Mỗi tối, các lái bò có thể lời 2-3 triệu đồng từ một con bò bơm nước. Nếu bị phát hiện, chủ lò bị xử phạt còn các lái bò thì vẫn ung dung.
Bất cập này khiến việc xử lý hành vi bơm nước gặp khó.
Không cho bơm, không có bò để giết mổ
8h tối một ngày cuối tháng 1/2015. Các lái bò đã đưa bò tới một lò mổ ở thôn Tiệm Rượu, thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên, Quảng Nam. Từng con bò bị cột chặt miệng vào thanh chắn chuồng. Một lái bò tên Cảnh mặc chiếc áo mưa tiện lợi vào, tay cầm đoạn ống cao su to gần bằng cổ tay, dài 2m.
Vừa đút ống cao su vào miệng bò, Cảnh vừa hô "bật nước"... Lái bò còn lại nhanh tay mở vòi, nước ào ra đường ống đã được Cảnh nối luồn vào miệng bò. Con bò rống lên 1 tiếng rồi giãy giụa, nhưng bất lực vì dây buộc quá chặt.
Thấy sự xuất hiện của người lạ, Cảnh vội vàng rút ống khỏi miệng bò, rồi phun nước giả như đang rửa chuồng và tắm cho bò.
Chủ lò V.C.Đ, với tướng cao to và bụng bự bước ra hỏi thăm "khách lạ". Được một người quen giới thiệu là lái thịt đang tìm nguồn cung thịt mới vào Đà Nẵng, chủ lò này mới cho vào khu lò mổ.
Với sự hỗ trợ của chủ lò, các lái bò đang tiến hành bơm nước vào bò
|
Khi bò ngấm nước, họ tiến hành giết mổ |
Xe gắn máy chờ sẵn để chuyển thịt về Đà Nẵng
|
Liên tục nhắc các lái bò "vào nhà nghỉ đi, chưa đến giờ mà", chủ lò vừa đi vừa giới thiệu khu chuồng trại, khu giết mổ và cam kết về giá thành thịt của mình luôn rẻ hơn nhiều lò khác.
Khi được đề cập thẳng vào vấn đề làm thế nào để nhập được nguồn thịt rẻ hơn để phân phối vào Đà Nẵng và có chỗ thân quen giới thiệu, chủ lò cho biết lý do là thịt bò ở đây đều bơm nước nên lợi nhuận cao, giá sẽ thấp hơn giết mổ theo cách thông thường.
Thấy tin tưởng những "người lạ", chủ lò ra hiệu cho các lái bò tiếp tục bơm nước. Ông Đ. giải thích: "Dạo này nhiều lò mổ bị phát hiện quá, thành ra mình cũng phải dè chừng, bị phát hiện là phạt cả chục triệu, không cẩn thận họ cấm giết mổ nữa thì chết".
Lúc này, các lái bò cũng tích cực bơm nước vào những con bò. Cảnh vừa bơm vừa cho hay: "Giờ bò nhập vào cao lắm, không bơm thì cân không được nhiều thịt lái chúng em lỗ ngay". Lái bò còn lại cũng bổ sung thêm: "Bơm thế này tăng được hơn chục ký, bọn em mới lãi được khoảng 2,5 triệu, cả con bò chỉ lãi có thế thôi".
Chủ lò tâm sự "Giờ làm ăn ngày càng khó, mình cũng phải liều thôi. Chú ý cảnh giác chút và quan hệ tốt với mấy ông thú y. Không cho bơm thì mai lái không mang bò đến mổ luôn, mang sang lò khác ngay".
Thú y lỏng lẻo
Hôm nay có khách đến lấy thịt sớm, chủ lò giục các thợ mổ đến sớm 30 phút để mổ bò. Ngày thường, 12h các thợ mổ sẽ bắt đầu tập trung, 1h đêm bắt đầu mổ. Lò mổ có khoảng 8-9 thợ, mỗi người đảm nhận một khâu riêng, trong đó có 4 thợ chính. Những con bò có triệu chứng lờ đờ, chân run sẽ bị mổ trước vì đã "ngấm nước".
