh.Uyên
Sau khi được nhúng hóa chất 4 - 5 ngày, những quả sầu riêng này bắt đầu chín đều và ăn được, những trái chưa già khi bổ ra múi chỉ có màu vàng nhợt. Một thương lái cho biết số sầu riêng này bán rẻ với giá từ 5.000 - 7.000 đồng một kg so với loại chín cây giá 17.000-20.000 đồng một kg.
Anh Dũng, một tiểu thương chuyên thu mua sầu riêng ở huyện Krông Păk, người bình thường ra chợ Kim Biên ở quận 5, TPHCM, hỏi mua hóa chất xử lý trái cây thì có tìm đỏ mắt cũng chẳng ai bán. Tuy nhiên các mối chỉ cần một cú điện thoại là có người giao hàng tận nơi. Loại hóa chất này được đóng trong chai nhựa, có loại chứa vào túi nilon, không có nhãn mác.
rsz-Anh-7-1-9078-1440754308.jpg
Các loại hóa chất dùng ép chín sầu riêng được bày bán công khai. Ảnh:Kh.Uyên.
Đại diện Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk cho biết, loại hóa chất nhiều người dùng để thúc sầu riêng nhanh chín không có tên trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật, đồng nghĩa với việc bị cấm sử dụng. 
Dư lượng độc tố của loại hóa chất này ngấm vào quả sầu riêng và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ở mức độ như thế nào thì hiện chưa có cơ quan chức năng nào đi xác định. Tuy nhiên, về chất lượng, kiểu quả chín ép bằng cách nhúng hóa chất kích thích không thể đảm bảo sức khỏe cho người ăn.
Theo một cán bộ Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đăk Lăk, hiện nay có thương lái thường dú chín trái cây bằng hóa chất có tên Carbendazim và Tebuconazole. Đây là loại hóa chất diệt nấm theo phương thức lưu dẫn, thuộc nhóm cực độc, phân hủy chậm và có nguy cơ gây ung thư, quái thai, vô sinh. 
Người tiếp xúc với những chất này có thể bị hại gan, nguy hiểm khi chúng dính vào miệng và mắt. Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.
Trên thực tế, sầu riêng bán ở chợ rất khó phân biệt từ bên ngoài là hàng nào chính cây quả nào chín ép. Kinh nghiệm của người bán là sầu riêng chín do nhúng hóa chất đều rất khó tách rời từng múi, cơm thường bị sượng, khi bổ ra múi có màu vàng nhợt, nhiều trái ăn rất nhạt. 
Sầu riêng có đặc điểm là thường chín vào ban đêm và tự rụng xuống đất. Trái sầu riêng chín cây có mùi thơm ngào ngạt, chỉ cần lấy tay tách nhẹ là đã lộ ra những múi vàng óng, béo ngậy, ăn ngon, nên chủ vườn và thương lái thường để lại ăn. Loại bán ra thị trường là những trái vừa bẻ xuống hàng loạt để dú thuốc cho chín đồng loạt rồi đưa chở đi các nơi tiêu thụ.
Krông Păk cách Buôn Ma Thuột khoảng 30 km, là một trong những địa phương có diện tích trồng cây sầu riêng xen canh trong rẫy cà phê nhiều nhất ở tỉnh Đăk Lăk. Đến mùa vụ có hàng chục thương lái từ TPHCM, Bình Phước, Gia Lai, Buôn Ma Thuột… đổ xô xuống mua cả vườn, thuê nhà kho tập kết trái cây chờ xử lý, rồi được chất lên xe tải chuyển về các thành phố lớn tiêu thụ.

TPHCM: Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích

Món nấm mối tự nhiên giá bạc triệu ở khu vực Tây Nguyên được nhiều người ưa chuộng đã được trồng bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích.

