Văn phòng Diện Chẩn Sống Khỏe_ Khu nhà 102 Ngõ 95 Chùa Bộc-Đống Đa-Hà Nội _ ĐT : 0906143408

Hướng dẫn lý thuyết và thực hành cơ bản miễn phí cho những quí vị thực sự yêu thích Diện Chẩn . Hãy gọi cho chúng tôi để biết lịch .

Tư vấn sức khỏe , chẩn bệnh đưa ra phác đồ miễn phí.

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Gà Đông Tảo dỏm được hét giá 6 triệu đồng/cặp

Chiều 28/4, tin từ Chi cục Thú y tỉnh TT-Huế cho biết, cơ quan này vừa phát hiện, lập biên bản xử lý thương lái lừa bán gà con không rõ nguồn gốc trên địa bàn, gắn “mác” giống gà Đông Tảo nổi tiếng.

Nhiều người đia phương hiếu kỳ với giống gà “lạ” lần
đầu tiên bày bán trên vỉa hè thành phố Huế
Nhiều người đia phương hiếu kỳ với giống gà “lạ” lần đầu tiên bày bán trên vỉa hè thành phố Huế

Một trong những người bị phát hiện có hành vi gian dối là ông Lê Kim Quang (trú tại Tân Thạnh, tỉnh Long An). Với chiêu trò chở theo con gà trống to lớn (nặng từ 3 đến 4kg, có đặc điểm hao hao gà Đông Tảo nổi tiếng), kèm theo khoảng 100 gà con, ông Quang tìm đến nhiều địa bàn thuộc tỉnh TT-Huế “quảng cáo” là gà giống Đông Tảo để lừa bán cho dân.
Do nhẹ dạ, khó phân biệt được gà con mới nở với gà Đông Tảo trưởng thành, nhiều người đã trót mua gà con không rõ nguồn giống, xuất xứ với giá cao.
Nhận được tin báo của dân, lực lượng Thú y tỉnh TT-Huế tiến hành kiểm tra và nhanh chóng bóc trần thủ đoạn “treo dê, bán chó” nêu trên.
Theo ông Thân Trọng Tuyến, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh, trong khoảng một tuần lại đây, trên địa bàn xuất hiện nhóm thương lái chở theo nhiều gà con không rõ xuất xứ, nguồn giống từ miền Nam ra TT-Huế để giả gà Đông Tảo bán cho dân địa phương.
Đây thực chất chỉ là gà con thuộc giống siêu trứng, nhưng vì thuộc gà trống nên bị loại thải sau khi ấp nở. Để người mua tin tưởng, thương lái luôn chở theo những gà trống to lớn để “quảng cáo” là giống Đông Tảo.
Thời điểm bị phát hiện, ông Quang đã bán 45 gà con (12.000 đồng/con). Trong lồng còn 55 gà con khác chưa kịp bán. Số gà con này được ông Quang mua từ Đồng Nai với giá vài nghìn đồng/con.
Nhiều người đia phương hiếu kỳ với giống gà “lạ” lần
đầu tiên bày bán trên vỉa hè thành phố Huế
 
Nhiều người đia phương hiếu kỳ với giống gà “lạ” lần
đầu tiên bày bán trên vỉa hè thành phố Huế
 Gà trống to lớn hao hao giống Đông Tảo được nhốt chung với gà con trống thải loại để dễ đánh lừa người mua nhẹ dạ.
Trước đó, vào chiều 21/4, nhiều người dân thành phố Huế từng hiếu kỳ kéo đến xem gà Đông Tảo giả được bày bán ở vỉa hè đường Hùng Vương. Chủ hàng ra giá 200.000 đồng cho 10 con gà con không rõ nguồn gốc và “hét” 6 triệu đồng đối với 1 cặp gà lớn có hình dáng lạ.
Hiện, Chi cục Thú y tỉnh đã báo cáo sự việc đến cơ quan chức năng cấp trên, đồng thời, yêu cầu các trạm thú y tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng bán gà giả, không rõ nguồn gốc rộ lên thời gian gần đây trên địa bàn.
Theo Ngọc VănTiền Phong

Cảnh báo chất cấm gây ung thư có trong bún, phở

Theo thông tin đăng tải trên website chính thức của Cục An toàn Thực phẩm - Bộ Y tế, TS Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc thực phẩm, cho biết hóa chất này có tên là Tinopal, gồm nhiều hợp chất hóa học tổng hợp dị vòng. Hóa chất có khả năng phát huỳnh quang và gây ra hiệu ứng tán xạ trên bề mặt làm cho sản phẩm sáng trắng hơn.
Tinopal được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy, vải sợi, nhựa, sơn, mực in hay mỹ phẩm và là chất tẩy rửa trong gia dụng.
Ông Hùng đặc biệt nhấn mạnh không sử dụng hóa chất này (ở bất kỳ dạng nào) trong sản xuất và chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất đã tự ý dùng Tinopal để sản xuất bún, bánh canh, bánh phở tươi nhằm mục đích làm trắng và cải thiện độ bóng bề mặt, khiến sản phẩm hấp dẫn hơn.
Cảnh báo chất cấm gây ung thư có trong bún, phở - ảnh 1

Người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng (Ảnh: News.zing.vn)

Khi ăn phải bún, phở có chứa hóa chất này, người tiêu dùng có thể gặp các bệnh lý khác nhau tùy theo nồng độ hóa chất vào cơ thể, thời gian ăn, mức độ đáp ứng của cơ thể.
Ảnh hưởng sớm nhất là tác động đến đường tiêu hóa, niêm mạc ruột gây chậm tiêu, viêm loét ruột, dạ dày. Nếu bị nhiễm kéo dài, người bệnh có thể bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp của tế bào ruột, gan, thận và nguy cơ mắc ung thư.
Do đó, vị chuyên gia khuyến cáo người tiêu dùng cần thận trọng hơn với các sản phẩm bún, bánh tươi có màu trắng và độ bóng hơn dưới ánh sáng.
Bạn nên lựa chọn sản phẩm bún, bánh tươi có nguồn gốc rõ ràng của cơ sở sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan chức năng chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Theo Hà Quyên/News.zing.vn