Trong lúc những con đầu tiên bị giết mổ, 2 lái bò vẫn tiếp tục bơm nước. Lần này, bò sẽ bị bơm căng hơn, thậm chí gục ngã vẫn đưa nước vào.
Thịt bò được bốc từ xe tải xuống trụ sở DNTN Q.H trên đường Phan Thanh, TP. Đà Nẵng
|
Thịt bò bị để bừa bãi trên sàn nhà.
|
Thịt bò bơm nước sùi bọt, chảy nước sau vài tiếng.
|
45 phút sau, 2 con bò đầu tiên đã được mổ xong... Toàn bộ lượng thịt được chất lên chiếc xe gắn máy chờ sẵn. Thông thường, thịt bò tươi phải được vận chuyển bằng ô tô giữ lạnh, nhưng tại Quảng Nam, do lò mổ nhỏ, lượng thịt phân phối tới nhiều điểm nên xe gắn máy là phương tiện vận chuyển chủ yếu.
Đây cũng là phương tiện dễ dàng nhất để các lái buôn né lực lượng chức năng kiểm tra dọc đường. Không cần cán bộ thú y kiểm tra, không cần cấp phép, chiếc xe máy rời khỏi lò mổ tức thì.
Đối với những lái buôn thịt lớn, chủ lò có xe ô tô vận chuyển đến tận nơi. 4 con bò vừa mổ xong được chuyển lên chiếc xe tải 1,25 tấn đỗ gần đó. Cũng không hề thấy xuất hiện bóng dáng của cán bộ thú y. Thịt bò nhanh chóng được chuyển đi.
Băng băng trên Quốc lộ 1A, đến đoạn giáp ranh giữa địa phận tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, đoạn gần trạm thu phí Hòa Phước, chiếc xe tải rẽ phải vào hướng cầu Tứ Câu chỉ trước trạm kiểm dịch thú y của thành phố Đà Nẵng khoảng 200m. Qua cầu Tứ Câu, chiếc xe men theo đường biển qua địa phận Ngũ Hành Sơn, vào TP. Đà Nẵng.
Điểm dừng của chiếc xe trên đường Phan Thanh, tại trụ sở doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm tươi sống Q.H, một điểm tập kết thịt bò lớn của thành phố. Gần chục người làm đã chờ sẵn, người bê chuyển từng sọt thịt xuống, người thì trải bạt, người thì chặt xương, người cầm dao bắt đầu lọc thịt ngay tức khắc...
Từng miếng thịt sau khi lọc xong được các thợ "ném" vào đây để khách chọn. Tấm bạt có vẻ quá nhỏ so với lượng thịt tới tấp được lọc xong, thịt tràn ra sàn nhà, nằm ngay bên chân khách hàng.
Gần 4h sáng, các khách mua thịt từ khắp các nhà hàng, quán ăn đến tiểu thương ngoài chợ mới bắt đầu đến lấy thịt. Chỉ hơn 1 tiếng đồng hồ, hàng tấn thịt đã được chuyển đi.
Bà chủ cơ sở này tiết lộ: "Xe Quảng Nam vừa mang thịt đến, không có tem kiểm dịch đâu, chỉ có tem của Đà Nẵng thôi, nếu cần thì đưa cho mấy cái. Mà có ai kiểm tra tem bao giờ đâu mà lo". Trong cuốn sổ ghi chép lượng thịt bán ra, tuyệt đối không có một cái tem hay giấy tờ chứng nhận nào.
Theo Thành Lân - VietNamNet
hàng không eva airline
gia ve may bay eva di my
hãng hàng không hàn quốc
vé máy bay đi mỹ bao nhiêu
giá vé máy bay đi canada
Những Chuyến Đi Cuộc Đời
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch
eva air vn
vé máy bay đi boston mỹ
hang hang khong korean
đặt vé máy bay đi mỹ
Vé máy bay đi canada
Nhung Chuyen Di Cuoc Doi
Ngau Hung Du Lich
Tri Thức Du Lịch