Gần đây bên cạnh món nấm mối miền Tây thì món nấm mối tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên được rất nhiều người ưa chuộng.
Và, việc khách hàng tấp nập mua chở về TPHCM và các tỉnh miền Đông khiến giá bán cũng vì vậy lên cao.
Nhiều người nhân cơ hội này đã trồng nấm bằng cách ủ vào mùn cưa rồi bơm chất kích thích chứ hoàn toàn không phải tự nhiên khiến nhiều người tiêu dùng mất tiền triệu nhưng không mua được thực phẩm như ý.
Điên đảo vì nấm mối
Chuyên gia săn nấm mối Nguyễn Linh Chung ở Pleiku, Gia Lai cho biết, mỗi năm nấm mối chỉ có một mùa bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 dương lịch.
Trước kia tìm mua nấm mối đơn giản, giá cũng rẻ, người ta bán nấm mối như bán các món rau thông thường.
Nhưng gần đây, được đồn là bổ dưỡng, có tác dụng chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư nên hàng trăm người đổ xô đi đi săn nấm mối nhưng không săn được thì tìm cách biến nấm tự trồng thành nấm tự nhiên.
Theo kinh nghiệm của những người săn nấm, nấm mối chỉ xuất hiện ở nơi có nhiều mối đất sinh sống, làm ổ. Mối đất có ổ to như trái dừa khô, hình dáng từng hốc đất, ổ mối có màu trắng hoặc hơi ngả vàng.
Muốn biết có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu thấy có mối đất sinh sống thì chắc chắn đó là nấm mối.
Nấm mối chỉ có từ tự nhiên và chỉ mọc vào đầu mùa mưa nên rất hiếm và được xem như là đặc sản của đất.
Ông Lê Công Tính (trú làng Ốp, phường Hoa Lư, TP Pleiku) kể, từ khi giá nấm mối được đẩy lên 500 đến 600.00 đồng/kg thì hàng trăm người dân ở phố núi này điên đảo vì nấm mối.
Nấm mối rừng tự nhiên sẫm màu và nhỏ.
Nấm mối rừng tự nhiên sẫm màu và nhỏ
Mấy ngày nay, em trai ông Tính cũng lùng sục vào khắp các khu rừng để săn nấm mối tự nhiên bán cho được giá, nhưng có khi đi mấy ngày cũng chỉ tìm được 1kg nấm nên sinh ra chán nản và không đi nữa.
Nhưng lạ thay người đàn ông này vẫn có nấm mối để bán đều đều như thường.
Không chỉ được đồn thổi có nhiều công dụng, bổ rẻ mà nấm mối dễ chế biến, dễ dùng. Nấm mối có thể nấu thành nhiều món khác nhau như: xào, nướng, đổ bánh xèo, nấu cháo.
Nếu mua được nhiều có thể bảo quản ở ngăn mát trong tủ lạnh được khoảng 1 tuần, còn muốn để ăn dần, phải sơ chế sạch, bỏ vào túi hay hộp rồi cho vào bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh, khi ăn cứ thế bỏ nấm ra.
Chính vì sự thuận tiện này nên nhiều tiểu thương và các đầu mối ở TPHCM và miền Đông cũng ồ ạt lên Tây Nguyên để thu gom nấm mối với số lượng lớn mang về tiêu thụ cho các đại lý bán lẻ.
Ông Bảo Toàn ở xã Biển Hồ, Gia Lai cho biết: “Chúng tôi là những người rành rẽ về đường đi lối lại trong các khu rừng, các khu rẫy cao su nhưng săn giỏi lắm thì mỗi ngày cũng chỉ được 1kg thôi vì càng ngày càng hiếm, có hôm phải về tay trắng.
Nhiều người dân khác, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cũng đổ xô đi săn nhưng không được nên họ không săn nữa”.
Thế nhưng một điều khó hiểu là nấm mối được bán dọc quốc lộ 14 và bán ngay trước cổng chợ Pleiku nhiều vô kể, có những hôm nhiều đầu mối gom lại hàng trăm ký để chuyển đi TPHCM.
Từ những ngày giữa tháng 8 đến nay, hàng chục người dân ở Chư Pah, Gia Lai cũng điên đảo vì nấm mối. Hàng chục thanh niên và những lao động chính trong các gia đình túa hết đi săn nấm mối.
Theo nhiều thợ săn nấm mối thì nấm mối thường mọc ở những vùng rừng có độ ẩm cao hoặc trong các rẫy cao su, len lỏi một ít trong rẫy cà phê.
Ban đêm búp nấm đẩy lớp mùn đất mọc lên, gặp ánh đèn sẽ tạo ra hiện tượng phản quang nên dễ phát hiện.
Nấm mới mọc bán đắt hơn so với đã nở. Là loài thực vật hoang, mọc không cố định, nên mỗi lần vào rừng, nông dân phải đi bộ hàng km để tìm, rất vất vả.
Công hiệu của nấm mối thì không biết thực hư thế nào nhưng cứ thấy người này sùng sục đi tìm thì người khác cũng bắt trước theo.
Giữa “ma trận” thật giả