Kinh hãi thịt lợn tiêm thuốc ngủ

Kinh hoàng thịt lợn bị tiêm thuốc ngủ

Hàng loạt những vụ bơm nước vào bụng lợn hay tiêm thuốc an thần trước khi đem bán trong thời gian gần đây đang khiến người tiêu dùng hoang mang lo sợ. Mới đây nhất, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) và Chi cục Thú y Biên Hòa bắt quả tang môt cơ sở tiêm thuốc ngủ cho lợn trước khi bơm nước.
Theo cơ quan chức năng, lợn trước khi đem đi bán thịt, thường được tiêm một loại thuốc có tên Prozil 20 ml, Prozil fort có tác dụng giảm đau, an thần, chống co giật. Loại thuốc này được sử dụng nhằm mục đích tác động lên hệ thần kinh trung ương, an thần, chống các chứng co giật, giảm đau khi mổ, thiến hoạn lợn.
Kinh hãi thịt lợn tiêm thuốc ngủ - ảnh 1

Hàng loạt những vụ bơm nước vào bụng lợn hay tiêm thuốc an thần trước khi đem bán trong thời gian gần đây đang khiến người tiêu dùng hoang mang (Ảnh minh họa: Internet)

Bên cạnh đó, nhiều người chăn nuôi tiêm loại thuốc ngủ này nhằm mục đích an thần cho lợn trước khi giết mổ, để tránh lợn bị kích động, la hét, giãy giụa khi di chuyển đến lò mồ có thể gây sụt cân, bầm dập, làm mất giá. Một số người còn chích thuốc cho lợn ngủ rồi tranh thủ bơm nước vào bụng.
Việc tiêm thuốc ngủ cho lợn hết sức nguy hiểm vì bất cứ loại thuốc nào cũng đều có khả năng tích lũy trong cơ thể và gây hại. Đặc biệt, Prozil, loại thuốc mà người ta thường tiêm cho lợn là tên biệt dược của acepromazine, một hoạt chất gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của chúng ta.

Tác hại khi ăn thịt lợn tiêm thuốc ngủ

- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Loại thuốc an thần được dùng để tiêm vào lợn trước khi thịt, khi người dùng ăn phải loại thịt lợn này, dư lượng của thuốc sẽ xâm nhập vào cơ thể làm hại thân, nhất là hệ thần kinh, gây ra các hội chứng như đãng trí, run tay chân, thậm chí nguy hiểm hơn là bị hỏng xương, mục xương, ung thư tủy.
Người tiêu dùng ăn phải thịt lợn bị tiêm thuốc Prozil nếu tích lũy trong cơ thể ngày càng nhiều sẽ gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, run tay, trầm uất, mất ngủ thường xuyên… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Tác động hệ tiêu hóa: Nếu dư lượng thuốc ngủ độc hại chưa được lợn đào thải hết, khi người tiêu dùng ăn phải loại thịt này sẽ gây rối loạn tiêu hóa, gây nhiễm độc nặng, về lâu về dài sẽ gây nên những tổn hại khôn lường cho sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến trẻ em: Trẻ hấp thụ thực phẩm rất nhanh, nếu ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần sẽ dẫn đến hấp thụ thuốc nhanh. Lượng chất độc được hấp thụ trong cơ thể lớn sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm độc, rối loạn giấc ngủ, quấy khóc, thậm chí làm giảm trí thông minh.
Ngoài ra, nếu chúng ta ăn phải thịt lợn bị nhiễm thuốc an thần thì có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch, làm thay đổi huyết áp, gây chóng mặt, nhức đầu.
Kinh hãi thịt lợn tiêm thuốc ngủ - ảnh 2

Người tiêu dùng ăn phải thịt lợn bị tiêm thuốc Prozil nếu tích lũy trong cơ thể ngày càng nhiều sẽ gây nên các triệu chứng như mệt mỏi, run tay, trầm uất (Ảnh minh họa: Internet)

Để tránh mua phải thịt lợn tiêm thuốc ngủ, người tiêu dùng cần nắm chắc một số đặc điểm để nhận biết đâu là thịt lợn sạch còn đâu là thịt lợn đã tiêm thuốc.

Cách nhận biết thịt lợn sạch, không tiêm thuốc

- Màu sắc: Thịt lợn sạch có màu hồng tươi, khi ấn tay vào miếng thịt sẽ thấy ấm và không rỉ nước. Thịt lợn đã tiêm thuốc để bơm nước thì thịt không còn màu hồng, màu nhạt hơn, khi ấn tay vào miếng thịt thì cảm thấy lạnh và nước rỉ ra ngoài.
- Độ săn chắc: Thịt lợn tươi ngon khi sờ vào thớ thịt có cảm giác đàn hồi, màng bên ngoài khô và dính. Trong khi đó, lợn đã bị tiêm thuốc, miếng thịt thường nhão, không có sự đàn hồi.
- Khi chế biến: Thịt lợn ngon khi chế biến sẽ săn lại, khi tẩm ướp gia vị thịt khô ráo, không ra nước. Thịt đã bị tiêm thuốc thì khi nấu, miếng thịt quắt lại, ra nhiều nước, ăn không ngon, mất đi hương vị đặc trưng và mau bị ôi thiu.
- Người tiêu dùng cũng nên mua thịt lợn ở những cơ sở uy tín, có đóng dấu kiểm dịch rõ ràng của cơ quan chức năng, tránh mua ở những hàng quán vỉa hè, không rõ nguồn gốc và không đảm bảo an toàn.
Hồng Nam
Theo Suckhoedoisong.vn

Tìm hiểu 'công nghệ tăng trọng' cho gia súc gia cầm

Ngày 19/4, một cơ sở bơm tạp chất vào lợn đã bị Công an thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) bắt quả tang khi đang hoạt động. Trong lò mổ, gần 150 con lợn bị tiêm thuốc ngủ, bơm nước đợi chuyển đi. Nếu hoạt động trót lọt, chúng sẽ được đưa  đến lò mổ ở TP.HCM để tiêu thụ.
Các chuyên gia cho biết, ăn phải thịt lợn, trâu bò còn dư thuốc ngủ, nước bẩn gây tác động xấu đến sức khoẻ con người. Trong đó, có thể gây mục xương, rối loạn thần kinh.

Cách tiêm thuốc, bơm nước cho gia súc

Đây là cách thức được các cơ sở 'chui' lựa chọn để tăng lợi nhuận. Gia súc được thu mua từ các hộ gia đình, có cả những con bị bệnh, thậm chí đã chết. Nước sẽ được bơm vào miệng con vật cho căng tròn, nước được bơm nhiều lần để tăng khối lượng tối đa. Các cơ sở bơm nước chủ yếu dùng nước từ sông, hồ nên không đảm bảo an toàn vệ sinh.
(đã sửa) Cảnh báo thịt gia súc bị tiêm thuốc ngủ, tạp chất - ảnh 1

Thuốc ngủ dùng để tiêm cho lợn trước khi thịt

Để dễ dàng trong việc giết thịt, người ta sẽ tiêm thuốc ngủ cho con vật. Việc này cũng làm tăng màu sắc cho thịt. Thuốc được tiêm nhiều lần để con vật luôn li bì. Sau đó, chúng sẽ được đưa đi mổ thịt ở một cơ sở khác và tiêu thụ.
Thuốc an thần Prozil thường được dùng trong sự việc này. Đây là thuốc dành riêng cho động vật, phải dùng theo chỉ định của bác sĩ. Trọng lượng một con lợn được bơm nước có thể tăng từ 5-8kg. Một cơ sở có thể bơm nước cho 100-200 con một ngày.
Đầu năm 2015, 'công nghệ' bơm tạp chất thẳng vào diều gà, vịt được lật tẩy ở các chợ TP HCM và các tỉnh lân cận như Long An. Gia cầm qua tay lái buôn tới tiểu thương bán lẻ ngoài chợ cũng được 'độn' nước 2 lần. Chúng bị vạch mỏ, nhét một ống sâu rồi bơm thẳng nước vào diều. Chưa đầy 10 phút, hàng trăm con được 'vỗ béo'. Vì diều đầy nước di chuyển xa sẽ dễ bị chết, cho nên người mua buôn mua xong thì lại nặn hết nước ra, về tới nơi lại bơm vào sau. Người mua buôn còn phải chấp nhận mánh khóe thì làm gì có chuyện người tiêu dùng được mua vịt, gà 'nguyên chất'.
(đã sửa) Cảnh báo thịt gia súc bị tiêm thuốc ngủ, tạp chất - ảnh 2

Bơm nước vào trâu bò trước khi giết mổ

Ngày 18/4, một lò giết mổ lợn ở Biên Hòa, Đồng Nai bị phát hiện đang tiêm thuốc ngủ cho hàng trăm con lợn. Chủ lò mổ cho biết làm vậy để lợn ngủ li bì, dễ dàng tiêm thuốc và ít bị hao cân do không vận động. Số lợn này sau khi nằm ngủ 'ngoan ngoãn' sẽ được vận chuyển vào các thành phố lớn. Nếu sử dụng thịt của những con lợn bị tiêm thuốc ngủ chưa phân hủy hết, người dùng rất có thể bị trầm cảm, mệt mỏi, suy hô hấp và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ có thai.
Các loài thủy cầm như tôm cũng không thoát được cảnh được 'đội' trọng lượng. Đầu tháng 4 vừa qua, một cơ sở kinh doanh hải sản bất ngờ bị kiểm tra và bị phát hiện đang dùng xi lanh bơm thạch agar vào tôm. Những con tôm đông lạnh chết, màu nhợt nhạt được bơm thạch vào thì cứng cáp, tươi ngon, căng mọng và nặng hơn. Người tiêu dùng khó có thể phân biệt đâu là con còn tươi, đâu là con được bơm tạp chất.

Hàng loạt sự việc bơm tạp chất vào động vật

Vụ việc bơm nước vào lợn ở Đồng Nai không phải là đầu tiên và duy nhất. Trước đó, hành vi của một số cơ sở ở nhiều vùng khác cũng bị phát giác. Ngoài lợn, nhiều động vật khác cũng được các cơ sở sử dụng mánh khoé tiêm tạp chất.
Năm 2014, nhiều cơ sở bị bắt quả tang trong lúc bơm nước vào bò, trâu. Vụ việc xuất hiện ở nhiều tỉnh như Quảng Nam, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng, Long An,… Con vật bị cột chặt rồi bơm nước cho đầy bụng. Cân nặng của chúng thêm gần chục ký, bụng căng tròn không thể đi lại. Các loại gia súc không chỉ bị tiêm nước một lần ở chỗ thương lái mà còn thêm một lần nữa ở lò mổ.
(đã sửa) Cảnh báo thịt gia súc bị tiêm thuốc ngủ, tạp chất - ảnh 3

Gà, vịt cũng được bơm để tăng trọng lượng

Những con vật nhỏ hơn như gà, tôm, vịt, cũng trở thành đối tượng của trò bơm tạp chất. Tại Hà Nội, một cơ sở đã bị bắt vì tàng trữ trái phép và bơm tạp chất cho gà. Hoá chất được bơm vào lườn, đùi gà để tăng trọng lượng, trông gà bắt mắt hơn. Nguy hiểm hơn, các con vật này thường không rõ nguồn gốc, có thể mang theo dịch bệnh.

Tác hại của thịt bơm tạp chất

Động vật tiêm tạp chất mang thêm lợi nhuận cho những cơ sở làm ăn bất chính nhưng vô cùng nguy hiểm cho người dùng. Theo các chuyên gia, người ăn phải thịt bơm tạp chất có thể gây hại cho sức khoẻ.
Lượng nước bẩn được bơm vào sẽ tăng lượng vi khuẩn, kim loại nặng và hoá chất trong thịt. Những miếng thịt này có chất lượng kém, nhanh hư, hỏng, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của món ăn. Nếu nước có nhiễm hoá chất, độc tố sẽ tích tụ trong cơ thể người ăn, lâu dần sinh bệnh tật như suy thận, viêm gan, ung thư.
(đã sửa) Cảnh báo thịt gia súc bị tiêm thuốc ngủ, tạp chất - ảnh 4

Tôm cũng không tránh được 'số phận' chung

Đáng lo ngại hơn cả là việc gia súc bị tiêm thuốc ngủ. Thuốc được dùng tuỳ tiện, không kiểm soát nên việc quá liều dễ xảy ra. Thịt bị tiêm thuốc rồi đưa đi tiêu thụ ngay nên khả năng tồn đọng thuốc khá cao, người ăn phải sẽ nhiễm độc. Các chuyên gia chống độc cho biết, người thường xuyên ăn thịt gia súc có thuốc an thần sẽ dẫn đến các bệnh về thận và thần kinh. Trong đó, trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhanh và nặng hơn.
Để giảm thiểu những nguy hại từ thịt gia súc bơm tạp chất, mọi người nên kiểm tra kĩ thịt trước khi mua. Không nên mua những miếng thịt có mùi lạ, chảy nhiều nước. Kết hợp phong phú nhiều thực phẩm khác nhau để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