Cũng bởi giá nấm mối được đẩy lên cao liên tục nên nhiều tiểu thương đã lợi dụng điều này để biến nấm trồng thành nấm tự nhiên.
Hoặc trộn lẫn một ít nấm mối tự nhiên vào khối lượng lớn nấm mối tự trồng bán cho các đầu mối ở TPHCM.
Có mặt ở ngay trước chợ Chư Sê, Gia Lai ngày 22/8 từ sáng sớm tinh mơ chúng tôi đã thấy có nhiều người thồ hàng bao tải nấm mối tập kết về, sau đó một chiếc xe trọng tải 2,5 tấn đến bốc đi và di chuyển về hướng TPHCM.
Một tiểu thương ở chợ Chư Sê cho biết, điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết ở đây rất thích hợp để trồng nấm.
Có nhiều loại nấm trồng giống y hệt nấm mối tự nhiên. Họ trồng rồi bơm chất kích thích vào cho lên nhanh sau đó khoác mác nấm mối tự nhiên bán cho các tiểu thương.
Chúng tôi tiếp cận một tài xế chở nấm mối thuê về TPHCM thì được tài xế này cho biết: “Nấm mối tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên này bây giờ ít lắm.
Chủ yếu người đồng bào dân tộc thiểu số đi rừng nhiều ngày mới kiếm được, còn phần lớn là người ta tự trồng sau đó phun thuốc kích thích vào thôi.
Nấm trồng có hình dạng cũng không hề khác nấm tự nhiên mấy nên người mua khó mà phát hiện được”.
Ông Lê Chính, một người từng nhiều năm sử dụng nấm mối cho biết: Nấm mối tự nhiên có sức đề kháng tốt, vả lại vừa mọc xong là được hái ngay. Còn nấm tự trồng thường hay bị nhiễm bệnh do thời tiết.
Chính vì thế, để đảm bảo nấm sinh trưởng và phát triển tốt, hình thức đẹp, các chủ trồng nấm thường dùng thuốc tím hoặc nặng phải dùng Bennomyl, Zineb, validacin.
Ngoài ra còn các côn trùng phá nấm như ruồi, mạt gà, bọ nhảy, cuốn chiếu, kiến, gián, phải dùng thuốc Furadan để diệt.
Khi nấm đã tạo hình thì phun các loại thuốc kích thích sinh trưởng như Komix, Mimix, Atonic, Bioted…
Trong các loại thuốc bảo vệ và kích thích sinh trưởng nói trên, có nhiều loại trong danh mục được phép sử dụng trong quá trình trồng nấm, tuy nhiên liều lượng như thế nào, thời hạn từ lúc phun cho tới khi thu hoạch ra sao mỗi người trồng nấm áp dụng một kiểu nên phần nào có tác hại không tốt đến sức khỏe.
Theo chân một tiểu thương chuyên đi thu gom nấm mối tự trồng ở Gia Lai chúng tôi được biết nấm tự trồng rất đơn giản, chỉ cần ủ vào mùn cưa, cho nấm nhú lên, phun thuốc bảo quản vào và mang đi bán.
Loại nấm tự ủ này chỉ được phép nhú lên, dạng búp thì mới giống y như nấm mối. Giá các loại nấm trồng này thấp hơn nấm mối tự nhiên rất nhiều nên tiểu thương dễ dàng kiếm lời.
Trung bình 1kg nấm trồng bán với giá chỉ có 120.000 đồng/kg.
TP HCM: Đột nhập ma trận nấm mối được ủ bằng chất kích thích
Nấm mối trồng bằng mùn cưa và thuốc kích thích nhạt màu và to.
Nấm mối trồng bằng mùn cưa và thuốc kích thích nhạt màu và to
Ông Lê Tám, người chuyên thu gom nấm mối tự nhiên cho biết nấm mối trồng có tỷ lệ dinh dưỡng chỉ thấp bằng 1/3 nấm tự nhiên.
Tuy nhiên điều quan trọng nhất là chất bảo quản cũng như chất kích thích người trồng phải sử dụng đúng liều lượng thì mới an toàn cho người sử dụng.
Cách để phân biệt nấm mối tự nhiên với nấm mối trồng cũng không quá khó khăn. Nấm mối tự nhiên thường mọc ở các ùng mối nên chân nấm thường có các lỗ, xù xì không thẳng tắp và nhẵn như nấm mối tự trồng.
Nấm tự nhiên có đường kính của vành rộng nhất chỉ 4-5 cm, trên chóp có màu nâu sẫm, thân to nhất cũng chỉ bằng ngón tay út, đuôi nấm có khi dài tới 12 cm vì nó ăn sâu xuống các ùng mối.
Nấm này ăn rất ngon, có mùi của lá mục tự nhiên. Khi người tiêu dùng bỏ tiền triệu ra để mua 1kg nấm mối tự nhiên thì nên tìm hiểu kỹ trước các đặc tính của nấm.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thì dù là nấm gì cũng nên ngâm vào nước muối loãng trước khi sử dụng.
Nếu như là nấm trồng, có chất kích thích thì khi ngâm nấm vào nước muối loãng, trên mặt nước sẽ nổi lên một lớp váng như váng dầu và xé cây nấm ra thì thân cây nấm không được dai.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