Cẩn thận với kiểu quần áo 'giết trẻ em'

Gọi là quần áo "giết trẻ em" vì có những chiếc trẻ mặc vào là bị dị ứng, có những chiếc trở thành “sát thủ” vì đã lấy đi tính mạnh của hàng chục trẻ nhỏ mỗi năm.
Ngoài loại quần áo "giết trẻ em" còn có những cái bao tay, tất chân đã làm trẻ bị hoại tử, mất ngón. Các bậc cha mẹ hãy chú ý để chọn quần áo an toàn cho trẻ nhỏ.
Chết oan chỉ vì dây rút
Những chiếc áo khoác dây rút rất dễ thấy trên thị trường và được nhiều phụ huynh ưa chuộng, kể cả ở Việt Nam. Nhưng mới đây Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ đã yêu cầu thu hồi số áo trẻ em này vì “Áo khoác loại này có thể giết chết trẻ con”.
Họ đã dán ảnh loại áo “giết trẻ em” trên bảng tóm tắt hàng tháng các mặt hàng tiêu dùng nguy hiểm từ Trung Quốc (tháng 12/2014), với yêu cầu thu hồi các sản phẩm loại này bởi họ đã có nhiều bài học rất bi thảm vì những chiếc áo dây rút.
Từ tháng 1/1985 đến tháng 6/1995 đã có 12 báo cáo trường hợp bị thương vong vì mặc các loại quần áo dây rút này. Nguyên nhân là khi trẻ em hoạt động, những sợi dây rút dễ mắc vào các thiết bị trò chơi trong sân trường, thang cuốn và các thiết bị khác... làm trẻ bị chấn thương, siết cổ, nghẹt thở.
bệnh viện bạch mai, Ung thư da, hóa chất độc hại, quần áo trung quốc, quần-áo, quần-áo-trẻ-em, bệnh-viện-bạch-mai, Ung-thư-da, hóa-chất, focmol, an-toàn, giết-trẻ-em
Chiếc áo trong hình chính lấy đi tính mạng của hàng chục trẻ nhỏ mỗi năm trên thế giới.
Ủy ban này đã kêu gọi mọi người nên tránh sử dụng các sản phẩm quần áo dây rút để cải thiện vấn đề, nhưng không thành công. Do đó, họ đã đưa ra quy định: Các loại quần áo dành cho trẻ từ 2-12 tuổi hoàn toàn không được có dây rút. Bởi trẻ có nguy cơ tử vong khi mặc áo loại này - các sợi dây bị mắc kẹt vào các thiết bị khiến trẻ bị siết cổ.
Không chỉ Hoa Kỳ, mà ở các nước khác như EU, Canada, Úc,... cũng có quy định tương tự. Tại Trung Quốc đã có nhiều vụ về “sát thủ giết người” này, hầu hết xảy ra khi trẻ bị trượt ngã lúc chơi đùa ở trường mẫu giáo.
Tháng 1/2007 bé gái 4 tuổi ở Quảng Tây trong khi đang chơi trong sân trường thì bị ngã. Sợi dây rút trên nón áo bị thắt lại quấn quanh cổ làm bé bị nghẹt thở đến chết.
Năm 2011 tại Giang Tây một cậu bé ba tuổi cũng bị dây áo từ phía sau siết cổ cho đến chết. Ngày 5/11/2012 một em bé ở Đông Quan cũng thiệt mạng vì những sợi dây “giết người” này.
Tháng 9/2013, một em bé 3 tuổi đã chết trong trường mẫu giáo tại Thái Khang, Hà Nam, nguyên nhân cũng là vì những sợi dây trên áo này…
Vải nhiễm độc
Hàng loạt thông tin quần áo trẻ em không rõ nguồn gốc phần lớn chứa hóa chất độc hại, gây dị ứng, ung thư da, buồn nôn… khiến nhiều bà mẹ hoang mang, lo lắng.
Theo TS. Đặng Chí Hiền - Viện Công nghệ hóa học (TP.HCM), trong quần áo nhập lậu từ biến giới có loại chứa hợp chất Aronmatic (thuộc nhóm aronmatic amin thơm) sử dụng trong công đoạn nhuộm quần áo, có thể dễ dàng thâm nhập vào quần áo, gây kích ứng da, mẩn ngứa, dị ứng, viêm nhiễm, và có thể gây ung thư.
bệnh viện bạch mai, Ung thư da, hóa chất độc hại, quần áo trung quốc, quần-áo, quần-áo-trẻ-em, bệnh-viện-bạch-mai, Ung-thư-da, hóa-chất, focmol, an-toàn, giết-trẻ-em
Mua quần áo về cần giặt vài nước, phơi nơi khô thoáng rồi hãy cho trẻ mặc. (Ảnh minh họa)
Hợp chất Aronmatic này đã bị cấm từ lâu. Độc chất này chỉ gây hại đối với quần áo mới, chưa qua giặt, nhất là trẻ em khi mặc hay cho vào miệng gây nhiễm độc. Nhưng khi đã giặt nhiều lần sẽ không ảnh hưởng gì.
Có loại quần áo chứa độc chất formol được phun vào quần áo, vải để diệt khuẩn khi tiếp xúc vào cơ thể (đặc biệt trẻ em) ở nồng độ thấp có thể gây dị ứng, mẩm ngứa với người mẫn cảm, gây phồng rộp giác mạc, kích ứng mũi họng gây chảy nước mắt, hắt xì. Nếu quần áo chứa lượng formol nồng độ cao có thể gây cảm giác buồn nôn, khó thở rất nguy hiểm.
Theo TS. Trần Hồng Côn - Giảng viên Khoa Hoá, Trường ĐH KHTN, ĐHQG Hà Nội, chất formol có trong quần áo nguy hại đến sức khỏe con người, nhưng bay hơi được trong không khí và dễ tan trong nước. Để phòng tránh, khi mua quần áo về không nên mặc ngay. Hãy giặt qua nước vài lần để tan hết lượng độc chất dính trong quần áo rồi phơi khô hãy mặc.
Có thể nhận biết như sau:
- Quần áo có độc chất formol phun vào quần áo để diệt khuẩn, nấm mốc sẽ có mùi khó ngửi, hăng như mùi tương hạt cải, rất dễ nhận ra.
- Quần áo có chất làm sáng dạ quang, hay in màu sặc sỡ rất bắt mắt.
- Khi mua quần áo trẻ em nên chọn màu nhạt, không có chất làm sáng dạ quang, màu sắc sặc sỡ. Nên mua quần áo được sản xuất tại Việt Nam (có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu). Giá cả phù hợp, sản phẩm chất lượng, bền đẹp,...
- Quần áo mới mua không nên cất trong tủ kín. Cần giặt phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vài ngày ở nơi thoáng mát các độc tố bay hơi rồi mới cất vào tủ.
Chỉ siết ngón chân, tay trẻ
Theo PGS TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, bác sĩ đã gặp trường hợp trẻ đeo bao tay lâu ngày, bàn tay đứa bé cứ nắm chặt. Bố mẹ khi rửa ráy cho con đã không mở bàn tay ra, khiến vi khuẩn tích tụ làm bàn tay trẻ bị viêm nhiễm, các đường chỉ vân tay sâu hóm, đóng vảy...
Do đó khi cho trẻ mang bao tay, bao chân cần hết sức cẩn trọng vì ngón tay của trẻ nhũ nhi rất nhỏ và mềm, mạch máu càng nhỏ hơn, chỉ một vật chẹn lấy hoặc tì đè ngón quá lâu là rất dễ xảy ra hoại tử đầu ngón (nhất là khi trẻ quấy khóc cần kiểm tra kỹ bao chân bao tay trẻ ngay để xử trí kịp thời nếu sợi chỉ tưa siết một ngón chân, ngón tay của trẻ.
Nên đặt, hoặc chọn mua quần áo, bao tay, tất... cho trẻ nhỏ loại có đường may lộn trái sẽ an toàn cho trẻ hơn.

(Theo Gia đình & Xã hội)

Lừa đảo trên Facebook: Bắt không xuể

Ngày 15.4, Công an TP.Hà Nội khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng lừa đảo qua mạng Facebook. Trước đó một ngày, Công an TP.Hồ Chí Minh bắt khẩn cấp 3 đối tượng là Lê Văn Pháp, Nguyễn Minh Tài và Nguyễn Thị Phương vì hành vi lừa trúng thưởng trên mạng Zalo... Lừa đảo trực tuyến, lừa đảo qua mạng xã hội đang bùng phát tới mức báo động.
Người dùng bị “thập diện mai phục”
Các đối tượng lừa đảo trực tuyến (mạng di động, website, mạng xã hội, ứng dụng di động…) gần đây liên tiếp bị cơ quan công an phát hiện và bắt giữ. Trước vụ bắt 3 đối tượng lừa đảo trúng thưởng trên mạng Zalo kể trên, Công an Đà Nẵng cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Lương Công Hay - đối tượng đã lập ra trang web mangxahoi24h.com để lừa đảo nhận thưởng. Trang mangxahoi24h.com đến nay vẫn hoạt động. Theo thông tin trên trang mangfb.com và mangxahoi24h.com, đơn vị chủ quản của hai trang này là Cty CP kỹ thuật số truyền thông tương tác (InterMedia), nhưng địa chỉ ở hai nơi khác nhau là 364 Cộng Hoà, P.13, Tân Bình, TPHCM và ở 181 Trần Cao Vân, P.Xuân Hà, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng. Qua xác minh, hai địa chỉ trên đều không có Cty InterMedia.
Tình trạng các đối tượng xấu mở trang trên Zalo để lừa đảo trúng thưởng đã diễn ra từ khoảng 2 năm trở lại đây và chính mạng Zalo của VNG bị người dùng hiểu nhầm và trách móc không ít. Tuy nhiên, thực trạng này không chỉ xảy ra trên Zalo, mà trên Facebook cũng “sôi động” không kém. Nhiều người dùng Facebook liên tiếp nhận được tin nhắn chúc mừng trúng thưởng xe Piaggio, phiếu quà tặng trị giá 70 triệu đồng, kèm mã bí mật của người đoạt giải..., và được đề nghị truy cập trang mangfb.com để làm thủ tục nhận giải. Sau khi bị cộng đồng mạng phát giác, trang mangfb.com lập tức đóng cửa. Nhưng ngay sau đó, người dùng Facebook nhận được chương trình trúng thưởng tương tự với trang web mới hotronhangiaifacebook.com.
Lừa đảo, Facebook, mạng xã hội, trực tuyến, kinh doanh qua mạng, online, buôn bán, lừa-đảo, Facebook, mạng-xã-hội, trực-tuyến, kinh-doanh-qua-mạng, online, buôn-bán
Thông báo trúng thưởng gửi tới người dùng Facebook.
Bọn lừa đảo bị “chặt đầu này thì mọc đầu khác”. Chị Thuý Hà (số điện thoại 098942xxxx) - một nạn nhân của cú lừa trên ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí (còn gọi là ứng dụng OTT) Tango - cho biết: “Tôi cứ nghĩ chỉ có mấy trang trong nước rộ lên tình trạng lừa đảo nên mới dùng Tango và tin tưởng hơn, nhưng không ngờ vẫn bị lừa”.
Chiêu lừa trên Tango cũng chẳng khác gì trên Zalo. Chị Hà nhận được tin nhắn “Tango thông báo” trúng thưởng, có mã số hẳn hoi, và đặc biệt là thời hạn hoàn tất hồ sơ nhận thưởng chỉ trong vòng 45 phút để được trúng xe Vespa “B-color” cùng với phiếu quà tặng trị giá 50 triệu đồng. Cuối cùng quà không những chẳng có, mà còn bị mất 1,8 triệu đồng gửi vào tài khoản của bọn xấu.
Cạm bẫy không chừa ai
Năm 2014, sự kiện “cháu của ông chú Viettel” về các đối tượng mạo danh nhà mạng Viettel lừa đảo nạp thẻ cào bằng chiêu nhân gấp 10 lần mệnh giá đã “được” bầu chọn là 1 trong 10 sự kiện công nghệ thông tin - truyền thông nổi bật. Tình trạng lừa đảo nạp thẻ trên Facebook hiện nay khiến một số người phải lên tiếng bằng cách lập ra trang Facebook “Lừa đảo nạp thẻ cào Facebook” để cảnh tỉnh mọi người.
Có một nguyên tắc là, những món quà, những giải thưởng bỗng dưng trên trời rơi xuống luôn cần được dè chừng, thậm chí nghi ngờ vì có tỉ lệ lừa đảo rất cao. Tuy nhiên, trong thực tế còn những cách lừa đảo tinh vi hơn rất nhiều trên môi trường trực tuyến, như chiêu lừa người dùng gọi vào các số điện thoại vệ tinh để tốn phí cao, thậm chí chỉ cần nghe cũng mất phí “khủng”. Chị B.Hương (091840xxxx) là một trong những nạn nhân như vậy. Chị Hương lập ra một trang Facebook bán hàng, bị đối tượng xấu dùng số điện thoại quốc tế gọi vào nói vòng vo suốt 15 phút khiến chị mất đến gần 800.000 đồng tiền cước. Tất nhiên nạn nhân mất tiền cước thì kẻ lừa đảo lại được chia sẻ phần nào khoản cước đó.
Trong khi đó chị Q (Hà Nội) thì bị lừa theo hướng ngược lại. Qua Facebook, chị biết đến một cửa hàng thời trang ghi địa chỉ ở phố Trần Nhật Duật. Tin chủ cửa hàng, chị Q chuyển trước 2,4 triệu đồng nhưng hơn 1 tháng sau chẳng nhận được hàng mà cũng chẳng biết chủ cửa hàng ở đâu để đòi lại tiền. Khác chị Q, chị M bị lừa mất 800.000 đồng mà chỉ nhận được quần áo cũ, sờn rách…
Lừa đảo, Facebook, mạng xã hội, trực tuyến, kinh doanh qua mạng, online, buôn bán, lừa-đảo, Facebook, mạng-xã-hội, trực-tuyến, kinh-doanh-qua-mạng, online, buôn-bán 
Cuối tháng 3 vừa qua, Công an Hà Nội cũng bắt giữ 2 đối tượng là Nguyễn Thế Dũng (SN 1993) và Nguyễn Đức Anh (SN 1994) giả mạo nick của shop bán túi xách online uy tín trên Facebook, chiếm đoạt hơn 100 triệu đồng.
Theo ông Ngô Tuấn Anh - Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng Bkav: Có thể dùng chiêu thức thực hiện khác nhau, nhưng đối tượng lừa đảo có điểm chung là đánh vào tâm lý ưa giá rẻ và nhận thưởng lớn, trong khi so với món quà thì chi phí nhận thưởng là không đáng kể nên người tiêu dùng đã thực hiện theo các yêu cầu của bọn chúng.
Trong khi đó, Trưởng ban Truyền thông của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam Nguyễn Hoà Bình cho biết, hiện nay, các thông tin rác, tin nhắn trúng thưởng lừa đảo qua công cụ chat, messenger còn dữ dội hơn tin nhắn rác trên di động, nếu không có biện pháp ngăn chặn, khắc chế hoặc người tiêu dùng không có biện pháp tự bảo vệ mình thì hậu quả sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, nạn lừa đảo trực tuyến có xu hướng tăng lên cũng do những “nạn nhân” e ngại số tiền bị lừa không lớn, sợ bị trả thù vì lộ nơi ở và rắc rối với cơ quan chức năng nên không khai báo.
(Theo Lao Động)