Tiền giả thu giữ trong lưu thông tăng mạnh

 Lượng tiền giả thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước 6 tháng đầu năm 2015 tăng hơn 9% so với cùng kỳ năm 2014.

Số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, lượng tiền giả thu giữ trong 6 tháng đầu năm 2015 qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước tăng 9,45% so với cùng kỳ năm 2014.


Người dân có thể nhận dạng tiền giả dễ dàng nhờ các yếu tố bảo an được NHNN công bố

Theo kết quả phân tích của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cho đến nay các loại tiền giả polymer đã thu giữ qua hệ thống ngân hàng, Kho bạc Nhà nước đều có thể dễ dàng nhận biết bằng tay, mắt thường qua kiểm tra các yếu tố bảo an dành cho công chúng (như: hình bóng chìm, mực đổi màu, yếu tố hình ẩn (DOE)...).
Mặc dù vậy, nếu người tiêu dùng không nắm rõ được các đặc điểm bảo an của tiền thật, không kiểm tra đồng tiền khi giao dịch thì vẫn có thể rủi ro nhận phải tiền giả.
Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước luôn khuyến cáo người tiêu dùng cần nắm rõ các đặc điểm bảo an của tiền thật và có thói quen kiểm tra đồng tiền mỗi khi giao dịch tiền mặt để tránh rủi ro nhận phải tiền giả.


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Siết chặt quản lý khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S vừa có văn bản chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh về việc siết chặt quản lý khoai tây Trung Quốc nhập về Đà Lạt - Lâm Đồng.
Theo văn bản chỉ đạo này, UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, kiểm tra giám sát chặt chẽ nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ của khoai tây Trung Quốc nhập về Lâm Đồng.
Sở Nông nghiệp phải tiến hành lấy mẫu từng lô hàng khoai tây Trung Quốc để kiểm tra dư lượng và các hóa chất nếu có, xử lý việc gian lận thương mại... Cơ quan chức năng cũng cần xác định động cơ của những tiểu thương khi bôi đất đỏ Đà Lạt lên khoai tây Trung Quốc để xử lý‎ nghiêm theo quy định.
khoai-tay-TQ-setop-8691-1440667320.jpg
Khoai tây Trung Quốc đang được "mặc áo" tại chợ nông sản Đà Lạt. Ảnh: Quốc Dũng.
Quản l‎ý thị trường phải đến tận các chợ trên địa bàn toàn tỉnh để kiểm tra việc người bán có hành vi gian lận, lừa dối người tiêu dùng khi bán khoai tây Trung Quốc nhưng lại quảng cáo là khoai tây Đà Lạt. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao Sở Nông nghiệp gửi văn bản, tài liệu về các cách nhận biết khoai tây Trung Quốc về các chợ đầu mối nông sản ở TP HCM và các tỉnh để phổ biến rộng rãi đến người tiêu dùng tránh bị nhầm lẫn
Hàng năm, từ khoảng tháng 7 đến tháng 10, một lượng lớn khoai tây Trung Quốc lên đến hàng nghìn tấn lại được nhập về Đà Lạt và các huyện lân cận như Đơn Dương, Đức Trọng do thời điểm này nguồn khoai tây của nhà vườn địa phương đã cạn kiệt vì trái vụ.
Thời gian gần đây, chợ nông sản Đà Lạt khá nhộn nhịp với hoạt động "nhuộm’’ khoai tây Trung Quốc cho giống khoai tây Đà Lạt để cung cấp ra thị trường. Với giá nhập về chỉ từ 1.800 đến 3.520 đồng một kg, nhưng sau khi được “mặc áo’’ mới, khoai tây Trung Quốc ra chợ lập tức tăng lên 13.000-15.000 đồng một kg trước khi chất lên xe tải đưa về chợ đầu mối nông sản TP HCM hoặc đi các tỉnh.