Quần áo 'siêu mát' mùa hè, chị em coi chừng bệnh ngoài da

 Chỉ 3-4 ngày nóng liên tục vừa qua đã khiến thị trường quần áo làm mát cơ thể tỏa nhiệt. Tuy nhiên, trước những lời quảng cáo như “mềm mịn, thấm hút mồ hôi cực tốt, không bí bách”,... các chuyên gia khuyến cáo “nên cẩn trọng”.
Nóng thị trường quần áo lạnh
Ngay từ những ngày đầu tháng 4, chị Ngô Thị Hương (Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội) đã bắt đầu chiến dịch kinh doanh quần áo mùa hè. Theo chị Hương, năm nay, dân kinh doanh “phượt” (theo mùa, làm tạm thời) chỉ chú trọng 2 loại hàng: Một là hàng siêu rẻ với giá bán ra thị trường 35.000 đồng/bộ đồ ba lô, quần áo cộc; hai là quần làm mát, áo tỏa nhiệt, mặt hàng được cho là “hot” và dễ kiếm lời nhất hiện nay.
Chị Hương cho biết: “Nếu mùa đông có quần Heatch, áo giữ nhiệt Landsen thì mùa hè có quần làm mát Airism và áo tỏa nhiệt Landsen để phục vụ các thượng đế. Loại áo này được may từ chất liệu cotton lạnh. Tuy nhiên, loại nào này không có nhiều size, như năm 2015 chỉ có 3 loại là M, L và XL. Về màu, năm nay màu áo tương đối đa dạng là: xanh navy, mười giờ, vàng chanh, tím chết, tím Huế, đỏ, trắng, xanh ngọc, đen, da, nâu nhạt. Loại hàng này chỉ có áo một màu đơn giản.
Quần áo 'siêu mát' mùa hè, chị em coi chừng bệnh ngoài da
Các loại áo tỏa nhiệt đang được quảng cáo nhiều trên mạng
Không phải là dân buôn như chị Hương, chị Đỗ Thùy An (Đội Cấn, Ba Đình, Hạ Nội) lại là một trong những đầu mối bán mặt hàng này tại Hà Nội. Hiện, ngoài cửa hàng tại nhà, chị còn rao bán mặt hàng này trên facebook cá nhân.
Chị An chia sẻ trên trang cá nhân, các mặt hàng áo tỏa nhiệt, quần làm mát chị bán có chất lượng hàng đầu. Về giá thì đây là mối bỏ hàng rẻ nhất thị trường. Áo được quảng cáo là hàng cotton lạnh, thấm hút mồ hôi, phù hợp với các bạn trẻ năng động, hoạt động nhiều mà vẫn không hề bí bách. Còn quần, được cam kết là không nóng, không hôi, không bai, không xù và chống được cả tia UV.
Vừa tung hàng được 3, 4 ngày, chị Hương đã nhận được hàng chục đơn đặt hàng của không chỉ các shop ở Hà Nội mà cả các tỉnh lân cận như Hải Dương, Bắc Ninh, Hà Nam.
Tìm tới một mối buôn của anh Thanh, số điện thoại 094...705 trên đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội để xem hàng, anh Thanh cho biết muốn tới xem hàng phải gọi điện trước do hiện đang là thời cao điểm để vận chuyển mặt hàng này. Khách hàng chủ yếu giao dịch qua điện thoại và sẽ được giao tận nơi. Thời điểm này chủ yếu tiếp khách mua buôn, ưu tiên các đơn hàng trên 100 sản phẩm, đặt tiền cọc trước sẽ được gửi báo giá qua điện thoại và giao hàng tận nơi nếu trên địa bàn Hà Nội. Nếu tỉnh ngoài, sẽ được gửi bằng ô tô.
Quần áo hàng hiệu, giá vỉa hè?
Mặc dù được quảng cáo với những tác dụng tuyệt vời như làm mát, tỏa nhiệt, chất lượng hàng hiệu của các hãng như Zalo; Viber Uniqlo - Nhật Bản, không bai, không xù nhưng giá loại quần áo này trên thị trường lại khá rẻ.
Áo tỏa nhiệt chỉ từ 80.000-100.000 đồng, áo dài tay bán lẻ với giá 180.000 đồng/chiếc. Quấn dài 150.000 đồng/chiếc, quần lửng 140.000 đồng/chiếc. Trong shop, loại quấn áo mát được làm giá cũng chỉ khoảng 200.000 đồng/chiếc.
Áo làm mát, áo tỏa nhiệt, quần tỏa nhiệt, mùa hè, quảng cáo, hàng hiệu, Landsen, Uniqlo, Nhật Bản, áo-làm-mát, áo-tỏa-nhiệt, quần-tỏa-nhiệt, mùa-hè, quảng-cáo, hàng-hiệu, Nhật-Bản
Giá quần áo tỏa nhiệt rẻ chỉ vài chục đến trăm ngàn liệu có đảm bảo chất lượng?
Tuy nhiên, đây là giá đã được bán tới tay người tiêu dùng. Với các tay buôn, hầu như giá chỉ còn bằng một nửa với giá bán lẻ. Đầu mối của anh Thanh báo giá quần lạnh dáng dài 110.000 đồng/chiếc, quần lửng giá 100.000 đồng/chiếc, áo Landsend tỏa nhiệt giá 44.000 đồng/chiếc; áo nam Uniqlo chỉ 85.000 đồng/chiếc.
Tại đầu mối khác là chị An (Đội Cấn) thì áo cotton lạnh Landsend mua buôn từ 100 chiếc trở lên giá chỉ 40.000 đồng, tại Hà Nội được bao luôn phí chuyển. Mua dưới 100 chiếc áo giá vẫn giữ mức 45.000 đồng/chiếc. Đối với quần làm mát, trung bình 80.000 đồng/quần.
Đã sử dụng loại quần áo làm mát này từ năm 2013, chị Trần Hà Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: Hiện, trên thị trường đã có một số mặt hàng cao cấp làm hạ nhiệt độ nóng mùa hè. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có mặt hàng này. Hàng được mua chủ yếu nhập từ Mỹ, Nhật Bản và là hàng xách tay. Giá mỗi sản phẩm cũng lên tới tiền triệu chứ không “giá rẻ bất ngờ” như rao bán trên mạng và một số cửa hàng tại Hàng Ngang, Hàng Đào. Hàng hiệu không giống như hàng chợ mặc vài lần là bục. Một băn khoăn nữa được chị Linh đưa ra là “tại sao hàng hiệu lại có giá chỉ 40.000 đồng/áo; 80.000 tới 100.000 đồng/quần”, điều này có đảm bảo chất lượng như cam kết?”
Cẩn trọng với sức khỏe
Theo các chuyên gia y tế, người tiêu dùng khi sử dụng quần áo kém chất lượng sẽ dẫn đến mẩn ngứa, nổi mụn nước, kích ứng da,... Đặc biệt, một số loại quần áo mùa hè thường may bó sát, dùng hợp chất chống nhăn, có tác dụng chống nấm mốc, diệt vi khuẩn lại rất dễ gây kích ứng da, dị ứng và nhiều bệnh khác.
Với một số nhà kinh tế, quần làm mát, áo tỏa nhiệt với mức giá “vỉa hè” người mua cũng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết đinh mua. Hiện, loại quần áo có tác dụng tương tự trên thị trường thế giới có giá tương đối cao do giá thành nguyên liệu, mức độ đầu tư, nghiên cứu cao và rất ít hãng sản xuất được loại mặt hàng có tác dụng như vậy.
Trên một số trang web, các bà mẹ đã tạo nhiều diễn đàn để bàn luận về loại quần áo này. Nhiều mẹ cho rằng, đây chỉ là sản phẩm may mặc thông thường từ chất liệu vải cotton. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, đây là hàng nhái, hàng vỉa hè bởi chất lượng không như quảng cáo và hàng cực dễ bục, dễ bai.

Yên Ba

Những loại rau quả không nên mua

Ngoài việc nên chọn ăn rau đúng mùa, bạn cần biết một vài dấu hiệu nhận biết loại rau nào có ngâm thuốc sâu, phun thuốc kích thích hay không.

Tình trạng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sử dụng trong rau quả không kiểm soát như hiện nay luôn khiến các bà nội trợ lo lắng.
Chuyên gia cho biết, tốt nhất nên chọn ăn rau đúng mùa, đồng thời, 6 loại rau củ có biểu hiện dưới đây tuyệt đối không được mua. Thời báo Sức khỏe (Trung Quốc) đưa tin.
Củ cải bị nứt tâm
Củ cải hoặc các loại dưa bị nứt tốt nhất không ăn, rất có khả năng đã bị sâu ăn nghiêm trọng, hoặc do quá trình trồng trọt nhân tạo khác thường gây ra.
Cà chua quá cứng
Cà chua càng cứng thì thuốc kích thích thực vật được sử dụng càng nhiều, tốt nhất không nên mua, hoặc mua về nhưng không ăn ngay. Để 2-3 ngày kéo dài thời gian chín, đợi cà chua mềm tự nhiên.
Hơn nữa khoảng thời gian đó sẽ khiến cho chất lycopene (chất làm đỏ cà chua) không có lợi cho sức khỏe cũng bị giải tỏa bớt. Ngoài ra, cà chua ngoài đỏ trong xanh có thể đã được phun thuốc ép chín.
Rau lá xanh màu quá nhạt
Rau trồng trong nhà kính nhìn đẹp mắt hấp dẫn hơn nhiều so với rau sinh trưởng dưới tác dụng trực tiếp của ánh nắng mặt trời, màu lá nhạt, nhưng thành phần dinh dưỡng chắc chắn không thể sánh được với rau đúng mùa sinh trưởng tự nhiên.
Vì vậy khi mua rau xanh bạn nên để ý chọn màu sắc.
Rau có mùi lạ
Không giống với các loại rau mà bản thân có mùi thơm sẵn như rau mùi, rau thì là, rau dính nhiều thuốc sâu, hoặc sử dụng thuốc trừ sâu kém chất lượng sẽ có mùi hăng lạ, trước khi mua bạn có thể cầm lên ngửi thử.
Rau củ đã rửa qua
Rau đã rửa qua không phải lưu tâm về vấn đề thuốc sâu, mà rất có thể đã bị nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe.
Theo Hiểu Thư - Zing.vn

Ăn thịt lợn tiêm thuốc an thần có thể ung thư xương

Sử dụng thịt lợn bị tiêm thuốc an thần, thuốc ngủ sẽ khiến người dùng bị rối loạn giấc ngủ, lâu dài có thể dẫn đến ung thư xương

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện các vụ tiêm thuốc an thần và bơm nước vào lợn trước khi đem bán như ở Thống Nhất, Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Chánh (TPHCM)…
Loại thuốc an thần thường được sử dụng để tiêm vào lợn là Prozil. Tlợn các chủ nuôi lợn, họ thường chích thuốc này ngay trước ngày xuất chuồng để thịt lợn tươi, dẻo, đỏ dễ bán, đồng thời lợn ngủ li bì, dễ vận chuyển.
Tại các cửa hàng bán thuốc thú y, loại thuốc an thần Prozil fort được bán tràn lan với công dụng ghi rõ: Tác động lên hệ thần kinh trung ương, chống co giật do động kinh, an thần và giảm đau cho gia súc. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được ngành thú y chỉ định dùng cho các trường hợp lợn nái quậy phá trong khi sinh, lợn nái đẻ cắn con hoặc lợn bị mẩn ngứa, dị ứng…
Tlợn Chi cục Thú y TPHCM, bất cứ là thuốc gì khi tiêm cho lợn thì ít nhất 14 ngày lợn mới loại thải hết. Tlợn quy định, sau thời gian này lợn mới được giết mổ, nếu dư lượng thuốc chưa được đào thải hết sẽ xâm nhập vào cơ thể người khi họ ăn thịt này.
Các chuyên gia y tế cho biết, Prozil là tên biệt dược của acepromazine. Hoạt chất acepromazine có thể gây các phản ứng có hại, trong đó có tác dụng gây hạ huyết áp trầm trọng vì làm giãn mạch ngoại biên nếu sử dụng liều cao hoặc quá liều.
Tlợn BS Trần Văn Ký - Hội khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm VN, nếu người tiêu dùng liên tục ăn thịt lợn có chứa thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, mắc các bệnh về thận, thần kinh... Chất an thần tích tụ lâu trong người sẽ gây ra nhiều nguy cơ bệnh tật như ung thư xương, đãng trí, trầm uất và run tay chân.
Đặc biệt, trẻ em ăn phải thịt lợn tiêm thuốc an thần sẽ bị nhiễm độc dẫn đến rối loạn giấc ngủ, đần độn, quấy khóc.
Người tiêu dùng có thể nhận biết được thịt có chứa thuốc an thần khi nhìn thấy miếng thịt có màu đỏ tươi như thịt bò, miếng thịt ướt, khi chế biến thịt tiết ra nhiều nước. Còn thịt có chất tạo nạc thì miếng thịt đỏ sậm, nạc gần như dính vào da, khi sờ lên bề mặt có cảm giác như ứ nước bên trong, trên da có thể xuất hiện đốm đỏ.
Theo An Nhiên - Infonet

Cảnh báo bệnh lý từ việc dùng giấy vệ sinh "bẩn"

Rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là phụ nữ thường có thói quen dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu.

Tuy nhiên nếu không dùng đúng giấy vệ sinh chất lượng, bạn có thể gặp nguy hiểm với sức khỏe.

Tác hại khi dùng giấy vệ sinh "bẩn" khi đi tiểu


Theo số liệu quốc tế, độ tuổi từ 20-50 thì khả năng viêm niệu đạo của nữ giới cao hơn nam giới 50 lần. Thống kê của tổ chức y tế cho biết, khoảng 50-60% phụ nữ bị viêm đường tiết niệu và cơ quan sinh dục là do vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
Cảnh báo bệnh lý từ việc dùng giấy vệ sinh 'bẩn'.Cảnh báo bệnh lý từ việc dùng giấy vệ sinh 'bẩn'.
Trong cuộc sống, hầu hết chúng ta, đặc biệt là phụ nữ đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ. Vì giấy vệ sinh mà chúng ta đang dùng hàng ngày chủ yếu được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn.
Theo các chuyên gia nghiên cứu, rất nhiều loại giấy vệ sinh được sản xuất bằng cách tận dụng lại giấy cũ để tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm, do đó dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Vì thế, dùng các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh này sẽ gây ra nguy cơ tiềm ẩn gây độc rất cao.
Nếu sau khi đi tiểu tiện mà chúng ta sử dụng giấy không hợp vệ sinh thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa. Đặc biệt, chị em nào có thói quen chà xát thật mạnh, thật kĩ thì vi khuẩn từ giấy vệ sinh càng có nhiều cơ hội để di chuyển sang và lưu trú ở vùng âm đạo. 
Khi vi khuẩn tăng tới lượng nhất định, chúng sẽ là nguyên nhân gây chứng viêm âm đạo hoặc viêm âm hộ. Về lâu dài, viêm nhiễm này nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm có thể ảnh hưởng sâu vào các bộ phận khác của cơ quan sinh sản, gây tắc vòi trứng hoặc loét vòi trứng, dẫn đến vô sinh.
Cách lựa chọn và sử dụng giấy vệ sinh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Khi mua giấy vệ sinh, phải đảm bảo chọn giấy được bảo quản sạch sẽ, nơi khô ráo, thoáng mát, còn nguyên bao bì, có địa chỉ nơi sản xuất, ngày sản xuất rõ ràng.
Khi dùng giấy vệ sinh, bạn dùng đến đâu mới bóc túi ra đến đó, không được để giấy bên ngoài quá lâu bởi để bên ngoài giấy sẽ tiếp xúc đầy vi khuẩn.
Để dễ mang theo và tiện sử dụng, một số bạn gái có thói quen lấy giấy vệ sinh ra và bỏ vào trong túi áo, túi xách, vừa thuận tiện lại vừa dễ dàng. Nhưng như thế lại không an toàn. Bởi giấy vệ sinh khi để trong túi sẽ dễ dàng hấp thụ mồ hôi của cơ thể, hoặc nhiễm khuẩn từ những vật dụng chứa trong túi.
Khi lau chùi, chú ý lau từ trước ra sau để không làm lây lan vi khuẩn.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam